Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 115, 116: Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 115, 116: Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải

MÙA XUÂN NHO NHỎ

THANH HẢI

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.

- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

2. Kỹ năng:

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

3. Thái độ:

 - Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật tia chớp, sơ đồ tư duy

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 115, 116: Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 Ngày soạn: 12/01/2011
Tiết PPCT: 115 – 116 Ngày dạy: 20/01/2011
MÙA XUÂN NHO NHỎ
THANH HẢI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.
Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kỹ năng: 
Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ: 
 - Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật tia chớp, sơ đồ tư duy
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1 9A2..)
2. Kiểm tra bài cũ: Những điểm khác biệt trong cách viết của Buy – phông và La Phông – ten khi viết về loài Cừu và loài Sói? Từ đó, nêu một vài nét nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
 3.Bài mới: Mùa xuân là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ. Mỗi nhà thơ có một mùa xuân riêng cho mình. Trước giờ phút đi xa, nhà thơ Thanh Hải gửi lại cho đời “Mùa xuân nho nhỏ” để bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
GV: nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số tá phẩm tiêu biểu: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (2 tập, 1970-1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mồ anh hoa nở; Cháu nhớ Bác Hồ; Thơ tuyển (1982) 
GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng và tác động lớn đến nội dung thơ.
GV: Em có nhận xét gì vể thể thơ, nhịp thơ?
GV phát vấn, HS suy nghĩ trả lời. GV chốt ý và ghi bảng.
GV: Bài thơ được tác giả viết với mạch cảm xúc như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV tích hợp với Tập làm văn và chuyển ý 
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn HS đọc: nhịp thơ vui tươi, say sưa (khổ 1); nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn (khổ 2 -3); giọng thiết tha, trầm lắng(khổ 4-5-6)
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
GV: Giải nghĩa các từ khó SGK 
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
GV: Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
HS Thảo luận nhóm 3 phút – 4 nhóm. GV nhận xét và chốt ý.
GV chuyển ý vào phần phân tích
*HS: Đọc lại khổ thơ 1
GV: Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh, màu sắc nào?
HS: Phát hiện và tìm chi tiết
GV: Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
GV: Ngoài những hình ảnh, màu sắc vừa tìm, tác giả còn cảm nhận mùa xuân bằng âm thanh nào?
GV: Vậy tác giả đã sử dụng cơ quan cảm giác nào khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên với hình ảnh, màu sắc và âm thanh ? Theo em, giọt long lanh là giọt gì?
GV bình hình ảnh giọt mùa xuân
GV: Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân?
HS: đưa ra ý kiến cá nhân
GV: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, tác giả có cảm giác như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời
GV bình, liên hệ với đoạn đầu bài thơ “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và chốt ý, ghi bảng.
Tiết 116
Gv khái quát kiến thức tiết 115 và tích hợp với âm nhạc (Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ, phổ nhạc Trần Hoàn), chuyển ý sang tiết 116
* HS: Đọc lại khổ thơ 2-3
GV: Hãy tìm những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến khi mùa xuân về ở đoạn thơ vừa đọc?
HS: Phát hiện và tìm chi tiết
GV: Vì sao tác giả lại nhắc đến hai hình ảnh này khi mùa xuân về? 
GV: Ngoài ra, còn hình ảnh nào gắn liền với họ? 
(HS trả lời nhanh - Kĩ thuật tia chớp)
GV: “Lộc” gắn với hình ảnh người lính và người nông dân có ý nghĩa như thế nào? 
Gv bình: hình ảnh “lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. Lộc tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên vai cành lá ngụy trang, ra trận để bảo vệ tổ quốc; người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm xanh những cánh đồng. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân ta góp phần tô điểm và giữ lấy mùa xuân mãi mãi
Gv chốt ý và ghi bảng
GV: Từ ý thơ trên, em nhận thấy mùa xuân đất nước còn được cảm nhận qua nhịp điệu như thế nào? Tìm dẫn chứng ? 
HS: phát hiện và suy nghĩ trả lời
GV: Thể hiện không khí như thế nào?
GV: Ở khổ thơ thứ ba, tác giả có suy tư gì về đất nước? Từ suy tư đó, tác giả thể hiện thái độ gì trước mùa xuân đất nước?
GV bình: Đất nước được so sánh như vì sao, câu thơ đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh cho bầu trời, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của đất nước
GV: Các nội dung trên được thể hiện qua những nghệ thuật đặc sắc nào?
HS: phát hiện suy nghĩ trả lời
GV:chốt ý và ghi bảng
GV chuyển ý
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, tác giả chuyển mạch cảm xúc sang bày tỏ những suy nghĩ và ước nguyện của bản thân trước mùa xuân của đất nước. GV chuyển ý vào mục c3
HS đọc khổ thơ 4-5-6
HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Các mảnh ghép – 5 phút
+ Nhóm 1,2: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống? 
+ Nhóm 3,4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý nghĩa gì?
HS: thảo luận theo các nhóm.
GV bình và chốt ý và ghi bảng
(Viễn Phương khi ra thăm lăng Bác ở miền Nam cũng đã từng viết: “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Còn Thanh Hải muốn được làm những điều giản dị nhất, gần gũi với cuộc sống, tiếng chim hót đem lại niềm vui cho cuộc đời, bông hoa đẹp tỏa hương thơm tô thắm thêm vẻ đẹp cuộc sống, nốt nhạc trầm bỗng tượng trưng cho tài trí của con người Việt NamTất cả cùng hòa vào bản nhạc của mùa xuân đất nước.)
GV bình: “Tôi” là đại từ ngôi thứ nhất số ít, thể hiện niềm riêng, chỉ tác giả, ở khổ 4 tác giả xưng “ta” vừa ở số ít và số nhiều, vừa là niềm riêng, vừa là cái chung, niềm riêng của tác giả đã hòa nhập vào cái chung của mọi người. Thể hiện khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống chung của đất nước
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng
GV: Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5? Em có nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà thơ?
HS: suy nghĩ trả lời
Ước nguyện cống hiến chân thành, đây là cách nói khiêm nhường, âm thầm, lặng lẽ, là lẽ sống đẹp, cao cả bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đồng thời thể hiện khát vọng hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chứng tỏ nhà thơ rất lạc quan, tin yêu và quý trọng từng giây, từng phút của cuộc sống này. Thơ hay là ở cảm xúc chân thành, với Nhạc sĩ Trương Quốc Thắng, ông đã để lại cho đời bài hát “Ước nguyện” sống mãi với thời gian : “Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hoa thơm. Nếu là mây, tôi sẽ làm một vầng mây ấm. Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương” và Thanh Hải trước lúc từ giã cuộc đời cũng tâm niệm cống hiền một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời và đây là một bài thơ đặc sắc. 
GV: Ở khổ thơ cuối, nhà thơ còn muốn tâm sự điều gì với chúng ta? Ta cảm nhận điều gì ở nhà thơ qua lời tâm sự đó? 
HS: suy nghĩ trả lời
GV bình: Khổ cuối là tiếng hát yêu thương với hai làn điệu dân ca xứ Huế (Nam ai, Nam bình sâu lắng), diễn tả niềm khao khát bồi hồi, tình cảm tha thiết của người con xứ Huế.
GV:Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn bản? 
GV: Khái quát ý nghĩa nhan đề bài thơ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV chốt ý nội dung bài học bằng Sơ đồ tư duy và tích hợp với Tập làm văn
GV: Sau khi học xong bài thơ, em có suy ngẫm gì về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống?
( Thi đua học tập, cống hiến cho đời, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước)
GV liên hệ và giáo dục HS
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Hs có thể phân tích và cảm thụ đoạn 1 hoặc đoạn 4-5 trong bài thơ
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
 Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế...
- Là nhà thơ cách mạng.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Viết tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh - không bao lâu trước khi ông qua đời 
b. Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3
c.Mạch cảm xúc:
Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên 
- Khổ 2- 3: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước
- Khổ 4-5-6: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả
b.Phân tích:
b1.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên (khổ 1)
- Dòng sông xanh 
- Bông hoa tím biếc 
-> Hình ảnh, màu sắc, đảo trật tự cú pháp
- Chim chiền chiện hót vang trời 
-> Âm thanh cuộc sống
- Giọt long lanh ...tôi hứng.
->Hình ảnh ẩn dụ, sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác đến thính giác và xúc giác.
=> Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên.
b2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước:(khổ 2-3)
 người cầm súng 
- Mùa xuân + Lộc
 người ra đồng
-> Hình ảnh sóng đôi, điệp ngữ: Biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.
 hối hả
- Tất cả như xôn xao
-> Điệp ngữ, từ láy, so sánh: Nhịp điệu khẩn trương, hăng say
- Đất nước như vì sao So sánh, liên tưởng
 Cứ đi lên phía trước
=> Khẳng định niềm tin vào tương lai; vẻ đẹp hùng vĩ, tràn trề hi vọng của mùa xuân đất nước.
b3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:
- Ta làm: con chim hót (niềm vui)
 cành hoa (vẻ đẹp)
 nốt trầm (tài trí con người)
- Mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 tuổi hai mươi Điệp ngữ, ẩn dụ
- Dù là 
 khi tóc bạc
- Tôi (số ít, riêng) -> “Ta” (số ít + số nhiều, riêng + chung)
=> Điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ: Ước nguyện cống hiến cho đời khiêm tốn, thầm lặng ; khát vọng hòa nhập vào cuộc sống.
b4.Lời ngợi ca quê hương, đất nước:
- Ta xin hát câu Nam ai, Nam bình
-> Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng.
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng dân ca
- Kết hợp hài hòa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc: ẩn dụ, điệp ngữ, từ ngữ xưng hô...
- Tứ thơ chặt chẽ, giọng thơ biến đổi linh hoạt.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được mạch cảm xúc bài thơ. Nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Phân tích cảm thụ một đoạn thơ mà em thích (nội dung – nghệ thuật)
* Bài mới: Chuẩn bị “ Con cò – Chế Lan Viên”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_115_116_mua_xuan_nho_nho_thanh_hai.doc