Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 31

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 31

Văn bản: Bố của Xi - Mông

 G. Mô-pat-xăng

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học giúp học sinh:

 - Cảm nhận cảnh ngộ đáng htương của mẹ con cậu bé Xi - Mông, lòng hào hiệp của bác thợ rèn Phi Líp

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày .......tháng 4 năm 2008
	Ngữ văn. Bài 30. Tiết 151
Văn bản: Bố của Xi - Mông
	G. Mô-pat-xăng
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Cảm nhận cảnh ngộ đáng htương của mẹ con cậu bé Xi - Mông, lòng hào hiệp của bác thợ rèn Phi Líp
	- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS đọc chú thích sgk 
? Nêu vài nét về tác giả?
HS đọc tóm tắt sgk
HS đọc từng đoạn
? Có thể chia văn bản thành mấy phần?
GV giới thiệu đoạn văn bản trước đó.
? Cảnh tượng gì diễn ra trước mắt Xi- mông khi em ở bờ sông?
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng đó?
? Cảnh tượng ấy tạo cho Xi - mông tâm trạng gì? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
?
 Những chi tiết về một em bé đẫm nước mắt, lang thang một mình nơi bãi sông, thèm ngủ trên bãi cỏ gợi cho em hình dung gì về số phận của em?
? Tìm chi tiết miêu tả Xi - mông trong trò chơi với chú nhái bén?
? Em có nhận xét gì nhân vật Xi - mông qua chi tiết này?
? Niềm vui thoáng qua, Xi - mông trở về với tâm trạng cũ, chi tiết nào miêu tả điều này?
? Em hình dung tâm trạng Xi - mông lúc này như thế nào?
? Về đến nhà tâm trạng Xi - mông ra sao? Tìm chi tiết cụ thể?
? Khi có bố, tâm trạng Xi - mông như thế nào?
? Em nhận xét gì về điều này?
? Từ đó, em hiểu tình yêu thương của cha mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với con cái?
? Theo em ai là người có lỗi trước những đau khổ và bất hạnh của Xi - mông?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Guy đơ Môpat xăng ( 1850 - 1893) là nhà văn Pháp.
- Tác phẩm: Gồm có hơn 300 truyện ngắn và một số tiểu thuyết.
2. Văn bản
- Là một đoạn trích trong truyện ngắn cùng tên của ông.
3. Tóm tắt tác phẩm: sgk
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý: 1,3,5,8.
2. Bố cục
* Căn cứ vào các sự việc có thể chia văn bản thành 4 phần:
- Từ đầu đến khóc hoài: Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông.
- Tiế theo đến một ông bố: Xi mông gặp bác Phi líp
- Tiếp theo đến bỏ đi rất nhanh: Bác Phi líp đưa Xi mông về.
- Còn lại: Ngày hôm sau ở trường
* căn cứ vào nhân vật chính có thể chia làm hai phần:
- Từ đầu đến chỉkhócc hoài: Nỗi khổ của Xi - mông
- Còn lại: Xi -mông được giải thoát khỏi nỗi đau khổ.
3. Phân tích
a) Nhân vật Xi - mông
...trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương....
 cảnh tượng cao rộng, trong sáng, ấm áp.
- Tâm trạng Xi mông: có những phút giây khoan khoái thèm được ngủ ở đây...
 Một em bế cô độc và đáng thương.
....em đuổi theo, vồ hụt nó ba lần liền...cuối cùng em tóm được hai chân sau...bật cười nhìn con vật giãy giụa...
 Xi - mông ngây thơ hồn nhiên và đáng yêu.
...buồn vô cùng, em lại khóc...người em rung lên..quỳ xuống., đọc kinh...cơn nức nở lại kéo đến...
Xi - mông đau đớn tủi cực, buồn chán đến tột cùng
- con muốn nhảy xuống sông....
nếu bác không muốn ( làm bố cháu) cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông,...
 Nỗi đau đớn vì không có bố đã khiến Xi - mông có những ý nghĩ toạ bạo và tiêu cực.
- Khi bác Phi líp nhận là bố: 
....Xi mông quát vào mặt nó ( người bạn đã trêu Xi - mông) ....không trả lời, một mực tin tưởng và thách thức chúng...
 Xi - mông đã trở nên vững vàng, mạnh mẽ với niềm tin tuyệt đối vào người bố. Em kiêu hãnh vì có bố.
* Tình yêu thương của cha mẹ và một mái ấm gia đình đầy đủ sẽ tạo cho con trẻ niềm tin, sức mạnh, sự kiêu hãnh vì được che chở.
- HS thảo luận: 
+ Đám bạn đùa ác ý
+ Những người lớn tuổi đã xa lánh mẹ con em
+ Người đàn ông đã bỏ rơi mẹ Xi - mông...
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
	- Tóm tắt truyện ngắn Bố của Xi - mông?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. nắm chắc nội dung.
	- Soạn tiếp phần còn lại.
 _______________________________________________________________
Thứ ba ngày ....... tháng 4 năm 2008
	Ngữ văn. Bài 30 . Tiết 152
Văn bản: Bố của Xi - mông
	G. Môpat xăng
	A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài họch giúp học sinh:
	- Cảm nhận được tấm lòng đôn hậu của bác Phi líp; cái nhìn nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật chi Blăng sốt.
	- Giáo dục học sinh thái độ sống nhân hậu, độ lượng,cảm thông và chia sẻ với nhữngngười xung quanh.
	- Rèn kĩ năng đọc và phân tích truyện.
	B. Chuẩn bị
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Tóm tắt nội dung truyện ngắn Bố của Xi - mông?
	- Nêu nhận xét của em về nhân vật cậu bé Xi - mông?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? GV giới thiệu về nhân vật chi Blăng sốt.
? Chị Blăng sốt được miêu tả quả những chi tiết nào?
? Căn nhà của hai mẹ con chị được miêu tả như thế nào?
? Những chi tiết ấy cho em nhận xét gì về cuộc sống và con người chị Blăng sốt?
? Khi nghe con nói lí do bị đánh thái độ của chị ra sao?
? Từ đó, em thấy chi Blăng sốt là con người như thế nào?
? Nhân vật bác Phi líp được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Những chi tiết này gợi cho em cảm nhận gì về bác Phi líp?
? Gặp Xi - mông trong lúc em đau khổ và tuyệt vọng, bác Phi líp đã làm những gì?
? Những chi tiết này gợi cho em hiểu thêm điều gì về Phi Líp?
? Trên đường dẫn Xi - mông về nhà bác Phi líp đã nghĩ gì về chị Blăng sốt? Nêu nhận xét của em về suy nghĩ này?
? Khi nghe lời đề nghị của Xi - mông, bác Phi Líp đã hành động như thế nào?
? Em hiểu như thế nào về hành động đó?
? Bác Phi líp bỗng trở thành bố của Xi - mông. Theo em vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng rất khó khăn này?
? Em mong ước điều gì cho người con người như bác Phi líp và mẹ con Xi - mông?
? Vậy, ý nghĩa cơ bản của văn bản là gì?
HS đọc ghi nhớ sgk
? Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn này là gì?
? Từ đó, giúp em hiểu gì về các nhân vật?
? Theo em, qua câu chuyện tác giả muốn gửi gắm tình cảm thái độ gì?
3. Phân tích
b) Nhân vật chị B lăng sốt
- Nghe đồn là người con gái đẹp nhất vùng...
....thiếu phụ cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị trước cửa nhà mình....
...ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ...
 Nghèo nhưng nề nếp, gọn gàng và sống nghiêm túc.
...hai má đỏ bừng, tê tái đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã rơi....dựa vào tường...hai tay ôm ngực....
đau đớn, xót xa, tủi hổ
 Blăng sốt là người phụ nữ đã từng lầm lỡ, chịu nỗi đau đớn về tinh thần nhưng là người phụ nữ đức hạnh, bản chất tốt rất đáng trân trọng.
c) Nhân vật bác Phi líp
- Cao lớn, râu tóc quăn đen..nhìn em vẻ nhân hậu....bàn tay chắc nịch....
 Là người lao động khoẻ mạnh, hiền lành và nhân hậu.
- Hỏi: có điều gì làm cháu buồn phiền thế....
- An ủi: đừng buồn nữa...về nhà mẹ ....cháu đi với bác đi...người ta sẽ cho cháu một ông bố....
....người lớn tay dắt đứa bé và lại mỉm cười...
Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ nỗi đau của người khác.
- Thái độ trước khi đến gặp chi Blăng sốt: chẳng khó chịu...
 Hiểu và cảm thông với nỗi bất hạnh của chị. 
- Khi Xi - mông đề nghị: cười đáp, coi như chuyện đùa...
....nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em, sải bước dài, bỏ đi rất nhanh.
Bảy tỏ tình cảm thương mến, sẵn sàng che chở, bảo vệ cho những người yếu đuối như mẹ cọn Xi Mông. Bác Phi líp trân trọng chị Blăng sốt.
 Là người tử tế, có lòng vị tha, có tính hào hiệp.
- HS thảo luận để trình bày ý kiến của mình.
III. Ghi nhớ: sgk - 144
IV. Luyện tập
1. Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói đối thoại sinh động chân thực.
2. Tính cách nhân vật hiện lên rõ nét.
- Xi-mông: hồn nhiên, quyết liệt trong tính cách
- Chị Blăng sốt đoan trang, yếu đuối
- Bác Phi líp nhân hậu, chân thành.
3. Thái độ của tác giả: lên án sự bội bạc đối với con người; đề cao con người và tâm lòng nhân ái vị tha.., đồng thời nhắc nhở, mong muốn mọi người hãy rộng lượng thông sẻ chia với nỗi bất hạnh của người khác.
	Bước 4: Củng cố
	- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện?
	- Nêu nhận xét của em về nhân vật chị Blăng sốt và bác Phi líp?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. nắm vững nội dung.
	- Soạn bài Con chó Bấc
 ______________________________________________________________
Thứ tư ngày........tháng 4 năm 2008
	Ngữ văn. bài 30. Tiết 153
Văn : Ôn tập về truyện
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Ôn tập, củng cố kiến htức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại và nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 9
	- Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện vàtình huống truyện...
	- Rèn kĩ năng tổng hợp phân tích hệ thông hoá kiến thức.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
	- Kể tên các tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9?
	Bước 3: Bài mới:
	I. Thống kê các tác phẩm truyện hiện đại trong chương trình.
	- HS trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà.
	- GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung ( nếu thiếu).
	II. Các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam sau cách mạng tháng tám 1945
STT
Tên truyện - tác giả
Năm sáng tác
Hoàn cảnh lịch sử
Giá trị về nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Kháng chiến chống Pháp
Tình yêu làng, tình yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ trong tâm lý một nông dân
STT
Tên truyện - tác giả
Năm sáng tác
Hoàn cảnh lịch sử
Giá trị về nội dung
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Những con người lao động thầm lặng, không quản ngại khó khăn, kiên trì cống hiến cho đất nước ( tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên)
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Kháng chiến chống mỹ quyết liệt ở cả hai miền nam bắc.
Tình cảm cha con sâu nặng tha thiết trong hoàn cảnh éo le do chiến tranh đem lại.
4
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1970
Kháng chiến chống Mỹ (trên tuyến đường Trường Sơn)
Những cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, lãng mạn, lạc quan ở một cao điểm ác liệt trên đường Trường Sơn - thế hệ trẻ Việt Nam.
5
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Đất nước thống nhất, bắt đầu phong trào đổi mới .
Những suy nghĩ chiêm nghiệm của con người về cuộc đời, gia đình, tình cảm quê hương.
	III. Những nét nổi bật về nghệ thuật
STT
Tên truyện
Ngôi kể
Tác dụng của
ngôi kể
Tình huống truyện
1
Làng
Ngôi số 3
Không gian truyện được mở rộng là tăng tính khách quan của câu chuyện.
Tin đồn làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian đã khiến ông Hai dằn vặt, đấu tranh tư tưởng và bộc lộ tình cảm yêu nước sâu sắc thiết tha.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Ngôi số 3
( ông hoạ sĩ là trọng tâm của lời kể)
Không gian truyện được mở rộng, tăng tính khách quan cho câu chuyện.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ của ba nhân vật : anh thanh niên, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn
3
Những ngôi sao xa xôi
Ngôi số 1
( Phương Định)
Câu chuyện trở nên gần gũi, chân thuực qua cái nhìn và giọng điệu của người kể chuyện cũng là người chững kiến và là nhân vật trong truyện
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị thương.
Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm
4
Chiếc lược ngà
Ngôi số 1
Câu chuyện chân thực, cảm động qua cái nhìn và cách đánh giá của nhân vật
Ông Sáu về thăm con sau tám năm đi xa nhưng đứa trẻ không nhân cha. Đến lúc nhận ra cha thì phải chia tay và đó là lần chia tay cuối cùng ( ông Sáu hi sinh)
5
Bến quê
Ngôi số 3
Không gian truyện được mở rộng hơn, tăng tính khách quan cho câu chuyện
Một người đi khắp nơi trên trái đất nhưng cuối đời bị bệnh nặng , muốn đặt chân lên mảnh đất ngày tầm nhìn từ cửa sổ nhà mình mà không được...
	IV. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Nêu đánh giá khái quát nhất của em về những giá trị nổi bật được phản ánh trong các tác phẩm văn học Việt Nam( phần truyện) từ sau cách mạng tháng Tám 1945?
? Nhận xét về các nhân vật được phản ánh trong các tác phẩm truyện?
? Nêu những nét chung về tính ncách của những nhân vật này?
? Phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng Tổ Quốc?
1. Đánh giá khái quát
- Các tác phẩm đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao:
+ Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Tinh thần yêu nước, chiến đấu hi sinh vì độc lập và thống nhất đất nước.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội: với những suy nghĩ trải nghiệm đời sống một cách chân thực sinh động.
2. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam
- Họ là những con người từ mọi tâng lớp trong xã hội: nông dân, bộ đội, cán bộ, kĩ sư, thanh niên .....
+ Những nét tính cách chung: Yêu quê hương đất nước, trung thực ,dũng cảm, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của đất nước.
3. Học sinh tự nêu cảm nghĩ
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc đoạn văn đã viết ?
	Bước 5; Hướng dẫn về nhà
	- Tóm tắt lại nội dung các truyện ngắn Việt Nam.
	- Nắm chắc nội dung.
	- Soạn bài Con chó Bấc
 _______________________________________________________________
Thứ bảy ngày ....... tháng 4 năm 2008
	Ngữ văn. bài 30. Tiết 154
Tiếng Việt: Tổng kết về ngữ pháp
	A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Hệ thống hoá kiến thức đã học về việc sử dụng các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau.
	- Luyện tập để rèn kĩ năng về những nội dung đã ôn tập.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của tiết học
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Kể tên các dấu câu đã học? đặt một câu làm ví dụ và phân tích dấu câu?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Xác định các câu rút gọn? 
? Câu nào là bộ phận in đậm của câu trước tách ra?
? Tác giả tách câu như vậy để làm gì?
? Biến đổi các câu thành câu bị động?
? Xác định câu nghi vấn?
? Xác định câu cầu khiến?
? Câu nói của anh Sáu có hình thức gì?
? Anh Sáu dùng nó để làm gì?
? Chỗ nào trong lời kể xác nhận điều đó?
1. Trong giao tiếp, người ta thường có những câu nói như sau: Cậu là đàn ông cơ mà, Tiền bạc chỉ là tiền bạc, Chó sói vẫn là chó sói...
- Người nói vi phạm phương châm về lượng vì không có thêm thông tin cụ thể cho lới nói.
2. Các từ cốc, chậu trong các trường hợp sau đây có hiện tượng chuyển loại không? Vì sao?
3. Cho câu tục ngữ: Con dại cái mang
hãy phát triển thành những câu ghép có cặp quan hệ từ?
III. Biến đổi câu:
Bài tập 1: Câu rút gọn
- Quen rồi
- Ngày nào ít: ba lần.
Bài tập 2: Các câu vốn là bộ phận được tách ra từ câu trước :
- Và làm việc có khi suốt đêm.
- Thường xuyên.
- Một dấu hiệu chẳng lành.
Tác giả tách câu như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
Bài tập 3: sgk
a) Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm.
b) Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua khucá sông này.
c) Những ngôi đền ấy được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước .
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
Bài tập 1: sgk - 150
- Ba con, sao con không nhận? ( Hỏi)
- Sao con biết là không phải? ( Hỏi)
Bài tập 2: sgk - 150
a) ở nhà trông em nhá!( Ra lệnh)
- Đừng có đi đâu đấy!( Ra lệnh)
b) Thì má cứ kêu đi ( Yêu cầu)
- Vô ăn cơm( mời)
Bài tập 3: sgk - 151
- Câu nói của anh Sáu có hình thức câu nghi vấn. Anh Sáu dùng nó để bộc lộ cảm xúc.
" Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay...........hét lên"
IV. Luyện tập bổ sung
1.- Người nói vi phạm phương châm về lượng vì không có thêm thông tin cụ thể cho lới nói.
- Hàm ý: 
+ Cậu cần phải mạn bạo, vị tha, quyết đoán...
+ Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, nó không quan trọng hơn nhiều thứ khác...
+ Bản tính đốc ác không thay đổi...
2. - Hiện tượng chuyển loại:
+ Cốc, chậu trong câu a dùng để chỉ đồ vật làm bằng thuỷ tinh, nhôm, sắt nhựa....( danh từ chỉ sự vật đi với loại từ cái đứng trước nó)
+ Cốc, chậu trong câu b dùng để chỉ vật chất là nước đựng trong đồ vật...( là danh từ chỉ đơn vị vì đi với danh từ chỉ sự vật )
3. 
- Khi con dại thì cái phải mang
- Vì con dại nên cái phải mang
- Bởi vì con dại cho nên cái phải mang
- Nếu con dại thì cái phải mang...
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại những yêu cầu chính đã ôn tập?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Viết đoạn văn với đề tài tự chọn? Xác định các kiểu câu các thành phần các từ loại?
 ___________________________________________________________
Thứ bảy ngày ......... tháng 4 năm 2008
	Ngữ văn. bài 31. Tiết 155
Kiểm tra phần truyện
Thời gian: 45 phút
	A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài họch giúp học sinh:
	- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn 9.
	- Rèn kĩ nanưg phân tích tác phẩm truyện.
	B. Chuẩn bị: Học bài, nắm chắc các nội dung đã học, đã ôn.
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: Có đề bài kèm theo
	II. Yêu cầu:
	Câu 1: 
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Ngôi kể
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyên Quang Sáng
Nguyễn Minh Châu
Lê Minh Khuê
1948
1970
1966
1985
1970
3
3
1
3
1
	Câu 2: Tình huống truyện trong Chiếc lược ngà:
	Ông Sáu về thăm vợ con sau 8 năm xa cách, con gái kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận ra thì phải chia tay. Ông Sáu ra trận, hi sinh mà không được gặp lại con thêm một lần nữa.
	Câu 3: Nêu cảm nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua 3 nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi: 
	- Những cô gái thanh niên xung phong để lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp:
	+ Khâm phục tinh thần dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm.
	+ Trân trọngtình cảm tốt đẹp trong đời sống hàng ngày: tinh thần lạc quan , tình yêu cuộc sống
	+ Yêu quí nét nữ tính trong mỗi nhân vật; dù cuộc sống ác liệt đầy hiểm nguy vẫn không đánh mất vể đnág yêu đó.
	III Biểu điểm:
Câu 1: 2 điểm
Câu 2: 3 điểm
Câu 3: 4 điểm
Trình bày sạch đẹp khoa học: 1 điểm
	IV. Học sinh làm bài trong 45 phút
	Bước 4: Củng cố
	- Thu bài, nhận xét về giờ làm bài.
	Bước 5; Hướng dẫn về nhà
	- Tiếp tục ôn tập
______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc