Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 16

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 16

NGỮ VĂN. BÀI 16. TIẾT 76

Văn bản: Cố hương

 Lỗ Tấn

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, giúp học sinh:

 - Nắm được một số nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và truyện ngắn Cố Hương

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Nêu những hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm Chiếc lược ngà

 - Phát bểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu?

 - Được sống trong hòa bình, em mong ước điều gì cho những người như cha con ông

 Sáu?

 Bước 3: Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 16. Tiết 76
Văn bản: Cố hương 
	Lỗ Tấn
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Nắm được một số nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và truyện ngắn Cố Hương
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu những hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm Chiếc lược ngà
	- Phát bểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu?
	- Được sống trong hòa bình, em mong ước điều gì cho những người như cha con ông
 Sáu?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Học sinh theo dõi chú thích *(T216 )
? Nêu những nét cơ bản về tác giả?
- GV giới thiệu thêm về tác giả
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn?
? Xuất xứ tác phẩm?
GV đọc một đoạn mẫu
HS lần lượt đọc hết văn bản
GV- HS nhận xét, uốn nắn
? Có thể tóm tắt ngắn gọn cốt truyện như thế nào?
? Văn bản có thể chia thành? đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
? Nhân vật trung tâm là ai? Vì sao xác định như vậy? ( Tôi là nhân vật người trung tâm, vì các sự việc và nhân vật trong tác phẩm đều được cảm nhận từ tôi )
Theo dõi phần đầu văn bản?
? Cảnh làng trong con mắt người trở về sau 20 năm xa cách hiện lên qua những chi tiét nào?
? Cảnh đó cho em biết cuộc sống ở Cố Hương như thế nào?
? Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?
? Em đọc được cảm giác, tâm trạng nào của người trở về...?
? Từ đó em hiểu gì về tình cảm của người trở về với quê hương?
? Chuyến về quê của tôi làn này có gì đặc biệt ? Mục đích?
? Điều đó liên tưởng đến cuộc sống hiện thực ở nơi Cố Hương như thế nào?
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong phần truyện này?
? Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào trong con mắt và tám lòng người về thăm quê?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Trương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thọ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang...
- Hiểu rõ cuộc sống ở nông thôn và những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
- Từ trẻ đã từ giã gia đình, quyết định đi tìm con đường lập thân mới...
- Thương xót nhân dân bất hạnh, giận họ không đấu tranh, châm bếm tố cáo chế độ phong kiến...
- Tác phẩm: 
+ Có 17 tập văn
+ 2 tập truyện ngắn: Gào thét ( 1923 )
 Bàng hoàng(1926)
- Năm 1981, toàn thế giớ kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn
2. Tác phẩm:
- Cố hương là một truyện ngắn tiêu biểu trong tập Gào thét
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích 1, 2, 6
2. Tóm tắt truyện:
 Sau 20 năm xa quê, nhân vật tôi trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, tôi rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng mình thay đổi...
3. Bố cục:
- Từ đầu đến tôi đang làm ăn, sinh sống: nhân vật tôi trên đường trở về quê cũ
- Tiếp theo đến sạch trơn như quét: nhân vật tôi trong những ngày ở quê
- Còn lại: nhân vật tôi trên con đường rời quê
4. Phân tích:
a. Nhân vật tôi trên đường trở về thăm quê cũ:
... đang độ giữa đông... xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa...
Cuộc sống nghèo khổ, tàn tạ
... A, đay có thật là làng cũ mà sau 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
Tâm trạng ngạc nhiên, chua xót
 Người trở về yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình
... ý định là để từ giã nó lần cuối cùng, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giã làng cũ thân yêu... đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống...
Cuộc sống nơi thôn quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác kiếm sống
- Tóm lại: Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự , miêu tả và biểu cảm, vừa tái hiện hình ảnh làng quê, vừa bộ lộ xúc động xủa người làng: Cố hương tiêu điều, xơ xác, đáng thương và thất vọng.
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc diễn cảm đoạn 1
	- Tình cảm của tôi trên đừng trở về quê là tâm trạng như thế nào?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn tiếp phần còn lại
 ________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 23 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài16. Tiết 77
Văn bản: Cố Hương 
	Lỗ Tấn
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Cảm nhận bức tranh ảm đạm của vùng quê tàn tạ, nghèo khổ qua hình ảnh những con người cụ thể
	- Tinh thần phên phán xã hội cũ, nỗi buồn thương cho quê hương
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể ch uyên tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và 1 số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình h oạt động:
	Bước1: Tổ chức : Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố Hương? 
	- Quê hương trong cảm nhận của tôi trên đường về quê như thế nào?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thúc cần đạt
Theo dõi tiếp văn bản
? Trong những ngày ở quê, tôi gặp nhiều người, trong đó nhân vật nào được kể nhiều nhất?( Nhuận Thổ và chị Hai Dương)
? Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?
? Nhận xét của em về cảnh tượng đó?
? Nhuận Thổ ( trong quá khứ ) được miêu tả cụ thể qua những chi tiết nào?
? Tình cảm của Tấn và Nhuận Thổ như thế nào?
? Nhận xét của em về hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ?
? Trong hồi ức của tôi hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?
? Hiện tại, hình ảnh Nhuận Thổ được miêu tả qua những chi tiết nào? 
- Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ? ( phép so sánh tương phản )
? Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ sau 20 năm? 
? Nguyên nhân của sự thay đổi đó
- mất mùa, đông con, trộm cắp...
? Theo em, Nhuận Thổ có thay đổi hoàn toàn không? Cái gì còn giữ lại được qua chi tiết bọc vỏ sò ( ngày xưa ) và gói đậu xanh khô ( ngày nay )?
? Trong kí ức của tôi, chị Hai Dương được gọi là nàng Tây Thi đậu phụ. cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
? Chị Hai Dương trong hiện tại xuất hiện như thế nào?
- Hình dáng?
- Ngôn ngữ?
- Hành động?
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Những thay đổi ấy đã tạ ra một con người như thế nào?
? Kể về Nhuận Thổ và chị Hai Dương, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi Cố Hương cảu ông?
? Từ đó, người kể chuyện muốn ta hiểu thêm thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?
? Em hiểu thêm điều gì qua câu chuyện?
4. Phân tích:
b. Những ngày tôi ở quê hương chị Hai Dương )
*. Nhân vật Nhuận Thổ
- Nhuận Thổ trong quá khứ:
... một vầng trăng tròn vàng thắm, treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm... dưới là bãi cát trên bờ biển trồng toàn dưa hấu...xanh rờn... một đứa bé trạc 11- 12 tuổi, cổ đeo vòng bạc...tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba...
Đó là một cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc làng quê ( giờ chỉ còn trong giấc mơ )
... khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc...
thấy ai là bẽn lẽn chỉ không bẽn lẽn với tôi...
Biết bẫy chim, bắt tra, biết nhiều chuyện... khóc, ẩn trong bếp, không muốn rời bạn...
Qua hồi ức của tôi, Nhuận Thổ là một cậu bé lanh lợi, khỏe mạnh, thông minh và giàu tình cảm.
- Nhuận Thổ trong hiện tại:
... Khuôn mặt... vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu huắm... mi mắt viền đỏ húp mọng lên... đôi chiếc mũ lông chiên rách tươm... mặc chiếc áo bông mỏng dính... người co ro, cúm rúm... bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ... dáng điệu cung kính: bẩm ông , xin cho...
Miêu tả so sánh tương phản
Sau 20 năm, Nhuận Thổ đổi thay cả diện mạo lẫn tinh thần: Nhuận Thổ của hiện tại già nua, tiều tụy và hèn kém ( Nhuận Thổ là sản phẩm của xã hội phong kiến lạc hậu, tàn ác )
- HS thảo luận: Dẫu có nhiều đổi thay song Nhuận Thổ vẫn là người phúc hậu, tình cảm chân thành, mang bản chất người nông dân hiền lành, cần cù
* Nhân vật chị Hai Dương:
- Trong quá khứ:
....nàng Tây Thi đậu phụ
 Bộc lộ tình cảm thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người, đẹp nết.
- Hiện tại: 
... Một người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chông nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra giống hệt cái compa ái chà! anh bây giờ làm quan rồi... Hừ, chẳng cái gì dấu nổi chúng tôi đâu.
... miệng lẩm bẩm, tiên tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng...
Chị Hai Dương đã thay đổi toàn diện cả diện mạo, tính tình theo chiều hướng xấu. Sự thay đổi ấy cho ta hình dung về một con người xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh mất hết vẻ thuần hậu, chất phát của người nhà quê.
- HS thảo luận: Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém, bất lương.
Ông xót thương, bất lực, căm ghét...
làng quê tôi chính là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Trung Quốc đầu thế kỉ XX
	Bước 4: Củng cố
	- Tâm trạng của tôi trong những ngày ở quê như thế nào? Vì sao tôi có tâm trạng đó?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn phần còn lại
 __________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 23 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 16. Tiết 78
Văn bản: Cố Hương 
	Lỗ Tấn
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Cảm nhận được tình cảm của tôi khi rời quê hương, nỗi buồn thương và niềm hy vọng cho cuộc đổi đời của quê hương
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật và những hình ảnh mang tính chất biêủ trưng trong tác phẩm
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Theo dõi đoạn văn bản cuối cùng
? Khi rời quê hương, tâm trạng tôi như thế nào?
? Vì sao tôi có tâm trạng đó?
? Khi rời Cố Hương, ông mong ước điều gì?
? Em có nhận xét gì về những mơ ước của tôi?
? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
? Trong niềm hy vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? 
? Qua đó, ước mong nào của tôi được bộc lộ?
? Em hiểu ý nghĩ của tôi: Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi như thế nào?
? Vì sao khi mong mỏi và hy vọng cuộc đời mới cho Cố Hương, nhân vật tôi lại nghĩ đến con đường đi mãi thì thành?
? Từ đó nhân vật tôi đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào đối với quê hương?
HS đọc ghi nhớ ( sgk )
? Em hình dung bức tranh làng quê qua Cố Hương như thế nào?
? Em cảm nhận được những điều gì về tư tưởng tình cảm của người kể chuyện với làng quê và xã hội lúc bấy giờ?
? Ước vọng đổi đời cho Cố Hương của Lỗ Tấn có thành hiện thực trên đất nước ông không?
? Em học được gì về cách kể chuyện của Lỗ Tấn ( nếu em viết về làng quê mình )
? Em có mong ước gì cho làng quê mình ?
4. Phân tích:
c. Nhân vật tôi khi rời làng quê:
- Lòng tôi không chút lưu luyến... thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt...
Cố Hương không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp với những con người hiền lành chất phác như xưa, mà Cố Hương bây giờ xơ xác, xa lạ...
... ( con cháu ) sẽ không bao giờ phải cách bức nhau cả... không phải vất vả chạy vạy như tôi, không pải khốn khổ và đàn độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ và tàn nhẫn như bao người khác
Đó là những mơ ước thiết tha, chân thành về một làng quê tươi đẹp với những con người tử tế thân thiện
... một cánh đồng cát, màu xanh biếc, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm
Ước mong yên bình, ấm no cho làng quê.
- HS thảo luận: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả
- Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.
Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đễn ấm no, hạnh phúc cho quê hương
- Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng. Tin vào cuộc đổi đời của quê hương. Đó chính là biểu hiện của một tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Bức tranh làng quê : Cảnh vật tiêu diều, xơ xác, con người già nua, xấu xí, nghèo hèn và xa lạ với nhau.
2. Tâm trạng của tác giả: 
- Chua xót trước hình ảnh một làng quê đã từng tươi đẹp, nay tàn tạ, yếu hèn. Phê phán thực trạng trì trệ, đen tối của xã hội phong kiến
- Mong mỏi cho cuộc đổi đời ở quê hương. Đặt ra vấn đề con đường cho người nông dân. của toàn xã hội.
3. HS tự bộc lộ theo những hiểu biết của mình
4. Muốn kể chuyện hay về làng quê:
- Phải am hiểu cuộc sống của làng quê
- Tấm lòng chân thành, tha thiết với quê hương
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
5. HS tự bộc lộ
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu chủ đề của tác phẩm? ( phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của xã hội Trung Quốc qua những rung động của tôi ) ?
	- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? ( Truyện ngắn đậm chất hồi ký, trữ tình... so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại. Sáng tạo những hình ảnh biểu tượng, biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý...)
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Chuẩn bị bài ôn tập Tập làm văn
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 15. Tiết 79
Làm văn: Ôn tập
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài ôn tập giúp học sinh:
	- Hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn đã học
	- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về tập làm văn
	B. Chuẩn bị:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
? Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 ( kì I ) có những nội dung lớn nào? Nội dung nào là trọng tâm?
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản tự sựh
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả tự sự ở điểm nào?
? Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
? Văn bản miêu tả có đặc điểm gì?
? Sách giáo khoa Ngữ văn 9 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
? Lấy ví dụ về đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm?
? ... Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận?
? Đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận?
? Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm và nghị luận? Vai trò, hình thức thể hiện?
? Tìm ví dụ minh họa?
? Đoạn văn kể chuyện theo ngôi 1? ngôi 3?
? Nhận xét vai trò của mỗi người kể chuyện?
I. Nội dung ôn tập:
1. Các văn bản đã học
- Văn bản thuyết minh: trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả
- Văn bản tự sự: trọng tâm là sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, với nghị luận, 1 số nội dung mới trong bài
2. Ôn tập cụ thể
a) Thuyết minh : là giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng, do dó:
- Cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật đê khơi gợi sự cảm thụ, tưởng tượng về đối tượng...
- Cần phải miêu tả để học sinh hình dung về đối tượng, có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng
- Điểm khác nhau giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miểu tả và tự sự với văn bản miêu tả và tự sự: 
+ Văn bản thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
+ Văn bản tự sự: Thuật lại diễn biến 1 sự việc có ý nghĩa theo trình tự nhất định để người đọc người nghe hình dung được sự việc diễn ra và ý nghĩa của sự việc đó đối với đời sống
 Nội dung ăn bản tự sự lấy tư liệu từ cuộc sống, có thể hư cấu tưởng tượng...
+Văn bản miêu tả:Vẽ lại bằng ngôn ngữ một đối tượng ( người, cảnh vật ) nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh...
Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
b) Văn bản tự sự:
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong ăn bản tự sự
- Vai trò, tác dụng của các yếu tố trên
- Kỹ năng kết hợp các yếu tố trong văn bản tự sự
Ví dụ: 
- Đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm:
.Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ... cơ sự này chưa? ( Làng - Kim Lân)
Những điều cô cùng nghe ... chưa kịp nghĩ kĩ ...
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long )
- Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận:
... Vua Quang Trung cưỡi voi... chớ bảo là ta không nói trước 
 ( Hoàng Lê Nhất Thống Chí )
... Lão không hiểu tôi... ngày một thêm đáng buồn
 Lão Hạc - Nam Cao
5. Xem lại ghi nhớ - bài 13, tiết 64
VD: Chúng ta vừa qua Sa Pa... để làm việc đời
 Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Ông Hai trả tiền nước... về nào
 Làng - Kim Lân
6. Các bạn! ... buông xuống như bị gãy
 Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
Những lời giới thiệu trước... người lái xe lại nói
 Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Ngôi 1: Người kể chuyện thuật lại những sự việc đã xảy ra vơi chính mình, nêu được suy ngĩ thầm kín của mình, song phạm vi quan sát hẹp
Ngôi 3: Người kể chuyện kể chuyện xảy ra với người khác( mình ) , phạm vi kể chuyện rộng, song khó nêu suy nghĩ thầm kín 
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số nội dung quan trọng
	So sánh yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự? 
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung bài ôn tập
	- Ôn tập tiếp phần còn lại
 ___________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
 Ngữ văn. Bài 16. Tiết 80
Làm văn: Ôn tập 
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài ôn tập giúp học sinh:
	Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tự sự
	Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận
 	B. Chuẩn bị: 
	- GV: sgv, sgk ngữ văn 9
	- HS: Độc trước bài và chuẩn bị bài tập sgk
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	Nhắc lại những nội dung đã ôn tập trong tiết 79?
	Bước 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 có gì giống và khác văn bản này ở các lớp dưới?
? Giải thích vì sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luậnn mà vẫn gọi đó là văn abnr tự sự?
? Theo em, liệu có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
Khả năng kết hợp của văn bản
? Một số văn bản trong sgk ( 6 - 7 - 8 - 9 ) không phải bao giờ cũng rõ bố cục 3 phần. Tại sao bài tậplàm văn tự sự của học sinh vẫn phải đủ 3 phần?
? Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự ... có giúp được gì trong phần đọc - hiểu tác phẩm văn học... không?
? Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và tiếng việt tương ứng, giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
7. So sánh văn bản tự sự ở lớp 9 với lớp 6,7,8:
a. Giống nhau:
Văn bản tự sự phải có:
- Nhân vật chính và một số nhân vật phụ
- Cốt truyện:
sự việc chính và một số sự việc phụ
b. Khác nhau:
- Ơ lớp 9 có thêm:
+ Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận
+Đối thoại và độc thoại nội tâm
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện
8. ... Nói như vậy là vì trong văn bản đó các yếu tố miêu tả biểu cảm, nghị luận... chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là kể lại hiện thực bằng con người và sự việc 
- Trong thực tế, ít gặp hoặc không gặp một văn bản chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất
9.
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
N.luận
M.tả
T. minh
B. cảm
Đ. hành
Tự sự
M.tả
N.luận
B.cảm
T.minh
Đ.hành
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
10. Bố cục của một văn bản tự sự: gồm ba phần
 Bởi vì khi còn học trong nhà truờng, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện tư duy cấu trúc theo yêu cầu chuẩn mực. Sau này, khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết tự do, phá cách như các nhà văn.
11. Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng cho phần đọc - hiểu văn bản
VD: Khi học về yếu tố đối thoại, đọc thoại... giúp người đọc hiểu rõ hơn trong các đoạn trích truyện Kiều hay Làng, Lạng lẽ Sa Pa...
12. Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phầm đọc - hiểu văn bản và phần tiếng việt giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
VD: Các văn bản cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc...
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số nội dung quan trọng
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài. Nắm vững nội dung bài ôn tập
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I
_______________________________________________________________________________
Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc