A- Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức Học sinh làm việc theo nhóm, chuẩn bị bài thơ tám chữ với chủ đề tự chọn. Trình bày bài thơ nêu nội dung, cảm xúc, cách gieo vần, ngắt nhịp, ý nghĩa nội dung .
- Kỹ năng : Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn, bước đầu diễn đạt được suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Thái độ : Yêu thích văn học và làm thơ.
B- Chuẩn bị :
- Thơ Tố Hữu
- Các nhóm chuẩn bị bài thơ tự sáng tác
C- Lên lớp :
1- Kiểm tra :
2- Bài mới :
Giảng : Tiết 88 + 89 tập làm thơ tám chữ A- Mục tiêu cần đạt - Kiến thức Học sinh làm việc theo nhóm, chuẩn bị bài thơ tám chữ với chủ đề tự chọn. Trình bày bài thơ nêu nội dung, cảm xúc, cách gieo vần, ngắt nhịp, ý nghĩa nội dung ... - Kỹ năng : Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn, bước đầu diễn đạt được suy nghĩ, cảm xúc của mình. - Thái độ : Yêu thích văn học và làm thơ. B- Chuẩn bị : - Thơ Tố Hữu - Các nhóm chuẩn bị bài thơ tự sáng tác C- Lên lớp : 1- Kiểm tra : 2- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 : - Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau : ......... Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua - Thêm một câu để đúng vần và cảm xúc từ ba câu trước ? ...... Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã Sách bút ơi cùng em bước tới trường. * hoạt động 2 : - Đọc thơ và bình thơ của các nhóm ? 4 nhóm, mỗi nhóm đọc một bài thơ ? cá nhân và các nhóm nhận xét bài thơ của các nhóm khác với những yêu cầu sau : + Bài thơ các câu có tám chữ. + Cách gieo vần ? cách ngắt nhịp. + Kết cấu bài thơ có hợp lý không ? + Nội dung cảm xúc có chân thành không ? + Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì ? * hoạt động 3 : - Muốn làm bài thơ tám chữ ta cần đáp ứng những yêu cầu gì ? + Mỗi dòng thơ có tám chữ + Cách ngắt nhịp đa dạng. + Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là vần chân, được giao liên tiếp hoặc gián cách. + Nếu bài thơ dài có thể chia thành khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) I- Thực hành làm thơ tám chữ : 1- Bài 1 (151) - Thanh bằng “vườn” - Vần “a” “qua” 2- Bài 2 (151) - Vần “ương” - Cảm xúc phấn khởi. 3- Bài 3 (151) - Đánh giá cho điểm * Ghi nhớ SGK 150 3- Củng cố : Qua ghi nhớ 4- Dặn dò : Tìm những bài thơ tám chữ, tập phân tích theo các yêu cầu của thể thơ tám chữ, nêu cảm nhận của mình về bài thơ đó Giảng : 1- Kiểm tra : 2- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 : - Đọc bài thơ “Đi đi em” – Tố Hữu. Cho học sinh nhận diện thể thơ ? + Chữ trong dòng thơ. + Cách gieo vần : vần chân, liền “ ơi – phôi ; te – nề ; ơi – rời ; ngày – ngây ; sầu – nhau ; thêm – lên ; ta – già “ + Ngắt nhịp đa dạng : 3/5, 3/3/2, 3/2/3 ... + Kết cấu bài thơ : Cảm xúc của nhà thơ về cuộc chia tay giữa mình và một em bé đi ở -> Lời động viên chân thành của nhà thơ. - Tình cảm của nhà thơ được biển hiện như thế nào ? Các biện pháp nghệ thuật em nhận thấy ? + Sử dụng một loạt câu cảm (nỗi nghẹn ngào) + Câu hỏi tu từ (sự đau đớn, xót xa, day dứt) + Câu cầu khiến (lời động viên, thúc giục) + Hình ảnh ẩn dụ so sánh (Lòng căm hận biến thành sức mạnh để vươn lên). * hoạt động 2 : - Đọc bài thơ “Người con gái Việt Nam” ? + Nội dung bài thơ + Cách biểu hiện - Học sinh tự trình bày cảm nhận của mình. GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. * Hoạt động 3 : - Đọc thơ và bình thơ của các cá nhân xung phong trình bày ? + Bài thơ các câu có tám chữ. + Cách gieo vần ? cách ngắt nhịp. + Kết cấu bài thơ có hợp lý không ? + Nội dung cảm xúc có chân thành không ? + Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì ? I- Tham khảo một số bài thơ tám chữ, tập bình thơ nêu cảm nhận của mình 1- Bài thơ “Đi đi em” – Tố Hữu - Vần chân gieo liên tiếp 2- Bài thơ “Người con gái Việt Nam” Ca ngợi người con gái anh hùng - Vần chân gieo liên tiếp “tuổi – suối ; đông – giông ; ngắt – chặt ; xanh – cành ...” II- Thực hành làm thơ tám chữ : 3- Củng cố : - Muốn làm bài thơ tám chữ ta cần đáp ứng những yêu cầu gì ? + Mỗi dòng thơ có tám chữ + Cách ngắt nhịp đa dạng. + Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là vần chân, được gieo liên tiếp hoặc gián cách. + Nếu bài thơ dài có thể chia thành khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) + Mỗi dòng thơ có tám chữ 4- Dặn dò : Tìm những bài thơ tám chữ, tập phân tích theo các yêu cầu của thể thơ tám chữ, nêu cảm nhận của mình về bài thơ đó.
Tài liệu đính kèm: