Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012

I. Phần Văn

1.Thống kê các văn bản được học ở học kì một lớp 9 theo từng chủ đề:

- Các văn bản nhật dụng

- Truyện trung đại VN

- Thơ Việt Nam hiện đại

- Truyện Việt Nam hiện đại

TT Tên VB Tác giả Thể loại Năm sáng tác Nội dung Nghệ thuật

2. Đọc thuộc lòng các bài thơ VN hiện đại đã học và nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

3.Tóm tắt cốt truyện, nêu tình huống và ý nghĩa của các truyện ngắn:

- Làng- Kim Lân.

- Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.

- Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng

4. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong 2 bài thơ: “Đồng chí “và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

5. Tâm sự của người lính trong bài thơ '' Ánh trăng'' của Nguyễn Duy ?

6.Tính cách của nhân vật ông Hai được bộc lộ như thế nào qua tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân?

7. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn '' Lặng lẽ Sa Pa'' của Nguyễn Thành Long.

8. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ở truyện “Chiếc lược ngà” của NQS.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2011
Tuần: 16	
Đề cương ôn tập học kì I
Môn Ngữ văn 9
Năm học 2011 - 2012
I. Phần Văn
1.Thống kê các văn bản được học ở học kì một lớp 9 theo từng chủ đề:
- Các văn bản nhật dụng
- Truyện trung đại VN
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Truyện Việt Nam hiện đại
TT
Tên VB
Tác giả
Thể loại
Năm sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
2. Đọc thuộc lòng các bài thơ VN hiện đại đã học và nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
3.Tóm tắt cốt truyện, nêu tình huống và ý nghĩa của các truyện ngắn:
- Làng- Kim Lân.
- Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.
- Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
4. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong 2 bài thơ: “Đồng chí “và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
5. Tâm sự của người lính trong bài thơ '' ánh trăng'' của Nguyễn Duy ?
6.Tính cách của nhân vật ông Hai được bộc lộ như thế nào qua tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân?
7. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn '' Lặng lẽ Sa Pa'' của Nguyễn Thành Long. 
8. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ở truyện “Chiếc lược ngà” của NQS.
II. Phần tiếng Việt
1.Các phương châm hội thoại.
 a.Nhắc lại năm phương châm hội thoại
 +Phương châm về lượng .
 +Phương châm về chất.
 +Phương châm quan hệ.
 +Phương châm cách thức .
 +Phương châm lịch sự.
b.Trong năm phương châm hội thoại đã học những phương châm nào chi phối nội dung của hội thoại ,phương châm nào chi phối quan hệ giữa các cá nhân tham gia hội thoại.
c.Khi nào người tham gia hội thoại được phép không tuân thủ một hoặc một số phương châm hội thoại.
2. Hãy chỉ ra các từ ngữ xưng hô trong hội thoại ?
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
 a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp?
 b. Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp chúng ta phải tuân thủ thao tác nào?
 c. Lấy ví dụ một vài lời dẫn trực tiếp và chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
4. Sự phát triển của từ vựng.
a. Nêu các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt ?
b. Phân biệt phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ với phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? Cho Vd
c. Làm thế nào để phân biệt từ mượn tiếng Hán và từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu?
d. Theo em khi sử dụng từ mượn ta cần tuân thủ nguyên tắc nào?
5. Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Trau dồi vốn từ bằng những cách nào ?
6. Thế nào là thuật ngữ ? Thuật ngữ có đặc điểm gì?
7. Thống kê các phép tu từ từ vựng đã học:
TT
Phép tu từ
Khái niệm
Tác dụng
Các kiểu
8. Hãy chọn một số đoạn thơ ,đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
III. Phần tập làm văn
1. Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?Ngưòi ta thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn thuyết minh?
2. Thế nào là miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào? 
3. Viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
4. Giới thiệu về truyện ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ
5. Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm. 
6. Trong văn tự sự, người kể chuyện có vai trò gì ? Có mấy điểm nhìn trong văn bản tự sự?
7. Trong truyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân, tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách căng thẳng để nhân vật tự bộc lộ đời sống bên trong cũng như tình cảm và tư tưởng của mình.
 Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
8. Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Lỗ Tấn trong truyện ngắn '' Cố hương''.
9. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn cố hương của Lỗ Tấn thể hiện tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. 
10. Hãy đóng vai Thu trong truyện '' chiếc lược ngà '' để kể về người cha của mình trong lần về phép thăm nhà. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại.
Ngày soạn: 06/12/2011
Tuần: 16. Bài 16: Tiết : 77	Văn bản: cố hương
	Lỗ Tấn
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Có hiểu bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm : “Cố hương”.
*. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức:
Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
Những sáng tác nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
Kể và tóm tắt được truyện.
 3. Thái độ :
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng tình cảm cao đẹp. 
B. Chuẩn Bi:
	- GV: SGK - Tài liệu tham khảo - Bình giảng văn 9
	- HS: Soạn -Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Tháí độ và hành động của bé Thu khi anh Sáu về thăm nhà và khi anh chia tay ra chiến trường có sự trái ngược nhau nhưng vẫn nhất quán trong tính cách. Em hãy giẩi thích tại sao ?
2. Giới thiệu bài mới:
 	 Nỗi nhớ thương quê hương là một đề tài phổ biến. 
	 Hạ Tri Chương ngậm ngùi bẽ bàng “Thiếu tiểu li gia lão đại hồi ; Hương âm vô cải, mấn mao tồi; Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu Vấn : khách tòng hà xứ lai ?” Lý Bạch trĩu nặng nhớ thương “Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương”
 Còn Lỗ Tấn lại xót xa, tê tái vì cảnh quê, người quê.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
1. Trình bày ~ hiểu biết về tác giả.
- GV tóm tắt : 
 - Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Thời thanh niên ông từng học nhiều nghề như hàng hải, khai mỏ, nghề y mong muốn đem kiến thức khoa học giúp nước, giúp dân. Nhưng ông nhận thức rằng sự dốt nát, ngu muội là căn bệnh nguy hiểm nhất cần chữa đầu tiên, ông chuyển sang viết văn nhằm thức tỉnh, cải tạo đầu óc ngu muội và hèn nhát của quần chúng.
 - Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh nhưng bên trong sôi sục nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh. 
 - Là truyện ngắn tiêu biểu rút trong tập gào thét (1923). Lỗ Tấn phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường của nông dân trong toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.
- Về nước ông vừa viết văn vừa dạy đại học 1926 dạy đại học Bắc Kinh.
- Ông là nhà văn c/m nổi tiếng ở T.Quốc.
-1936 ông qua đời ở Thượng Hải. Quan tài ông được phủ 1 lá cờ thêu 3 chữ “Dân tộc hồn” có hàng nghìn người đi đưa tang ông.
 Hoạt động 2 
 GV : Đọc và tìm hiểu nội dung bài học phần in chữ to. 
 Chú ý giọng: buồn, hơi bùi ngùi khi kể, giọng ấp úng của Nhuận Thổ, giọng chua chát ở thím Dương
 GV cùng HS đọc 1 lượt nhận xét
Em hãy tóm tắt lại truyện ?
Hs tóm tắt cốt truyện
Sau 20 năm trời đi xa, tôi phải vượt qua 2000 dặm về thăm quê đang độ giữa đông. Về quê lần này là để dời quê đến sinh sống ở nơi ≠. Về quê tôi gặp lại mọi người, gặp NT người bạn cũ, con người ở cho gđ tôi, gặp lại NT giờ đã khác xưa... Cuộc chia tay đã đến ngôi nhà cũ xa dần, lòng tôi buồn " trong tâm trí tôi hiện lên h/ảnh mọi người nghĩ đến ngày mai.
? Truyện có ~ n/v nào? Nv trung tâm ? n/v chính ?
* Nhân vật
- N/v trung tâm “tôi”: vì các sự việc và n/v trong truyện đều được cảm nhận từ n/v tôi " làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
- N/v chính : Nhuận Thổ biểu hiện sự thay đổi sa sút của cố hương.
N/v tôi xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
? Nêu phg thức biểu đạt chính của tác phẩm. Ngoài ra còn sử dụng các phg thức nào ? Vì sao?
? Vì sao phương thức biểu cảm là quan trọng nhất ?
(Vì : + có nhiều yếu tố hồi ký
 + tác phẩm dùng ngôi 1 để biểu hiện t/cảm quan điểm ... nguyện vọng
 + ngay cả khi dùng các phg thức tình cảm sâu kín của tác giả vẫn thấm đậm tác phẩm. )
? Tác giả chọn ngôi kể nào để kể chuyện? tác dụng?
Ngôi 1_ dẫn dắt câu chuyện, biểu hiện tư tưởng t/cảm quan điểm, nguyện vọng...
? Có thể xem : Cố hương là một hồi ký k0 ? Vì sao ?
? Nhan đề Cố hương " quê cũ, làng cũ nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cs của mỗi người.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thuở nhỏ ông học giỏi " được tuyển sang Nhật học đại học " học Hàng hải " địa chất " y học " ông bỏ đại học chuyển sang viết văn.
- Lấy văn nghệ làm vũ khí để nâng cao T2 dân tộc.
- Sự nghiệp văn chương đồ sộ.
- N/v thường là ~ người bất hạnh " lôi hết bệnh tật để tìm cách chạy chữa.
2. Tác phẩm
a. Đọc VB.
b. Tóm tắt cốt truyện
b. Nhân vật
- N/v chính NThổ " biểu hiện sự thay đổi sa sút của làng quê. Sự thay đổi của NThổ đã tác động mạnh nhất đến tư tưởng n/v tôi.
- N/v trung tâm : tôi
+ Là đầu mối của toàn bộ câu chuyện có quan hệ với toàn bộ hệ thống n/v
+ Toát lên tư tưởng chủ đạo của tp.
c. Phương thức biểu đạt.
- Chủ yếu là phg thức tự sự : mạch kể có xen ~ đoạn hồi ức – với hiện tại.
- Ngoài ra
+ MT người, thiên nhiên, nội tâm n/v.
+ Biểu cảm (quan trọng)
+ Lập luận
+ Độc thoại, đối thoại
- Phương thức quan trọng : biểu cảm
d Thể loại
- Có nhiều đoạn chứa yếu tố hồi ký.
- Hồi ức về NThổ.
- N/v Nhuận Thổ là Nhuận Thuỷ có thật nguyên mẫu.
- Nhiều chi tiết trong tác phẩm là sự việc có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn : việc bán nhà, rời quê h/cảnh gia đình...
* Cố hương có vai trò hư cấu trong sáng tạo Nthuật.
- N/v tôi ko nên đồng nhất với Lỗ Tấn.
- 20 năm đã có lần Lỗ Tấn về quê
- Người hướng dẫn bẫy chim là bố NT
" Tp là truyện ngắn có yếu tố hồi ký.
D. Dặn dò 
 Đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc nội dung bài học.
	Chuẩn bị tiết sau học tiếp.
 *Rút kinh nghiệm giờ dạy: ...........................................................................................................................................................................
************************************************
Ngày soạn: 06/12/2011
Tuần: 16. Bài 16: Tiết : 78	Văn bản: cố hương
	Lỗ Tấn
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Có hiểu bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm : “Cố hương”.
*. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức:
Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
Những sáng tác nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
Kể và tóm tắt được truyện.
 3. Thái độ :
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng tình cảm cao đẹp. 
B. ...  độc thoại nội tâm 
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản ?
 Tham khảo : Làng – Kim Lân
 “Mụ chủ nhà chép miệng ...... biết đâu người ta chứa bố con ông bây giờ ?”.
 Hoạt động 2
: Người kể chuyện 
- Tìm hai đoạn văn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ?
 + Truyện Chiếc lược ngà được kể lại theo lời người chứng kiến câu chuyện. Do đó người kể dùng ngôi thứ nhất, xưng tôi để kể.
 + Truyện Lặng lẽ Sa Pa được kể theo lời người dẫn chuyện, một người biết hết mọi chuyện nhưng dấu mình.
 + Truyện Cố hương được kể theo lời một nhân vật trong truyện và dùng ngôi thứ nhất để kể.
Hoạt động 3
Những yêu cầu về văn bản tự sự ở lớp 9- Các nội dung văn bản tự sự học ở lớp 9 khác gì so với nội dung đã học ở lớp dưới ?
GV định hướng
 + Văn tự sự là trọng tâm của chương trình ngữ văn 9 học kỳ I. Các nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao, thể hiện : 
 . Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, đọc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự
 . Yêu cầu về kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản.
 . Yêu cầu thấy được vai trò và vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, vai trò của đối thoại độc thoại, của việc thay đổi các hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào.
Hoạt động 4
Giải thích khái niệm
 - Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? 
 + Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Có văn bản chỉ có một phương thức biểu đạt không ?
GV định hướng
 + Không có. Do sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nên văn bản trở nên đa dạng trong cách biểu hiện.
Nội dung cần đạt
5- Câu hỏi 5 :
- Đối thoại 
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
6- Câu hỏi 6 :
- Ngôi kể 
- Người kể chuyện
- Vai trò của người kể chuyện
7- Câu hỏi 7 :
- Nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao.
- Hiểu sâu hơn về cách viết, cách thể hiện câu chuyện và nhân vật
8- Câu hỏi 8 : 
- Giúp cho người nghe hiểu biết về đối tượng. 
+ Vì các yếu tố đó chỉ là yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự.
D. Củng cố – Dổn dò 
- Nếu gặp đề văn tự sự trong đó sử dụng yếu tố thuyết minh thì giải quyết ntn ?
- Kể lại chuyện “ Chiếc lược ngà ” dưới ngôi kể của Thu cô giao liên trong đó có sử dụng yếu tố thuyết minh về cây lược.
*******************************************
Ngày soạn: 12/12/2011
Tuần: 17: Tiết : 83	 Ôn tập tập làm văn 
 (Kết hợp với ôn tập phần văn)
A. Mục tiêu cần đạt :
Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.
*. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vặn dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
B. Chuẩn Bi: 	- Hs ôn tập theo sgk.
- Lập bảng hệ thống.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính - GV treo bảng phụ ( sgk-220)
- HS:Kẻ bảng vào vở và đánh dấu vào ô trống ?
. Đại diện HS lên điền.
9- Câu hỏi 9 :
TT
Kiểu văn bản
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
T. Minh
Đ. hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
X
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
X
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
Hoạt động 2
-GV: Một số tác phẩm tự sự không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần. Tại sao bài tập làm văn tự sự của em phải đủ ba phần ?
Hoạt động 3
Vai trò tác dụng của kiến thức 
- Các kiến thức, kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng ?
 + Các hiểu biết về yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, các hiểu biết về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, ngôi kể.
 + TP Làng của Kim Lân : yếu tố đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận sẽ giúp ta hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước, quyết tâm đi theo kháng chiến ...
 + TP Lặng lẽ Sa Pa : ngôi kể, người kể chuyện giúp ta hiểu rõ hơn về tập thể những con người lao động mới : âm thầm cống hiến cho Tổ quốc một cách tự nguyện ... Yếu tố miêu tả cho tả hiểu hơn về chất trữ tình đậm đà của câu chuyện ...
Hoạt động 4
Vận dụng khi viết bài văn tự sự 
- Những kiến thức kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong viết bài văn tự sự ?
 + Đề tài, nội dung, cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc ...
10- Câu hỏi 10 :
- Bài của HS phải đủ vì đây là giai đoạn luyện tập kỹ năng cơ bản.
11- Câu hỏi 11 :
- Hiểu rõ đặc điểm nghệ thuật, từ đó hiểu sâu hơn nội dung TP tự sự
12- Câu hỏi 12 :
- Hiểu sâu hơn, cung cấp các mẫu sinh động để vận dụng sáng tạo khi làm bài văn tự sự.
D. Củng cố : 
- GV củng cố theo nội dung đã ôn tập
- Sự giống và khác nhau văn bản tự sự lớp 6,9
* Hướng dẫn về nhà 
- Nắm chắc kiến thức tập làm văn đã ôn tập
- Ôn tập kiến thức tập làm văn đã học giờ sau ôn tập ( tiếp)
 Ngày soạn: 18/12/2011
Tuần: 17: Tiết : 84	 Ôn tập tập làm văn
 (Kết hợp với ôn tập phần văn)
A Mục tiêu :
1. Kiến thức 
Giúp HS củng cố về thể loại văn tự sự.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng viết bài
3. Thái độ :
Có ý thức trau dồi kiến thức cảm thụ tác phẩm văn học thêm yêu bộ môn.
B. Chuẩn bị : 
 - GV hệ thống câu hỏi ôn tập
 + đề, dàn ý
 + Bài văn mẫu.
 - HS ôn tập lại nội dung
C. tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra : KT trong giờ.
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Lý thuyết.
GV: có phải văn bản tự sự nào cũng có một phương thức biểu đạt duy nhất?
GV: các phương thức đó có ý nghĩa gì?
GV: Nêu bố cục của bài văn tự sự?
* Hoạt động 2: Luyện tập .
GV đưa ra đề bài
GV: Đề bài thuộc thể loại gì?
- Kể về nội dung gì?
GV Nêu phần mở bài.
- Thân bài nêu vấn đề gì?
- Kết bài nêu vấn đề gì?
* Hoạt động 3: Thực hiện phần luyện nói .
- Hoạt động nhóm ( nhóm ngẫu nhiên)
. GV nêu yêu cầu
- Nhóm 1,2 phần mở bài
- Nhóm 3,4 phần thân bài
. Đại diện nhóm lên trình bày-> nhóm khác nhậ xét
.GV nhận xét,bổ xung đọc bài văn mẫu.
I.Lí thuyết:
* Các phương thức trong văn bản tự sự:
+ Miêu tả
+ Biểu cảm
+ Nghị luận
* Bố cục:
- 3 phần:+ Mở bài
 + Thân bài
 + Kết luận
II. Luyện tập:
1. Đề bài: Kể lại một việc làm tốt của em
2. Dàn bài:
* Mở bài:
- Giới thiệu được việc làm tốt
- Cảm xúc của bản thân đối với việc đó
* Thân bài:
- Diễn biến sự việc
+ Sự việc mở đầu
+ Sự việc diễn biến
+ Sự việckết thúc.
* Kết bài:
- Nêu kết quả sự việc
- ấn tượng của sự việc đó đối với bản thân
Bài mẫu(HS tham khảo)
 Đọc sỏch, tụi rất thớch một cõu núi của nhà văn người Úc: "Khụng cú gỡ là hoàn hảo, cú chăng chỉ là sự đề cao mà thụi". Đỳng, thử hỏi trong chỳng ta cú ai dỏm tự núi mỡnh chưa mắc
 lỗi dự chỉ một lần khụng?
 Tụi cũng vậy, cú lẽ tụi khụng thể quờn lỗi lầm mỡnh gõy ra hụm đú, khiến người tụi yờu quý nhất - mẹ tụi, buồn lũng...
 Hụm ấy, đất dỏt vàng ỏnh nắng, trời mỏt dịu, giú khẽ hụn lờn mỏ những người đi đường. Nhưng nú sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tụi khụng cú bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc khụng chịu ụn bài. Về nhà, tụi bước nhẹ lờn cầu thang mà chõn nặng trĩu lại. Tụi buồn và lo vụ cựng, nhất là khi gặp mẹ, người tụi núi rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
 Mẹ đõu biết khi mẹ lờn nhà ụng bà, ba đi cụng tỏc, tụi chỉ ngồi vào bàn mỏy tớnh chứ nào cú ngồi vào bàn học, bởi tụi đinh ninh rằng cụ sẽ khụng kiểm tra, vỡ tụi được mười điểm bài trước, nào ngờ cụ cho làm bài kiểm tra mười lăm phỳt. Chả lẽ bõy giờ lại núi với mẹ: "Con chưa học bài hụm qua" sao? Khụng, nhất định khụng.
 Đứng trước cửa, tụi bỗng nảy ra một ý "Mỡnh thử núi dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tụi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tụi từ trong bếp chạy ra. Nhỡn mẹ, tụi chào lớ nhớ "Con chào mẹ". Như đoỏn biết được phần nào, mẹ tụi hỏi: "Cú việc gỡ thế con"? Tụi đưa mẹ bài kiểm tra, núi ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, khụng tập trung làm bài được nờn viết khụng kịp”... Mẹ tụi nhỡn, tụi cố trỏnh hướng khỏc. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần ỏo rồi tắm rửa đi!”.
 Tụi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phũng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tụi tưởng chuyện như thế là kết thỳc, nhưng tụi đó lầm. Sau ngày hụm đú, mẹ tụi cứ như người mất hồn, cú lỳc mẹ rửa bỏt chưa sạch, lại cũn quờn cắm nồi cơm điện. Thậm chớ mẹ cũn quờn tắt đốn điện, điều mà lỳc nào mẹ cũng nhắc tụi. Mẹ tụi ớt cười và núi chuyện hơn. Đờm đờm, mẹ cứ trở mỡnh khụng ngủ được.
 Bỗng dưng, tụi cảm thấy như mẹ đó biết tụi núi dối. Tụi hối hận khi núi dối mẹ. Nhưng tụi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay núi cỏch khỏc, tụi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mỡnh. Sỏng một hụm, tụi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đờm vẫn đang chảy "rúc rỏch" trờn kẽ lỏ.
 Nhỡn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tụi đoỏn là mẹ mới chỉ ngủ được mà thụi. Tụi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mỡnh đọc thử xem". Nghĩ vậy, tụi lấy cuốn sỏch đú và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ụng trời đó giỳp tụi lấy cuốn sỏch đú để đọc cõu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
 Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đó gắn cho họ hai cỏi tỳi vụ hỡnh, một tỳi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, cũn cỏi tỳi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mỡnh, nờn con người thường khụng nhỡn thấy lỗi của mỡnh". Tụi suy ngẫm: "Mỡnh khụng thấy lỗi lầm của mỡnh sao?". Tụi nghĩ rất lõu, bất chợt mẹ tụi mở mắt, đi xuống giường. Nhỡn mẹ, tự nhiờn tụi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phũng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nút đề vài chữ.
 Mẹ tụi bước ra, tụi để mảnh giấy trờn bàn rồi chạy ự vào phũng tắm. Tụi đỏnh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sỏng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đó biến đõu mất, thay vào đú là một chiếc khăn thơm tỡnh mẹ và cốc nước cam. Tụi cười, nụ cười món nguyện vỡ mẹ đó chấp nhận lời xin lỗi của tụi.
 Đến bõy giờ đó ba năm trụi qua, mảnh giấy đú vẫn nằm yờn trong tủ đồ của mẹ. Tụi yờu mẹ vụ cựng, và tự nhủ sẽ khụng bao giờ để mẹ buồn nữa. Tụi cũng rỳt ra được bài học quý bỏu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ cú nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang cú, đú là tỡnh thương.
D. củng cố: 
- GV chốt lại ND bài
Đ. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Ôn tập lại toàn bộ phần tập làm văn.
- Ôn tập thi học kì 1.
- Soạn văn bản: Tập làm thơ 8 chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9Tuan 1617.doc