Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 24

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 24

Tiết 111

Soạn 07/02/2009

Dạy 11/02/2009 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

CON CÒ

 (Chế Lan Viên)

 Tiết 1

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru trong đoạn 1

 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thơ, thể thơ, giọng điệu thơ

 Giáo dục lòng yêu kính, trân trọng hình ảnh người mẹ

 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ văn học, kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo lối tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng

CHUẨN BỊ

 +GV: Đọc "Hoa ngày thường, chim báo bão" của CLV

 Đọc các bài tiểu luận về PCNT CLV

 +HS: Đọc, soạn bài

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 111	
Soạn 07/02/2009 
Dạy 11/02/2009	
Hướng dẫn đọc thêm: 
Con cò
 (Chế Lan Viên)
 Tiết 1
Mục tiêu cần đạt
	HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru trong đoạn 1
	Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thơ, thể thơ, giọng điệu thơ 
	Giáo dục lòng yêu kính, trân trọng hình ảnh người mẹ
	Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ văn học, kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo lối tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
Chuẩn bị
	+GV: Đọc "Hoa ngày thường, chim báo bão" của CLV
	Đọc các bài tiểu luận về PCNT CLV
	+HS: Đọc, soạn bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	Nêu vấn đề được bàn trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: 
-HS nêu hiểu biết của mình về Chế Lan Viên
-GV nhấn mạnh:
+Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
+Ông có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh thơ, hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, kết hợp thực và ảo thường đợc sáng tạo bằng sức tưởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú
-HS nêu TP chính của CLV
I . Giới thiệu chung (6')
1.Tác giả (sgk) 
-HS nêu xuất xứ bài thơ
-HS xác định thể thơ
-GV hướng dẫn đọc: Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, nhiều câu thơ điệp lại tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru...
-HS đọc đoạn 1
-GV NX, sửa, đọc đoạn 2
-HS đọc đoạn 3; HS khác NX
-GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ khó
?Hình tượng trung tâm của bài thơ?
-HS xác định bố cục bài thơ và nêu căn cứ xác định
?NX về bố cục bài thơ?
-Bố cục bài thơ thể hiện sự phát triển của hình tượng con cò - hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ - trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ bé thơ đến trưởng thành và suốt cả đời người.
-HS đọc lại đoạn 1
-HS trao đổi:
?Những bài ca dao nào được dùng trong đoạn thơ? 
?Cách vận dụng ca dao của tác giả như thế nào? Tác dụng của cách vận dụng đó? (học sinh đọc các bài ca dao: con cò trong chú thích và nhận xét: tác giả không sử dụng nguyên lời các bài ca dao mà vận dụng sáng tạo con cò trong ca dao thành con cò thơ)
?Qua lời ru của mẹ hình ảnh con cò trong ca dao đã đi vào giấc ngủ em thơ nh thế nào? 
?Từ đó nêu cảm nhận về lời ru đối với tâm hồn trẻ thơ? (Lời ru có tác động trực tiếp đến tư tưởng tình cảm của trẻ, có lời ru trẻ như nhận biết những điều trong cuộc sống dễ dàng hơn, cảm nhận đợc tình mẹ cao cả, thiêng liêng và như đồng cảm với mẹ những nỗi khó khăn của cuộc sống. 
-GV bình
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1962
-In trong tập "Hoa ngày thờng và chim báo bão" (1967)
II . Đọc - hiểu văn bản (29')
1.Đọc, chú thích (6')
2.Bố cục (3')
+PhầnI: Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
+Phần II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo con người suốt những chặng đường đời
+Phần III:Từ hình ảnh con cò suy ngẫm về ý nghĩa lời ru và tình mẹ đối với mỗi cuộc đời con người
3. Phân tích (20')
a. Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
- Hình ảnh con cò trong ca dao đi vào giấc ngủ trẻ thơ qua lời ru của mẹ.
- Con cò trong ca dao được vận dụng sáng tạo có ý nghĩa hàm ý: con cò là ngời nông dân một nắng hai sương kia. Là người phụ nữ tảo tần nuôi con, chờ chồng, là cuộc sốmg thanh bình của làng quê xa,...
- Con cò đi vào giấc ngủ vô thức, nhưng qua lời ru của mẹ con cò trở nên có tình cảm, cảm xúc, đó tình cảm mẹ dành cho con với tất cả sự yêu thương trìu mến
D - Củng cố (3')
	?Nêu cảm nghĩ của em về lời ru, về hình ảnh con cò trong các câu hát ru ở đoạn 1?
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học thuộc bài thơ
	-Soạn tiết 2
-----------------------------------------------------------------
Tiết 112	
Soạn 08/02/2009 
Dạy 13/02/2009	
Hướng dẫn đọc thêm: 
Con cò
 (Chế Lan Viên)
 Tiết 2
Mục tiêu cần đạt
	HS tiếp tục cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru
	Thấy được những đặc điểm về hình ảnh thơ, thể thơ, giọng điệu thơ 
	Giáo dục lòng yêu kính, trân trọng hình ảnh người mẹ
	Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ văn học, kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo lối tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
Chuẩn bị
	+GV: Đọc "Hoa ngày thường, chim báo bão" của CLV
	Đọc các bài tiểu luận về PCNT CLV
	+HS: Đọc, soạn bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Đọc thuộc lòng bài thơ con cò?
	?ý nghĩa của lời ru đối với mỗi tâm hồn trẻ thơ?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: 
-HS đọc đoạn 2 và cùng trao đổi nội dung:
- Hình ảnh cánh cò gắn liền với những chặng đường đời nào của con?
- Cánh cò là ai? Điều này có ý nghĩa gì?
I . Giới thiệu chung 
II . Đọc - hiểu văn bản (34')
3.Phân tích
b.Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo con người suốt những chặng đường đời (15')
+ Hình ảnh cánh cò:
- Lúc con còn nhỏ dại: nằm nôi.
- Hình ảnh cánh cò được dùng lặp đi lặp lại có có tác dụng diễn đạt như thế nào?
-HS đọc diễn cảm phần 3 và thảo luận:
?Hình ảnh cánh cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa nào?
?Từ đó nhà thơ rút ra một qui luật nào trong đời sống?
?Trong phần cuối bài thơ nhà thơ đã đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò như thế nào trong những lời ru?
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
- Lúc con đến tuổi đi học: theo cò đi học
- Lúc con trưởng thành: làm thi sĩ.
 Cánh cò luôn theo sát mỗi bớc con trởng thành. Cánh cò chính là mẹ, là tình mẹ bao dung
+ ý nghĩa của hình ảnh cánh cò:
- Cánh cò là hình ảnh gợi liên tưởng, tưởng tượng, cánh cò là biểu tượng cho lòng mẹ về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Cánh cò từ bài ca dao bay ra hiện tại cuộc sống trong không gian mơí, nhà thơ đã thổi sức sống vào cánh cò, đã chắp cánh cho cánh cò.
c.Từ hình ảnh con cò suy ngẫm về ý nghĩa lời ru và tình mẹ đối với mỗi cuộc đời con người (15')
+Tình mẹ dành cho con:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con.
 Cánh cò được nhấn mạnh với ý nghĩa biểu tợng cho tấm lòng mẹ, lúc nào cũng ở bên con, đến suốt đời.
+ Qui luật cuộc đời:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
 Nhà thơ khái quát một qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Những câu thơ giàu chất trí tuệ, chất triết lí, nhưng không phải là triết lí thuần là trí tuệ mà là triết lí của con tim.
+ ý nghĩa của của hình tượng cánh cò:
Một con cò thôi 
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
 Với âm hưởng lời ru trở lại tác giả đã đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: chính là mẹ, là quê hương, là cuộc đời dành cho con,...
III . Ghi nhớ (4')
 (sgk)
D - Luyện tập - Củng cố (3')
	Bài tập1: Tập hợp những câu thơ, bài thơ, những câu, bài ca dao có hình ảnh con cò
	-Cái cò sung chát đào chua
	-Câu ca mẹ hát gió đa về trời
	-Ta đi trọn kiếp con ngời
	 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru 
 	 (Nguyễn Duy)
	-HS đọc diễn cảm 1 đoạn thơ
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học thuộc bài thơ
	-GV hướng dẫn HS làm BT2 mục LT
	-Chuẩn bị bài "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí"
-----------------------------------------------------------------
Tiết 113	
Soạn 10/02/2009 
Dạy 13/02/2009	
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 (Tiết 1)
Mục tiêu cần đạt
	HS nhận diện được đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
	Nắm đựơc các bước làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Nắm đựơc dàn bài và cách viết từng phần trong bài
	Rèn kĩ năng làm một bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản, chữ lỗi viết câu, đoạn,...
	Giáo dục ý thức quan tâm đến các vấn đề tư tưởng, đạo lí trong xã hội
Chuẩn bị
	+GV: Bảng phụ ghi các đề mục I, ghi dàn ý bài...
	+HS: Nắm chắc yêu cầu của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	? Nêu khái niệm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? 
	? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
C - Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài: 
-HS đọc các đề bài trên bảng 
I.Tìm hiểu các dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (10')
1. VD: Các đề bài1,2,3,4,5,6,7,8,9
-HS nhận xét theo hướng dẫn của GV:
?Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
?Có điểm gì khác nhau? (Học sinh đọc rõ phần mệnh lệnh của các đề)
?Hãy rút ra nhận xét về dề bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí?
?Hãy tự đặt hai đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo hai dạng đề trên?
Ví dụ1:
 - Ăn vóc học hay
 -Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
 -Bán anh em xa mua láng giềng gần.
 -Lòng nhân ái
 -Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Ví dụ 2: 
Suy nghĩ về câu thành ngữ: Tôn sư trọng đạo.
-HS đọc đề bài và nêu lại các bước làm bài văn nghị luận nói chung (5 bước)
?Hãy trao đổi để tìm hiểu đề bài trên? (HS lần lượt trình bầy các nội dung tìm hiểu đề bài)
?Nêu các nội dung phần tìm ý? (Lần lượt giải nghĩa các khái niệm trong luận đề bằng cách vận dụng các loại câu hỏi tìm ý của nghị luận giải thích để thực hiện tìm ý)
-HS trình bầy phần tìm ý bằng cách nêu các câu hỏi và trả lời các câu hỏi:
?Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là gì?
?Câu tục ngữ hiểu theo nghĩa bóng như thế nào?
2. Nhận xét:
* Các đề bài:
+ Giống nhau: Đều yêu cầu nghị luận một vấn đề ttởng, đạo lí.
+ Khác nhau: 
- Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh: đề1, 3,10
- Dạng dề không kèm theo mệnh lệnh: đề 2,4,5,6,7,8,9
3. Kết luận: 
-Đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí là bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Có hai dạng đề: Đề có mệnh lệnh và đề không có mệnh lệnh.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí (20')
1. Đề bài: 
Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”.
2. Các bước làm bài:
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
*Tìm hiểu đề:
-Loại đề; Nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí.
- Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ; thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí Uống nước nhớ nguồn rút ra từ câu tục ngữ một cách thuyết phục.
- Phạm vi dẫn chứng (tri thức): 
+Từ vốn sống trực iếp: tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghệm
+Vốn sống gián tiếp: hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, về phong tục, tập quán, văn hoá dân tộc,..
*Tìm ý:
+Giải thích nghĩa đen: 
-Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò quan trọng trọng đời sống con người.
thế nào?
?Bài học đạo lí rút ra từ câu tục ngữ?
-HS căn cứ vào các ý đã tìm, vận dụng vào lập dàn ý.
-Mỗi nhóm trình bầy một dàn ý, sau đó thống nhất thành mô hình chung:
A.. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
-GVhướng dẫn HS viết từng phần chuẩn bị cho tiết 114
-Nguồn: nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
+Giải thích nghĩa bóng: 
- Nước: Những thành quả mà con ngời được hưởng thụ, bao gồm: các giá trị vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, phương tiện gia thông,...). Các giá trị tinh thần (văn hoá, nghệ thuật, lễ tết, tham quan,...)
-Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối... những người vô danh và hữu danh có công tạo dựng nên đất nước, làng xã, dòng họ họ bằng mồ hôi lao động và xương máu chiến đấu trong trường kì lịch sử dân tộc.
+Bài học đạo lí:	
- Những người được hưởng thành quả hôm nay phải nhớ ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử
b.Xây dựng dàn ý:
MB: Giới thiệu câu tục ngữ, nội dung tư tưởng câu tục ngữ, lòng biết ơn, cách xử thế.
TB:
* Nghĩa đen câu tục ngữ
* Nghĩa bóng câu tục ngữ.
* Nhận định, đánh giá câu tục ngữ
* Bàn luận, mở rộng
KB:
- Nêu suy nghĩ về bài học.
- Nhắc nhở, khuyên.
c.Viết bài.
D. Củng cố (2')
	Đề bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
	Dàn bài văn ...
E. Hướng dẫn về nhà (2') 
	-Nhận diện đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
	-Biết cách lập dàn ý...
	-Viết bài chuẩn bị cho tiết sau học mục LT
-----------------------------------------------------
Tiết 114	
Soạn 10/02/2009 
Dạy 16/02/2009	
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 (Tiết 2)
Mục tiêu cần đạt
	HS nắm chắc cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	Tiếp tục rèn kĩ năng làm một bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
	Giáo dục ý thức quan tâm đến các vấn đề tư tưởng, đạo lí trong xã hội
Chuẩn bị
	+HS: Viết bài theo hướng dẫn ở tiết 113
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	-GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
C - Bài mới (38')
	GV giới thiệu bài: 
-HS nêu các cáh mở bài
-HS đọc phần MB của mình (3 em)
-HS khác NX, bổ sung
-HS đọc các cách MB trong sgk
-GV chốt lại các cách MB
?Theo em, phần TB chia làm mấy đoạn?
-HS đọc từng đoạn văn trong thân bài...
-HS NX:+Cách hiểu câu tục ngữ
 +Cách diễn đạt, lập luận
-GV NX, cho điểm, chú ý liên kết câu, liên kết đoạn...
-HS đọc phần kết bài...
-GV NX, chú ý: Nên viết phần KB hô ứng với phần MB
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
-GV ghi đề
-HS xác định yc của đề
-HS lập dàn ý, trình bày
-GV NX, sửa, đưa ra dàn ý tham khảo
II.Viết bài (22')
MB:
+Đi từ chung dến riêng: từ nội dung của câu đến câu tục ngữ.
+Từ thực tế dến đạo lí: từ quan niệm của người Việt đến câu tục ngữ.
TB:
*Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ
*Đánh giá câu tục ngữ:
-Theo quan niệm xưa
-Theo quan niệm ngày nay.
-Trong tương lai.
KB:
*Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập (16')
 Xây dựng dàn ý cho đề bài: Tinh thần tự học.
Dàn ý:
A. Mở bài: 
Dẫn vào đề; nêu vấn đề
 Nhận xét khái quát vấn đề.
B. Thân bài:
* Giải thích từ ngữ trong đề: Học là gì? Thế nào là tinh thần tự học?
Làm thế nào để có tinh thần tự học.
* Bàn mở rộng nội dung
-Tự học đề nâng cao vốn hiểu biết
-Tinh thần tự học cần có ở mỗi người
-Tinh thần tự hoạ góp phần làm cho xã hội
C. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề
- Rút ra bài học thực tế.
D. Củng cố (2')
	Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
	GV lưu ý cách vận dụng các phép lập luận
E. Hướng dẫn về nhà (2') 
	-Học ghi nhớ
	-Viết thành bài văn đề bài mục LT
	-Chuẩn bị cho tiết trả bài: GV trả bài, HS đối chiếu bài với câu hỏi tr 51
-----------------------------------------------------
Tiết 115	
Soạn 12/02/2009 
Dạy 16/02/2009	
Trả bài viết số 5
Mục tiêu cần đạt
	HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình khi làm bài viết số 5. Từ đó, các em biết phát huy ưư điểm, khắc phục những hạn chế của mình
Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên
Tiếp tục rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng sư việc đời sống
Chuẩn bị 
	*Giáo viên: Chấm bài, ghi nhận xét cụ thể; Bảng phụ ghi câu văn sai
	*Học sinh: Tự đọc lại bài của mình - đối chiếu với các câu hỏi tr 51, ghi lại lỗi sai 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	?Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
	Việc chuẩn bị cho giờ học của HS
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-HS đọc lại đề bài
-GV ghi đề (T 104,105)
*Đề bài: (1')
-HS xác định yêu cầu của đề
-GV nhận xét, bổ sung
-HS lập dàn ý
-GV nhận xét, bổ sung (Theo tiết 104,105)
-GV định hướng nhận xét:
+Về thể loại
+Về nội dung nghị luận
+Về lập luận
+Về diễn đạt
+Về chữ viết, chính tả
-HS: 3 em tự nhận xét bài làm của mình
-GV thu lại phần tự nhận xét của tất cả HS
-GV nhận xét chung
-HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
-GV yêu cầu HS thống kê lỗi của mình và hướng dẫn các em về nhà sửa các lỗi cơ bản (ghi trong vở viết văn)
-HS trình bày việc sửa lỗi của mình
-GV treo bảng phụ ghi một số câu văn sai
1.Chuyện vất rác bừa bãi diễn ra rất sôi động.
2.Người VN cần nhận ra tác hại của việc vứt rác bừa bãi để rèn những thói quen xấu ấy.
-HS xác định lỗi sai, sửa lại.
I. Xác định yêu cầu của đề (2'')
-Thể loại: Nghị luận
-Nội dung: Hiện tượng vứt rác bừa bãi
II. Lập dàn ý (3'')
III. Nhận xét chung (8')
1. HS tự nhận xét (5')
2. GV nhận xét (3')
*Ưu điểm:
-Viết đúng thể loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
-Hầu hết nhận thức đúng được vấn đề
-Một số bài có hệ thống luận điểm đầy đủ, rõ ràng, sát với thực tế; Lập luận thuyết phục (quân, Thơm)
-Một số bài diễn đạt mạch lạc, chữ viết đẹp (Yến, Thơm)
*Hạn chế:
Một số bài nhận thức chưa đầy đủ vấn đề. Hệ thống luận điểm còn thiếu (Nguyên nhân, biểu hiện) hoặc viết sơ sài (Nhất, Khuyến,...)
-Một số bài lập luận chưa chặt chẽ, diễn đạt chưa mạch lạc, dùng từ chưa sát...
-Việc lựa chọn dẫn chứng chưa tiêu biểu
-Nhiều em chữ viết rất ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả (Lực, Nhất, Tuấn Anh...)
IV. Chữa lỗi cơ bản (17')
1-Xác định hệ thống luận điểm
2-Lập luận
3-Lỗi diễn đạt
4-Lỗi chính tả
-Quân đọc bài làm của mình
-GV đọc điểm của HS cả lớp, thống kê chất lượng
V. Đọc bài làm khá (3')
VI. Công bố điểm (2')
Số bài
Điểm 0->2
Điểm <5
Điểm 5->6
Điểm 6,5->7,5
Điểm 8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
36
D. Củng cố (4')
	-Củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	-Tiếp tục rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	-Tiếp tục xem lại bài làm của mình và sửa lỗi - ghi lại trong vở viết văn
	-Soạn: "Mùa xuân nho nhỏ"
--------------------------------------------------------------------	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc