Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn
Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Thủ đoạn độc ác của nhân vật Trịnh Hâm và đức tính lương thiện của nhân vật ông chài.
- Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên đời.
- Nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian: miêu tả nhân vật thiện - ác.
2. Tích hợp với các phần văn bản ở bài Chương trình địa phươngvà phần Tiếng Việt ở bài Tổng kết về từ vựng.
3. Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Liều Nguyệt Nga
- Phân tích hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên khi đánh cướp?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
Bước 3: Bài mới:
Giới thiệu bài: Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi lại đi liền, nối tiếp nhau như là một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hóa công để thử thách và kiểm nghiuệm lòng người, tình người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là một trong những tình huống đã được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trong truyện thơ Lục Vân Tiên để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện cái ác, về nhân dân lao động.
Tuần 9 Thứ ngày tháng năm 2006 Ngữ văn.Bài 9, Tiết 41 Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Thủ đoạn độc ác của nhân vật Trịnh Hâm và đức tính lương thiện của nhân vật ông chài. - Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên đời. - Nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian: miêu tả nhân vật thiện - ác. 2. Tích hợp với các phần văn bản ở bài Chương trình địa phươngvà phần Tiếng Việt ở bài Tổng kết về từ vựng. 3. Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9. - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Liều Nguyệt Nga - Phân tích hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên khi đánh cướp? - Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên? Bước 3: Bài mới: Giới thiệu bài: Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi lại đi liền, nối tiếp nhau như là một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hóa công để thử thách và kiểm nghiuệm lòng người, tình người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là một trong những tình huống đã được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trong truyện thơ Lục Vân Tiên để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện cái ác, về nhân dân lao động. Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Cho HS đọc, chú thích sgk. GV nêu ngắn gọn vị trí đoạn trích. GV đọc 1 lần. HS đọc lại. ? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích? - Trong đêm khuya, dưới thuyền, Trịnh Ham đã đẩy Vân Tiên xuống sông. Nhờ giao long và ông chài giúp đỡ, Vân Tiên thoát chết. Ông chài muốn Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới. ? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn ? - Hành động tội ác của Trịnh Hâm - Việc làm nhân nghĩa của ông ngư. ? Kẻ gây nạn cho Vân Tiên dùng những thủ đoạn nào. Tìm chi tiết thể hiện? ? Em có nhận xét gì về các thủ đoạn giết người này? ? ( phân tích các chi tiết ) ? Con người thật của Trịnh Hâm như thế nào? ? Nếu biết Vân Tiên đã từng là bạn tin tưởng Trịnh Hâm em sẽ bình luận như thế nào về nhân vật này? ? Vì lòng ganh ghét đố kỵ , Trịnh Hâm đã hãm hại bạn. Từ đó, em suy nghĩ gì về lòng ganh ghét đố kỵ của con người? - Gv liên hệ nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh. ? Trong hoạn nạn Vân Tiên đã được cứu giúp. Em hãy tìm những câu thơ ấy? Giải nghĩa: - giao long: cá Sấu - hối... ? Em có nhân xét gì về cách dùng từ, diễn đạt...? ? Nhận xét về hành động của ông Ngư và gia đình? ? Hành động này cho thấy họ là những con người như thế nào? ? Biết được tình cảnh của Vân Tiên, ông Ngư đã nói gì với chàng? ? Nhận xét vể ông Ngư? - So sánh với Trịnh Hâm? ( độc ác là bản chất của hắn ) - Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga? ( Sự đồng điệu về tâm hồn ông Ngư và Lục Vân Tiên) ? Ông Ngư đã gợi đến cảnh vui thú của cuộc sống chài lưới. Đoạn thơ nào diễn tả điều đó? ? Nhận xét gì về cảnh tượng này? ? Để vẽ được bức tranh ấy, ông ngư phải là người như thế nào? - Yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu tự do và am hiểu công việc sông nước. ? Qua nhân vật ngư ông, Nguyễn Đình Chiểu muốn bày tỏ thiện cảm nào đối với người lao động? HS đọc ghi nhớ sgk. ? Văn bản vừa học đã cho em biết những loại tính cách nào của con người? ? Từ đó, em tin vào điều gì ở con người? Tư tưởng và tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm qua nhân vật là gì? Theo dõi chú thích sgk. Độc lập Đọc bài Tóm tắt Dựa vào phần soạn bài để trả lời. Độc lập Phân tích Thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày. Độc lập Độc lập Giải nghĩa từ Độc lập Độc lập So sánh, nhận xét Độc lập Độc lập Nhận xét Thảo luận tự do Độc lập Đọc ghi nhớ Độc lập Nêu cảm nghĩ I. Giới thiệu chung: - Đoạn trích nằm trong phần 2 của tác phẩm kể chuyện Trịnh Hâm lập mưu sát hại Vân Tiên và ông chài đã giúp đỡ chàng. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc - tìm hiểu chú thích: - Chú ý chú thích: 2,5,7. 2. Bố cục: Chia hai đoạn - Từ đầu đến xót xa tấm lòng - Còn lại: 3. Phân tích: a. Hành động tội ác của Trịnh Hâm: - Đêm khuya... Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời Trịnh Ham giả tiếng kêu trời ...lấy lời phôi pha... vờ nhân từ, lén lút thực hiện, có tính toán để xóa tội. Trịnh Hâm là kẻ giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ. * HS thảo luận: - Trịnh Hâm là kẻ phản bội - Trịnh Hâm là kẻ bất nhân - Trịnh Hâm là kẻ giả dối * HS thảo luận: - Lòng đố kỵ là nguyên nhân của sự phản bội và tội ác . - Con người cần tránh xa thói xấu này. b. Việc làm nhân nghĩa của ông Ngư: ... Giao long dìu đỡ vào trong bãi này ...Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Hối con vẫy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt này. ngôn từ mộc mạc, giản dị, cách nói gần gũi với cách nói của người lao động Thái độ cứu người khẩn trương, không hề tính toán, chăm chút ân cần, chu đáo , sốt sắng của ông Ngư và gia đình đối với Vân Tiên Tình thương người và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn. ... người ở cùng ta. Hôm mai hẩm hút với nhà cho vui ... dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn Lời nói chân tình thể hiện nét đẹp trong con người lao động bình thường: sẵn sàng nhường cơm sẻ áo giúp đỡ người hoạn nạn mà không tính toán thiệt hơn. - Rày doi mai vịnh vui vầy... Tắm mưa chải gió trong vời hàn Giang. Bức tranh lao động được vẽ với đường nét sinh động: cảnh thanh tao, phóng khoáng, con người hòa trong cảnh, say sưa với công việc. Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ, mưu danh trục lợi. *Thái độ của tác giả: tin yêu và quý trọng nhân cách của những con người lao động bình dân. III. Ghi nhớ: sgk IV. Luyện tập: Bài tập 1: sgk - Những loại tính cách của con người: + Hiểm độc xảo quyệt (như Trịnh Hâm) + Từ tâm, cao cả ( như ông chài ) Lượng thiện sẽ thắng độc ác. - Tư tưởng của tác giả: + Trọng nhân nghĩa ghét bội bạc. + Tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động bình thường. Bước 4: Củng cố - Tác giả đã miêu tả nhân vật trong văn bản này bằng cách nào? ( Miêu tả nhan vật qua sự việc, hành động, lời nói và tâm lí ) - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ kể chuyện trong văn bản? - Hãy so sánh với lối kể chuyện trong Truyện Kiều? - Quan niệm sống của ông Ngư và Lục Vân Tiên gặp nhau ở điểm nào? Bước 5: Hướng dẫn về nhà: - Học bài: Nắm vững nội dung. - Sọan bài Đồng chí - Chính Hữu _____________________________________________________________________ Thứ ngày tháng năm 2006 Ngữ văn.Bài 9, Tiết 42: Chương trình Ngữ văn địa phương A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh: - Bổ sung vào vốn hiểu biết của địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. - Biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương, bồi dưỡng tình ảm yêu quý tự hào về quê hương và văn học nói về quê hương, nhà văn cùng quê... - Rèn kỹ năng sưu tầm tư liệu văn học theo chủ đề. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9. - HS: Sưu tầm một số tác phẩm văn học của địa phương . C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sí số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết văn học hiện đại Việt Nam được tính mốc thời gian từ năm nào? - Hãy kể tên một vài tác giả văn học ở Hải Dương mà em biết? Bước 3: Bài mới I. Danh mục các tác giả tác phẩm của địa phương từ 1975 đến nay: STT (1) Họ và tên Hoặc bút danh (2) Tuổi (3) Quê quán (4) Tên tác phẩm (5) 1 Nguyễn Thị Bích 1950 Liên Mạc - Thanh Hà Hải Dương - Riêng một vầng trăng - 1970 - Sông Hồng phù sa - 1955 - Nơi có một cánh buồm tình yêu 2 Nguyễn Ngọc Bội 1933 Thái Thụy- Thái Bình Nay: Ph Cẩm Thượng Hải Dương -Tìm về tháng 7 (1) (2) (3) (4) (5) 3 Nguyễn Xuân Bối 1942 Kinh Môn Hải Dương Hoa đá - 1999 Kí ức tình yêu - 2000 Mảnh đất nuôi tôi - 2001 Tình yêu của tôi - 2002 4 Mai Thanh Chương Hải Nhân 1935 Ninh hòa - N Giang Đống Đa - Hà Nội Chuẩn đời - 1993 Năm tháng đang qua - 2000 5 Nguyễn Hà Cừ Hà Khánh Nguyên 1949 Ng. Giáp - Tứ Kì Trương Mỹ - TPHD Gió chân mây - Thao thức làng - 1997 6 Nguyễn Khắc Thủ Nguyễn Việt Thanh 1949 Ngọc Hòa Vĩnh Hòa Đường hoa cỏ - 1998 Hai vợ chồng liệt sĩ - 2002 7 Nguyễn Thanh Cải Thanh Tân 1952 Hà Kì - Tứ Kì Hải Dương Lộ trình ( thơ ) - 1994 Ma làng ( Truyện ngắn) 1996 Chọn vợ( Kịch ) - 2001 8 Phạm Văn Duy 1942 Hưng Đạo - Tứ Kì Hải Dương Lặng lẽ tỏa hương ( thơ ) - 1992 Tiếng ru ( Thơ ) - 1997 9 Đỗ Thị Hiền Hòa 1950 Chí Linh Hải Dương Lạ lùng ( Tập truyện ngắn) - 1987 Trẻ con không sợ ma ( T. T)- 1993 Hoa cau ( Tập truyện ngắn ) - 2003 10 Nguyễn Thị V. Nga 1976 Chi Nam - T. Miện Hải Dương Hoa cúc tím ( Tập truyện) - 1998 Đường đời ( T. Thuyết ) - 2000 Cõng mình qua những cơn mưa ( thơ )- 2002 11 Đặng Văn Sinh 1948 N. Sách - Chí Linh Hải Dương Ga tàu ( T. thuyết ) - 1995 Con sáo mỏ gà - 1996 Hoa mận dại ( T. thuyết ) - 2001 Bước 4: Củng cố - Em hãy đọc một bài thơ của thầy giáo Nguyễn Khắc Thủ? - GV đọc cho học sinh nghe bài thơ Đường hoa cỏ của thầy Thủ. Bước 5: Hướng dẫn về nhà - HS tiếp tục tìm hiểu về các tác phẩm, tác phẩm ở quê hương HD - Chọn giới thiệu 1 tác phẩm của 1 tác giả địa phương hoặc tác phẩm viết về địa phương. Thứ ngày tháng năm 2006 Ngữ văn.Bài 9. Tiết 43: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài tổng kết, giúp học sinh: - Củng cố lại các kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình ngữ văn THCS ( từ đơn, phức, thành ngữ, ngôn ngữ của từ...) - Rèn kỹ năng hệ thống hóa các kiến thức đã học. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9. - HS: Làm bài tập, đọc trước bài C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra: Kết hợp khi tổng kết. Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thhức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt ? Thế nào là từ đơn - từ phức? ? Có các loại từ phức nào? ? Lấy ví dụ minh họa? - Từ đơn: cây, nhà, biển, trời - Từ phức: cây cối, nhà cửa ? Phân biệt các từ ghép, láy trong bài tập 2 ( T 122) ? Xác định các từ láy giảm nghĩa? ? Xác định các từ láy tăng nghĩa? ? Thành ngữ là gì? ? Thành ngữ và tục ngữ giống hay khác nhau? - Tục ngữ có cấu tạo hình thứcc và nội dung hoàn chỉnh, được coi là một tác phẩm văn học. ? Xác định thành ngữ, tục ngữ? ? Giải nghĩa các thành ngữ? Tục ngữ? ? Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật? Giải nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được? - HS tự đặt câu. ? Tìm ví dụ về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương? - HS hoạt động nhóm - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Nhận xét và cho điểm ? Thế nào là nghĩa của từ? ? Tìm cách hiểu đúng trong bài tập 2 ( T 1 ... - Từ ghép: ăn uống, học hành - Từ láy: nho nhỏ, xôn xao 3. Luyện tập: - Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. - Từ láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sát sàn sạt, sạch sành sanh. II. Thành ngữ: 1. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2. Luyện tập: Bài tập 1: - Thành ngữ: + đánh trống bỏ dùi + được voi đòi tiên + nước mắt cá sấu - Tục ngữ: + gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. + chó treo mèo đậy. Bài tập 2: - Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật: + thả hổ về rừng + Miệng hùm gan sứa... + Dây cà ra dây muống Bài tập 3: - Tìm thành ngữ được sử dụng trong văn chương: + Đố ai lượm đá quăng trời Đan gàu tát biển, ghẹo người trong trăng. ( Ca dao) + Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. ( Nguyễn Du ) + Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới chiếu liệu điều kêu ca. ( Nguyễn Du ) III. Nghĩa của từ: 1. Khái niệm: Nghĩa của từ loại là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ...) mà từ biểu thị. 2. Luyện tập: Bài tập 2: sgk - 123 - Cách giải thích a là hợp lý. Bài tập 3: sgk - 123 - Cách giải thích b là đúng, vì dùng từ rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng ( giải thích bằng từ đồng nghĩa) phần còn lại là cụ thể hóa cho từ rộng lượng. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tuợng chuyển nghĩa của từ: 1. Khái niệm: - Từ nhiều nghĩa: Là những từ có từ hai nghĩa trở lên . - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:là hiện tượng một từ có thể đảm nhận vai trò của hai , ba từ loại khác. 2. Luyện tập: - Về tu từ cú pháp: hoa là định ngữ nghệ thuật. - Về tu từ từ vựng: hoa được hiểu là đẹp, tinh khiết. - Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa... mà chỉ là nghĩa chuyển lâm thời. Bước 4: Củng cố: - Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Bước 5: Hướng dẫn về nhà. - Học bài. Nắm vững nội dung - Ôn tập tiếp phần còn lại. Thứ ngày tháng năm 2006 Ngữ văn. Bài 9. Tiết 44: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài tổng kêt, giúp học sinh: - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng về: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghiac từ ngữ, trường từ vựng. B Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 Tập 1 + Chương trình từ vựng tiếng Việt THCS. - HS: Làm trước bài tập. C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Cho ví dụ cụ thể? Vẽ sơ đồ hệ thống cấu tạo của từ vựng Tiếng Việt? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì để phân biệt với hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời trong câu? Cho ví dụ minh họa? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Hình thức cần đạt ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và đồng âm? ? Lấy ví dụ minh họa? - từ chín ( cơm chín, quả chín, vá chín...) – nhiều nghĩa - đá ( bóng đá, hòn đá...) - đồng âm. ? Xác định hiện tượng nhiều nghĩa, đồng âm trong BT2 ( T124). ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu ở BT ( T125) ? Dựa trên cuộc sống nào, từ xuân có thể thay thế cho tuổi? Tác dụng diễn đạt ? ? Nêu khái niệm từ trái nghĩa? - VD: tốt – xấu; đẹp – xấu. ? Xác định các ặp từ trái nghĩa? Đọc bài tập 3( T125 sgk) ? Nhắc lại khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? - GV dùng bảng phụ. ? Điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ? ? Thế nào là trường từ vựng? ? Lấy ví dụ minh họa? ? Xác định các từ cùng trường từ vựng? ? Phân tích tác dụng của các từ cùng trường từ vựng đó? Độc lập Thảo luận tự do Phân biệt hai hiện tượng. Lấy ví dụ Hoạt động nhóm Độc lập Hoạt động nhóm Thảo luận tự do Độc lập Hoạt động nhóm Độc lập Lên bảng làm Lên bảng điền Độc lập Hoạt động nhóm Phân tích. V. Từ đồng âm : 1. Khái niệm: - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. - Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm: + Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa) + Hiện tượng đồng âm: Hai hoặc nhiều từ có nghĩa xa khác nhau(hai hoặc nhiều hình thức ngữ âm khác nhau ) 2. Luyện tập: - Ví dụ a: hiện tượng nhiều nghĩa. - Ví dụ b: hiện tượng đồng âm... VI. Từ đồng nghĩa: 1. Khái niệm: - Từ đồng nghĩa là những từ cóa nghĩa giống nhau ( hoặc gần giống nhau). Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 2. Luyện tập: - Trường hợp đúng: d - Lấy một mùa trong năm để chỉ 4 mùa là phép hoán dụ (dùng bộ phận chỉ toàn thể) - Dùng từ xuân để: + Trách lặp từ tuổi tác. + Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời. VII. Từ trái nghĩa: 1. Khái niệm: - Từ trái nghĩa là những từ có ngghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 2. Luyện tập: - Những cặp từ trái nghĩa ngôn ngữ: + xấu - đẹp; xa – gần; rộng - hẹp - Những cặp từ tráI nghĩa ngữ dụng: + Voi – chuột; ông - bà chó - mèo - Cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau: + Sống – chết; đực - cáI; chẵn - lẻ - Các cặp từ trái nghĩa tương đối: + Già - trẻ; yêu – ghét; cao – thấp VIII. Các cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ: 1. Khái niệm: nghĩacủa một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác... 2. Luyện tập: Từ Từ đơn từ phức Từ ghép từ láy ghép ĐL ghép CP láy BP láy HĐ láy âm láy vần IX. Trường từ vựng 1. Khái niệm: - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: trường từ vựng tay - Bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay... - Hoạt động của tay: sờ, nắm, cầm, giữ... 2. Luyện tập: - Trường từ vựng: tắm và bể cùng trường từ vựng: nước nói chung + Nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông + Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa + Hình thức cảu nước: xanh, trong + Tính chất của nước: mềm mại, mát. => hai từ cùng trường từ vựng khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn, Bước4: củng cố - Phân biệt hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa? - Hệ thống từ vựng trong tiếng Việt đã ôn tập thuộc mấy lĩnh vực? - Nắm chắc từ vựng Tiếng Việt có tác dụng gì? Bước 5: Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Nắm vững nội dung - Xem tiếp: Tổng kết về từ vựng _________________________________________________________________ Thứ ngày tháng năm 2006 Ngữ văn. Bài 10. Tiết 45 Tập làm văn: Trả bài làm văn số 2 ( Văn bản tự sự ) Mục tiêu cần đạt: Qua giờ trả bài, giúp học sinh: - Ôn lại những kiến thức về văn bản tự sự. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tự sự và miêu tả vào bài làm văn. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, trình bày. - Nắm được ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm cho bài sau. B. Chuẩn bị: - Tập bài của học sinh - Phần nhận xét chấm bài của giáo viên. C. Tiến trình dạy học: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Khi làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả cần chú ý gì? - Đề bài viết số 2 yêu cầu những gì? Bước 3: Bài mới. I. Chép lại đề bài lên bảng. Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tưởng tượng hai mươI năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy để kể lại về buổi thăm trường đầy xúc động đó. Đề 2: Kể lại một giấc mơ trong đo em gặp lại một người thân đã xa cách lâu ngày. II. Nêu yêu cầu của đề. - Giáo viên nhắc lại yêu cầu của đề theo nội dung bài soạn tiết 34,35. III. Nhận xét chung: 1. Những ưu điểm: - Đa số học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài; có ý thức tìm hiểu , quan sát để làm bài. - Một số bài viết đã vận dụng tốt yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự( Lan, Hướng, Dịu) - Trình bày bài tương đối sạch sẽ, một số bài trình bày khoa học , rõ ràng, mạch lạc. - Một số bài khá tốt: lan, Tùng, Thoại, Thái, Dịu, Tuấn Anh 2. Những nhược điểm: - Có một số bài đảm bảo nội dung một bức thư nhưng hạn chế trong việc sử dụng yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm nên bài văn kém phần sinh động. - Một số bài lại thiên vào việc kể chuyện dài dòng hoặc miêu tả cảnh quan chi tiết của ngôi trường mà xem nhẹ yếu tố biểu cảm trong yêu cầu của đề là : một buổi thăm trường đầy xúc động. - Một số bài viết chữ vẫn rất cẩu thả: Trưởng, Việt Anh, Đức. - Diễn đạt chưa thật lưu loát, dùng từ chưa chính xác hoặc chưa hiểu nghĩa của từ. - Một số bài còn sử dụng hai đại từ hoặc dùng đại từ và một danh từ trong vai trò của đại từ: VD: tớ – mình; cậu – bạn ; tôi – tớ.. IV. Sửa một số lỗi cụ thể: Tên HS Lớp Nội dung sai Lỗi sai Sửa lại Ngọc 9B Thư viện bên trong có rất nhiều sách. Dùng từ Thư viện có đủ các loại sách Hương 9B Cổng trường có một ngôi nhà bé xíu Dùng từ .ngôi nhà nhỏ Tú 9B Bạn có biết không, nơi mà chúng mình có nhiều kỉ niệm đẹp. Câu cụt Nơi đây đã từng lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của chúng mình. Hùng 9B Sáng hôm ấy, một buổi sáng đầy ánh nắng ban mai và đày ắp tiếng cười. Câu cụt Hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời. Sân trường tràn ngập ánh nắng và đầy ắp tiếng cười. Mạnh 9B Nhà trường còn làm ra cả một chiếc hồ hoa súng. Diễn đạt Trước cửa văn phòng vẫn là hồ nước sạch với những bông hoa súng đẹp dịu dàng Vẻ 9B Những tán lá to mình Dùng từ Những tán lá xòe rộng Thượng 9B Tớ bắt đầu xem khung cảnh. Dùng từ, Tớ đi một vòng quqnh trường sững. Phượng 9B Cô chưa kịp trả lời thì mình đã đi ra ngoài mất rồi. Diễn đạt Bỏ câu này. Quyết 9B Bàn giáo viên có một máy vi tính để quan sát, theo dõi lớp kĩ hơn. Kiến thức Bàn giáo viên bây giờ được trang bị hệ thống máy chiếu điện tử hiện đại. Tôn 9B Trên cổng là một tấm bình phong ghi dòng chữ Kiến thức Diễn đạt Trên cổng là khẩu hiệu: Học, học nữa, học mãi Mai 9B Dì tôi cũng thút thít ậm ừ Dùng từ Dì tôi cũng nức nở khóc Hằng 9B Trường dạy đủ loại ngoại ngữ Kiến thức Học sinh bây giờ được học hai ngoại ngữ. Lan 9B Cậu khỏe chứ, có con cái gì không? Diễn đạt Cậu khỏe chứ, mấy nhóc rồi? Trang 9B Do cuộc sống đầy biến động Dùng từ Cuộc sống với nhiều lo toan vất vả, Trọng 9B Màn đêm kéo xuống tôi mập mờ mở mắt Dùng từ Khi màn đêm buôngxuống Tôi chập chờn trong giấc ngủ Kênh 9B Tôi liền chủm chỉm cười Dùng từ Tôi tủm tỉm cười Việt Anh 9B Trường rất oai nghiêm Dùng từ Trường rất khang trang Hướng 9B Ông vào vườn lấy ra hai quả na Dùng từ Ông vào vườn trẩy hai quả na V. Đọc một số bài tiêu biểu: Lan, Hà, Tùng. VI. Trả bài, gọi điểm: Lớp Điểm dưới 5 Điểm 5 – 6 Điểm 7- 8 Điểm 9- 10 % trên TB 9B Bước 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Làm một bài văn tự sự ở lớp 9 có gì khác với bài tự sự ở lớp 6? - Tìm đọc một số văn bản tự sự về Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên. Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: