Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134

Tiết 73- 74: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

(PHẦN VĂN - TẬP LÀM VĂN)

I. Mục tiêu bài dạy:

- Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương.

- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giưói thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

II. Chuẩn bị:

- Dự kiến về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện.

+ Kết hợp với thi, ngoại khoá văn học

+ Sưu tầm, thống kê, phân loại.

+ Trình bày miệng trên lớp.

+ Tổ chức trò chơi tập thể.

 

doc 151 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02 - 01 - 2009
Ngày giảng:05 - 06/01/2009
Tiết 73- 74: Chương trình ngữ văn địa phương
(phần Văn - Tập làm văn)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương.
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giưói thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị:
- Dự kiến về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện.
+ Kết hợp với thi, ngoại khoá văn học
+ Sưu tầm, thống kê, phân loại.
+ Trình bày miệng trên lớp.
+ Tổ chức trò chơi tập thể.
III. Tiến trình dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
 * Hoạt động 1: Khởi động
 Mỗi địa phương có những phong tục tập quán khác nhau, các từ ngữ mang màu sắc địa phương. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số lỗi sai của từng địa phương nhất định và sửa chữa.
* Hoạt động 2: Tiến trình hoạt động
- GV nêu câu hỏi- HS trả lời, ghi vắn tắt lên bảng.
?. Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình ngữ văn 6 tập I ?
?. Em hiểu như thế nào về những thể loại này?
?. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
- HS tìm ra điểm giống và khác nhau.
?. Thế nào là truyện ngụ ngôn, truyện cười?
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
?. Hãy tìm hiểu qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị xem quê hương mình có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không?
(Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung ccủa một vài truyên)
- HS trình bày những sưu tầm của mình.
?. Những truyện dân gian ở quê hương em có điểm gì giống và khác với các truyện dân gian đã học trong SGK?
?. Ngoài những truyện dân gian đã học ở quê hương em còn có những sinh hoạt văn hoá dân gian nào?
(Trọi gà, trọi trâu, đấu vật, nếm còn, hát quan họ)
?. Hãy kể lại một truyện dân gian hoặc một trò chơi ở địa phương?
- HS thi kể - GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học bài:
	1. Củng cố:
	 GV hệ thống lại kiến thức.
	2. HDH:
	Ôn tập các loại truyện dân gian đã học.
*******************************
********************
Ngày soạn: 04 - 01 - 2009
Ngày giảng: 07 - 01 - 2009
Tiết 75: Chương trình địa phương
(Phần tiếng Việt- rèn luyện chính tả)
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS sửa những lỗi mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng, âm chuẩn khi nói.
- Rèn kĩ năng nói, viết.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị bài: Những lỗi thường mắc của HS.
- HS chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
 Giờ trước các em đã tìm hiểu một số thể loại truyện dân gian ở địa phương. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi luyện tập để đọc đung, viết đúng các lỗi thường mắc.
* Hoạt động 2: Tiến trình hoạt động
Học sinh đọc bài tập 1.
Nêu yêu cầu
Một học sinh lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
- HS đọc bài tập 2:
- Nêu yêu cầu.
Học sinh chọn từ điền vào chỗ trống
Một học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- GV có thể thu một vài bài để chấm.
- HS đọc bài tập 3:
- Nêu yêu cầu.
Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống.
Một HS lên bảng làm.
Cả lớp làm vào vở.
 HS đọc bài tập 4:
Điền từ vào chỗ trống cho chính xác
- Học sinh sửa chữa lỗi chính tả vào vở
- GV đọc chậm rãi
- Học sinh viết – chấm chéo
- GV thu 5 bài chấm
Bài tập
1. Điền từ Tr, ch, s,x,d,r gi vào những chỗ trống (điền như sau)
Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ
Sấp ngửa, chuyển chỗ, sơ sài..
Rũ rượi, rắc rối, giảm giá
Lạc hậu, nói nhiều, gian nan
2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống
a. Vây, giây, dây (điền như sau)
- Vây cá, sợi dây, giây phút
b. Viết, gíêt, diết
- Giết giặc, da diết, viết văn
c. Vẻ, giẻ, dẻ
Hạt dẻ, văn vẻ, giẻ lau
3. Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống (Như sau) 
Xs.ss.xé cả
4. Điền từ thích hợp có vần uốc, uốt vào chỗ trống
Thứ tự điền:
Buộc buộtruộctuộcduộtchuột
5. Chữa lỗi chính tả
Câu rặn rằng.cây
.chắn ngang đường thẳngchặt
cắn răng
6. Viết chính tả
- Yêu cầu
Viết đúng phụ âm s,x,n.l
Các dấu hỏi, ngã, nặng
Hoạt động 3: củng cố và hướng dẫn học bài
	4. Củng cố
	- Giáo viên hệ thống kiến thức đã học
	5. Hướng dẫn học
 	- Kể lại các câu chuyện đã học
*************************************
*************************
Soạn: 13.1.2007
Giảng: 15.1.2007
Tiết 76:
Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên. Năm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn. Tích hợp với phân môn TV và TLV
- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật
- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh Dế Mèn
III. Tiến trình dạy và học
ổn định tổ chức lớp (1')
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh (2')
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
 Một trong những đề tài khó khăn và thú vị đó là đề tài trẻ em trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời của mình để viết cho được đề tài trẻ em. Câu chuyện đồng thoại, đầu tay của Tô Hoài đã được hành triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông dế mèn. Nhưng dế mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học cuộc đời đầu tiên anh ta trải qua ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì II này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản
 GV: Hướng dẫn đọc
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang
- Đoạn trên chị Cốc: Đọc giọng Mèn trịnh thượng, khó chịu.
- Giọng choắt: Yếu ớt, rên rỉ
- Đoạn cuối: Mèn hối hận, đọc giọng chậm buồn, sâu lắng.
- GV: Đọc mẫu
- Hs đọc từ đầu -> ko thể làm lại được 
- Học sinh kể từ "câu chuyện ân hận "đến hết.
H. Em hiểu biết gì về tác giả Tô Hoài?
H. Văn bản trích từ tác phẩm nào?
- GV: Mở rộng:
 (TGiả viết tác phẩm vào khoảng tuổi 17, 18. Thời kì đó phong trào mặt trận dân tọc dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ chính trị CM. Các nhân vật: Mèn, Trũi đều được tác giả phú cho những đường nét tư tưởng xã hội đó. Lí tưởng của Mèn là được đi khắp nơi hô hào mọi loài cùng xây dựng thế giới đại đồng- thế giới công bằng không có áp bức chiến tranh)
 Năm 1959 tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Nga.
- GV: Cho học sinh tìm hiểu một số chú thích SGK
?. Tìm một số từ đồng nghĩa với “tự đắc” (tự kiêu, kiêu ngạo, kiêu căng)
?. Chuyện có thể chia thành mấy phần? ý của từng phần? 
(2 phần: P1 : Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn) P2 : Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên đối với Mèn)
?. Trong truyện tác giả kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (ngôi 1 – Làm tăng td của biện pháp nhân hoá Dế Mèn đúng là 1 con người đang tự tả, tự kể về mình, làm cho chuyện trở lên thân mật gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc)
- Học sinh đọc đoạn đầu 
?. ở đoạn đầu tác giả miêu tả ngoại hình của dế mèn như thế nào? 
?. Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
?. Có thể thay các tính từ này bằng những từ đồng nghĩa có được không?
VD: Cường tráng= khoẻ mạnh; mẫm bóng = mập mạp; cứng = rắn
( Không được. Vì nếu thay thì hiệu quả nghệ thuật sẽ giảm đi.)
?. Nhận xét gì về hình dáng bề ngoài của Dế Mèn? 
?. Bên cạnh việc miêu tả về hình dáng, Mèn còn tự miêu tả mình ntn? Tìm những từ miêu tả tính cách, hoạt động của dế mèn?
?.Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
?. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Dế Mèn trong đoạn này?
?. Theo em Mèn đẹp ở chỗ nào? Chưa đẹp ở chỗ nào? 
- Học sinh thảo luận nhóm bàn: 1 phút
(+ Đẹp ở hình dáng, tính cách: yêu đời, tự tin.
+ Nét chưa đẹp: Kiêu căng, hợm hĩnh không coi ai ra gì, thích ra oai)
- GV kết luận: Đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật, bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, cách so sánh chắt lọc dùng từ chính xácTô Hoài đã để cho Mèn tự phác hoạ chân dung của mình ko phải là một con dế mà là một chàng dế
- Tất cả phù hợp với thực tế của loài dế vậy bài học đường đời là gì? chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết sau.
1'
40'
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Chú thích * 
- Tô hoài (bút danh là Nguyễn Sen) sinh năm 19 , quê ở 
- Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"
b. Các chú thích khác:
 (SGK)
II. Bố cục văn bản:
- Phần 1: Từ đầu đến thiên hạ
 Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn
- Phần 2: Còn lại
 Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đầu tiên
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn:
a. Ngoại hình:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt.
+ Đôi cánh trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ dài chấm đuôi
+ Đầu to nổi từng tảng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu dài, uốn cong
+ Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ 
 Tác giả dùng một hệ thống tính từ đặc sắc
- Dến mèn là chàng dế cường tráng, đẹp trai tự tin yêu đời, yêu cuộc sống
b. Hành động:
+ Tôi co cẳng đạp phành phạch vào các ngọn cỏgẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Nhai ngoàm ngoạp như hai chiếc liềm máy..
+ Đi đứng oai vệdún dẩy các khoeo chân , rung râu 
+ Cà khịa với mọi ngườiquát mấy chị cào cào , đá ghẹo anh gọng vó
 Dùng hàng loạt các động từ, biện pháp so sánh từ ngữ đắt giá.
- Dế mèn kiêu căng hợm hĩnh, không biết tự biết mình, biết người.
	Hoạt động 3: Củng cố và HDHB (6')
4. Củng cố
Học sinh kể lại chuyện
Mèn được miêu tả ở những điểm nào? đẹp ở chỗ nào, và chưa đẹp ở chỗ nào?
5. Hướng dẫn học
 - Kể lại truyện
Soạn tiếp các câu hỏi 3.4.5
***************************************
************************
Ngày soạn: 05.01.2009
Ngày giảng: 12.01.2009
Tiết 77: Bài học đường đời đầu tiên (tiếp)
I/ Mục tiêu cần đạt
Học sinh tiếp tục kể lại truyện, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên, nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả
Rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu đồng loại
II/ Tiến trình dạy và học
ổn định tổ chức lớp (1')
Kiểm tra bài cũ (2')
 ?: Em có nhận xét gì về bức chân dung của Dế Mèn 
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: khởi động
Mèn thật đẹp trai, khoẻ mạnh, tự tin, yêu đời, song tính cách của mèn ko được mấy ai ưa? Với tính cách ấy Mèn đã gây ra hậu quả gì? Bài học đường đời đầu tiên của Mèn được rút ra từ đâu? chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND văn bản
- Học sinh kể lại truyện: Đoạn từ Câu chuyện ân hận đầu tiên. 
?. Đoạn văn miêu tả dế Choắt ntn? Nhận xét cách miêu tả? ) 
?. Diễn biến tâm lí của Mèn trong truyện có thay đổi ko? cụ thể như thế nào?
?. Mèn đã xưng hô với Choắt ntn? Nhận xét về cách xưng hô đó?
?. Khi nghe choắt nhờ đào ngách thông sang tổ của Mèn thì thái độ của Mèn ra sao?
?. Em có nhận xét gì về cách kể ở đoạn này? 
?. Qua thái độ v ...  và thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản
2. Thảo luận chú thích
- H/s chú ý các chú thích 1,4,6,8 11,13,15 trong SGK
II. Bố cục
Chia ba phần
Phần đầu: Từ đầu đến Bãi mía nằm rải rác”
Phần hai: Tiếp đến sự đất bụt
Phần 3: Còn lại
III. Nội dung văn bản
1. Vị trí địa lý và hai con đương thủy bộ vào động Phong Nha.
- Là đệ nhất kì quan. Động Phong nha nằm trong quần thể khối núi đá vôi Kẻ Bàng. 
- Đi vào bằng hai con đường thủy và bộ.
2. Cảnh tượng động Phong Nha.
- Đẹp lộng lẫy, kì ảo với những khối thạch nhũ nhiều màu sắc, hình khối
- Vẻ đẹp của động gợi cảm, gợi hình.
- Là hang động dài nhất, đẹp nhất thế giới
- Nghệ thuật: Miêu tả có giá trị
3. Giá trị của động Phong Nha
- Sức thu hút cử động đối với khách tham quan và được đầu tư khai thác trở thành một điểm hấp dẫn nghiên cứu khoa học.
III. Ghi nhớ (SGK Tr 148)
IV: Luyện tập
Hoạt động V: Củng cố và HDHB 1’
1. Củng cố:
- GV khái quát nội dung bài học
2. HDHB:
- Học bài cũ theo vở ghi
- Xem trước bài “Ôn tập về dấu câu”
--&--&--&--&--&--
Ngày soạn: 02.05.2009
Ngày dạy: 05.05.2009
Tiết 132
ôn tập về dấu câu
(dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. Mục tiêu bài học:
 * Học sinh:
- Hiểu được công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về các dấu kết thúc câu trong bài viết của mình.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ và nội dung các bài tập
 2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo t/c của GV
III. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
Các dấu câu được phân làm hai loại: Dờu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm , dấu chấm hỏi, dâus chấm than là các dấu đặt cuối câu. Vậy để đặt chúng đúng chỗ trong văn bản nói hoặc viết. Ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: HD ôn tập
Giáo viên: Treo bảng phụ có ND bài tập 1.
Yc: Đọc bài tập trên bảng Hãy đặt các dấu chấm, dấu chấm, dấu chấm than vào dấu ngoặc đơn?
HS: Lên bảng điền
- HS khác nhận xét
GV: Nhận xét – chốt lại
Giáo viên: Treo bảng phụ có ND bài tập 2.
HS: Đọc bài tập 
? Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than có gì đặc biệt trong những câu trên?
HS: Trả lời – hs khác nhận xét
GV: Nhận xét – Chốt lại
? Dùng các dấu câu trên có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ
HS: Đọc bài tập 1 SGK 
? So sánh cách dùng dấu câu trong những cặp câu trên?
HS: Trả lời – Hs nhận xét 
GV: Nhận xét – Chốt
HS: Đọc bài tập 2 SGK 
? Cách dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong câu trên vì sao không đúng? Hãy sửa lại? 
HS: Trả lời – Hs nhận xét 
GV: Nhận xét – Chốt
Hoạt động 3: HD luyện tập
HS: Đọc bài tập – xác định yêu cầu bài tập – HS làm bài độc lập
HS: Trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét – Chốt
HS: Đọc bài tập – xác định yêu cầu bài tập – HS làm bài độc lập
HS: Trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét – Chốt
1’
20’
20’
I. Công dụng
1. Bài tập
2. Tìm hiểu
* Bài tập 1:
a. Ôi thôi cú mày ơi (!)
b. Con có nhận ra con không(?)
c. Cá ơi, giúp tôi với (!) thương tôi với (!).
d. Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) cả làng thơm (.)
* Bài tập 2:
a. Câu 2 và câu 4 là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm.
b. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than thể hiện thái độ nghi ngờ, châm biếm.
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Chữa một số lỗi thường gặp
1. Bài tập
2. Tìm hiểu
* Bài tập 1
a. Việc dùng dấu chấm phân cách lời nói thành các câu khác nhau để người đọc hiểu đúng nghĩa của câu.
- Việc dùng dấu phẩy làm cho câu có hai vế không liên quan chặt chẽ với nhau.
b. Việc dùng dấu chấm là không hợp lý. Do vậy dùng dấu chấm phẩy hoặc phẩy là hợp lý.
* Bài tập 2: 
a. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1,2 sai vì không phải là câu hỏi
b. Câu 3 chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên! Là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1(HS tự điền)
2. Bài tập 2: 
Câu 1: Đúng
Câu 2: Chưa? Sai (Chưa.)
Thế còn bạn đã đến chưa? Đúng
Câu 3: Sai phải dùng dấu chấm
3. Bài tập 3 :
Câu a: Dùng dấu chấm than
Câu b: Dùng dấu chấm
Câu c: Dùng dấu chấm
4. Bài tập 4: 
Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu! 
Rồi Dế Choắt lủi vào.
- Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu mỏ xuống.
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà 3’
1. Củng cố: 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
2. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập còn lại. 
- Tìm hiểu bài: “Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)”
--&--&--&--&--&--
Ngày soạn: 03.05.2009
Ngày dạy: 06.05.2009
Tiết 133
ôn tập về dấu câu
(dấu phẩy)
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được công dụng của dấu phẩy
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ và nội dung các bài tập
2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo t/c của GV
III. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 Dấu phẩy có vai trò quan trọng trong khi viết câu. Nhờ dấu phẩy mà câu trong sáng hơn. Như vậy có thể kết luận rằng vai trò của dấu phẩy là rất quan trọng trong cách hiểu câu.
Hoạt động 2: HD ôn tập
Giáo viên: Treo bảng phụ có ND bài tập 
Yc: Đọc bài tập trên bảng.Hãy đặt các dấu phẩy vào chỗ thích hợp?
HS: Lên bảng điền
- HS khác nhận xét
GV: Nhận xét – chốt lại
? Vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên?
- HS: Trả lời – nhận xét 
GV: Chốt
? Dùng dấu phẩy có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ
HS: Đọc bài tập 1 SGK 
? Em hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó?
HS: Trả lời – Hs nhận xét 
GV: Nhận xét – Chốt
Hoạt động 3: HD luyện tập
HS: Đọc bài tập – xác định yêu cầu bài tập – HS làm bài độc lập
HS: Trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét – Chốt
HS: Đọc bài tập – xác định yêu cầu bài tập – HS làm bài độc lập
HS: Trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét – Chốt
1’
20’
20’
I. Công dụng
1. Bài tập
2. Tìm hiểu
Câu a: Ngựa sắt, roi sắt, vùng dậy, vươn vai một cái, 
Câu b: Suốt một đời người, .xuôi tay,có nhau, chung thủy.
Câu c: tứ tung, xuống.
" Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Chữa một số lỗi thường gặp
1. Bài tập
2. Tìm hiểu
a. Chào mào, sáo sậu,.bay về, xuống.gọi nhau, trò chuyện, .
b. .Cổ thụ, mùa đông, 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1(HS tự điền)
2. Bài tập 2: 
Chọn chủ ngữ thích hợp để điền
a. Xe máy, xe đạp
b. Hoa lay ơn, hoa cúc,
c. Vườn nhãn, vườn mít
Bài tập 3 :
Câu a: Thu mình trên cành cây, rụt cổ lại.
Câu b: Đến thăm ngôi trường cũ,thăm thầy cô giáo cũ của tôi
Câu c: Thẳng, xòe cánh quạt
Câu d: Xanh biếc, hiền hòa.
Bài tập 4: 
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà 3’
4. Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập còn lại. 
- Tìm hiểu bài: “Tổng kết phần văn và tập làm văn”
--&--&--&--&--&--
Ngày soạn: 03.04.2009
Ngày dạy: 07.05.2009
Tiết 134
Trả bài tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu bài học:
- Qua tiết trả bài, giúp học sinh nhận ra được ưu điểm cần phát huy, những khuyết điểm còn tồn tại để sửa chữa và khắc phục
- Đánh giá nhận thức của học sinh về thể loại một cách chính xác.
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, dùng từ đúng, diễn đạt trôi chảy, câu đúng ngữ pháp
- Giáo dục ý thức cẩn thận khi trình bày bài.
- Kiểm tra đánh giá được nhận thức, hiểu biết của học sinh về các kiến thức Tiếng Việt đã được học từ đầu kỳ 2
- Rèn kỹ năng trình bày diễn đạt
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung kiểm tra và các lỗi h/s mắc nhiều
2. Học sinh: Học bài và tự sửa lỗi
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong lúc trả bài
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dun g
Hoạt động 1: Khởi động
Gv dẫn vào nội dung giờ học
Hoạt động 2: Trả bài tập làm văn
Gv: chép đề lên bảng, học sinh đọc lại đề
Hỏi: Trước khi viết thành văn chúng ta phải làm gì?
? Cho biết tìm hiểu đề, tức là tìm hiểu những yêu cầu nào của đề?
Hỏi: Đề thuộc thể loại gì?
Hỏi: Nội dung yêu cầu như thế nào? Phạm vi kiến thức?
? Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần? 
Ba phần
? Với đề bài này em sẽ viết gì trong phần mở bài?
? Em cần viết những gì trong phần thân bài?
? Em viết kết bài như thế nào?
Hoạt động 3: Trả bài tiếng Việt
Giáo viên nhận xét chung ưu, khuyết điểm của cả lớp qua quá trình chấm bài
Chữa bài kiểm tra tiênga Việt
Gv: Nêu đáp án học sinh tự chữa vào bài của mình). 
* Phần tự luận: GV nhận xét bài viết của học sinh về các mặt: Nội dung, độ dài, kỹ năng vận dụng tưởng tượng, so sánh nhân hoá. Cách trình bày đoạn văn.
Giáo viên đọc và ghi các lỗi học sinh mắc phải lên bảng, yêu cầu học sinh sửa lại.
Yc: Nhận xét các lỗi trên là do nguyên nhân nào?
? Vậy khắc phục bằng cách nào? (phát âm đúng, chuẩn)
? Sửa lỗi các từ sau?
? Các từ đó mắc lỗi gì? Khắc phục bằng cách nào?
? Đọc câu văn yêu cầu chỉ ra từ dùng không đúng, sửa lại như thế nào? Chỉ ra nguyên nhân mắc lối trên? cách khắc phục?
? Em có nhận xét gì về các câu trên? (lặp từ)
? Em hãy sửa lại để các câu trên không còn mắc lỗi lặp từ nữa? (giáo viên lấy ví dụ lặp nghệ thuật để chứng minh rõ tác dụng lặp -> tạo tính nghệ thuật: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước...)
? Đọc các câu sau đây em có nhận xét gì về cách diễn đạt của bạn?
? Vậy em sửa lại như thế nào (Học sinh tự sửa)
? Nguyên nhân mắc lỗi trên là gì?
Yc: Em hãy sửa lại cho đúng? Học sinh tự sửa, giáo viên nhận xét, bổ sung
1’
20’
20’
I. Trả bài tập làm văn
Đề bài: (H/s đọc đề)
Em hãy tả lại hình ảnh Bác Hồ treo trú tưởng tượng của em.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Miêu tả sáng tạo
- Nội dung: Miêu tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng thông qua các tác phẩm văn học đã học có hình ảnh ông tiên.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu về Bac Hồ và hoàn cảnh gặp Bác (nếu có)
b. Thân bài:
- Tả các đặc điểm chân dung, tính cách.
+ Chiều cao, mái tóc, chòm râu
+ Quần áo, 
+ Lời nói, tính cách
..
c. Kết bài
Nêu suy nghĩ và tình cảm của mình với ông tiên.
3. Nhận xét chung
a. ưu điểm: Nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài văn miêu tả. Bố cục đầy đủ ba phần, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh có cảm xúc. Phần trắc nghiệm và tự luận bài kiểm tra văn làm khá tốt.
b. Khuyết điểm: Nội dung còn sơ sài, trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều, diễn đạt vụng, ý nghèo
4. Sửa lỗi
a. Lỗi chính tả
=> Do không hiểu nghĩa của từ
b. Lỗi diễn đạt
=> Diễn đạt ý lủng củng do lặp từ
=> Đã dùng hình ảnh so sánh diễn đạt chưa chính xác.
II. Trả bài tiếng việt
=> Câu dùng từ diễn đạt chưa chính xác, ý diễn đạt vụng, chưa thoát ý
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà 3’
1. Củng cố: 
Nhắc lại với học sinh cách trình bày bài viết, quy tắc viết hoa, dấu câu.
 2. Hướng dẫn về nhà: 
- Về sửa lại hoàn chỉnh bài viết vào vở ghi
- Soạn bài: Ôn tập phần văn và tập làm văn.
--&--&--&--&--&--

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6(1).doc