Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 8

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 8

 NGỮ VĂN. BÀI 8. TIẾT 36

Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

 Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Học sinh tiếp tục tìm hiểu văn bản để hiểu được tâm trạng đau đớn tủi nhục của Kiều trong cuộc mua bán mà nàng chính là nạn nhân của đồng tiền.

2. Đoạn thơ kể chuyện tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng màu sắc châm biếm rất rõ.

3. Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động của nhận vật.

B. Chuẩn bị:

- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1

- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

C. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc có diễn cảm đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?

- Phân tích chân dung Mã Giám Sinh?

- Nêu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích này?

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ	ngày	tháng	năm 2006
 Ngữ văn. Bài 8. Tiết 36
Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều
 Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh tiếp tục tìm hiểu văn bản để hiểu được tâm trạng đau đớn tủi nhục của Kiều trong cuộc mua bán mà nàng chính là nạn nhân của đồng tiền.
2. Đoạn thơ kể chuyện tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng màu sắc châm biếm rất rõ.
3. Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động của nhận vật.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc có diễn cảm đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
- Phân tích chân dung Mã Giám Sinh?
- Nêu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích này?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Lúc này, Kiều đang trong cảnh ngộ như thế nào?
Tâm trạng nàng Kiều được bộc lộ qua những chi tiết nào? Em hiểu những câu thơ này như thế nào?
- Bao nhiêu nước mắt tuôn trào cùng bước chân.
- Tự mình cúi mặt, không dám ngước nhìn lên, hổ thẹn trong lòng
 ? Kiều có cảm giác như thế nào trong cuộc mua bán mà nàng tự nguyện? 
? Câu thơ nào diễn tả ấn tượng nhất nỗi đau khổ của Kiều?
? Em hình dung dáng vẻ của Kiều lúc này như thế anò?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng Thúy Kiều?
? Từ đó cho thấy Kiều hiện lên với thân phận như thế nào?
? Thân phận cô độc và bị chà đạp ấy gợi cảm xúc nào trong em?
- GV so sánh:
+ Trong Truyện Kiều, nàng Kiều chỉ được miêu tả bằng dáng vẻ ủ ê và bằng nước mắt....
+ Trong Kim Vân Kiều truyện, nàng Kiều trực tiếp tham gia vào cuộc mua bán. Nàng nói: Phải có 500 lạng mới xong.
Điều đó cho thấy tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Ông đã khắc hoah bức chân dung tâm hồn của nàng bằng tình yêu thương và trái tim bao dung nhân hậu....
? Nêu ý nghĩa chung của văn bản?
? Văn bản cho em hiểu gì về hai nhân vật chính?
? Từ đó em thấy gì về thực trạng xã hội đương thời?
? Theo em hiểu thái độ của tác giả là gì khi khắc họa hai bức chân dung đối lập nhau?
Nhận xét
Theo dõi văn bản.
Tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.
Nhận xét.
Thảo luận tự do
Nhận xét
Nêu cảm nhận 
Nghe
Dựa vào ghi nhớ để trả lời.
Thảo luận tự do
Độc lập.
Độc lập
3. Phân tích ( tiếp theo )
b. Tâm trạng nàng Kiều:
- Hoàn cảnh: Chấp nhận đem mình ra làm một món hàng để mã Giám Sinh mua.
- Tâm trạng:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày
 Cảm giác uất ức, xót xa, khổ thẹn khiến nàng sượng sùng, xấu hổ, ê chề.
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
 Gợi tả dáng vẻ tiều tụy, vô hồn.
 Bút pháp ước lệ bằng hình ảnh so sánh tượng trưng gợi ra một ý nghĩa khái quát: một đời tài hoa mà bị vùi dập, bị đem ra mua bán như một món hàng: thân phận nàng cô độc và bị chà đạp
- Người đọc cảm nhận được trái tim nhân hậu của nhà thơ và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
Bài tập 1.
- Tính cách Mã Giám Sinh: thô lỗ, thực dụng đến bất nhân.
- Thân phận Thúy Kiều: cô độc, bị chà đạp.
Bài tập 2:
- Thực trạng xã hội: không còn trật tự, trắng đen lẫn lộn, những giá trị 
tốt đẹp bị chà đạp bởi quyền lực của đồng tiền.
Bài tập 3:
- Thái độ của tác giả: 
+ Khinh bỉ kẻ bất nhân.
+ Xót thương con người bị chà đạp.
Bước 4: Củng cố
- Đọc diễn cảm nội dung đoạn trích?
- Nhân vật Thúy Kiều được tác giả khác họa tâm trạng bằng cách nào?
- Em biết gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Nắm chắc nội dung.
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
 _______________________________________________________________
Thứ	ngày	tháng	năm 2006
 Ngữ văn. Bài 7. Tiết 37
Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích
 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Qua bài học, giúp học sinh:
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo này.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Luyện kỹ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
 Truyện Kiều - Nguyễn Du
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều?
- Phân tích bản chất của Mã Giám Sinh và tâm trạng của Thúy Kiều?
 Bước 3: Bài mới
Giới thiệu bài: Biết mình bị lừa, bị làm nhục, vì quá uất ức Kiều đã rút dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà sợ nàng chết thì mất hết vốn nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu. Mụ đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm tri ( truy ) , mụ nói là để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho nhưng thực chất là bày mưu gian hiểm buộc Kiều phải tiếp khách. Lầu Ngưng Bích chơ vơ vắng vẻ càng khiến cho tâm trạng Kiều thêm ảo não. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất của Truyện Kiều. 
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV đọc 1 lần
Hướng dẫn, HS đọc lại
? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
- Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích. 
- Nỗi nhớ thương của Kiều.
- Tâm trạng của Kiều
HS theo dõi đoạn đầu 
? Từ ngữ nào miêu tả lầu Ngưng Bích trong tầm mắt Kiều?
? Em hiểu như thế nào về các cụm từ: Non xa, trăng gần.
 Cát vàng... bụi hồng...
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả?
? Nêu nhận xét của em về khung cảnh này?
Đối diện với khung cảnh thiên nhiên này là Thúy Kiều - khóa xuân (ý mỉa mai)
? Vậy câu thơ nào cho em biết tâm trạng của Kiều? Em hiểu: nửa tình, nửa cảnh là như thế nào ( tình cảm và cảnh ngộ trớ trêu...)
? Từ ngữ nào đặc tả tâm trạng Kiều?
? Tâm trạng của Kiều?( đây chính là khung cảnh của bi kịch nội tâm )
? Em hiểu gì về thân phận của nàng Kiều?
? Nêu cảm xúc của em về thân phận của nàng Kiều?
Theo dõi đoạn 2.
? Kiều nhớ những ai trong thời điểm này ( chàng Kim, cha mẹ ).
? Hãy tìm những câu thơ miêu tả nỗi nhớ người yêu của Kiều? ( Đây là lời Kiều nói hay là lời Kiều nghĩ?) ? Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Giải nghĩa từ tưởng?
- Tưởng: tưởng tượng do nhớ tới, là tơ tưởng..
? Tâm trạng Kiều như thế nào? 
- Đau xót vì bị cách chia, ân hận vì đã phụ 
tình, ý thức về thân phận, khẳng định sự thủy chung.
? Tìm những câu thơ diễn tả nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ?
? Giải nghĩa gốc tử, sân lai
? Từ nào diễn tả đúng nhất tấm lòng hiếu thảo của Kiều?
- Xót: xót thương, xót xa, đau đớn
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Cách sử dụng nghệ thuật này cho em biết gì về tâm sự của Kiều?
? Kiều đã nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tới cha mẹ. Theo em, điều đó có phù hợp không? Vì sao?
Gọi HS đọc 8 câu cuối.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở 8 câu này?
? Có những cảnh nào được miêu tả trong đoạn trích?
? Môi cảnh được diễn tả bằng một cập thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của nàng Kiều. Hãy diễn giải điều này trên từng nét cảnh?
? Tâm trạng chung là gì?
Gv: đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất văn bản. Thể hiện tài năng sáng tạo của Nguyễn Du trong việc khai thác vốn ngôn ngữ dân tộc phong phú, nhiều tầng ý nghĩa .
? Nàng Kiều đang nói với ai? tâm sự với ai? Hãy cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong việc miêu tả nội tâm?
? Lời độc thoại Buồn trông lặp đi lặp lại có tác dụng gì?
? Tâm trạng của Kiều là tâm trạng gì?
HS đọc ghi nhớ sgk.
? Từ văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích em đọc được điều đáng thương nào trong cuộc đời người phụ nữ như Thúy Kiều?
? Em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người phụ nữ như Thúy Kiều?
? Theo em, có cách nào giải thoát cho những người phụ nữ như Thúy Kiều?
Đọc bài
Dựa vào phần soạn bài để trả lời.
Tìm trong văn bản.
Nhận xét
Thảo luận tự do
Nhận xét
Cảm nhận
Tìm câu thơ trong văn bản
Nhận xét
Độc lập
Đọc, tìm chi tiết, hình ảnh.
Thảo luận tự do
Tìm trong văn bản.
Nhận xét
Thảo luận nhóm
Nhận xét
Thảo luận nhóm, mỗi nhóm một ý.
Hoạt động độc lập
Nhận xét
Kết luận
Đọc ghi nhớ sgk
Thảo luận tự do
Hoạt động độc lập
Học sinh tự nêu
I. Giới thiệu chung:
- Đoạn trích thuộc phần 2, gồm 22 câu ( từ 1033 - 1054 )
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
- Chú ý: chú thích: 1,8,9,10.
2. Bố cục:Chia 3 đoạn
- Từ đầu đến như chia tấm lòng : 
-Tiếp đến đã vừa người ôm : 
- Còn lại: 
3. Phân tích:
a. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích:
...vẻ non xa ...tấm trăng gần
Bốn bề bát ngát...
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh đối lập 
khung cảnh thiên nhiên mênh mông, khoáng đạt nhưng hoang lạnh và xa lạ.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.
- Bẽ bàng : xấu hổ, tủi thẹn 
Tâm trạng cô đơn, trơ trọi giữa thiên nhiên vắng lặng, không người. 
Thận phận cô độc bé nhỏ
- HS tự bộc lộ.
b. Nỗi nhớ thương của Kiều.
- Nhớ chàng Kim:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời ít ý nhiều 
 tâm trạng nhớ thương, đau xót, ân hận khi nhớ tới Kim Trọng và ý thức sâu sắc về tình yêu chung thủy của mình với Kim Trọng.
- Nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Dùng điển cố trong ngôn ngữ độc thoại 
diễn tả nỗi thương xót niềm thương nhớ niềm day dứt khôn nguôi của người con không còn dịp chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ ( tấm lòng hiếu thảo)
* HS thảo luận:
- Nguyễn Du đã tuân thủ đúng diến biến tâm tạng của Thúy Kiều khi ấy.Vì với chàng Kim Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, Kiều đã phụ lời thề thiêng liêng... và nhất là nỗi đau không giữ được sự trong trắng...Với cha mẹ, Kiều dù sao cũng đã trả được một phần công ơn sinh thành, giờ đây chỉ còn tình thương và nỗi lo không thể phụng dưỡng cha mẹ...
c. Tâm trạng của Kiều:
- Buồn trông: điệp ngữ liên hoàn gợi tả cảnh vật:
+ Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển
+ Những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước
+ Bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới tận chân trời
+ Sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích.
- HS thảo luận:
+ Cánh buồm mất hút nơi cửa bể, cánh hoa trôi dạt trên sóng nước gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, chìm nổi vô định của con ngườiKiều buồn thương cho thân phận của miònh nơi đất khách quê người.
+ Mặt đất chỉ một vẻ đơn điệu bất tận gợi liên tưởng đến cuộc sống nhạt nhẽo, bằng phẳng, vô vị của nàngKiều thấy buồn chán trố ... m.
+ Truyện Lục Vân Tiên.
+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
+ Dương Từ - Hà Mậu
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+ Văn tế Trương Định...
II. Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên.
1. Giới thiệu chung:
- Viết khoảng đầu những năm 50 thế kỷ XIX 
- Gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Kết cấu theo kiểu chương hồi...
- Ngay từ khi mới ra đời đã được nhiều người yêu thích.
2. Tóm tắt tác phẩm:
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
- Lục vân Tiên gặp nạn, được thần và dân cứu giúp.
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thủy.
- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại, sum vầy hạnh phúc.
3. Mục đích ý nghĩa của truyện:
- Truyền dạy đạolý làm người.
 +Trọng tình nghĩa giữa người với người : tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp hoạn nạn...
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
4. Đặc điểm thể loại:
- Là truyện thơ Nôm, để kể nhiều hơn để đọc.
- Dễ dàng biến thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như kể thơ, nói thơ, hát vân Tiên,...
III. Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Vị trí đoạn trích
- Nằm trong phần đầu của truyện, từ câu 123 - 180.
2. Đọc - hiểu văn bản:
a. Đọc - tìm hiểu chú thích.
- Chú ý: 6,7,9,12,15.
b. Bố cục:
- Từ đầu đến thân vong: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
- Còn lại: cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
	Bước 4: Củng cố.
	 - So sánh giữa nội dung truyện và cuộc đời tác giả để hiểu về ước mơ của ông?
	 - Tóm tắt ngắn gọn nội dung Truyện Lục Vân Tiên
	Bước 5: Hướngdẫn về nhà
	 - Học bài. Nắm vững nội dung.
	 - Soạn: đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Thứ 	ngày	tháng	năm 2006
 Ngữ văn. Bài 8. Tiết 39
Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu	
 A. Mục tiêu cần đạt	
	 Qua bài học, giúp học sinh:
 - Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga...
 - Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ văn chương và phương pháp miêu tả nhân vật trong đoạn tích.
 - Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm và tinh thần nghĩa hiệp trong thời đại mới.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk,sgv Ngữ văn 9.
 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	 - Nêu 1 số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu?
	 - Tóm tắt Truyện Lục vân Tiên?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV giới thiệu đoạn trước
? Hãy thuật lại sự việc đánh cưốp của Lục Vân Tiên trong phần đầu văn bản?
? Khi biết tin có bọn cướp hoành hành, Vân Tiên đã xông tới. Chàng đã nói như thế nào?
? Lời nói đó cho thấy chàng có thái độ như thế nào với bọn cưốp?
? Tìm câu thơ diễn tả hành động của Lục Vân Tiên khi biết bọn cướp đang hoành hành? 
? Nhận xét về hành động này?
? Tìm hiểu câu thơ miêu tả Vân Tiên khi đánh cướp?
? Giải nghĩa : tả đột hữu xung?
- Đánh bên này lại đánh bên kia, tung hoành dũng mãnh...
- Giải nghĩa điển tích: Triệu Tử mở vòng Đương Dương
? Nhận xét về hành động này?
? Những hành động này chứng tỏ Vân Tiên là người như thế nào?
? Khi gặp Kiều Nguyệt Nga Vân Tiên đã nói gì? Cử chỉ của chàng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về lời nói và thái độ của Vân Tiên?
? Qua đó, em hiểu Vân Tiên là người như thế nào?
? Khi nghe Nguyết Nga nói đến sự trả ơn, Vân Tiên có lời nói, cử chỉ như thế nào?
? Tại sao Vân Tiên lại cười khi nói đến sự trả ơn?
? Qua việc làm của Vân Tiên em thấy chàng là người như thế nào?
? Đáng giá chung của em về Lục Vân Tiên?
- Kiến ngãi bất vi vô dũng dĩ
( Mạnh Tử ).
? Gặp Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga nói gì?
? Qua lời nói này, em có nhận xét gì về Nguyệt Nga?
? Trước hành động nghĩa hiệp của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga định làm gì?
? Cách xưng hô cho thấy nàng là người như thế nào?
? Tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật bằng cách nào?
? Em dành cho nhân vật này tình cảm gì?
HS đọc ghi nhớ sgk
? Đoạn trích học cho em cảm nhận những vẻ đẹp nào của 2 nhân vật này?
? Em có thiện cảm với nhana vật nào hơn? Vì sao?
? Nêu nhận xét về ngôn ngữ trong văn bản?
? Em sẽ chọn câu thơ nào để minh họa cho bức tranh trong sgk?
Thảo luận tự do
Tìm câu thơ cụ thể.
Nhận xét
Giải nghĩa thành ngữ
Độc lập
Kết luận
Phân tích, kết luận.
Tìm câu thơ trong văn bản
Hoạt động độc lập
Thảo luận tự do
Phân tích
Kết luận
Giải nghĩa câu 
Nhận xét
Tự nêu cảm nghĩ
rả lời câu hỏi
Nhận xét
Độc lập
c. Phân tích:
*. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Khi đánh cướp:
+ Lời nói: 
Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Tuyên chiến với bọn cướp hung ác, không để chúng hại dân.
+ Hành động:
... ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
 Vân Tiên hành động không chút do dự và tính toán thiệt hơn.
... Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử mở đường Đương Dương
 Vận dụng thành ngữ, dùng hình ảnh so sánh bằng điển tích
 hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, dứt khoát và dũng cảm của một bậc anh hùng.
- Vân Tiên là người quên mình vì việc nghĩa, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, dùng sức mạnh để chiến thắng bọn cướp. Chàng là người có đức, có tài.
- Khi gặp Kiều Nguyệt Nga:
....Hỏi: ai than khóc ở trong xe này
....Khoan khoan ngồi đó chớ ra
....Nàng là phận gái ta là phận trai
....Tiểu thư con gái nhà ai...
 Thái độ nghiêm túc, lời nói khiêm nhường, ân cần, giữ đúng lễ giáo phong kiến.
 Chàng là người có học thức, có giáo dục.
- Khi Nguyệt Nga đề nghị được trả ơn:
... nghe nói liền cuời.
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
... nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
 Vân Tiên coi việc làm của mình là bình thường
- Chàng quen làm việc nghĩa một cách vô tư:
 Lục Vân Tiên là chàng trai tài đức vẹn toàn, được coi là hình ảnh lý tuởng của mẫu người đàn ông thời loạn.
* Nhân vật Kiều Nguyệt nga:
Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga
Làm con đâu dám cãi cha...
 Nguyệt Nga là một cô gái khuê các, chân thật, trong trắng và hiếu thảo.
... xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Xin cho cùng thiếp đền ơn cho chàng 
 cách xưng hô khiêm nhường lời nói nhẹ nhàng: nàng là người nết na và trọng ân nghĩa.
- Khắc họa nhận vật bằng lời nói là chủ yếu.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
Bài tập 1.
- cảm nhận về hai nhân vật:
+ Vân Tiên khí phách, cao thượng...
+ Nguyệt Nga nết na, tình nghĩa.
Bài tập 2. 
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ...
Bài tập 3. 
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương 
	Bước 4: Củng cố
	-Đọc diễn cảm đoạn trích
	- Nhận xét về nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga?
	- Em hiểu gì về con người Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích? 
+ Coi trọng nghĩa khí
+ Trân trọng giá trị đạo đức truyền thống.
+ Khát vọng hạnh phúc
+ Khát vọng hành đạo giúp đời.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn. 
Thứ	ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 8. Tiết 40
	 Tập làm văn:Miêu tả nội tâm
 trong văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
	 Qua bài học, giúp học sinh:
 - Hiểu được vai trò của nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 - Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk,sgv Ngữ văn 9.
 - HS: Làm bài tập, đọc trước bài.
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
 - Khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự cần cú ý gì?
	Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hình tức hoạt đông của HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc lại văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích ( sgk - T93)
? Tìm những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích?
1: Tả cảnh vật có thể nhận biết...
2: Tả suy nghĩ của Kiều...
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
? Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
GV: Một số đoạn trong Dế mèn phiêu liêu ký ( Tô Hoài ).
Đọc bài tập 2( T117 sgk)
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
? Thế nào là miêu tả ngoại cảnh của nhân vật?
? Thế nào là miêu tả nội tâm?
? Miêu tả nội tâm bằng cách nào?
HS đọc ghi nhớ sgk ( T117)
? Nêu các sự việc cần có khi thuật lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi? 
Chú ý đối với miêu tả tâm trạng Kiều.
- HS viết thành đoạn văn.
? Hãy diễn tả tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích lúc nàng nhớ đến cha mẹ bằng một đoạn văn?
Đọc bài
Hoạt động độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Thảo luận tự do
Nghe
Độc lập
Kết luận
Thảo luận tự do
Đọc ghi nhớ sgk
Thảo luận nhóm
Độc lập
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Tìm hiểu bài tập:
Bài tập1: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tả cảnh:
 .... Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
..... Buồn trông cửa bể chiều hôm
.... Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Tả cảnh nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện của nội tâm nhân vật, gián tiếp thể hiện nội tâm nhân vật.
- Tả nội tâm:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao gì cho phai
......Xót người tựa cửa hôm mai
.....Có khi gốc tử đã vừa người ôm
 Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt những rung động tinh tế trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật, có vai trò khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
Bài tập 2: Đoạn trích tả lão Hạc khi bán con chó ( Lão Hạc - Nam Cao )
- Các chi tiết miêu tả ngoại hình giúp thể hiện nỗi đau đớn, ân hận trong lòng lão hạc khi lão đối xử không phải ( theo suy nghĩ của lão) với con Vàng.
2. Kết luận:
- Miêu tả cảnh thiên nhiên, ngoại hình của người, sv là miêu tả dáng vẻ bên ngoài, có thể quan sát được.
- Miêu tả nội tâm là tả lại những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật.
- Có thể tả nội tâm bằng cách:
+ Trực tiếp diễn tả suy nghĩ, cảm xúccủa nhân vật
+ Miêu tả bằng cách gián tiếp qua miêu tả cảnh vật, ngoại hình của nhân vật.
3. Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập:
Bài tập 1:sgk - 17
- Mụ mối đưa Mã Giám Sinh đến mua Kiều với danh nghĩa lễ vấn danh.
- Mã có vẻ ngoài chải chuốt đến trai lơ, ăn nói thô lỗ, cộc cằn, thái độ nhâng nháo, vô học...
- Hắn xem Kiều với con mắt của 1 con buôn sành sỏi, nhẫn tâm.
- Kiều như một cái xác không hồn trong cuộc mặc cả: tủi hổ, ê chề...
Bài tập 2: sgk - 17
- Dùng ngôi kể thứ nhất
- Nội dung: Kể lại tâm trạng của mình khi nhớ đến cha mẹ 
	Bước 4: Củng cố:
	 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự cần chú ý điều gì?
 - Đọc nội dung đoạn văn của bài tập 2?
	Bước 5: Hướng dẫnvề nhà:
	 -Học sinh học bài, nắm vững nội dung.
	 - Làm bài tập 3 ( sgk ).
Kí duyệt của tố chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc