Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiết 2)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiết 2)

Tiết 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiết 2)

A- Mục tiêu cần đạt

 Kiến thức: Kiến thức: - Tiếp tục tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

 - Giáo dục tinh thần trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại.

B- Chuẩn bị.

 Giáo viên: : - Hướng dẫn học sưu tầm tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác Hồ, một số mẩu chuyện về Bác Hồ.

 Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 Học sinh: Đọc kĩ tác phẩm, soạn bài. Sưu tầm tranh ảnh, truyện về Bác Hồ khi còn sống ở Phủ Chủ Tịch.

C - Tiến trình lên lớp

I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

H? Em hãy nêu con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh? Phong cách đó có gì độc đáo và kì lạ?

Giáo viên gọi 2 học sinh trả lời, nhận xét, cho điểm.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2009
Tiết 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiết 2)
A- Mục tiêu cần đạt
	Kiến thức: Kiến thức: - Tiếp tục tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
 - Giáo dục tinh thần trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại. 
B- Chuẩn bị.
	Giáo viên: : - Hướng dẫn học sưu tầm tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác Hồ, một số mẩu chuyện về Bác Hồ.
 Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 
	Học sinh: Đọc kĩ tác phẩm, soạn bài. Sưu tầm tranh ảnh, truyện về Bác Hồ khi còn sống ở Phủ Chủ Tịch.
C - Tiến trình lên lớp
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
H? Em hãy nêu con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh? Phong cách đó có gì độc đáo và kì lạ?
Giáo viên gọi 2 học sinh trả lời, nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 
2. Tìm hiểu văn bản (Tiếp)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
b. Phân tích
b2 Lối sống thanh cao giản dị của Hồ Chí Minh
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2
H? Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
H? Em có thể đọc những câu thơ, kể những chuyện khác cũng nói về điều này?
- Học sinh kể hoặc đọc thơ: ( 4 em)
VD: Bác Hồ đó áo nâu giản di
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
hay: Nơi Bác ở sân mây vách gió
 Sáng nghe rừng hót sau nhà
 Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
 ( Tố Hữu)
- Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ nghệ . Tránh nói to và đi rất nhẹ trong vườn.
 (Việt Phương)
- Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.(Tố Hữu)
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh: về ăn mặc, nhà ở , làm việc
H? Trong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" tác giả Phạm Văn Đồng đã viết về vấn đề này như thế nào?
H?? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
( H/s thảo luận nhóm)
H? Nếu khẳng định phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh thì em sẽ khẳng định như thế nào?
H? Qua cách sống của Bác Hồ đã gợi cho tác giả nhớ đến nhà hiền triết nào trong lịch sử?
H? Câu thơ thể hiện nếp sống của họ như thế nào?
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đoạn cuối.
H? Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
H? Những người chỉ thích nói theo tiếng nước ngoài, những người chê chèo cổ dân ca, chỉ tôn sùng nhạc tây có phải là người có văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc hay không?
- Ở cương vị cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh có những lối sống vô cùng giản dị. 
+ Trang phục quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
+Tư trang ít ỏi : chiếc va li con , vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
+ Ăn uống đạm bạc, món ăn dân tộc.
+ Nơi ở làm việc đơn sơ.
- Tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh rất đầy đủ về đức tính giản dị , một trong những đức tính nổi bật của Bác trong tác phong sinh hoạt trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết, đời sống vật chất 
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đó là cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
- Phong cách rất bình dị rất Việt Nam, rất Phương đông nhưng đồng thời cũng rất hiện đại ® phong cách sống cao đẹp. 
- Tác giả nhớ đến các nhà hiền triết: Nguyễn trãỉ ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà.
 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Họ cũng có phong cách sống đạm bạc giản dị mà thanh cao.
b3 Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
- Giống các nhà nho không tự thần thánh hoá, không làm cho khác đời lập dị thể hiện quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống nhưng khác với các vị danh nho đây là lối sống của một người cộng sản lão thành một vị Chủ Tịch nước- linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ và công cuộc xây dựng CNXH ( Bác hồ là sự kết tinh văn hoá của nhân loại phương Đông, phương Tây, dân tộc, hiện đại.)
- Đó là lối sống lai căng, học đòi đáng lên án.
Hoạt động 2: Tổng kết.
H?Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
3. Tổng kết
* Nghệ thuật: 
+ Nghệ thuật kết hợp kể phân tích , bình luận .
+ Chọn những chi tiết, dẫn chứng tiêu biểu. 
+ So sánh với các bậc danh nhân xưa: 
+ Biện pháp đối lập: vĩ nhân mà giản dị, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, rất Việt Nam.
* Nội dung: 
 Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại có chọn lọc, sống giản dị thanh cao, mang bản sắc truyền thống Việt Nam nhưng vẫn hiện đại.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáo khoa.
Ghi nhớ
	IV. Củng cố:
	Giáo viên hệ thống lại nội dung tiết học.
	V. hướng dẫn học ở nhà
	- Hãy nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong phong cách Hồ Chí Minh.
 - Xem trước bài các "Phương châm hội thoại" tiết sau học.
	D. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_2_phong_cach_ho_chi_minh_tiet_2.doc