Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 41 đến tiết 45

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 41 đến tiết 45

 Tiết 41: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

 ( Trích truyện Lục Vân Tiên)

 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS thấy được sự đối lập giữa hai cái thiện-ác.

- Nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.

- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ.

2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Yêu mến cái thiện và lên án cái ác trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 41 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Ngày soạn:
 Tiết 41: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
	( Trích truyện Lục Vân Tiên)
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU	
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: HS thấy được sự đối lập giữa hai cái thiện-ác.
- Nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ.
2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Yêu mến cái thiện và lên án cái ác trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. PPDH:
ĐDDH:
+ Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
II. 
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, HS đọc lại.
+ Văn bản trên có phương thức biểu đạt chính nào?
+ Văn bản trên có thể chia làm mấy phần?
III.
- HS đọc 8 câu thơ đầu.
+ Liên hệ với phần tóm tắt tác phẩm, hãy cho biết mối quan hệ giữa LVT và Trịnh Hâm? 
+ Tìm những chi tiết thể hiện hành động độc ác của Trịnh Hâm đối với LVT? Thái độ của TH như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- HS đọc phần còn lại của văn bản.
+ Hành động của ông Ngư và gia đìng ông khi VT gặp nạn thể hiện như thế nào?
+ Qua hành động đó thể hiện điều gì?
+ Sau khi Vt tỉnh ông Ngư đã nói gì với VT?
+ Khi V T trình bày hoàn cảnh của mình ông Ngư đã thể hiện, cư sử như thế nào?
+ Cuộc sống của ông Ngư như thế nào?
+ Hình ảnh ông Ngư đại diện cho những con người nào trong cuộc sống đời thường? Qua đó tác giả gởi gắm điều gì?
+ So sánh hành động của hai nhân vật ông Ngư và Trịnh Hâm .
- HS thảo luận câu hỏi trên.
+ Nhận xét ngôn ngữ mà tác giả sử dụng
* Tổng kết
+ Qua đoạn trích, tác giả muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật sử dụng như thế nào?
A. TÌM HIỂU BÀI
I. VỊ TRÍ CỦA ĐOẠN TRÍCH.
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của tác phẩm.
II. KẾT CẤU.
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.
2. Bố cục: 2 phần
- P1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
- P2: Còn lại: Việc làm nhân đức và cuộc sống trong sạch của ông Ngư.
III. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Trịnh Hâm.
Đêm khuya
Khi ấy ra tay
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
→ Hành động có toan tính, độc ác, bất nhân.
...giả tiếng kêu trời
...lấy lời phôi pha
→ Giả nhân, giả nghĩa.
2. Hình ảnh ông Ngư.
...vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
→ Sự ân cần, chăm sóc chu đáo.
Người ở cùng ta...cho vui
Lòng lão...trả ơn
→ Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, trong sạch ngoài vòng danh lợi.
* Ghi nhớ: Sgk/121
B. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác qua đoạn trích? Qua đoạn trích tác giả muốn gởi gắm khát vọng gì?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 9	 Ngày soạn:
 Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG - PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được tên một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của địa phương.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của địa phương.
3. Thái độ: Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thống kê, sưu tầm tài liệu về tác giả, tác phâmả văn học địa phương.
2. Học sinh: Sưu tầm các tác phẩm VH địa phương.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.PPDH:
ĐDDH:
- HS trình bày tên các tác giả ở địa phương mà HS sưu tầm.
- GV giới thiệu số liệu hội viên hội văn học của tỉnh.
II.
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu viết về địa phương mà em biết.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. THỐNG KÊ SỐ LIỆU HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA TỈNH.
- Huyện Tuy Phong: 14 người.
- Hàm Thuận Bắc: 3
- Bắc Bình: 7
- Phan Thiết: 42
- Hàm Thuận Nam: 4
- Hàm Tân: 9
- Tánh Linh: 2
- Đức Linh: 4
II. MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU.
- Một số bài thơ hay của Nguyễn Thông.
1. Khuyên chấn hưng việc thuỷ lợi.
2. Cây cau
3. Bãi cát bình nhân.
4. Đi dạo ở Bạch Hồ.
- Một số tác phẩm khác:
1. Truyền thuyết một dòng sông 
 ( Nam Hưng ST)
2. Chăm và Bà Ni
3. Chim te te.
4. Đàn đá bác ái.
III. Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em đối với những tác phẩm viết về quê hương.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
- Tiếp tục sưu tầm các tác phẩm viết về quê hương.
Tuần 9	 Ngày soạn:
 Tiết 43: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS nắm vững hơn những kiến thức đã học: Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng: Vận dụng vào làm bài tập, sử dụng trong giao tiếp, tiếp nhận, phân tích văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
PPDH: Phân tích ngôn ngữ
ĐDDH:
+ Thế nào là từ đơn, từ phức? Từ phức có những loại nào?
- GV hướng dẫn HS làm BT.
+ Hãy xác định từ ghép, từ láy trong những từ sau?
+ Từ láy nào sau đây có sự giảm nghĩa và từ nào có sự tăng nghĩa so với yếu tố gốc?
II.
+ Thế nào là thành ngữ?
+ Cho biết trong những tổ hợp sau, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
+ Giải nghĩa?
- HS lên banảg trình bày.
- GV cho HS tìm hai thành ngữ chỉ động vật, hai thành ngữ chỉ thực vật.
III.
- Thế nào là nghĩa của từ?
IV.
- GV cho HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
1. Khái niệm: 
- Từ đơn: Là từ có một tiếng có nghĩa.
- Từ phức: Là từ có hai tiếng trở lên có nghĩa.
- Từ phức có 2 loại: Từ ghép & từ láy.
2. Xác định từ ghép và từ láy.
+ Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buột, tươi tốt, bọt bèo, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
+ Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, Xa xôi, lấp lánh.
3.Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, Sát sàn sạt, nhấp nhô.
II. THÀNH NGỮ.
1. Khái niệm: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Thành ngữ: b,d,c.
Tục ngữ: a,e.
* Giải nghĩa: 
a. Hoàn cảnh, môi trường ã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính các, đạo đức con người.
b. Làm việc không đến nơi, đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c. Muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo, với mèo phải đậy.
d. Tham lam, được cái này lại muốn có cái khác hơn.
e. Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
3. Như chó và mèo, đầu voi đuôi chuột.
- Bèo dạt mây trôi, cây cao bóng cả.
III. Nghĩa của từ
1. Khái niệm: Là khái niệm mà từ biểu thị.
2. Chọn cách biểu thị đúng: a
3. Cách b đúng vì cách a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể ( cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1. Khái niệm:
2. Từ thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa, vì nghĩa chuyển của từ hoa là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
 Tuần 9	 Ngày soạn:
 Tiết 44: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức về từ vựng: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
2. Kĩ năng: Vận dụng trong giao tiếp, tiếp nhận, phân tích văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
V.PPDH:
ĐDDH:
+ Thế ào là từ đồng âm? 
- HS phân biệt với từ nhiều nghĩa?
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Xác định trường hợp nào là hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào là hiện tượng từ đồng âm. Vì sao?
VI.
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.
+ Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế từ tuổi? Việc thay thế trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
VII.
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
VIII.
GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ và yêu cầu HS lên bảng điền.
IV. 
+ Thế nào là trường từ vựng?
- Hướng dẫn HS làm bài tập - gọi HS lên bảng trình bày.
A. TÌM HIỂU BÀI
I.TỪ ĐỒNG ÂM
V. Khái niệm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa: Vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
b. Hiện tượng từ đồng âm: Vì 2 từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng không có một mối liên hệ nào với nhau. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA.
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Chọn cách hiểu đúng: d
3. Xuân là một mùa trong năm, khoảng thời gian ứng với một tuổi. Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. TỪ TRÁI NGHĨA
1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Tìm cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa -gần, rộng - hẹp.
3. cặp từ trái nghĩa lưỡng phân ( hai khái niệm đối lập nhau, khẳng định cái này nghĩa là phụ định cái kia.)
 Sống-chết, chẳng-lẻ, chiến tranh-hoà bình.
- Cặp từ trái nghĩa thang độ: yêu-nghét, cao- thấp, già-trẻ, nông-sâu, giàu-nghèo.
VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ.
1.Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
2. Điền từ ngữ thích hợp.
 từ
 xét về đặc điểm cấu tạo	
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 G G L.	L đẳng lập chính phụ hoàn toàn bộ phận
 L.âm Lvần
IX. TRƯỜNG TỪ VỰNG
1.Khái niệm: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Tác giả dùng 2 từ àng trường từ vựng là tắm và bể .
Việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 9	 Ngày soạn:
 Tiết 45: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS đánh giá bài viết của mình.
2. Kĩ năng: Biết cách viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, sửa chữa các lỗi sai.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
I. NHẬN XÉT CHUNG.
1. Ưu điểm.
2. Nhược điểm.
II. NHẬN XÉT CỤ THỂ.
III. SỬA LỖI, TUYÊN DƯƠNG CÁC BÀI VIẾT TỐT.
1. Sửa lỗi.
2. Tuyên dương:
IV. PHÁT BÀI
* THỐNG KÊ ĐIỂM
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan9.doc