Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 6

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 6

 NGỮ VĂN. BÀI 6. TIẾT 26

Văn bản: Truyện Kiều CỦA Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của Truyện Kiều; từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn Việt Nam. Chuẩn bị cơ sở tốt để học sinh học các đoạn trích trong Truyện Kiều.

2. Tích hợp với phần văn ở hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân, với phần Tiếng Việt ở bài Thuật ngữ, với phần Tập làm văn ở bài Miêu tả trong văn tự sự.

3. Kĩ năng: Khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk, kể tóm tắt Truyện Kiều.

B. Chuẩn bị:

- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 Tập 1

 Truyện Kiều của Nguyễn Du.

 Một số lời bình về Nguyễn Du.

- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình dạy học:

Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích hồi thứ mười bốn ( Hoàng Lê nhất thống chí )

- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ?

- Nêu nhận xét của em về sự thất bại của bè lũ cướp nước và bán nước?

 Bước 3: Bài mới:

Đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là đại thi hào - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truỵen Kiều. Đây là một tác giả quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS - THPT. Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu. Lên lớp 10 các em sẽ được học sâu thêm. Trong bài học đầu tiên hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 6. Tiết 26
Văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của Truyện Kiều; từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn Việt Nam. Chuẩn bị cơ sở tốt để học sinh học các đoạn trích trong Truyện Kiều.
2. Tích hợp với phần văn ở hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân, với phần Tiếng Việt ở bài Thuật ngữ, với phần Tập làm văn ở bài Miêu tả trong văn tự sự.
3. Kĩ năng: Khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk, kể tóm tắt Truyện Kiều.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 Tập 1
 Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 Một số lời bình về Nguyễn Du.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình dạy học:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích hồi thứ mười bốn ( Hoàng Lê nhất thống chí )
- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ?
- Nêu nhận xét của em về sự thất bại của bè lũ cướp nước và bán nước?
 Bước 3: Bài mới:
Đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là đại thi hào - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truỵen Kiều. Đây là một tác giả quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS - THPT. Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu. Lên lớp 10 các em sẽ được học sâu thêm. Trong bài học đầu tiên hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Yêu cầu học sinh theo dõi phần I
? Điểm lại một số nét chính về thời đại Nguyễn Du?
? Nêu đặc điểm chính của văn học thời kì này?
Gọi học sinh đọc tiểu sử Nguyễn Du.
? Nêu những nét cơ bản về tác giả?
( HS tự nêu )
? Nguyễn Du có những tác phẩm nào nổi tiêng?
? Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?
GV giới thiệu thêm về giá trị sáng tạo của truyện.
- Dân gian quen gọi là Truyện Kiều.
- Câu chuyện cuộc đời Thúy Kiều xảy ra vào thế kỉ XVI - thời nhà Minh.
Gọi học sinh đọc phần tóm tắt văn bản.
? Nêu tên những phần chính trong tác phẩm?
? Tác phẩm có những giá trị nào nổi bật?
? Giá trị hiện thực được biểu hiện như thế nào?
? Thế nào được gọi là giá trị nhân đạo ?
? Điểm qua những thành tựu nghệ thuật chính của tác phẩm?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
? Tìm các câu thơ thể hiện các giá trị của Truyện Kiều?
- Cảm thương cho số phận người phụ nữ.
- Tố cáo xã hội bất công.
Theo dõi văn bản.
Hoạt động độc lập.
Dựa vào phần soạn bài để trả lời.
Đọc bài.
Hoạt động độc lập.
Kể tên những tác phẩm của Nguyễn Du.
Theo dõi văn bản.
Hoạt động độc lập.
Dựa vào phần soạn bài để tóm tắt.
Thảo luận nhóm để tập hợp thành những ý chính.
Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động độc lập.
Đọc ghi nhớ.
I. Nguyễn Du ( 1765 - 1820 )
1. Thời đại Nguyễn Du:
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực phong trào khởi nghĩacủa nhân dân nổ ra khắp nơi...
- Văn học đề cao chủ nghĩa nhân đạo, quan tâm đến quyền sống của con người.
2. Con người Nguyễn Du:
a. Tiểu sử: sgk
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm nên ông có vốn sống phong phú.
- Tư tưởng: Phù Lê, chống Tây Sơn, làm quan cho nhà Nguyễn.
- Là người hiểu biết sâu rộng và có tấm lòng nhân ái.
b. Sự nghiệp văn chương:
- Chữ Hán: + Thanh Hiên thi tập
 + Bắc hành tạp lục
 + Nam trung tạp ngâm
- Chữ Nôm: + Truyện Kiều
+ Văn chiêu hồn
+ Thác lời trải phường nón
+ Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.
II. Truyện Kiều
1. Lai lịch Truyện Kiều:
- Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - một nhà văn TQ đời nhà Thanh.
- Đây không phải là một tác phẩm dịch mà là một sáng tác thiên tài của Nguyễn Du.
- Tác phẩm còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh.
- Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát
2. Tóm tắt cốt truyện: Gồm ba phần:
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn viên.
3. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
- Bức tranh hiện thực sinh động về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Bọn tham quan ti tiện, bỉ ổi.
+ Bọn chủ chứa là đầu mối làm phẩm giá con người bị chà đạp
+ Tiền bạc làm đảo lộn trật tự xã hội.
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc:
- Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo.
- Cảm thương trước số phận bi thảm của con người.
- Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm..
- Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện.
- Nghệ thuật kể chuyện, tả cảnh ngụ tình, phân tích tâm lí nhân vật...
III. Ghi nhớ : sgk
IV. Luyện tập: 
- Câu thơ thể hiện các giá trị của Truyện Kiều:
Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Bước 4: Củng cố.
- Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du?
- Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều?
- Nêu những giá trị chính của tác phẩm?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc nội dung.
- Soạn bài: Chị em Thúy Kiều
 ___________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 6. Tiết 27
Văn bản: Chị em Thúy Kiều
 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- HS thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, cổ điển, qua đó thể hiện cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều: trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người.
2. Tích hợp với phần văn, tiếng việt và tập làm văn: tiếp tục thực hiện yêu cầu ở tiết 26; bổ sung: vận dụng bài học miêu tả trong văn bản tự sự.
3. Rèn kĩ năng đọc thơ , phân tích nhân vật bằng cách so sánh, đối chiếu.
B. Chuẩn bị: 
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình dạy học:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du?
- Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần?
- Trình bày những gia trị cơ bản của Truyện Kiều?
Bước 3: Bài mới
Giới thiệu bài: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên màngười đọc được thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương - hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai bức chân dung ấy.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Giới thiệu vị trí đoạn trích?
GV gọi học sinh đọc một đoạn.
Gọi hs khác nhận xét.
Gv đọc tiếp .
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
? Gọ học sinh đọc 4 câu thơ đầu.
? Chị em Thúy Kiều được giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Hãy giải nghĩa :
- ả tố nga:
- mai cốt cách
- tuyết tinh thần:
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả? Nêu tác dụng của cách miêu tả đó?
? Đọc những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân?
? Thúy Vân được tả qua những chi tiết cụ thể nào?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả Thuý Vân?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
? Chân dung Thúy Vân hiện lên như thế nào?
? Từ thua - nhường có dụng ý gì? Dự báo điều gì về tương lai của Thúy Vân?
Gọi học sinh đọc những câu thơ miêu tả Thúy Kiều.
? Thúy Kiều được miêu tả trên những khía cạnh nào?
? Tìm những chi tiết miêu tả Thúy Kiều?
? Cách tả Kiều có gì khác với cách tat Thúy Vân?
? Nêu ấn tượng của em về nhan sắc của Kiều?
? Tài năng của Kiều được kể ở những lĩnh vực nào?
- Giải nghĩa từ : hờn, ghen?
- Bản nhạc Bạc mệnh khóc thương cho số phận bất hạnh của con người.
? Kiều có những tài năng gì?
? Em có nhận xét gì về tài năng của Kiều?
? Từ ghen - hờn có dụng ý gì?
? Thái độ của thiên nhiên dự báo về điều gì trong cuộc đời của Kiều?
? Tại sao tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau? Nghệ thuật nào được sử dụng?
- Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ được miêu tả ở ngoại hình, vẻ đẹp của Thúy Kiều được miêu tả cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
Gọi học sinh đọc bốn câu thơ cuối.
? Những câu thơ này cho em hiểu gì về cuộc sống của chị em Thúy Kiều?
? Nội dung cơ bản nhất của văn bản là gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
? Những đặc sắc trong các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã được sử dụng trong đoạn trích?
? Học xong đoạn trích, em cảm nhận được thêm điều gì về chị em Thúy Kiều?
? Em cảm nhận gì về thái độ của tác giả?
Theo dõi chú thích.
Hoạt động độc lập.
Đọc văn bản.
Theo dõi chú thích.
Trả lời theo phần đã soạn bài .
Đọc bài
Tìm chi tiết 
Giải nghĩa dựa vào sgk.
Nhận xét
Tim chi tiết cụ thể trong văn bản.
Nhận xét
Thảo luận tự do
Thảo luận tự do
Đọc bài
Nhận xét.
Tìm chi tiết.
Thảo luận tự do
Giảinghĩa từ
Nhận xét.
Thảo luận nhóm
Hoạt động độc lập.
Thảo luận tự do
Đọc bài
Nhận xét
Thảo luận nhóm
Hoạt động độc lập.
Tự bộc lộ cảm nghĩ
I. Giới thiệu chung:
- Đoạn trích nằm ở phần I ( Gặp gỡ và đính ước ), từ câu 15 - 38.
- Tên đoạn trích là do người biên soạn đặt.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Chú ý chú thích: 1,2,9,10.
2. Bố cục: Chia làm 4 đoạn nhỏ
- 4 dòng đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều.
- 4 dòng tiếp theo: Chân dung Thúy Vân
- 12 dòng tiếp: Chân dung Thúy Kiều
- Còn lại: Cuộc sống của hai chị em.
3. Phân tích:
a. Giới thiệu chị em Thúy Kiều.
...hai ả tố nga
...mai cốt cách, tuyết tinh thần..
...mỗi người một vẻ...
Nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng
 Chị em Thúy Kiều có vóc dáng thanh tao, tâm hồn trong trắng
b. Chân dung Thúy Vân.
....trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, so sánh, đặc tả hình dáng bên ngoài .
Thúy Vân xinh đẹp, đoan trang, phúc hậu, tâm hồn thanh thản, hứa hẹn một tương lai êm ả hạnh phúc.
c. Chân dung Thúy Kiều.
- Nhan sắc: 
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Chỉ tả khái quát, dùng ước lệ, tượng trưng, điển cố
Kiều đẹp lộng lẫy, sắc sảo, có sức cuốn hút mạnh mẽ, là một trang tuyệt sắc.
- Tài năng:
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Tài làm thơ, vẽ, ca hát, soạn nhạc, chơi đàn : đa tài.
Tài năng hoàn hảo, tâm hồn chất chứa trắc ẩn. Cuộc đời Kiều chắc hẳn phải chịu nhiều bất hạnh đau khổ.
* Nghệ thuật đòn bẩy:Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. 
d. Cuộc sống của hai chị em.
Phong lưu rất mực hồng quần...
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai...
Cuộc sống của chị em Kiều phong lưu, khuôn phép.
III. Ghi nhớ: sgk - ... diễn ra như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh cuối hội?
? Nêu tác dụng?
? Em hình dung như thế nào về cảnh tượng này?
? So sảnh cảnh này với cảnh ngày xuân ở đoạn trên?
? Từ láy thơ thẩn, nao nao gợi tả điều gì?
? Tâm trạng ấy hé mở điều nào trong tâm hồn thiếu nữ như chị em Thúy Kiều?
? Nghệ thuật biểu hiện nào được sử dụng ở đoạn cuối của văn bản?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk ( T87 )
? Từ bức tranh cảnh ngày xuân, em cảm nhận được cảnh đẹp nào đang diễn ra?
? Em hình dung gì về những con người tuổi trẻ như chị em Thúy Kiều?
? Em cảm nhận những phẩm chất nào của Nguyễn Du biểu hiện qua đoạn trích này?
? Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ của Nguyễn Du dễ chuyển thành một bức tranh của đường nét và màu sắc trong hội họa. Hãy nêu ý kiến của em?
Đọc văn bản.
Dựa vào phần soạn bài để trả lời.
Suy nghĩ, trả lời.
Tìm chi tiết trong văn bản.
Nhận xét.
Thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
Dựa vào phần chú thích để trả lời.
Tìm câu thơ trong văn bản.
Nhận xét
Thảoluận nhóm
Tìm câu thơ trong văn bản.
Nhận xét.
Thảo luận tự do.
Nhận xét.
Hoạt động độc lập
Đọc ghi nhớ
Thảo luận nhóm
Tự bộc lộ.
 I Giới thiệu chung:
- Vị trí đoạn trích: Nằm trong phần I, từ câu 39 đến câu 56
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Chú ý chú thích: 2,6,8,9.
2. Bố cục: Chia ba phần
- 4 câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
- 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- 6 câu còn lại: cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
3. Phân tích:
a. Khung cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 Hình ảnh ẩn dụ nhân hóa
 Ngày xuân qua nhanh như con thoi, đã qua tháng Giêng, tháng Hai bây giờ là tháng ba.: cảm giác nuối tiếc.
Có non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 Ngôn từ thuần Việt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, đường nét, màu sắc...
Bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh, không gian yên ả, thanh bình. Gợi cảm giác mênh mông mà không hoang vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
* HS thảo luận:
- tài quan sát, chọn lọc chi tiết.
- khả năng điêu luyệnn trong việc thể hiện và vận dụng thể thơ lục bát.
- sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
- tâm hồn nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên.
b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Dùng từ ghép, từ láy, so sánh, ngắt nhịp vừa ổn định vừa biến đổi.
Gợi tả sự sinh động của lễ hội: đông vui, náo nhiệt, mang sắc thái điển hình của lễ hội tháng ba, đồng thời khắc họa một nét đẹp truyền thống văn nhóa của dân tộc.
* HS thảo luận:
- Yêu quí trân trọng vẻ đẹp và giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc biểu hiện trong lễ hội.
c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
...Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
...Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sử dụng nhiều từ láy gợi tả không gian chiều tối , người ít và thưa vắng.
- Cảnh đối lập với cảnh ngày xuân được miêu tả ở phần đầu
- thơ thẩn, nao nao: gợi tả tâm trạng luyễn tiếc, lặng buồn
Vẻ đẹp tâm hồn: tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
* HS thảo luận: Bút pháp cổ điển:
- Tả cảnh gắn với tả tình.
- Tả cảnh ngụ tình.
- Tình và cảnh tương hợp.
III. Ghi nhớ: sgk - 87
IV. Luyện tập:
1.a. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Con người thân thiện, hạnh phúc.
b. Đó là những con người tốt đẹp, khát khao hạnh phúc, đáng được hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt lành.
c. Nguyễn Du là người:
- Yêu thiên nhiên say đắm.
- Am hiểu lòng người.
- Có tài miêu tả.
2. HS tự nêu ý kiến.
Bước 4: Củng cố.
- Đọc diễn cảm nội dung đoạn thơ?
- Nêu cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Học bài. Nắm chắc nội dung.
- Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 ________________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 6. Tiết 29
Tiếng Việt: Thuật ngữ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Qua bài học giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng ngiã của thuật ngữ trong nói, viết.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Làm các bài tập tiết trước.
C. Tiến trình dạy học:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Để phát triển từ vựng trong tiếng Việt có thể có những cách nào?
 Cho ví dụ minh họa?
- Làm bài tập 4 ( sgk - 74 )
Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Gọi HS đọc ví dụ sgk
? Trong ví dụ 1: Cách giải thích nào thông dụng?
? Cách giải thích nào yêu cầu phải có kĩ thuật chuyên môn về hóa học mới hiểu được?
? Trong ví dụ 2: Em được học các định nghĩa này trong bộ môn nào?
? Các từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong các văn bản nào?
? Từ hai ví dụ trên đây, em rút ra kết luận gì?
Gọi học siinh đọc ghi nhớ sgk
? Các thuật ngữ trong mục I.2 có còn nghĩa nào khác nữa không?
- 1 thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
? Phân biết sắc thái của từ Muối trong hai trường hợp?
? Thuật ngữ có những đặc điểm gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
? Vận dụng kiến thức đã học để điền từ vào chỗ trống?
? Từ điểm tựa trong bài thơ có được dùng như một thuật ngữ vật lí không?
? Nó có ý nghĩa gì?
? Xác định trường hợp từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ? như một từ thông thường?
? Đặt câu với từ hỗn hợp?
Đọc ví dụ 
Nhận xét
Hoạt động độc lập.
Đọc ghi nhớ
Nhận xét.
Kết luận.
Đọc ghi nhớ
Thảo luận nhóm
Hoạt động độc lập.
Thảo luận nhóm
I. Thuật ngữ là gì?
1. Tìm hiểu bài tập:
Ví dụ 1:
- Cách giải thích ở a thông dụng, ai cũng có thể hiểu được.
- Cách giải thích ở b yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hóa học mới hiểu được
Ví dụ 2: 
- Các định nghĩa này học trong các bộ môn: Địa lí, hóa học, Ngữ văn, Toán.
- Các từ ngữ trên chủ yếu được dùng trong văn bản khoa học.
2. Kết luận:
- Những từ ngữ dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ...dùng trong các văn bản khoa học được gọi là thuật ngữ.
3. Ghi nhớ: sgk - 88.
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Tìm hiểu bài tập:
- Các thuật ngữ ở mục I.2 chỉ có nghĩa như sgk giải thích, ngoài rea không còn nghĩa nào khác.
- Muối ( vd 2.a): là thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
- Muối ( vd 2.b): là một từ thông thường,chỉ tính chất sâu đậm của con người.
2. Kết luận:
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
3. Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập:
Bài tập 1( sgk - 88 )
- Lực...; - Lưu lượng
- Xâm thực....; - trọng lực
- Hiện tượng hóa học; - Di chỉ
- Trường từ vựng; - Khí áp
- Thụ phấn; - Đơn chất
- Thị tộc phụ hệ
- Đường trung trực
 Bài tập 2 ( sgk - 88 )
- Điểm tựa( vật lí ): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Trong đoạn thơ: điểm tựa được dùng với nghĩa: nơi gửi gắm niềm tin, hi vọng của nhân loại tiến bộ.
Bài tập 3 ( sgk - 89 )
- Trường hợp a: hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.
- Trường hợp b: hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.
- Đặt câu:
+ Lực lượng hỗn hợp của liên hợp quốc.
+Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bước 4: Củng cố.
 - Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
 Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Học bài. Nắm chắc nội dung.
- Học thuộc ghi nhớ sgk
- Làm bài tập 4,5 ( sgk)
- Làm bài tập 6,7 ( BTNV )
- Đọc trước bài tiếp theo.
Thứ ngày thnág năm 2006
 Ngữ văn. Bài 6. Tiết 30
Tập làm văn: Trả bài viết văn số 1
 (Bài văn thuyết minh)
A, Mục tiêu cần đạt:
 Qua giờ trả bài giúp học sinh:
- Ôn tập , củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của học sinh qua cácbài viết cụ thể về các mặt:
+ Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài thuyết minh./
+ Nội dung: Cung cấp tri thức đầy đủ, khách quan.
 Sử dụng hợp lí, hiệu quả các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 Tập 1
 Tập bài của học sinh
- HS: Làm bài tập.
C. Tiến trình dạy học:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 15' có đề bài kèm theo
Bước 3: Bài mới:
I Đề bài: GV chép lại đề lên bảng
 Hãy chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cây lúa trong đời sống của người Việt Nam.
Đề 2: Cái quạt trong đời sống của người Việt Nam.
II. Yêu cầu: GV nhắc lại theo yêu cầu của bài.
III. Nhận xét chung:
1. Những ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm vững phương phap làm bài văn thuyết minh; có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu sâu về đối tượng thuyết minh.
- Một số bài viết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, nội dung có sự sáng tạo.
- Trình bày tương đối sạch sẽ, một số bài trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc.
- Một số bài khá: Lan, Dịu, Hướng, Kiên....
2. Những nhược điểm:
- Vẫn còn một số bài thuyết minh chưa đủ về đối tượng.
- Chưa biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài viết của mình một cách hợp lí; thiên về liệt kê các phương diện thuyết minh.
- Một số bài làm chữ viết rất cẩu thả: Tú, Việt Anh, Hà, Kênh, Trưởng.
IV. Sửa một số lỗi cụ thể:
Tên HS
Lớp
Nội dung sai
Lỗi sai
Sửa lại
Uý
9B
đã phát minh ra chiếc quạt...
Dùng từ
làm ra chiếc quạt...
Việt Anh
9B
Chờ 5,6 tháng cây lúa mới lên cây lúa..
Kiến thức
Sau khoảng 1 tháng ...
Kênh
9B
Nương thực, tiềm lăng,
 rổ cỏ
chính tả, dùng từ
Lương thực, tiềm năng, nhổ cỏ
Công
9B
Rễ chịu, đan lan
Chính tả
Dễ chịu, đan nan
Tùng
9B
Con người Việt nam là cái nôi của nền văn minh
Diễn đạt
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh....
Thượng
9B
Cây lúa là một mảng bức tranh Việt Nam
Diễn đạt
Cây lúa góp phần làm nên bức tranh quê...
Trọng
9B
Con người biết tiến hóa
Nước ta đã sản xuất ra nhiều nhân tài ...
Dùng từ, diễn đạt
Quá trình tiến hóa củacon người...
Nước ta xuất hiện nhiều ...
Mai
9B
Quạt dùng trong quạt mát
Diễn đạt
Quạt dùng để làm mát
Mạnh
9B
Sự tiềm tàng của bông lúa
Dùng từ
vẻ đẹp thuần khiết của cây lúa..
Trưởng
9B
Cây lúa có từ năm 1901
Kiến thức
Cây lúa có từ xa xưa
Trang
9B
Họ cuốc một khu đồi nào đó thành ruộng bậc thang để trồng lúa.
Kiến thức
Cây lúa nương được trồng trên những mảnh ruộng bậc thang ở miền núi...
V. Đọc một số bài tiêu biểu: Lan. Dịu, Kiên, Hà.
VI. Trả bài, gọi điểm
Lớp
Điểm dưới 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
% trên TB
9B
Bước 4: Củng cố:
- Làm một bài văn thuyết minh cần chú ý gì ?
- Các yếu tố biểu cảm, nghệ thuật trong văn thuyết minh có cần thiết không?
- Sử dụng các yếu tố nghệ thuật reong thuyết minh cần chú ý gì?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc một số văn bản thuyết minh.
- Đọc lại một số văn bản tự sự, miêu tả trong chương trình 6,7,8.
 _______________________________________________________________________________
 Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc