Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 33

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 33

Tiết 156

Soạn 14/4/2009

Dạy 18/4/2009 CON CHÓ BẤC

 (Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" - G. Lân đơn)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

HS hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G.Lân-đơn khi viết về những con chó.

 Giáo dục lòng yêu thương loài vật

Rèn luyện kĩ năng phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó Bấc của nhà văn Mĩ

CHUẨN BỊ

 + GV: Chân dung nhà văn. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

 + GV+HS: Đọc toàn bộ tác phẩm . Xác định vị trí đoạn trích.

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A - Ổn định lớp (1')

 9B vắng:

B - Kiểm tra

C - Bài mới (38')

 GV giới thiệu bài: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri, nhà văn Mĩ thế kỉ Xĩ thì giờ đây ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 156	
Soạn 14/4/2009 
Dạy 18/4/2009	
Con chó bấc
 (Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" - G. Lân đơn)
Mục tiêu cần đạt
HS hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G.Lân-đơn khi viết về những con chó.	
	Giáo dục lòng yêu thương loài vật
Rèn luyện kĩ năng phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó Bấc của nhà văn Mĩ
Chuẩn bị
	+ GV: Chân dung nhà văn. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã
	+ GV+HS: Đọc toàn bộ tác phẩm . Xác định vị trí đoạn trích.
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
C - Bài mới (38')
	GV giới thiệu bài: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri, nhà văn Mĩ thế kỉ Xĩ thì giờ đây ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc
?Nêu hiểu biết của em về tác giả?
-HS trả lời
-GV giới thiệu: Chân dung nhà văn. 
-HS nêu xuất xứ văn bản
-HS tóm tắt ngắn gọn truyện và nêu vị trí đoạn trích
-GV hướng dẫn đọc
-HS đọc, tóm tắt đoạn trích
-GV kiểm tra phần đọc chú thích của HS
-HS xác định bố cục văn bản
?Nhận xét độ dài ngắn của mỗi phần?
?Qua đó, em hiểu dụng ý của tác giả là gì?
-HS thảo luận, trả lời: Tác giả chủ yếu nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ...
I . Giới thiệu chung (4')
1. Tác giả (3') 
-Là nhà văn Mĩ nổi tiếng
2. Tác phẩm (3') 
-Thể loại: Tiểu thuyết gồm 7 chương
II . Đọc - hiểu văn bản (32')
1. Đọc, chú thích (5')
2. Bố cục (2')
-Đoạn 1: Mở đầu
-Đoạn 2: Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc
-GV tóm tắt đoạn truyện trước phần trích, tóm tắt đoạn "Mở đầu" trong văn bản
?Tác giả đã giới thiệu anh không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ như thế nào?
?Nhà văn so sánh Thoóc tơn với những ông chủ khác nhằm mục đích gì?
?Những biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn?
-HS đọc đoạn 1, tìm chi tiết, dẫn chứng, phân tích, kết luận: Thoóc-tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh, đặc biệt với Bấc như thế với những đứa con đẻ con anh. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích cuộc đời. Trong khi các ông chủ khác, các đồng nghiệp tìm vàng chăm sóc chó chỉ vì nghĩa vụ (đã nuôi thì phải chăm sóc) và vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận: đó chính là một trong những công cụ đắc lực để tìm vàng nơi tuyết lạnh giá (kéo xe trượt tuyết), Thoóc-tơn thật là một ông chủ lí tưởng.
?Phân tích câu nói của Thoóc-tơn Trời đất! Đằng ấy hầu nh biết nói đấy! với Bấc?
-HS: Câu nói thể hiện tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ông chủ đối với con chó quý của mình. Cao hơn thế, thể hiện tình cảm của một con người đối với bạn bè thân thiết, của một người cha đang yêu thương, vỗ về, khám phá ra đứa con mình sao có thể thông minh, tình cảm và đáng yêu đến thế!
?Nhận xét về những biểu hiện ấy?
?Tình cảm của Thoóc tơn dành cho Bấc?
-GV khái quát: Thoóc-tơn, thật ra không phải là chủ đầu tiên của Bấc. Trước anh, Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có và cũng nhân hậu như nhà thẩm phán Mi-lơ rồi bị bắt cóc, bị mua lại, bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở miền Bắc Mĩ lạnh giá (Pê-rôn, Phơ-răng xoa, anh chàng người lai Ê-cốt, gã mặc áo thun đỏ với cái dùi cui đáng sợ,...). Những chỉ có riêng Thoóc-tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xử với Bấc thật tận tình cho đến khi anh qua đời. 
-Đoạn 3,4,5: Tình cảm của Bấc đối với chủ
3. Phân tích (25')
a) Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc (10')
+Chăm sóc ... như thể chúng là con cái...
+Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào ...
+Túm chặt lấy đầu Bấc, đẩy tới, đẩy lui, khe khẽ thốt lên những tiếng rủa yêu rủ rỉ, âu yếm như lời nựng con của những ông bố, bà mẹ hiền vô cùng thương yêu con mình...
+Kêu lên trân trọng "Trời đất..."
-Biểu hiện tình cảm một cách đặc biệt
->Yêu thương Bấc, coi Bấc như một người thân, một người bạn, một người con
-GV: Tình cảm và cách đối xử đặc biệt ấy của ông chủ-người cha-người bạn Thoóc-tơn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bởi vì Bấc đặc biệt tinh khôn và cũng đặc biệt nghĩa tình, tất nhiên là qua các biểu hiện, suy luận và tưởng tượng nhân hoá của nhà văn.
?Trong đoạn đầu, tác giả có ý so sánh những ngày Bấc sống trong gia đình ông thẩm phán Mi-lơ để làm gì?
+HS: So sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc đối với Thoóc-tơn với Bấc. Đó là những ngày sống an nhành những chẳng có gì đặc biệt. Ông bà và cô cậu chủ chỉ là những người chủ giàu có, sang trọng, bệ vệ và bình thường. Bấc cảm thấy ngang hàng với họ. Nhưng với Thoóc-tơn thì khác hẳn. 
?Bấc có cách biểu lộ tình cảm khác hai con chó khác của Thoóc tơn như thế nào?
-HS tìm hiểu tình cảm của Bấc dành cho Thoóc tơn trong sự so sánh với tình cảm của Xơ-kít và Ních, những con chó khác trong bầy chó kéo xe của Thoóc-tơn
+HS lập bảng so sánh, rút ra nhận xét.
b) Tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn (15')
Tên chó
Những biểu hiện tình cảm 
Nhận xét
Xơ-kít
-Thọc mũi vào dới bàn tay có Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi đợc vỗ về
Nũng nịu, vốn vì là một cô ả chó. Đơn giản, đơn điệu.
Ních
-Chồm lên, tì cái đầu to tới lên đầu gối Thoóc-tơn.
Mạnh mẽ những cũng đơn giản, đơn điệu và có phần suồng sã.
Bấc
-Tỏ tình cảm, sung sướng, ngây nhất mỗi khi được chủ ôm đầu rủ rỉ của yêu: bật vùng đậy, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt ra lời, cứ như vậy đứng yên bằng hai chân trong tư thế bất động khoái cảm vô tận.
-Há miệng cắn vờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ như là cử chỉ cuốt ve đầy thương mến
-Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm toàn ý, thiêng liêng, sùng kính, hết lòng hết sức bảo vệ. Khi thì nằm phục dưới chân chủ hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn mặt chủ, chăm chú quan sát từng nét nhỏ thay đổi trên khuôn mặt chủ; khi lại nằm xa hơn một quãng quan sát từng cử động nhỏ của chủ. Và mối giao cảm không lời
-Tình cảm rất phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu, vừa tôn thờ vừa kính ngưỡng, biết ơn, thần phục tuyệt đối.
-Bấc quả có một tâm hồn khác và hơn hẳn những con chó khác.
-Tất nhiên không phải đối với chủ nào Bấc cũng có thái độ, tình cảm như vậy.
giữa người và chủ bộc lộ qua đôi mắt ngời lên và toả rạng.
-Sợ ám ảnh bị mất Thoóc-tơn, anh sẽ đột ngột biến mất khỏi cuộc đời nó như những ông chủ trước đó. Giữa đêm, nó vùng dậy trườn qua cái lạnh giá đến đứng trước lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
?Qua lời kể của tác giả, con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ, có tâm hồn... Em hãy chứng minh.
?Nhận xét cách quan sát, miêu tả của tác giả?
?Qua đó, tác giả muốn nói gì?
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
?Những đặc săc về nghệ thuật của tác phẩm?
?Qua văn bản, tác giả muốn nói gì với người đọc?
*Tâm hồn của Bấc
+ ... tưởng chừng như quả tim nhảy ra... Miệng cười, mắt hùng hồn diễn cảm... họng rung lên những âm thanh...
+Nó sợ Thoóc tơn ... nằm mơ, nó cũng bị ám ảnh... 
- Giắc Lân đơn có trí tưởng tượng tuyệt vời, quan sát và miêu tả tinh tế
->Bấc có tâm hồn phong phú, sâu sắc...
=> Tác giả yêu thương loài vật...
III. Ghi nhớ (2')
1. Nghệ thuật
2.Nội dung
D. Luyện tập, củng cố (4')
	1 - So sánh với Bài học đường đời đầu tiên và Chó sói và cừu non của La Phong-ten để thấy được nghệ thuật nhân hoá của Giắc Lân-đơn?
(Gợi ý: Nếu La Phông-ten và Tô Hoài nhân cách hoá triệt để con dê, con chó sói và con cừu trong tác phẩm của mình: cho chúng nói, cười, suy nghĩ, hành động như người, thì ở đây, biện pháp nhân cách hoá được sử dụng có mức độ hơn. Qua lời kể chuyện, con chó Bấc dường nh có tâm hồn, có suy nghĩ, nhưng vẫn không biến thành một gã, một anh Bấc mà vẫn là con chó Bấc chỉ rất tinh khôn và đặc biệt hơn mà thôi. Dường như nó cười, họng nó rung rung như muốn nói, nó như cảm thấy một tình thương, tưởng như quả tim rời khỏi lồng ngực, Bấc có thể bị ám ảnh nỗi sợ, Bấc còn nằm mơ. Nhà văn vẫn đứng ngoài quan sát. Nghĩa là giữa nhân vật và tác giả vẫn có một khoảng cách không nhỏ. Tuy nhiên câu chuyện vẫn rất sinh động, hấp dẫn bởi hiểu biết dồi dào, cặn kẽ về cảnh và người, vật và công việc tìm vàng, bởi sức tưởng tượng rất phong phú của tác giả khi miêu tả đối tượng)
2 - Qua câu chuyện con chó Bấc và ông chủ Thoóc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân tình cảm và cách ứng xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà ?
3 - Đọc lại và suy nghĩ nội dung Ghi nhớ trong SGK
E . Hướng dẫn về nhà (2')
	-Đọc nắm giá trị đoạn trích
	-Tìm đọc cả tác phẩm
	-Dựa vào nội dung đoạn trích, tưởng tượng và kể về một cuộc trò chuyện giữa Bấc và Thoóc-tơn sau một ngày làm việc vất vả.
	-Chuẩn bị cho tiết kiểm tra Tiếng Việt
Tiết 157	
Soạn 17/4/2009 
Dạy /4/2009	
Kiểm tra tiếng việt
Mục tiêu cần đạt
	Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả dạy của giáo viên, kết quả học của HS về phần Tiếng Việt học kì II lớp 9. Từ đó, GV và HS có hướng điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp.
	Giáo dục ý thức độc lập tự giác khi làm bài, ý thức phấn đấu vươn lên 
	Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
Chuẩn bị
	+ GV: Đề, đáp án, biểu điểm
Đề bài
Câu 1: (3,5 điểm) Hoàn chỉnh các sơ đồ sau:
	Thành phần chính 	.................................................................
	.............................................................	...
a,	Thành	.............................	Thành phần trạng ngữ
	phần	.................................................................
	câu	.................................................................
	Thành phần biệt lập	..................................................................
	.................................................................
	.................................................................
	Về nội dung	.................................................................
b,	Liên	.................................................................
	kết	Phép ........................................................
	câu	Về hình thức	Phép ........................................................
	Phép .........................................................
	Phép .........................................................
Câu 2: (2,0 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong mỗi câu sau (gạch chân và ghi rõ là thành phần gì)
	1, ơi con chim chiền chiện - Hót chi mà vang trời
	2, Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
	3, Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
	4, Anh con trai miễn cỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy  ...  làm gì? Nó còn phải học bài.
Câu 4: (1,5 điểm) 
	Chỉ ra phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
	"Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn quất trong ruột những quả bom...."	("Những ngôi sao xa xôi" - Lê minh Khuê)
Câu 5: (2,0 điểm) 
	Viết đoạn văn khoảng 5 câu giới thiệu về truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu. Các câu trong đoạn văn đợc liên kết với nhau bằng phép thế, phép lặp. (Chỉ rõ các phép liên kết ấy).
Yêu cầu, biểu điểm chấm
Câu 1: (3,5 điểm) 
	 HS hoàn chỉnh đợc các sơ đồ. Điền đúng mỗi chỗ trống được 0,25điểm 
	Thành phần chính 	Chủ ngữ
	Vị ngữ
a,	Thành	Thành phần phụ 	Thành phần trạng ngữ
	phần	Thành phần khởi ngữ
	câu	Thành phần tình thái
	Thành phần biệt lập	Thành phần cảm thán
	Thành phần phụ chú
	Thành phần gọi đáp
	Về nội dung	Liên kết chủ đề
b,	Liên	Liên kết lô gíc
	kết	Phép lặp
	câu	Về hình thức	Phép thế
	Phép nối
	Phép liên tưởng, dùng từ đồng nghĩa, 
	trái nghĩa
Câu 2: (2,0 điểm) 
	 Chỉ được thành phần biệt lập trong mỗi câu và nói rõ tên thành phần ấy được 0,5điểm 
	1, ơi con chim chiền chiện - Hót chi mà vang trời
	Thành phần gọi - đáp
	2, Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
	Thành phần tình thái
	3, Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
	Thành phần cảm thán, thành phần tình thái.
	4, Anh con trai miễn cỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến tra có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào ngời mấy đồng bạc.
	Thành phần phụ chú
Câu 3: (1,0 điểm) Tìm đúng câu nói chứa hàm ý trong đoạn văn được 0,5đ 
	Xác định đúng hàm ý trong câu được 0,5đ
	- Cháu hỏi nó làm gì? Nó còn phải học bài.
	Lời của mẹ Bình có hàm ý: Cháu đừng gọi Bình, nó còn phải học bài, không đi chơi được.
Câu 4: (1,5 điểm) 
	Chỉ ra được mỗi phép liên kết và phơng tiện liên kết đợc sử dụng trong đoạn văn được 0,5 điểm
	+ Phép nối: còn (1), mà (2)
	+ Phép lặp: cao điểm (1-2), ban ngày (1-2), chạy (1-2)
	+ Phép thế: thần chết (3) - hắn (4)
Câu 5: (2,0điểm) 
	Học sinh giới thiệu đợc những nét cơ bản về tác phẩm "Bến quê". Các câu văn được liên kết với nhau bằng phép lặp và phép thế. Viết được mỗi phép liên kết được 1,0 điểm
	+HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt kì II lớp 9
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp 
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
C - Bài mới 
	-GV phát đề kiểm tra
	-HS độc lập, tự giác làm bài
D . GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
E . Hướng dẫn về nhà 
	-Tiếp tục ôn lại phần TV
	-Chuẩn bị bài "Luyện tập viết hợp đồng"
*************************************
Tiết 158	
Soạn 18/4/2009 
Dạy /4/2009	
Luyện tập viết hợp đồng
Mục tiêu cần đạt
	HS củng cố lại kiến thức về văn bản hợp đồng (đặc điểm, cách viết), viết được một văn bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
	Giáo dục thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng
	Rèn luyện viết hợp đồng
Chuẩn bị
	+ HS: Nắm chắc đặc điểm, cách viết hợp đồng. Đọc trước bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	Xen kẽ trong giờ
C - Bài mới (38')
	GV giới thiệu bài
-GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản
GV nhắc lại ngắn gọn:
-Hợp đồng là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết quả đã đợc thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một việc nào đó; trong đó quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên lí hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng nh các biện pháp xử lí khi không thực hiện đúng hợp đồng. Hợp đồng phải do đại diện các bên tham gia cùng kí.
-Với tính cách là một cơ sở pháp lí, hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống; đồng thời hợp đồng phải cụ thể chính xác.
-Chữ kí của đại diện hai bên trong hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp nhân để hợp đồng có hiệu lực trong khuôn khổ của pháp luật.
-Như vậy, hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí.
-HS đọc và làm bài tập 1
-HS đọc BT2
-GV hướng dẫn HS làm
I. Ôn tập lí thuyết (5')
1. Mục đích
2. Bố cục
3. Yêu cầu
II. Luyện tập (32')
Bài 1 (4')
a) Chọn cách diễn đạt thứ nhất vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng 
b) Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó cụ thể và chính xác hơn
c) Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó ngắn họn, đủ ý, rõ ràng
d) Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó rõ, cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của bên B
Bài 2 (14')
?Các thông tin trong Sgk đưa ra đã đầy đủ để viết hợp đồng?
-GV nhấn mạnh các nội dung tối thiểu của hợp đồng (Sgv - tr169)
?Bố cục của hợp đồng?
-HS viết hợp đồng
-HS1 đọc hợp đồng đã viết
-HS2,3 nhận xét, bổ sung
-GV khái quát lại...
-HS đọc BT
-GV hướng dẫn HS làm
-HS chọn một trong các hợp đồng để viết
-HS1 đọc
-HS2,3 nhận xét, bổ sung
-GV khái quát lại...
Bài 4 (14')
D . Củng cố (2')
	-GV khái quát:
	+Mục đích của VB hợp đồng
	+Bố cục 
	+Yêu cầu
E . Hướng dẫn về nhà (4')
	- Nắm chắc cách viết văn bản hợp đồng và những yêu cầu khi viết
	-Tiếp tục làm BT 3,4
	-Chuẩn bị cho tiết "Tổng kết văn học nước ngoài": Ôn toàn bộ các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS. Kẻ bảng hệ thống:
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tên tác giả, 
người dịch
Nước, châu
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
*******************************************
Tiết 159	
Soạn 19/4/2009 
Dạy /4/2009	
Tổng kết văn học nước ngoài
(Tiết 1)
Mục tiêu cần đạt
HS tổng hợp, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
Tích hợp với phần Văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã học, với phần Tập làm văn ở bài Tổng kết phần Tập làm văn.
	 Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
Chuẩn bị
	GV- HS: Bảng hệ thống kiến thức
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (2')
	Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
C - Bài mới (38')
	GV giới thiệu bài
-GV lưu ý: Chỉ yêu cầu hệ thống những tác phẩm văn học (Không phải là văn bản nhật dụng) của các tác giả cụ thể (Không phải là văn học dân gian)
-GV gọi HS trình bày; HS khác nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn
I. Bảng hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài (38')
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tên tác giả, 
người dịch
Nước, châu
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
Cây bút thần
á
Trung Quốc
Truyện cổ tích 
6
2
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Pu skin
Vũ Đình Liên dịch
Âu
Nga
19
Truyện dân gian – cổ tích – truyện thơ
6
3
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố)
Lí Bạch
Tương Như dịch
á
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đờng luật
7
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
Lí Bạch
á
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật
7
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu th)
Hạ Tri Chương
Phạm Sĩ Vĩ, 
Trần Trọng San dịch
á
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật
7
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Đỗ Phủ
Khương Hữu Dụng dịch
á
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn trường thiên
7
7
Cô bé bán diêm
H. An-đéc-xen 
Nguyễn Minh Hải, Vũ Minh Toàn dịch
Âu
Đan Mạch
19
Truyện ngắn-truyện cố tích
8
8
Đánh nhau với cối xay gió (Truyện hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê)
M.Xéc-van-tét
Phùng Văn Tửu dịch
Âu
Tây Ban Nha
16-17
Tiểu thuyết
8
9
Chiếc lá cuối cùng
Ô.Hen-ri
Ngô Vĩnh Viễn dịch
Mĩ
Hoa Kì
19
Truyện ngắn
8
10
Hai cây phong (trích Ngời thầy đầu tiên)
T. Ai-ma-tốp, 
Ngọc Bằng-Cao Xuân Hạo-Bồ Xuân Tiến dịch
Âu
Kiếc-ghi-di
20
Truyện ngắn
8
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tên tác giả, 
người dịch
Nước, châu
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
11
Đi bộ giao du (Ê-min hay Về giáo dục )
G.Ru-xô, 
Phùng Văn Tửu dịch
Âu
 Pháp
18
Nghị luận
8
12
Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc (Trưởng giả học làm sang)
Mô-li-e
Tuấn Đô dịch
Âu
 Pháp
18
Hài kịch-kịch nói
8
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trơng Chính dịch
á
 Trung Quốc
20
Tự sự – Truyện ngắn
9
14
Những đứa trẻ (trích tiểu thuyết Thời thơ ấu)
M.Gor-ki
Trần Khuyến dịch
Âu
 Nga
20
Tiểu thuyết tự thuật
9
15
Mây và sóng
R.Ta-go
Nguyễn Khắc Phi dịch
á
ấn Độ
20
Thơ trữ tình – thơ tự do
9
16
Rô-bin-xơn Cru-xô
Đ.Đi-phô
Phùng Văn Tửu dịch
Âu
 Anh
17-18
Tiểu thuyết phiêu lu
9
17
Bố của Xi-mông
Mô-pát-xăng 
Lê Hồng Sâm dịch
Âu
 Pháp
19
Truyện ngắn
9
18
Con chó Bấc (Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn
Mạnh Chương – Nguyễn Công ái – Vũ Tuấn Phương dịch
Mĩ
Hoa Kì
20
Truyện ngắn
9
19
Lòng yêu nước
Ê-ren-bua
Thép Mới dịch
Âu
 Nga
20
Nghị luận
6
20
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Trần Đình Sử dịch
á
 Trung Quốc
20
Nghị luận
9
21
Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
H.Ten
Phùng Văn Tửu dịch
Âu
Pháp
19
Nghị luận
9
D . Củng cố (2')
	-GV khái quát nội dung bài
E . Hướng dẫn về nhà (4')
	-Nắm chắc các tác phẩm văn học nước ngoài đã học
	-Chuẩn bị cho tiết "Tổng kết văn học nước ngoài" tiếp theo: Ôn tập giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm.
********************************************************
Tiết 160	
Soạn 20/4/2009 
Dạy 25/4/2009	
Tổng kết văn học nước ngoài
(Tiết 2)
Mục tiêu cần đạt
HS tổng hợp, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
Tích hợp với phần Văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã học, với phần Tập làm văn ở bài Tổng kết phần Tập làm văn.
	 Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
Chuẩn bị 
	+HS: Ôn tập các tác phẩm văn học nước ngoài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	 Xen kẽ trong giờ
C - Bài mới (40')
	GV giới thiệu bài
-HS nêu nhận xét về kiểu văn bản (ứng với 6 phương thức biểu đạt) và thể loại của các văn bản nước ngoài
-Sgk (tr 167, 168)
-HS: từ bảng hệ thống nhận xét
-HS xuất phát từ thời điểm sáng tác, nhận xét về VH viết thế giới (Từ VII - XX)
? Từ nội dung cụ thể của mỗi văn bản, khái quát nội dung của văn học nước ngoài?
-HS: Trao đổi, thảo luận, trả lời miệng
-HS thảo luận: Từ các văn bản văn học nước ngoài, em học tập được những gì?
(Câu 5 - sgk - Tr 168)
-GV nhận xét, bổ sung
II. Nhận xét chung 
1. Thể loại - Kiểu văn bản (3') 
2. Các quốc gia với những nhà văn
 nổi tiếng (4')
3. Văn học viết thế giới - Những giai đoạn 
 văn học (3') 
4. Giá trị nội dung (15')
5. Nghệ thuật (15')
-Nghệ thuật thơ Đường
-Thơ văn xuôi
-Bút kí chính luận
-Nghệ thuật hài kịch
-Phong cách văn xuôi
-Các kiểu văn nghị luận
D. Củng cố (2')
	-GV khái quát nội dung kiến thức 
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	-Tiếp tục ôn văn học nước ngoài
	-Soạn "Bắc Sơn" và chuẩn bị cho "Tổng kết Tập làm văn"
*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc