Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 29

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 29

Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

 Lê Minh Khuê

A.Mục tiêu cần đạt :

Qua bài học,giúp học sinh

 1.Kiến thức :

 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện .

 2. Kĩ năng:

 - Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả .

 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện .

 B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.

C. Tiến trình dạy – học :

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm trabài cũ:

 - Tình huống truyện và những chiêm nghiệm của tác giả “Bến quê ?

 - Trình bày ý nghĩa cơ bản của câu chuyện?

 3. Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2007
	Ngữ văn. bài 28. Tiết 141
Văn bản: Những ngôi sao xa xôi
	Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu cần đạt : 
Qua bài học,giúp học sinh 
	1.Kiến thức :
 	 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện .
	2. Kĩ năng:
 	- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả .
 	 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện . 
 	B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
	1. ổn định: Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Tình huống truyện và những chiêm nghiệm của tác giả “Bến quê’’ ?
	- Trình bày ý nghĩa cơ bản của câu chuyện?
	3. Bài mới :
? Những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê?
? Xuất xứ của tác phẩm ?
Giáo viên : Chú ý thể hiện giọng điệu ngôn ngữ của truyện , câu văn trong truyện phần nhiều là dạng câu kể xen với tả ,thường là câu ngắn , gần với khẩu ngữ .
? Tóm tắt truyện ?
Học sinh tóm tắt , Giáo viên nhận xét , bổ sung .
? Nhận xét về ngôi kể của truyện ?
? Nhận xét về đề tài truyện ?
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
? Những chi tiết nào trong văn bản miêu tả không gian mặt đường nơI các cố thanh niên xung phong làm việc?
? Những chi tiết ấy cho em biết gì về cuộc sống ở nơi đây?
? Trong không gian ấy, công việc của ba cô thanh niên xung phong hiện lên qua những chi tiết nào?
? Những chi tiết này gợi lên cuộc sống như thế nào?
? Nơi nào là chỗ sinh hoạt thường nhật của các cô gái?
? Không gian ấy được miêu tả qua chi tiết nào?
? Em cảm nhận gì về cuộc sống như thế?
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ?
I . Giới thiệu bài:
1. Tác giả :
 - Lê Minh Khuê : Sinh năm 1949 .
- Quê : Tĩnh Gia – Thanh Hóa .
- Cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn .
2. Tác phẩm:
-Một trong những tác phẩm đầu tay viết năm 1971.
II. Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc và tìm hiểu chú thích :
- Học sinh đọc phần đầu truyện và phần cuối truyện .
- Học sinh tóm tắt : Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trung điểm trên tuyến đường Trường Sơn : Định, Nho,Thao.Nhiệm vụ : Quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá phải san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ , phá bom .Đó là công việc nguy hiểm .Họ ở trong một cái hang , dưới chân cao điểm .Cuộc sống khắc nghiệt nhưng họ rất gắn bó , mơ mộng .Phương Định : Nhân vật kể chuyện , nhân vật chính – là cô gái thành phố , hay mộng mơ và nhớ về gia đình ,kỉ niệm .Phần cuối , truyện tập trung miêu tả hành động , tâm trạng các nhân vật , chủ yếu là Phương Định , trong một lần phá bom , Nho bị thương và sự lo lắng ,săn sóc của hai người đồng đội .
- Truyện dược trần thuật từ ngôi thứ nhất , người kể chuyện cũng là nhân vật chính : Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm , tạo thuận lợi để tác giả miêu tả , biểu hiện nội tâm nhân vật .
-Truyện viết về chiến tranh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm con người .
 2. Bố cục: Chia ba đoạn
- Từ đầu đến ngôi sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của ba chị em.
- Tiếp theo đến chi Thao bảo: một lần phá bom của ba chị em
- Còn lại: Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột
3. Phân tích:
a) Cuộc sống ở cao điểm
- Không gian: 
con đường bị đánh lở loét
tiếng máy bay trinh sát rè rè, phản lực gầm gào
.đất rung, một thứ tiếng kì quái đến váng óc
..mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu
Cuộc sống căng thẳng, ác liệt hiểm nguy đe doạ sự sống của con đường.
- Ba cô gái: 
- Công việc: ngồi đây, khi có bom nổ thì chạy lên, nếu cần thì phá bom, có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh
.chạy trên cao điểm cả ban ngàythần chết là một tay không thích đùa
.thần kinh căng như chão.tim đập bất chấp nhịp điệu
Hiện thực cuộc sống và chiến đấu của thanh niên xung phong trên mặt đường: nguy nan, khẩn trương, chấp nhận hi sinh.
- Cuộc sống thường nhật: Hang đá, cái mát lạnh làm toàn thân rung đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể nghĩ lung tung, ngồi dựa vào thành đá, khe khẽ hát..
Cuộc sống thiếu thốn, nhưng êm dịu, bình yên, tươi trẻ.
Hai không gian tương phản rõ rệt: Khốc liệt - bình yên; căng thẳng - êm dịu; đe doạ sự sống - bảo toàn sự sống
* Tuyến đường Trường Sơn là nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ. Đó cũng là nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
	Bước 4. Củng cố
	- Nêu vài nét cơ bản về tác giả vàtác phẩm?
	- Em hiểu gì về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Nắm nội dung bài .
	- Soạn phần tiếp theo của truyện .
 _______________________________________________________________
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
	Ngữ văn. bài 28. Tiết 142
Văn bản
Những ngôi sao xa xôi
	Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu cần đạt : 
Qua bài học, giúp học sinh: 
	1.Kiến thức :
 	 - Củng cố kiến thức đã học ở tiết trước .
 	 - Phân tích nhân vật , chủ yếu là Phương Định.
 	 - Tổng kết giá trị của truyện .
	2.Kĩ năng:
 	 - Phân tích truyện . 
	3. Thái độ:
 	 - Tôn trọng , cảm phục thế hệ thanh niên thời chống Mỹ .
B .Chuẩn bị : 
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình dạy - học :
	1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 - Tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi” ?
	- Nêu nhận xét của em về cuộc sống của những cô thanh niên xung phong và hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn?
	3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Những nét giống về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên cung phong trong tổ trinh sát mặt đường .
? Trong hoàn cảnh đó , họ đã bộc lộ phẩm chất gì ?
? Tuy vậy , họ cũng bộc lộ những cá tính khác nhau như thế nào ? 
? Khái quát ý nghĩa các nhân vật trong truyện ?
( Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ ).
Giáo viên +Học sinh chú trọng vào nhân vật Phương Định.
- Là thiếu nữ Hà Nội vào chiến trường .Cô có một thời hồn nhiên , vô tư bên mẹ , một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh .Kỉ niệm ấy vừa là khao khát , vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng , khốc liệt của chiến trường .
? Nhân vật Phương Định được kể đến bằng những chi tiết nào về : hình dáng, sở thích, hành động, tình cảm?
? Tác giả khắc hoạ nhân vật này bằng cách nào?
? Từ đó, một nhân vật như thế nào được dựng lên trong tác phẩm?
? Em hiểu gì về tính cách của nhân vật Phương Định?
? Những con người trong tác phẩm có đặc điểm chung nào để chúng ta gọi họ là những ngôi sao xa xôi?
? Nhận xét về cách nhìn của tác giả đối với các nhân vật ?
? Nhận xét những nghệ thuật nổi bật của truyện ?
?Tổng kết chung những giá trị của tác phẩm ?
3. Phân tích :
a) Ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường .
- Nét giống nhau:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu : 
+ ở trên một cao điểm , tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm , ác liệt .
+ Công việc nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày để quan sát , sau mỗi trận bom : Lao ra ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới , phá những quả bom chưa nổ .
 Mạo hiểm , bình tĩnh .
-Phẩm chất : Tinh thần trách nhiệm cao , dũng cảm , gắn bó , dễ xúc cảm , nhiều mơ mộng , dễ vui , dễ trầm tư , thích làm đẹp.
* Nét khác nhau : Cá tính .
+ Phương Định : Học sinh thành phố , nhạy cảm , hồn nhiên , thích mơ mộng hay sống với kỉ niệm , thích ngắm mình trong gương , hát .
+ Chị Thao :Từng trải hơn , dự tính về tương lai thiết thực hơn nhưng đầy khao khát tuổi trẻ , chăm chép bài hát .
+Nho: Hồn nhiên , thích thêu thùa .
b) Nhân vật Phương Định .
- Hình dáng: hai bím tóc dày, cổ cao, cái nhìn xa xăm..
- Sở thích: thích ngắm mắt tôt trong gương, mê hát....
- Hành động: đến gần quả bom, sẽ không đI khom, dùng xẻng đào đất dưới quả bom...vỏ quả bom nóng... cát lạo xạo trong miệng....ngực tôI nhói, mắt cay...
- Tình cảm: bỗng dưng muốn la toáng lên vì thích thú....moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình....
để nhân vật tự kể về mình, khắc hoạ nhân vật trong nhiều thời gian, không gian, kết hợp miêu tả tâm lý với hành động, ngoại hình..
Nhân vật có cá tính, sinh động và chân thực: tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm; hồn nhiên và can đảm
* HS thảo luận: 
- Họ là những con người hành động can đảm, anh dũng không sợ gian khổ, nguy nan để hoàn thành nhiệm vụ
- Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan giàu tình cảm
- Đó là biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của lòng yêu nước.
* Lê Minh Khuê đã thể hiện cách nhìn con người thiên về cái tốt đẹp , trong sáng , cao thượng , đó là phương hướng chỉ đạo và thống nhất trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến .
d) Nghệ thuật .
-Phương thức trần thuật : Ngôi thứ nhất .
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế .
- Ngôn ngữ và giọng điệu : Linh hoạt .
III.Tổng kết :
 - Ghi nhớ - sgk
IV. Luyện tập:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
	Bước 4: .Củng cố :
	- Kể tóm tắt lại câu chuyện?
	- Nhận xét về Phương Định?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Nắm nội dung bài .
	– Soạn bài tiếp theo : Chương trình địa phương phần tập làm văn 
 _________________________________________________________
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 28. Tiết 143
Chương trình địa phương 
(Phần Tập làm văn)
A.Mục tiêu cần đạt : 
Qua bài học, giúp học sinh 
	1.Kiến thức, kĩ năng :
 	 - Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được về Tập làm văn – văn nghị luận và tư liệu đã hệ thống ở bài 19, học sinh tổng hợp kiến thức và tham khảo bài làm của bạn.
	2. Thái độ:
 	- Nghiêm túc học tập.
 	 B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
	C. Tiến trình dạy – học :
	1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình địa phương.
? Số lượng bài ?
? Các đề tài ?
? Những bài xuất sắc nhất ?
? Nêu yêu cầu đối với bài viết?
Gv yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của các bạn theo yêu cầu :
? ý nghĩa của các sự việc , hiện tượng trong bài viết ?
? Nhận xét về dẫn chứng ?
? Nhận xét về mức độ nhận định vấn đề và thái độ của người viết?
? Nhận xét về bố cục và dung lượng của bài 
Gv và học sinh nhận xét , sửa chữa .
I . Học sinh báo cáo kết quả thực hiện chương trình địa phương:
* Đại diện các tổ trưởng báo cáo kết quả :
- Số lượng bài.
- Các đề tài :
+ Thành tựu mới trong xây dựng.
+ Những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em.
+ Vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ , bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Những người có hoàn cảnh khó khăn .
+ Vấn đề tệ nạn xã hội.
- Đọc 3 bài xuất sắc nhất tổ.
* Yêu cầu của bài viết:
- Bài viết có đủ ba phần, có luận điểm, luận cứ,lập luận rõ ràng.
- Sự vật hiện tượng mang tính phổ biến trong xã hội
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan, thuyết phục.
II. Nhận xét , đánh giá chất lượng bài làm.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn theo các ý sau :
+ Đó là sự việc , hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương chưa?
+ Đối với sự việc , hiện tượng được chọn đã có dẫn chứng như là một sự việc , hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm chưa ?
+ Đã nhận định được chỗ đúng , chỗ bất cập , khách quan : không nói quá , không giảm nhẹ ?
+ Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối , xuất phát từ lập trường tiến bộ xã hội hay lợi ích cá nhân ?
+ Bố cục và dung lượng bài đã phù hợp chưa?
( Bố cục : Bài văn nghị luận .
 Dung lượng : Khoảng 1500 chữ trở lại .)
+ Đảm bảo tính mạch lạc và liên kết trong văn bản chưa.
- Sau khi nghe nhận xét , học sinh nhận lại bài , tự sửa chữa . 
	Bước 4. Củng cố: 
	- Các vấn đề nghị luận ở địa phương em là những vấn đề gì?
	- Em tâm đắc với vấn đề nào nhất? Vì sao?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Giáo viên nhận xét chung chất lượng bài làm của học sinh , nhắc nhở học sinh tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về địa phương.
	- Nắm nội dung bài .
	- Soạn bài tiếp theo : Biên bản .
 ______________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 14 tháng 4 năm 2007
Ngữ văn. bài 28. Tiết 144
Tập làm văn:
Trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
	1. Kiến thức :
 	 - Nhận ra những ưu , nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
	2. Kĩ năng:
 	 - Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 6 , thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học .
	3. Thái độ:
 	 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : 
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 + Tập bài của học sinh
	- HS: Xem lại lý thuyết văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
C. Tiến trình dạy - học :
	1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số .
	2. Kiểm tra :
	3. Bài mới :
 I. Đề bài .
	- GV chép lại đề lên bảng ( Tiết 134,135 )
 	- GV nêu yêu cầu của đề theo tiết 134,135.
	II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm :
	- Đa số học sinh hiểu đề , đáp ứng những yêu cầu chính của đề bài.
	- Hiểu được vẻ đẹp mộng mơ , ý nghĩa bài Mây và sóng.
	- Cảm nhận được những giá trị của bài thơ Viếng Lăng Bác .
	- Bố cục bài tương đối hợp lí , luận điểm đưa ra chặt chẽ , rõ ràng .
	- So với bài Tập làm văn số 6 , cách xác định yêu cầu của đề thể hiện trong bài viết tương đối đúng , sát hơn ; luận điểm rõ ràng hơn , dẫn chứng có chọn lọc hơn.
	- Một số bài có ý thức nêu luận điểm và phân tích theo hệ thống luận điểm, lời văn trong sáng, chú ý yếu tố cảm xúc ( số bài như vậy không nhiều: Dịu, Thoáng)
	- Một số bài khá: Dịu, Nhung, Thảo, Thái, Thoáng
2. Nhược điểm :
	- Một số bài viết chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài , đặc biệt là đề 1. Do vậy , một số bài làm đi vào phân tích toàn bài thơ ( đề không yêu cầu) .
	- Do chưa hiểu kĩ đề nên xây dựng luận điểm ở một số bài chưa chặt chẽ , cân xứng , chưa khai thác hết ý nghĩa của hình ảnh , chi tiết , toàn bài.
 - Vẫn còn mắc lỗi diễn đạt , hệ thống kiến thức còn hạn chế.
	- Vẫn còn một số bài viết sai chính tả, chữ viết rất cẩu thả: Uý, Kênh, Trưởng, Trọng, Mạnh, Đức, Tùng
	- Một vài bài vẫn còn hiện tượng gạch đầu dòng khi làm bài
	- Chữ viết báo động: Uý, Trưởng, Công
	- Một số bài còn hạn chế nhiều: Việt Anh, Công, Mạnh, Kênh, Thắng, Đức, Trang
	III. Chữa lỗi cụ thể
STT
Tên học sinh
Nội dung sai
Lỗi sai
Sửa lại
1
Ngân
Người mất đi để lại cho nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng.
Câu
Người mất đi để lại cho nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng niềm thương nhớ khôn nguôi.
2
Công
Với tấm lòng nhớ thương của Viễn Phương dành cho Bác Hồ.
Câu
Với tấm lòng nhớ thương da diết, Viễn Phương dành đã sáng tác bài thơ này.
3
Trưởng
Khi từ miền nam xa xôi đến thăm bác
Câu, chính tả
Khi từ miền Nam xa xôi đến đây, Viễn Phương nhìn thấy hình ảnh hàng tre quanh lăng Người.
4
Trọng
Bác nằm trong cái hòm pha lê
Dùng từ
Bác như đang nằm ngủ rất bình yên.
5
Việt Anh
chọn đời hi xinh, bông hoa dất đẹp
Chính tả
trọn đời hi sinh, bông hoa rất đẹp.
6
Mai
Bác nằm mãi mãi không bao gờ dậy nữa.
Diễn đạt
Bác đã đi xa mãi mãi
7
Mạnh
Bầu trời sanh vĩnh cửu
Dùng từ, chính tả
Bầu trời xanh vĩnh hằng
8
Thắng
 Mai về dồi mà lòng sao suyến muốn làm cây bên đường.
Diễn đạt, chính tả
Mai về Nam mà lòng xao xuyến không nguôi. Muốn dưdợc mãi mãi ở bên Người.
	IV. Trả bài - gọi điểm
Điểm < 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
% trên TB
	Bước 4. Củng cố:
	- Đọc một bài khá, một bài yếu
	- Yêu cầu học sinh sửa chữa.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Nắm nội dung bài . Giữ bài kiểm tra cẩn thận.
	- Soạn bài tiếp theo : Biên bản .
__________________________________________________________
Thứ bảy ngày 14 tháng 4 năm 2007
	Ngữ văn. bài 28. Tiết 145
Biên bản
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
	1.Kiến thức, kĩ năng :
 	 - Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống .
	- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 
	2. Thái độ:
 	 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
	1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Trong chương trình lớp 7,8 em đã học những văn bản hành chính nào?
	3. Bài mới :
? Em hiểu biên bản là gì?
? Biên bản dùng để làm gì?
Giáo viên nêu câu hỏi , học sinh trả lời .
? Viết biên bản để làm gì ?
? Biên bản ghi lại những sự việc gì ?
? Yêu cầu của một biên bản là gì ?
? Hãy nêu VD cụ thể về các loại biên bản đã gặp trong cuộc sống ?
? Biên bản gồm những mục nào , chúng được sắp xếp ra sao ?
? Điểm giống và khác nhau của 2 loại biên bản ?
? Những mục không thể thiếu trong một biên bản ?
GV cho học sinh rút ra nhận xét về cách thức viết biên bản qua các mục đã nêu ở phần ghi nhớ ( sgk).
? Hãy lựa chọn các tình huống viết biên bản trong các trường hợp ?
I. Khái niệm biên bản:
- Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt dộng của cơ quan, trường học, tổ hcức chính trị - xã hội.
- Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu dùng làm chứng cớ, làm cơ sở để xem xét, kết luận .
- Biên bản thuộc loại văn bản hành chính có tính quí ước cao
- Biên bản thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
II . Đặc điểm của biên bản.
1. Ví dụ , nhận xét.
- Học sinh đọc thầm 2 biên bản ở phần 1 sgk.
- Ghi chép sự việc.
+ Biên bản 1: Ghi lại thành phần tham dự, nội dung, diễn biến một cuộc hpọ chi bộ
+ Biên bản 2: Ghi lại thành phần tham dự, nội dung, diễn biến một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho ngươi fvi phạm sau khi đã xử lý
- Yêu cầu :
Về nội dung:
+ Số liệu sự kiện phải chính xác , cụ thể 
+ Ghi chép trung thực , đầy đủ , không suy diễn chủ quan , thủ tục chặt chẽ.
+ Lời văn ngắn gọn , chính xác, đơn nghĩa.
Về hình thức:
+ Viết đúng mẫu qui định
+ Khong trang trí hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung biên bản.
- Một số biên bản thường dùng trong cuộc sống:
+ Biên bản bàn giao công tác
+ Biên bản Đại hội Đội, đại hội chi đoàn..
+ Biên bản kiểm kê
+ Biên bản vi phạm luật an toàn giao thông...
+ Biên bản về sự vụ mất xe đạp.
II . Cách viết biên bản.
- Học sinh nêu các mục của biên bản.
- Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản ; khác nhau về nội dung cụ thể.
- Những mục không thể thiếu :
Quốc hiệu , tiêu ngữ ( đối với biên bản sự vụ , hành chính) , tên biên bản , thời gian , địa điểm , những người tham dự , diễn biến và kết quả sự việc , họ tên và chữ kí của những người có trách nhiệm ( chủ tọa , thư kí hoặc đại diện cho các bên ).
III. Ghi nhớ : sgk
IV.Luyện tập :
Bài tập 1: 
- Học sinh thảo luận , nhắc lại các trường hợp cần viết biên bản , mục đích của việc viết biên bản .
 trường hợp cần viết biên bản : a , c, d .
 Bài tập 2: 
 - GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị
	Bước 4. Củng cố:
	- Nêu yêu cầu khi viết biên bản?
	- Có những loại biên bản nào thường sử dụng trong đời sống?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Gv hướng dẫn học sinh làm BT 2 ở nhà , chuẩn bị trước cho giờ luyện tập tiếp theo.
	- Nắm nội dung bài .
	- Soạn bài tiếp theo : Rôbinxơn ngoài đảo hoang 
_______________________________________________________________________________	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_____________________________________________________________________________.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc