Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 35

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 35

Tiết 166

Soạn 29/4/2009

Dạy 04/5/2009 TÔI VÀ CHÚNG TA

 (Trích cảnh III - Lưu quang Vũ)

(Tiết 2)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 - HS hiểu được tính cách của mỗi nhân vâth trong cảnh ba (Hoàng Việt, Nguyễn Chính.). Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.

 2 - Giáo dục thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, có ý thức tham gia thúc đẩy sự phát triển ấy.

3 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột kịch, tình huống kịch và tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

CHUẨN BỊ

 + GV: Đọc toàn văn vở kịch.

 + HS: Soạn bài

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A - Ổn định lớp (1')

 9B vắng:

B - Kiểm tra (4')

 ?Tóm tắt nội dung vở kịch "Tôi và chúng ta"? Ý nghĩa của nhan đề vở kịch?

 ?Diễn biến mâu thuẫn, xung đột kịch?

C - Bài mới (35')

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tiết 166	
Soạn 29/4/2009 
Dạy 04/5/2009	
Tôi và chúng ta
 (Trích cảnh III - Lưu quang Vũ)
(Tiết 2)
Mục tiêu cần đạt
1 - HS hiểu được tính cách của mỗi nhân vâth trong cảnh ba (Hoàng Việt, Nguyễn Chính...). Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
	2 - Giáo dục thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, có ý thức tham gia thúc đẩy sự phát triển ấy.
3 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột kịch, tình huống kịch và tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Chuẩn bị 
	+ GV: Đọc toàn văn vở kịch. 
	+ HS: Soạn bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Tóm tắt nội dung vở kịch "Tôi và chúng ta"? ý nghĩa của nhan đề vở kịch?
	?Diễn biến mâu thuẫn, xung đột kịch?
C - Bài mới (35')
GV giới thiệu bài: Tùy từng người, với những phản ứng khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ qua một cuộc họp, đã thấy khó khăn của cái mới khi nó xuất hiện. Để được chấp nhận và chiến thắng, Hoàng Việt và Lê Sơn phải vượt qua nhiều cuộc đấu tranh mới mà đây mới là trận đánh đầu tiên, cuộc đối đầu đầu tiên. Bằng những lời phân tích, những suy luận sắc sảo và mới mẻ, Hoàng Việt và lê Sơn mới bước đầu áp đảo, buộc những người dưới quyền chấp hành nhưng chưa được thuyết phục bằng tình cảm và nhất là bằng kết quả cụ thể. Vậy mà cảnh kịch đã hứa hẹn những cảnh đấu tranh vì cái mới và sự tiến bộ phức tạo và quyết liệt hơn
-GV hướng dẫn HS nhận xét về tính cách của một số nhân vật tiêu biểu trong đoạn trích (Căn cứ vào lời đối thoại của các nhân vật)
-HS thảo luận, nhận xét về phẩm chất tính cách của các nhân vật chính trong đoạn trích
II. Đọc – hiểu văn bản (29’)
3. Phân tích 
c) Tính cách một nhân vật tiêu biểu qua lời đối thoại của họ trong đoạn trích (29’)
*Giám đốc Hoàng Việt (12’)
+ Có tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, tin tưởng vào bản thân, vào quần chúng
-HS trình bày về GĐ Hoàng Việt
-GV giới thiệu ngắn gọn về GĐ Hoàng Việt: nhân vật trung tâm, người đại diện tiêu biểu cho những con người tiên tiến, thông minh và nghị lực, dũng cảm, mạnh dạn, đầy tinh thần trách nhiệm, không bốc đồng mà điều tra tình hình, nghiệp vụ thực trạng của xí nghiệp toàn diện, kĩ càng. Động viên kĩ sư Lê Sơn làm bản đề án mới; động viên, khơi gợi để anh ta trình bày được ý đồ mới đúng đắn của mình; cương quyết với các nhân viên, cán bộ dưới quyền. Khi thấy mình đúng thì kiên quyết thực hiện sau khi đã trình bày lí lẽ thuyết phục, nếu không chấp hành thì dùng mệnh lệnh, quyền lực, dám chịu trách nhiệm trước quyết định táo bạo của mình. Không vì mình mà thực sự vì sự phát triển của xí nghiệp, vì đời sống của anh chị em công nhân; nhạy bén với cái mới. Đây là mẫu người lãnh đạo trong thời kì đổi mới.
- HS trình bày về kĩ sư Lê Sơn
- GV: Kĩ sư Lê Sơn đại diện cho người lao động mới
-HS trình bày về Nguyễn Chính
-GV yêu cầu HS chú ý thái độ của Nguyễn Chính trong mối quan hệ với cấp trên, với Hoàng Việt (Nguyễn Chính đã đánh đổ bốn đời giám đốc, luôn dựa vào cấp trên, vào cơ chế, vào nghị quyết để chống lại và lật đổ, để vô hiệu hóa những người đổi mới)
-HS trình bày về Quản đốc Trương
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
?Mâu thuẫn kịch đã được giải quyết đến mức nào? Vì sao em cho rằng như vậy?
-Mâu thuẫn kịch mới giải quyết ở mức độ bước đầu, mới là trận đụng độ công khai đầu tiên giữa hai bên
?Dự đoán xu thế, kết quả của cuộc đấu tranh trong vở kịch?
+ Trung thực, thẳng thắn, kiên quyết
* Kĩ sư Lê Sơn: (6’)
+ Chuyên môn giỏi, hết lòng, hết sức vì xí nghiệp, hiểu biết xí nghiệp sâu sắc, cặn kẽ do nhiều năm gắn bó với nó, tuy vốn nhút nhát, ngại va chạm
+ Anh đã chấp nhận cùng Hoàng Việt đấu tranh
* Phó GĐ Nguyễn Chính: (7’)
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn.
+ Khôn khéo xu nịnh và luồn lọt cấp trên, 
* Quản đốc Trương: (4’)
+ Khô khan, hách dịch, thích quyền thế
+ Suy nghĩ và làm giáo điều như cái máy
III . Ghi nhớ (6’)
1. Nội dung
-Cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt. Đó là cuộc đấu trnh không khoan nhượng và dai dẳng nhưng phần thắng sẽ thuộc về Hoàng Việt, Lê Sơn vì họ đại diện cho cái mới, cái tiến bộ Suy nghĩ và việc làm của họ hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, với nguyện vọng của nhân dân. Họ được anh chị em công nhân hết lòng đồng tình ủng hộ. Họ không đơn độc. Họ là những người tiên phong trong phong trào đổi mới đất nước).
?Tính cách nhân vật, mâu thuẫn kịch được giải quyết và làm rõ chủ yếu bằng phương tiện gì?
-Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật trong một không gian nhỏ: văn phòng giám đốc)
-HS đọc ghi nhớ
2. Nghệ thuật
D. Củng cố (3')
	-HS tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích
	-Y nghĩa của vở kịch đối với đời sống xã hội
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	Học bài nắm được nội dung, ý nghĩa của vở kịch
Tập diễn đoạn kịch trên 
Chuẩn bị soạn bài Tổng kết phần văn học
********************************************
Tiết 167	
Soạn 02/5/2009 
Dạy 06/5/2009	
Tổng kết văn học
Mục tiêu cần đạt
1 - HS hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS; hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
	2 - Giáo dục thái độ yêu thích môn học
3 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống, kĩ năng so sánh, khái quát kiến thức, kĩ năng tóm tắt văn bản
Chuẩn bị 
	+ GV: Hướng dẫn cho HS chuẩn bị ôn tập:
Tìm hiểu về từng giai đoạn văn học
Các thể loại văn học
theo hệ thống bài tập và câu hỏi trong SGK tr.180 - 181, trước ít nhất là 2 tuần, có kiểm tra tiến độ chuẩn bị của HS .
Có thể cụ thể hoá hơn nữa bảng hệ thống ở câu 1, câu 3:
Lớp
Văn học dân gian
 (thể loại)
Văn học trung đại (thể loại)
Tác giả
Văn học hiện đại (thể loại)
Tác giả
6
Con Rồng cháu tiên (truyền thuyết)
Con hổ có nghĩa (truyện ngắn - chữ Hán)
Vũ Trinh
Cây tre Việt Nam (1956; trích Tuỳ bút-Thuyết minh phim)
Thép Mới
7
8
0
9
0
Hoặc bảng hệ thống ở câu 2, câu 4:
TT
Tên thể loại
Định nghĩa
1
Truyền thuyết (tự sự dân gian)
Là.......
2
GV tìm hiểu kĩ mục II, Những điều cần lu ý trong SGV, tr.186, mục III.A (Hướng dẫn chuẩn bị tổng kết, SGV , tr.187)
	+ HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (2')
GV kiểm tra lần cuối kết quả chuẩn bị của HS trớc khi tiến hành ôn tập.
C - Bài mới (38')
GV giới thiệu bài: GV nêu mục đích, tầm quan trọng và phương pháp tiến hành 5 tiết ôn tập cuối năm, cuối cấp phần Văn học, phân phối thời gian
+HS đọc đoạn mở đầu, mục A (SGK, tr.185-186)
+GV hỏi: Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì? Gạch dưới nhữg câu quan trọng nhất và khái quát nội dung những câu đó.
+HS làm việc, trả lời.
-Định hướng: Đoạn văn mở đầu khái quát vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam trong lịch sử Việt Nam
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam 
I. Vị trí, giá trị trong lịch sử dân tộc (3’)
+Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam 
+Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc Việt Nam 
+Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước Việt Nam;
+Có lịch sử lâu dài, phong phú, đa dạng.
+GV hỏi: Văn học Việt Nam, cũng nh nhiều nền văn học khác trên thế giới, bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Gọi tên từng bộ phận.
+HS trả lời
+GV lần lượt điền sơ đồ câm:
 Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chủ yếu: Văn học dân gian, Văn học viết.
 ?Kể tên một số tác phẩm văn học đã học ở chương trình lớp 6, 7
 ?Tác giả của những tác phẩm đó là ai? Họ có chung đặc điểm gì? Vì sao còn gọi văn học dân gian là văn học truyền miệng, văn học bình dân ?
?Có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của tác phẩm văn học dân gian không? Vì sao?
?Văn học dân gian, về đặc điểm tính chất, có gì khác cơ bản với tác phẩm văn học viết ?
?ở Việt Nam, khi văn học viết đã ra đời và phát triển đến ngày nay, văn học dân gian còn phát triển nữa hay không ?
?Nêu khái quát giá trị của văn học dân gian đối với đời sống tinh thần dân tộc, đối với các nhà văn (văn học viết)?
-Kể tên những thể loại đã học của văn học dân gian ?
?Em thích nhất truyện dân gian nào? bài ca dao nào? câu tục ngữ nào?
II. Các bộ phận hợp thành nền văn hoá Việt Nam (11’)
1. Văn học dân gian
+Định hướng qua bảng hệ thống:
văn học dân gian – văn học dân gian Việt Nam 
Khái 
niệm (thuật ngữ)
Vị trí trong nền văn hoá dân gian (Fônclo), nguồn gốc và quá trình phát triển 
Đặc điểm, tính chất cơ bản
Các thể loại phổ biến
Giá trị, ý nghĩa xã hội, văn hoá
Văn học dân gian, văn học 
-Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian (fônclo)
Tính tập thể (nhân dân lao động là tác giả).
+Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ
+Nguồn nuôi dỡng tâm hồn, trí tuệ của hàng nghìn thế hệ trong nhân dân qua mọi thời
truyền miệng, văn học bình dân
-Ra đời từ thời viễn cổ, khi con người chưa có chữ viết, tiếp tục phát triển trong các thời đại tiếp theo.
-Tính truyền miệng (lưu truyền bằng lời nói từ người này sang người khác, nơi này sang nơi khác, đời này sang đời khác)
-Tính dị bản (nhiều bản khác nhau)
-Chú ý chọn lựa những cái tiêu biểu chung cho nhân dân hay mỗi tầng lớp trong cộng đồng xã hội. Có nhiều cái chung tương đồng trong mỗi thể loại giữa các dân tộc, các nước trên thế giới (mô-típ)
ngôn, cười, sử thi, truyện thơ, vè...
+Thơ ca dân gian: ca dao, dân ca, câu đố...
+Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, kịch rối, hí kịch, kinh kịch...
đại.
+Kho tàng chất liệu vô cùng phong phí cho các nhà văn học tập, khai thác, phát triển và nâng cao
+Tiếp tục phát triển, vẫn giữ vị trí quan trọng khi văn học viết đã xuất hiện và lớn mạnh
Văn học dân gian của các dân tộc trên đất nước Việt Nam , góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn học, văn hoá dân tộc .
+HS đọc lại nội dung mục I.2 (SGK, tr.189-190), lần lượt trả lời các câu hỏi.
+GV hỏi:
-Văn học viết Việt Nam xuất hiện từ thế kỉ nào?
-............................... được viết bằng những thứ chữ nào, bắt đầu từ những thế kỷ nào?
-Kể tên những tác giả, tác phẩm đầu tiên. nổi tiếng viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ?
-Đặc điểm văn học chữ Hán ở Việt Nam?
-Tác giả, tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán ở Việt Nam?
-Tác giả, tác phẩm nổi tiếng nhất ở Việt Nam viết bằng chữ nôm?
-Tác phẩm chữ Nôm đầu tiên ở nước ta? Tác phẩm chũ Nôm cổ nhất ở nước ta còn lại đến nay ?
-Kể tên những tác giả, tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ ?
-Kể tên một trong nhữn ... số thể loại văn học dân gian (8')
Các thể loại văn học dân gian
Trữ tình dân gian
Tự sự dân gian
Sân khấu dân gian
Nghị luận dân gian
Ca dao
Dân ca
1. Thần thoại và truyền thuyết
2. Cổ tích
3. Truyện cười
4. Truyện ngụ ngôn
5. Truyện thơ
6. Sử thi
7. Vè
Chèo
Tuồng
Kịch rối
Tục ngữ
Câu đố
+HS nêu tên truyện hoặc đọc 1 câu, 1 bài ca dao ngắn, nêu những thể loại văn học dân gian nào chưa được học trong chương trình THCS
+HS chỉ rõ thể thơ của ca dao, vè, cấu trúc tục ngữ, phân biệt với thành ngữ, cho ví dụ?
+HS phân tích vần, luật, nhịp của thể thơ lục bát, song thất lục bát, 4 tiếng, 5 tiếng
a) Lục bát
-Vần: vần bằng, vần lưng 6/6 - 6/8, vần chân 8/8-6/6, cứ thế nói tiếp theo từng cặp câu.
-Luật bằng trắc:
+Các tiếng lẻ: tự do
+Các tiếng chẵn: theo luật
-Nhịp: chẵn, lẻ, chẵn-lẻ, lẽ-chẵn...2-2-2-2-2-2-2; 3-3, 3-3-2, 2-4, 2-4-2...
Tiếng/Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu lục (6)
Câu bát (8)
Câu lục (6)
Câu bát (8)
B
B
B
B
t
t
t
t
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
-GV chiếu máy bảng ghi vần luật của thể thơ Song thất lục bát
b) Lục bát biến thể:
+ Thêm tiếng ở câu lục, câu bát hoặc cả 2 câu
+ Bớt tiếng ở câu lục, câu bát hoặc cả hai câu
+ Gieo vần
. Vần trắc:
Ví dụ:	Tò vò mày nuôi con nhện
	Về sau nó lớn, nó quện nhau đi
+ Vần lưng đổi vị trí ở câu bát. Ví dụ:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
c) Thơ 4 tiếng Ví dụ: bài vè Thằng nhác
+ Nhịp 2-2
+ Vần: chân, liền, cách, bằng, trắc
d) Thơ 5 tiếng. Ví dụ bài Đêm nay Bác không ngủ
+ Nhịp : 3-2, 2-3...
+ Vần: chân, liền, cách, bằng, trắc
e) Song thất lục bát. Ví dụ: sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm dịch)
Tiếng/Câu
1
2
3
4
5
6
7
 8
Thất 1
Thất2
Lục
Bát
B
T
b
b
B
B
t
b
b
t
t
t
b
t(VT)
b
t
b(VB)
 (VB)
 t(VT)
 b	 b(VB)
 b(VB)
-HS trình bày các thể loại văn học trung đại
-GV chiếu bảng hệ thống
*Vần: 2 câu thất: vần trắc, vần lưng; hai câu lục bát: như thơ lục bát.
*Nhịp: 2 câu thất: 3-4, 3-2-2; hai câu lục bát như thơ lục bát
b) Một số thể loại văn học trung đại (20')
Trữ tình trung đại
Tự sự trung đại
Nghị luận trung đại
+Thơ (Đường luật: thất ngôn, ngũ ngôn: tứ tuyệt, bát cứ, trường thiên; Cổ phong, Ngâm (Sau phút chia l,-Chinh phụ ngâm), lúc bát, song thất lục bát, hát nói- ca trù.
+Truyện ngắn chữ Hán
+Truyện truyền kì
+Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán
+Truyện thơ Nôm
+Kí sự (Thượng kinh kí sự)
+Tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút)
+Chiếu (biểu)
+Hịch
+Cáo (đại cáo)
+Luận (Luận về phép học)
+HS phân tích niêm luật, vần, nhịp trong một bài thơ Đường luật thất ngôn, (ngũ ngôn) bát cú, (tứ tuyệt). Chọn 3 bài làm ví dụ: Bạn đến chơi nhà, Tĩnh dạ tứ, Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư.
*Một số mô hình niêm luật phổ biến
a) Thất ngôn bát cú Đường luật thể bằng:
Vào nhà ngục quảng đông cảm tác
Phan Bội Châu
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
8
b
t
t
b
b
t
t
b
t
b
b
t
t
b
b
t
b
t
t
b
b
t
t
b
b(V)
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
	b) Thất ngôn bát cú Đường luật thể trắc:
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Câu/Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
8
T
B
B
T
T
B
B
T
b
t
t
b
b
t
t
b
t
b
b
t
t
b
b
t
b(V)
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
	ã Luật bằng trắc:
	+Nhất tam ngũ bất luận
	+Nhị tứ lục phân minh
	(Tiếng thứ 1,3,5 (lẻ) không bàn, tự do, đặt thế nào cũng được
 Tiếng	thứ 2,4,6 (chẵn) phải phân minh, rõ ràng tuân theo quy đinh nghiêm ngặt.
ã Thể:
+Tiếng thứ hai câu 1 là bằng thì đó là bài thơ thất ngôn bát cú thể bằng
+Tiếng thứ hai câu 1 là trắc thì đó là bài thơ thất ngôn bát cú thể trắc
ãVần: chân, gieo ở tiếng cuối (thứ 7); thường là vần bằng (có thể gieo vần trắc; không có vần lưng; vần liền ở các câu 1-2, vần cách ở các câu 2-4, 4-6, 6-8. Tổng cộng cả bài 5 vần.
ãNiêm (dính): những câu có luật bằng trắc giống nhau:
+Câu 1-8
+Câu 2-3
+Câu 4-5
+Câu 6-7
ãĐối: 2 cặp câu phải đối nhau: đối thanh, đối ý, đối lời:
+Câu 3-4 (thực)
+Câu 5-6 (luận)
ãNhịp phổ biến: chắn - lẽ : 4-3, 2-2-3
ãBố cục:
+Câu 1-2: Đề (1.Phá đề; 2.Thừa đề)
+Câu 3-4: Thực (tả-kể)
+Câu 5-6: Luận (bàn luận)
+Câu 7-8: Kết (kết luận)
c) Thất ngôn tứ tuyệt
Nam quốc sơn hà
Lí Thường Kiệt
Câu/Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
Khai
Thừa
Chuyển
Hợp
T
B
B
T
b
t
t
b
t
b
b
t
b(V)
b(V)
t
b(V)
d) Ngũ ngôn tứ tuyệt
Tụng giá hoàn kinh sư
Trần Quang Khải
Câu/Tiếng
1
2
3
4
5
Khai
Thừa
Chuyển
Hợp
T
B
B
T
b
t
t
b
t
b
b
t
ã Luật:
Nhị tứ phân minh (tiếng thứ 2, 4 phải rõ ràng, theo luật)
Nhất tam ngũ bất luận (tiếng 1, 3, 5 không bàn, tự do)
e) Ngũ ngôn cổ phong
Tĩnh dạ tứ
Lí Bạch
Câu/Tiếng
1
2
3
4
5
1
2
3
4
B
T
B
T
t
t
b
b
b
b
t
b
Luật bằng trắc không bắt buộc gò bó như trong thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
6. Một số thể loại văn học hiện đại
+Đặc điểm: Kế thừa và biến đổi, phong phú và đa dạng.
+Các thể loại không còn được sử dụng: chiếu, biểu, hịch, cáo
+Các thể loại mới được du nhập từ phơng Tây: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học...
+Các thể loại kế thừa và đổi mới:
-Thơ mới, thơ 8 tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ bậc thang, thơ chính luận; anh hùng ca, trường ca...
-Truyện ngắn, truyện cực ngắn (mi ni) truyện vừa, truyện – kí, ghi chép, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút lí, du kí, tuỳ bút, kí sự, tản văn, truyện thơ...
-Kịch thơ.
-Các thể loại phê bình văn học...
ã Bảng tổng hợp thể loại văn học hiện đại
Tự sự
Trữ tình
Kịch
Thể loại tổng hợp
+Truyện ngắn cứ ngắn (mini)
+Truyện vừa (tiểu thuyết)
+Truyện dài (tiểu thuyết trường thiên)
+Bút kí
+Kí sự
+Phóng sự
+Du kí
+Tuỳ bút (tản văn) 
+Nhật kí
+Thơ mới
+Thơ tự do
+Thơ văn xuôi
+Trờng ca
+Kịch nói
+Chính kịch
+Bi kịch
Hài kịch
+Truyện-kí
+Truyện thơ
+Kịch thơ
-Nghị luận: (phân loại trong chương trình Tập làm văn THCS)
+Nghị luận xã hội 
-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-Nghị luận về một sự việc đời sống, hiện tượng xã hội 
+Nghị luận văn học:
-Nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
-Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
D . Luyện tập, củng cố (3')
	1. GV và HS đọc chậm lại nội dung Ghi nhớ (SGK , tr.200)
	2. trình bàt sự khác nhau giữa truyện Con hổ có nghĩa và Chiếc lược ngà về chữ viết, thể loại, ngôi kể, người kể, cách kể, nhân vật, bố cục truyện.
	3. Tương tự, so sánh về thể loại giữa Hoàng Lê nhất thống chí và Truyện Kiều
	4. Tương tự, so sánh giữa chèo Quan Âm Thị Kính, Trưởng giả học làm sang và Bắc Sơn
5. Các thể loại nghị luận hiện đại trong chương trình Tập làm văn THCS được phân loại như thế nào ? Vận dụng để xác định thể loại văn bản nghị luận cụ thể cho các văn bản sau:
Tên bài, tên tác giả
XH (vđ tư tưởng, đạo lí)
XH (về hiện tượng đời sống)
VH 
(tác phẩm, trích đoạn)
VH 
(bài thơ, đoạn thơ)
+Tinh thần yêunớc của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
+Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
+Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
+ý nghĩa văn chơng (Hoài Thanh)
+Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
+Đi bộ ngao du (Rút xô)
+Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)
E . Hướng dẫn về nhà (1')
	 HS làm bài tập trong sách bài tập, tập hai, tr.90-91
	Chuẩn bị cho bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
	Chuẩn bị cho tiết trả bài
*******************************
Tiết 169	
Soạn:
Dạy: 	
Trả bài kiểm tra văn
Mục tiêu cần đạt
	HS thấy được những ưu điểm, hạn chế của mình khi làm bài kiểm tra về phần truyện hiện đại. Từ đó, HS biết phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế
	Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
	Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên
Chuẩn bị
	GV: Chấm bài, ghi lại những nhận xét cụ thể
	HS: Tự xem lại bài kiểm tra của mình, sửa lỗi
Tiến trình các hoạt động dạy học
A . ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra (3’)
	Việc chuẩn bị bài của HS
C. Bài mới (37’)
	GV giới thiệu bài:
-HS đọc lại đề bài
-HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm – chữa bài
-HS xác định yêu cầu của bài tự luận
-GV nhận xét chung
-HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
Đề bài (Tiết 155) (1’)
I . Xác định yêu cầu của đề (2’)
1. Trắc nghiệm
2. Tự luận
III. Nhận xét chung (8’)
1. Ưu điểm
-Nhìn chung các em nắm được kiến thức về tác phẩm truyện
+Phần trắc nghiệm đa số các em đạt 
2,0 ->2,5đ
+Hầu hết các em biết cách làm văn nghị luận về nhân vật, hiểu được những đặc điểm của nhân vật
-GV nhận xét chung
-HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
-GV yêu cầu HS tập trung sửa các lỗi
-HS ghi lại lỗi của mình và hướng sửa
-GV kiểm tra
-GV đọc bài làm của Quân
+Một số bài làm khá diễn đạt tương đối mạch lạc: Quân, Thơm
2. Hạn chế
-Một số em suy nghĩ chưa kĩ, chưa nắm chắc kiến thức nên còn sai phần trắc nghiệm
-Với bài tự luận:
+Sắp xếp ý chưa thật rành mạch (Nhất)
+Chưa nắm chắc cách làm bài nghị luận về nhân vật (Dũng)
+Nhiều bài diễn đạt chưa tốt (Luân)
+Chữ viết ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả (Dũng)
III. Chữa lỗi cơ bản (22’)
1. Cách làm bài nghị luận về nhân vật (Dàn ý)
2. Lỗi sắp xếp ý
3. Lỗi diễn đạt
4. Chữ viết, lỗi chính tả
IV. Đọc bài làm khá (2’)
V. Công bố điểm (2’)
Lớp
Số bài KT
0-2
Dưới 5
Khá
Giỏi
TB trở lên
D. Củng cố (2’)
	Cách làm bài
	ND chính của truyện hiện đại
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
	Ôn toàn bộ chương trình NV9
	Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về nhân vật
******************************************
Tiết 170	
Soạn:
Dạy: 	
Trả bài kiểm tra tiếng việt
Mục tiêu cần đạt
	HS thấy được những ưu điểm, hạn chế của mình khi làm bài kiểm tra Tiếng Việt. Từ đó, HS biết phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế.
	Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
	Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên
Chuẩn bị
GV: Chấm bài, ghi lại những nhận xét cụ thể
	HS: Tự xem lại bài kiểm tra của mình, sửa lỗi
Tiến trình các hoạt động dạy học
A . ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra (3’)
	Việc chuẩn bị bài của HS
C. Bài mới (37’)
	GV giới thiệu bài:
-HS đọc lại đề bài
-GV nêu yêu cầu của bài kiểm tra
-GV nhận xét chung
-HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
-HS sửalại lỗi sai về kiến thức theo đáp án
-GV tuyên dương bài làm của Quân
Đề bài (Tiết 155) (1’)
I .Yêu cầu của đề (2’)
1. Về nội dung
2. Về hình thức
III. Nhận xét chung (8’)
1. Ưu điểm
-Nhìn chung các em nắm được kiến thức TV9
-Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài tập 
-Đa số trình bày sạch, khoa học
2. Hạn chế
-Một số em suy nghĩ chưa kĩ, chưa nắm chắc kiến thức phần liên kết câu nên còn sai (Dũng)
-Chữ viết ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả (Dũng)
III. Chữa lỗi (22’)
1. Về kiến thức
2. Về trình bày
IV. Tuyên dương bài làm tốt (2’)
V. Công bố điểm (2’)
Lớp
Số bài KT
0-2
Dưới 5
Khá
Giỏi
TB trở lên
D. Củng cố (2’)
	GV hướng dẫn cách làm bài
	Khái quát chương trình TV9
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
	Ôn toàn bộ chương trình NV9
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc