Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 117

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 117

Tiết 91 + 92

Bàn về đọc sách

(Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Bàn thêm về cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.

B. Chuẩn bị

Gv soạn giáo án, đọc TLTK

Hs đọc và trả lời câu hỏi trong đọc hiểu văn bản

C. Lên lớp

1. Khởi động

Gv: Một nhà thông thái đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể những cuốn sách họ đã đọc”. Vì sao đọc sách lại quan trọng như vậy?

2. Bài mới

 

doc 66 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 117", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 91 + 92
Bàn về đọc sách
(Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Bàn thêm về cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
B. Chuẩn bị
Gv soạn giáo án, đọc TLTK
Hs đọc và trả lời câu hỏi trong đọc hiểu văn bản
C. Lên lớp
1. Khởi động
Gv: Một nhà thông thái đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể những cuốn sách họ đã đọc”. Vì sao đọc sách lại quan trọng như vậy?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Giới thiệu những nét chính về tác giả.
 Gv mở rộng 
? Em biết gì về văn bản này.
Lưu ý: Đây là văn bản dịch từ tiếng Trung Quốc. Cần chú ý nhiều hơn tới nội dung và cách trình bày của tác giả.
? Đọc nhan đề của bài viét em thấy bài văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao?
? Đọc văn bản như thế nào cho phù hợp.
Gv hướng dẫn tìm hiểu chú thích.
? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì.
 - Đây là kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
? Để làm nổi bật vấn đề đó, bài viết đã trình bày những luận điểm chính nào? Giới hạn và nội dung.
? Nhận xét gì về bố cục của văn bản so với những văn bản đã học ở lớp dưới.
“Học vấn” là gì?
? Trên con đường học vấn của mỗi người, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào.
? Em hiểu gì về nhận định khái quát mà tác giả đưa ra ở đoạn đầu.
? Để thuyết phục điều này tác giả dùng biện pháp nghị luận gì để trình bày.
? Tác giả đã giải thích bằng những lí lẽ nào.
? Em hiểu ý này như thế nào.
? Những cuốn sách em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không.
? Tại sao tác giả khẳng định “đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhânloại trong quá khứ”.
? Qua đây emhiểu thêm gì về sách và lợi ích của việc đọc sách.
? Hãy cho biết nội dung.
 - Lẽ thường tình sách vở tích luỹ càng nhiều thì đọc sách càng dễ, còn tác giả lại nói “sáchvở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng khó”
? Tại sao vậy?
? Tác giả đã bàn luận điều đó ra sao.
? Nhận xét cách trình bày của tác giả khi chỉ ra hai cáI hại này.
 ? Cách diễn đạt như vậy có tác dụng gì.
? Qua đây em nhận thức được gì từ lời khuyên của tác giả. (Bản thân em đã đọc sách như thế nào).
 - Sau khi nói rõ tầm quan trọng của đọc sách và trở ngại khi có nhiều sách, tác giả bàn về phương pháp đọc sách.
? Tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách.
? Hãy phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
? Qua bài viết em ọc được điều gì về cách viết văn nghị luận của tác giả.
Đây là một văn bản tiêu biểu về một vấn đề xã hội.
? Để viết được bài nghị luận này, em thử hình dung tác giả là người như thế nào.
? Qua bài viết này em rút ra bài học gì về phương pháp đọc sách.
 - Những điều này là kinh nghiệm đọc sách quý báu mà học giả học Chu đã đúc rút ra được từ quá trình nghiên cứu tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài mà ông muốn truyền lại cho mọi thế hệ.
 - Và trong thời đại khoa học, các phương tiện nghe nhìn đã bùng nổ hiện nay việc đọc sách với mỗi học sinh chúng ta là biểu hiện của một phẩm chất văn hoá kiên định cùng bản lĩnh vô cùng bổ ích mà mỗi chúng ta không thể thờ ơ, không thể coi thường.
- (1879- 1986)
- Là nhà mỹ họcvà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc thế kỉ XX.
+ Là lời tâm huyết của tác giả về việc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về đọc sách mà ông tích luỹ được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
 Học sinh đọc văn bản
- Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất.
+ Phần 1:  “thế giới mới”- Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó.
+ Phần 2:  “tiêu hao lực lượng”- Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách.
+ Phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
Học sinh đọc phần 1
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong số đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng đó
là mặt quan trọng, và muốn có học vấn thì không thể không đọc sách.
+ Tác giả đã dùng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc người nghe.
- Phân tích cụ thể từng khía cạnh (học vấn, sách, đọc sách) bằng giọng trò chuyện tâm tình.
+ Sách là nới lưu giữ những tinh hoa văn hoá nhân loại từ trước đến nay, mỗi cuốn sách có giá trị là một cột mốc trên con đường pháp triển của loài người.
Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang bước vào đời, tương lai một cách vững vàng. Con người không thể tiến xa nếu không nắm bắt được những thành tựu văn hoá nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà nhân loại đã dày công nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ bao đời nay.
- Ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủihưởng thụ các kiến thức, lời dạy của bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
+ Sách là vốn quý của nhân loại. Đọc sách là cách để tạo ra học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
Học đọcphần 2
- Bằng sự quan sát chiêm nghiệm của bản thân mình qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ lâu dài, tác giả đã truyền cho chúng ta một bài học: sách vở nhiều có thể làm trở ngại cho nghiên cứu của học vấn.
+ Tác giả đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lệch thường gặp khi đọc sách:
- Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tưới nuốt sống chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách thật không có ích.
+ ở cái hại thứ nhất: tác giả trình bày bằng cách so sánh cách đọc sách của các học giả Trung Hoa thời cổ đại với cách đọc cách của các học giả trẻ ngày nay.
- Cách viết của tác giả rất sinh động: “người xưa miệng thì đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vã xương tuỷ”. Học giả trẻ ngày nay thì “biết qua” rất nhiều nhưng đọng lại rất ít. Rồi tác giả lại dùng cách ví von cụ thể và thú vị “giống như ăn uống.đau dạ dày”
+ ở cái hại thứ hai: lại trình bày rất giản dị. Nhiều người mới học tham nhiều mà không thực chất đã lãng phí thời gian sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt nên không tránh khỏi bỏ lỡ những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Và cuối cùng tác giả lại dùng hình ảnh so sánh nhẫn mạnh ý mình muốn nói “chiếm lĩnh học vấn như là đánh trận, tự tiêu hao lực lượng”.
- Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn, cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam hời hợt. Đọc sách cần có mục đích cụ thể, không đọc lung tung.
 Học sinh đọc phần 3
+ Là một học giả có uy tín qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiềm ngẫm lâu dài tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiêm quý báu về đọc sách.
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc và suy nghĩ “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do” nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú các nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện một cuộc chiến chuẩn bị âm thầm gian khổ.
+ Những vấn đề trên được tác giả giải thích cặn kẽ, phân tích rõ ràng, kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh: kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
- Nội dung các lời bàn của tác giả vừa thấu tình đạt lí, các ý kiến nhận xét đưa ra xác đáng, phân tích tỉ mỉ, cụ thể bằng giọng trò chuyện, thân tình.
Bố cục chặt chẽ hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
Cách viết giàu hình ảnh, cách viết so sánh ví von cụ thể, thú vị.
+ Vô cùng yêu quý sách
Người có họcvấn cao nhờ biết cách đọc sách.
Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn cách đọc sách cho mọi người.
- Biết chọn sách mà đọc.
Đọc cuốn nào thì đọc cho kĩ, miệng đọc tâm ghi.
Phải kết hợp đọc sách chuyên môn và đọc sách thường thức để có kiến thức phổ thông.
Khi đọc sách chuyên môn phải biết kết hợp đọc rộng đọc sâu.
 Học sinh dọc ghi nhớ
I. Giới thiệu tác giả, văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
2. Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách.
3. Phương pháp đọc sách.
- Đọc sách không cần đọc nhiều quan trọng là phải đọc cho tinh, chọn cho kĩ.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Trong khi đọc sáh chuyên môn cũng không được xem thương đọc sách thường thức.
III. Ghi nhớ (sgk)
IV.Luyện tập
3. Củng cố
Gv khái quát toàn bài
4. Dặn dò
Học bài,làm bài tập.
Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 93
Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - Nhận biết cong dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu cho nó (câu hỏi thăm dò “cái gì là đối tượng được nói đến trong câu?”)
 - Biết đặt những câu có khơỉ ngữ.
B. Chuẩn bị
Giáo viên soạn giáo án, bảng phụ
Hs đọc trước bài
C. Lên lớp
1. Khởi động
Có ví dụ: + Tôi đọc quyển sách này rồi.
 + Quyển sách này tôI đọc rồi.
? Nhận xét gì về nội dung hai câu trên.
Chức năng của cụm danh từ “quyển sách này” trong hai câu có giống nhau không.
Bổ ngữ cho động từ “đọc”.
Chưa rõ..Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv treo bảng phụ
? Hãy phân biệt các từ ngữ im đậm với chủ ngữ trong câu đó về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
Gợi ý: Xác định chủ ngữ trong câu chứa từ ngữ in đậm.
 Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ (vị trí, quan hệ với vị ngữ)
? Từ in đậm có quan hệ gì với nộidung được nói đến trong câu
? Vậy khởi ngữ là gì.
? Thêm những quan hệ từ thích hợp vào trước khởi ngữ mà nội dung của câu vẫn không đổi.
? Hãy đặt một câu có khởi ngữ và xác định.
? Vì sao em biết.
? Nhắc lại nội dung bài học
? Muốn nhận diện khởi ngữ trong câu ta làm thế nào.
- Vị trí
- Có thể thêm từ vào trước hoặc sau nó.
? Nêu yêu cầu bài tập
 - Mục đích của bài tập 2 là thực hành luyện tập dùng khởi ngữ một cách có ý thức (đặt trong một tình huống cụ thể).
? Em định làm bài tập này bằng cách nào.
? Ba ý (c, d, đ) có gì khác về giới hạn so với ý a, b.
Học sinh đọc, chú ý những từ, cụm từ in đậm.
a) Còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động . 
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta 
không sợ nó thiếu
Vị trí: các từ in đậm đứng trươc chủ ngữ.
Quan hệ với vị ngữ: không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ.
+ Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Về, đối với, còn.
+ Sức, hai người ngang nhau.
- Trẻ con, phải giữ cho nó cái cổ, cái ngực.
+ Nêu đề tài được nói đến trong câu, có thể thêm quan hệ từ “đối với, về”, ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy. Có thể thêm từ “thì” vào sau khởi ngữ.
Học sinh đọc ghi nhớ
Học sinh làm nhóm
a) Điều này
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) Làm khí tượng
e) Đối  ... uồn thương, dịu dàng và tha thiết. Tác giả dùng hai làn điệu dân ca của quê hương để từ biệt cõi đời.
 Hs đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu tác giả, văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên, đất nước.
- Bức tranh mùa xuân khoáng đạt, sống động, mang nét đặc trưng của mùa xuân xứ Huế.
- Cảm xúc ngây ngất, say sưa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.
- Đất nước bước vào xuân với khí thế tưng bừng, rộn rã.
2. Tâm nguyện của nhà thơ.
- Ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường.
- Sự cống hiến thầm lặng, liên tục suốt cả cuộc đời.
III. Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
3. Củng cố
Hs nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” – thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn.
4. Dặn dò
Học bài, chọn bình một đoạn thơ em thích.
Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 117
Viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả.
 - Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, thành kính, hình ảnh thơ tả thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng rất sáng tạo, lời thơ dung dị, cô đúc giàu cảm xúc.
B. Chuẩn bị
Gv đọc TLTK, soạn giáo án
Hs đọc và soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản
C. Lên lớp
1. Khởi động
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nêu suy nghĩ của em về ước nguyện hiến dâng của tác giả.
2. Bài mới
Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho đồng bào miền Nam một tình cảm đặc biệt, nhân dân miền Nam cũng luôn khát khao được đón Bác vào thăm: 
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha”
Tình cảm của một người con miền Nam ra thắm Bác được thể hiện như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Nêu những nét khái quát về tác giả Viễn Phương.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
? Với sự chuẩn bị baì ở nhà em hãy nêu nội dung bài thơ.
? Nhận xét gì về thể thơ.
 Gv hướng dẫn đọc: giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết, có cả sự đau xót và niềm tự hào.
 Gv đọc
? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào.
? Từ đó bài thơ có cấu trúc như thế nào.
? Nêu nội dung.
 - Theo tập tục của người Việt Nam khi đến viếng người đã khuất bao giờ người viếng cũng thắp nhang và giới thiệu mình là ai.
? Khi được về thăm Bác, nhà thơ giới thiệu những gì.
? Nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả? Vì sao tác giả lại xưng con?
? Từ “thăm” gợi cho em suy nghĩ gì.
 - Lời thơ dung dị nhưng chứa đựng bao cảm xúc. Đó là lời của người cách mạng miền Nam ra thăm nơi yên nghỉ của người. Đó là tình cảm ấp ủ của những đứa con xa mong chờ gặp lại bóng dáng người cha thân yêu.
? Vậy từ xa hình ảnh nào đã gây ấn tượng đậm nét trong tác giả. Hàng tre được miêu tả như thế nào?
 - Hẳn nhà thơ phải đến từ rất sớm để xếp hàng vào lăng khi sương sớm còn bao phủ. Điều đó càng nói rõ tâm trạng thao thức của nhà thơ, cái ao ước của người con miền Nam thăm người Cha già đã mấy chục năm nhớ thương chờ đợi. Hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp là hàng tre quen thuộc đến nao lòng “đã thấybát ngát”.
? Em hiểu như thế nào là hàng tre “bát ngát”.
 - Hình ảnh này ai cũng có thể nhận thấy rõ trong bài hát. Chất suy tưởng từ cảm xúc ấy được cất cánh.
? Hình ảnh hàng tre “xanh xanh bát ngát”gợi cho em suy nghĩ gì.
 - Đó là linh hồn Việt Nam, một cốt cách Việt Nam, một dáng đứng Việt Nam đã hội tụ bên lăng Người.
? Cách miêu tả của tác giả giúp em hiểu được gì.
? Thán từ “ôi” có ý nghĩa gì trong lời thơ này.
? Qua đây em cảm nhận được gì về tâm trạng của tác giả khi đứng ngoài lăng.
? Nêu nội dung
 - Nhìn dòng người vào lăng viếng Bác khi mặt trời đã lên cao nhà thơ đã có những suy ngẫm về Bác.
? Nét độc đáo trong cách cảm nhận của tác giả ở khổ thơ này là gì. Hãy phân tích.
 ? “Mặt trời đi qua trên lăng” gợi liên tưởng nào.
 - Mặt trời rất đỏ gợi nhớ đến trái tim đầy nhiệt huyết, chân thành, trái tim yêu nước thương dân. Phép đối xứng thật tài tình, vũ trụ có mặt trời, dân tộc ta cũng có mặt trời riêng.
? Cách nói ẩn dụ đó giúp em hiểu được điều gì.
 - Sự vĩ đại của Người sánh ngang cùng tạo hoá, cùng vũ trụ, lấp lánh sưởi ấm như ánh sáng mặt trời.
? Phân tích hình ảnh trong hai câu thơ còn lại.
 - Ngắm nhìn đoàn người vào lăng, tác giả nghĩ đến tràng hoa. Từng đoàn người đến viếng di chuyển từ phía sau lăng qua bên lăng, vòng ra trước lăng rồi quay vào chính diện của lăng tạo thành vòng tròn khiến nhà thơ nghĩ đến tràng hoa.
Mọi người không phải đến viếng một người đã từ trần, viếng một thi hài mà là đến viếng một cuộc đời 79 mùa xuân đã hiến dâng bao nhiêu hoa trái.
? Từ “ngày ngày” gợi cho em suy nghĩ gì.
? Nội dung của khổ thơ này là gì.
? Vào trong lăng nhìn thấy thi hài Bác, nhà thơ có hình dung gì.
? Những hình ảnh này giúp em hiểu gì về khung cảnh nơi Bacc yên nghỉ.
? “Giấc ngủ bình yên” là một giấc ngủ như thế nào.
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
? Hình ảnh vầng trăng dịu nhẹ gợi cho em suy nghĩ đến điều gì.
 - Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn đối với Bác.
? Trước cảnh tượng đó tâm trạng của nhà thơ ra sao.
? Dường như nhà thơ tự đấu tranh mình trong hai câu thơ trên. ý kiến của em thế nào?
 - Dù biết Bác vĩnh viến như trời xanh còn mãi nhưng nhà thơ vẫn không thể không thấy sự thật: Bác đã vĩnh viễn ra đi. Đó là sự mất mát, tổn thất lớn lao đối với dân tộc và nhân dân ta làm đau nhói con tim tác giả. Câu thơ như một tiếng khóc nghẹn ngào. Nhà thơ Thu Bồn đã viết “Con đi dưới một vòm trời.
Đau thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi”
? Qua những lời thơ này em hiểu gì về nỗi niềm của tác giả.
? Nêu nội dung.
? Nhận xét nhịp thơ.
 - Ra khỏi lăng nghĩ đến ngày trở lại miền Nam báo cáo lại cuộc viếng thăm của mình với đông bào chiến sĩ miền Nam lòng nhà thơ lại xúc động mạnh “Mai về miền Nam dâng trào nước mắt”.
? Nhận xét gì về cảm xúc này của tác giả.
 - Tình thương xót như nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn.
? Nhà thơ đã nguyện ước những gì.
? Cách diễn đạt có gì đặc biệt.
? Em hiểu gì về ước nguyện này.
? Hình ảnh cây tre trung hiếu xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa gì.
? Những ước nguyện này đều có nét gì chung.
? Qua việc cách diễn đạt và ước nguyện em hiểu gì về tâm trạng của tác giả khi phải rời lăng.
? Khái quát lại những nét độc đáo trong cách diễn đạt của bài thơ.
? Qua bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì.
 (sgk)
- Bài thơ ghi lại cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong cuộc viếng thăm lăng Bác.
+ Thể thơ 8 chữ, đan xen các câu 7 chữ hoặc 9 chữ để bày tỏ cảm xúc của tác giả.
 Hs đọc. Nhận xét
- Theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
 Cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng, trước hình ảnh dòng người vào lăng, vào trong lăng và tâm trạng khi ra về.
 Hs đọc
- Cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+ Xưng “con” bởi trong sâu thắmr trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác luôn là người Cha nhân hậu hiền từ như một nhà thơ đã từng viết “Người không con mà có triệu con”.
- “Thăm” chứ không phải “viếng”, bởi dường như Bác vẫn sống và giờ đây tác giả là một trong những đứa con về thăm người cha kính yêu của mình.
+ Hàng tre: bát ngát
Xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
- Là hàng tre được trồng bên lăng Bác, xanh tốt trải rộng đang ẩn mình trong làn sương sớm.
+ Từ hình ảnh hàng tre rất thực tác giả đã làm sống dậy hàng tre trong suy tưởng. Đây là hình ảnh tượng trưng. Cây tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam với sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường bấp chấp cả gió táp mưa sa.
- Lăng Bác gần gũi như một làng quê quen thuộc. Đồng thời tác giả cũng muốn nói rằng cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã về hội tụ quanh Bác, xếp hàng chỉnh tề canh giấc ngủ bình yên cho Người.
+ Bộ lộ trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào đối với đất nước, với dân tộc.
 Hs đọc
- Cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Khổ thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.
- “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực.
“Mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ. Đó chính là Bác “Người rực rỡ như mặt trời cách mạng”. Bác như mặt trời chiếu sáng con đường giải phóng dân tộc đem lại sự sống bình yên cho nhân dân Việt Nam.
+ “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực.
“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo.
- Tạo cảm giác thời gian vô tận, vĩnh viễn không bao giờ ngừng như tấm lòng của người dân không nguôi nhớ Bác.
 Hs đọc
- Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào viếng lăng.
+ “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền”.
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả không gian và thời gian bên trong lăng. Câu thơ diễn tả sự chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian bên trong lăng.
+ Đó là giấc ngủ thanh bình, vĩnh viễn của một người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước.
- Tâm hồn Bác trong sáng cao đẹp và những vần thơ đầy trăng của người.
+ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
- Tuy lí trí đã nhận thức rằng Bác vẫn còn sống với non sông đất nước như trời xanh còn mãi “Bác sống như trời đất của ta” (Tố Hữu). Người đã hoá thân thành thiên nhiên đất nước. Dù vẫn tin là vậy nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Bác.
 Hs đọc
- Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi rời lăng.
+ Nhịp thơ nhanh
- Cảm xúc mãnh liết, không phải “rưng rưng”, “rơm rớm” mà là “trào”. Nhà thơ xúc động vì nhớ thương Bác, thương đồng bào miền Nam chưa đước may mắn ra viếng Bác.
+ “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây trẻ trung hiếu chốn này”.
- Sử dụng điệp ngữ, biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Là hình ảnh đẹp nhà thơ muốn hoá thân vào cảnh vật bên trong lăng.
- Lời thầm hứa trước vong linh Bác nguyện sống hiên ngang, bất khuất thuỷ chung.
+ Đều quy tụ vào một điểm là mong được ở gần Bác mãi mãi để làm Bác vơi đi nỗi lạnh lẽo, để may ra có thể đền đáp chút ít công lao của Người đối với đất nước, dân tộc, với tình thương nhớ của Người dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
- Giọng vừa trang nghiêm sâu lắng, vừa đau xót tự hào.
Thể thơ tám chữ, nhịp thơ chậm đều.
Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực và hình ảnh tượng trưng.
 Hs đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu tác giả, văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1
- Tình cảm nhớ thương thành kính xúc động, thiêng liêng.
 2. Khổ thơ 2
- Ngợi ca sự vĩ đại của Bác và lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác.
3. Khổ thơ 3
- Thương mến, xót xa trước sự ra đi của người.
4. Khổ thơ 4
- Lưu luyến không muốn rời xa Người, thiết tha muốn được ở bên người mãi mãi.
 III. Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
3. Củng cố
Gv cho học sinh nghe bài hát.
4. Dặn dò
Học bài, làm bài
Chuẩn bị bài mới
Ngay soạn: 
Ngày dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(49).doc