Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 8 đến 12

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 8 đến 12

 TUẦN 8

 Tiết : 36+37

A. MỤC TIÊU: Giúp HS :

 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của ND: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp, qua việc khắc họa chân dung tên Mã Giám Sinh và hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều. Từ đó biết cảm thông và yêu thương con người trong cuộc sống.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ; cách kể chuyện tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng màu sắc châm biếm vẫn rõ.

 - Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.

B.CHUẨN BỊ:

 - SGK, bài soạn, tranh minh hoạ.

C. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Đọc thuộc 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thiên nhiên và cảnh ngộ của Kiều được miêu tả như thế nào trong 6 câu thơ đầu ?

 - Đọc thuộc 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Phân tích tâm trạng của TK qua bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 Giới thiệu bài: Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ và bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết của cải. TK quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã ghi lại rất rõ cuộc mua bán người diễn ra với hình thức vấn danh này.

 

doc 53 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 8 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8
 Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU 
 ( Trích Truyện Kiều ) 
 Nguyễn Du 
 Tiết : 36+37 
 NS: 
 ND:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của ND: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp, qua việc khắc họa chân dung tên Mã Giám Sinh và hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều. Từ đó biết cảm thông và yêu thương con người trong cuộc sống.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ; cách kể chuyện tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng màu sắc châm biếm vẫn rõ.
 - Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
B.CHUẨN BỊ:
 - SGK, bài soạn, tranh minh hoạ.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Đọc thuộc 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thiên nhiên và cảnh ngộ của Kiều được miêu tả như thế nào trong 6 câu thơ đầu ? 
 - Đọc thuộc 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Phân tích tâm trạng của TK qua bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Æ Giới thiệu bài: Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ và bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết của cải. TK quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã ghi lại rất rõ cuộc mua bán người diễn ra với hình thức vấn danh này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG
àHoạt động1: Tìm hiểu chung
ž GV cho HS xác định lại vị trí đoạn trích.
ž GV kiểm tra việc đọc chú thích, tìm hiểu nghĩa của từ được chú thích của HS. 
? Kể tên n/v chính diện và n/v phản diện trong đoạn trích. Cách miêu tả về hai nhân vật này có gì khác biệt không ?
? Sự việc được kể trong đoạn trích theo trình tự nào ? (Mã Giám Sinh đến nhà Thuý Kiều và diễn biến cuộc mua bán Thuý Kiều)
àHoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - Hiểu văn bản.
ž GV đọc qua một lần, gọi 2 HS khác đọc lại.
? Hãy nêu và phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của nhân vật Mã Giám Sinh.
+ Về diện mạo, lai lịch, cử chỉ, nói năng, có những từ ngữ miêu tả nào đáng chú ý? Qua đó, em thấy MGS là một con người ntn ? 
+ Bắt đầu từ đoạn: Đắn đo  bốn trăm , thì chân tướng của một con buôn ở MGS đã hiện rõ như thế nào? Hãy phát hiện và phân tích những từ ngữ đặc sắc được tác giả sử dụng để miêu tả điều này.
? Tả chị em Thúy Kiều, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ. Khi giới thiệu n/v phản diện MGS, tác giả đã sử dụng bút pháp gì ?
" Qua đó, nhân vật MGS hiện ra là một kẻ như thế nào ? 
ž GV chốt ý – Bình.
( Hết tiết 36 – Chuyển sang tiết 37 )
ž HS đọc đoạn: Nỗi mình  bốn trăm.
? Là người tài sắc vẹn toàn, nhưng TK lại bị đem ra mua bán như một món hàng. Qua đoạn trích, em hãy phân tích để thấy rõ tình cảnh và tâm trạng của TK trước cảnh mua bán này.
? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh TK qua đoạn trích ?
ž GV chốt ý – Bình.
? Qua diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh, em có nhận xét gì về hiện thực của XHPK đương thời ?
(Diễn biến cuộc mua bán TK của MGS đã phơi bày hiện thực XH. Trong đó, TK rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và nạn nhân là người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện) 
? Khi miêu tả cảnh mua bán này, thái độ, tình cảm của ND đối với từng nhân vật như thế nào ? 
(Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thái độ khinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của Mã Giám Sinh; qua nỗi xót thương, đồng cảm với Thuý Kiều)
ž HS thảo luận nhóm, trả lời.
ž GV chốt ý – Bình.
àHoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
ž HS đọc lại đoạn trích.
? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích này là gì ?
? Qua việc khắc họa tính cách n/v, đoạn trích đã thể hiện điều gì ?
ž GV chốt ý - HS đọc phần ghi nhớ SGK/99.
àHoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
+ Đọc thuộc lòng đoạn trích.
+ Nhập vai TK, mụ mối hoặc MGS (ở ngôi thứ nhất ) kể lại cuộc mua bán vừa học.
I.Tìm hiểu chung:
- Đoạn trích thuộc phần Gia biến và lưu lạc. Bắt đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều.
- Nhân vật chính diện: Thuý Kiều.
 Nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh.
- Sự việc được kể theo trình tự thời gian.
II.Đọc – Hiểu văn bản:
1) Chân dung Mã Giám Sinh:
- Lai lịch: viễn khách, tự xưng là học trò trường Quốc tử Giám.
- Diện mạo: trai lơ, chải chuốc lố lăng (trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi)
- Nói năng: cộc lốc, vô lễ (Hỏi tên, rằng; Hỏi quê, rằng)
- Hành động: trơ trẽn, hỗn hào (ghế trên ngồi tót sỗ sàng)
" Một kẻ giả dối, vô văn hóa.
- Chân tướng qua cuộc mua bán:
+ đắn đo, cân, ép, thử
+ cò kè bớt một thêm hai
" Bản chất của một con buôn vì tiền, mất hết nhân tính.
ž Bằng ngòi bút hiện thực, miêu tả hoàn chỉnh về diện mạo và tính cách, nhân vật MGS được ND khắc họa khá cụ thể và sinh động: MGS là điển hình của bản chất con buôn lưu manh, giả dối, bất nhân và vì tiền.
2) Tâm trạng của Thúy Kiều:
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
" Tâm trạng tủi hổ, đau đớn tái tê.
3) Tấm lòng nhân đạo của Ng. Du:
- Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người.
- Cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. 
III. Tổng kết:
* Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người)
à Ghi nhớ: ( SGK/99 )
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc đoạn trích. Phân tích n/v Mã Giám Sinh trong đoạn trích. 
Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều miêu tả nhân vật phản diện.
Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
Đọc thêm đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
2/ Bài sắp học: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 
Đọc kĩ văn bản và phần chú thích.
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tóm tắt nội dung truyện Lục Vân Tiên.
Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản (SGK/115). 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 
 ( Trích Truyện Lục Vân Tiên ) 
 Nguyễn Đình Chiểu 
 Tiết : 38 + 39 
 NS: 
 ND:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 - Hiểu và nắm được vị trí của tác phẩm Truyện Lục vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc. Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 - Năm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
 - Bồi dưỡng lòng yêu thương, biết giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
B.CHUẨN BỊ:
 - SGK, bài soạn., tp Truyện Lục Vân Tiên, chân dung tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Đọc thuộc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Phân tích hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh. 
 - Đọc thuộc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích ? 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Æ Giới thiệu bài: Truyện Lục Vân Tiên của Nuyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về NĐC: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam TK XIX là một trong những ngôi sao như thế”. Trong hai tiết Ngữ văn hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tp Truyện Lục Vân Tiên và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG
àHoạt động1: Tìm hiểu chung
ž HS đọc chú thích*SGK/112 và chú thích (1) - SGK/112, 113.
? Qua phần giới thiệu về t/g NĐC, em rút ra cho mình bài học gì?
ž GV chốt lại những nét chính về tác giả. (Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX)
ž GV thuyết giảng về nội dung chính của Truyện Lục Vân Tiên và đặc điểm thể loại. 
(Truyện LVTra đời khoảng đầu những năm 50 của TK XIX, thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà NĐC muốn gởi gắm qua tác phẩm)
( Hết tiết 38 – Chuyển sang tiết 39 )
àHoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản LVT cứu KNN.
ž HS đọc phân vai đoạn trích.
ž GV tóm tắt phần kể trước của đoạn trích.
? Qua đoạn trích, em cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên là người như thế nào? 
+ Phân tích những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp. 
+ Phân tích những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
ž GV nhấn mạnh: Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng n/v LVT được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với KNN sau khi đánh bại bọn cướp. Với những tính cách đó, hình ảnh LVT là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
ž HS đọc lại những lời lẽ của KNN giãi bày với LVT 
 “ Thưa rằng  cùng ngươi.”
? Với tư cách là người chịu ơn, KNN đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
ž GV chốt ý: Đạo lí nhân nghĩa được thể hiện qua lời nói của cô gái thuỳ mị, nết na, KNN một lòng tri ân người đã cứu mình.
? Em học tập được những gì qua nhân vật LVT và KNN ?
àHoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Theo em, n/v trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay thông qua cử chỉ, hành động, lời nói ?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?
(* Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.)
? Em hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích ?
ž GV chốt ý - HS đọc phần ghi nhớ SGK/115.
àHoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
- Chuyển truyện thơ sang văn xuôi.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - Tác phẩm: 
a) Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
(xem chú thích* - SGK/112)
b) Truyện Lục Vân Tiên: 
(xem chú thích (1) - SGK/112,113)
- Truyện có 2082 câu thơ lục bát.
- Truyện nhằm truyền bá đạo lí làm người
II.Đọc – Hiểu văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
* Đoạn trich nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên.
1) Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Qua hành động đánh cướp: bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa.
- Qua thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga: bộc lộ tính cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu.
2) Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Qua những lời lẽ KNN giãi bày với LVT: cho thấy nàng là một cô gái thùy mị, nết na, trọng ân nghĩa. (hiền hậu ... 
? Người vợ hiểu câu nói của chồng như thế nào ? 
? Đây là hiện tượng gì trong giao tiếp ? Trường hợp này đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
? Theo em,để sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp, chúng ta cần phải làm gì ?
àHoạt động 5:Hướng dẫn làm BT3/158.
- GV yêu cầu HS xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong các câu thơ của Chính Hữu. Xác định phương thức chuyển nghĩa của các nghĩa chuyển.
? Các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển. Đây là một trong những cách phát triển từ vựng. Hãy nhắc lại các cách phát triển từ vựng mà em đã học ?
àHoạt động 6:Hướng dẫn làm BT4/159.
? Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn trích.
- Phân tích cái hay trong cách dùng các từ ngữ này.
+ Áo đỏ đi → cây xanh – ánh màu hồng.
+ Áo đỏ đi → lửa cháy trong mắt → anh đứng thành tro. 
? Qua việc thực hiện bài tập trên, em học tập được gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả ? Chiếc áo đỏ
 Màu sắc Các SV, HT liên quan
đỏ xanh hồng lửa cháy tro
àHoạt động 7:Hướng dẫn làm BT5/159.
- GV cho HS đọc đoạn trích. 
? Các sự vật có trong đoạn trích được đặt tên theo cách nào ? Cho ví dụ.
- GV cho HS chia thành hai nhóm thi nhau tìm tên gọi các sự vật, hiện tượng tương tự như trên.
? Hãy cho biết đây là sự phát triển từ vựng theo cách nào ?
(Tạo từ ngữ mới dựa trên những từ ngữ có sẵn)
àHoạt động 8:Hướng dẫn làm BT6/159.
- GV cho HS đọc truyện cười trong SGK.
? Phát hiện chi tiết gây cười trong truyện. 
? Hãy cho biết truyện phê phán điều gì.
? Từ đó, em cần phải lưu ý điều gì khi dùng từ mượn của tiếng nước ngoài ?
àHoạt động 2: 
ž Đọc hai dị bản của câu ca dao. 
- Thảo luận theo nhóm, mỗi tổ một nhóm.
+ Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chỉ sự đồng ý hay để chào hỏi.
+ Gật gù: gật nhẹ nhiều lần liên tục , có ý chỉ sự tán thưởng, đồng ý, thái độ đồng tình. Từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng nghèo đối với món ăn đạm bạc.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
àHoạt động 3: 
- Độc lập suy nghĩ và trình bày ý kiến theo cách hiểu của cá nhân.
ž Nghe GV minh hoạ thêm một số cách dùng từ hay trong Truyện Kiều của Ng. Du.
àHoạt động 4: 
ž Đọc truyện cười Chỉ có một chân sút
- Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
àHoạt động 5: 
ž Đọc đoạn thơ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Làm trên phiếu học tập.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
àHoạt động 6: 
ž Đọc đoạn thơ trong bài thơ.
- Làm trên phiếu học tập.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
àHoạt động 7: 
ž Đọc đoạn trích.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Chia nhóm thi nhau tìm ví dụ.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
àHoạt động 8: 
ž Đọc truyện cười. 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV. 
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
BT1-SGK/158: 
Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
- gật gù : gật nhẹ nhiều lần, tỏ ý đồng tình, tán thưởng → thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt.
* Lưu ý : Lựa chọn từ thích hợp với ý nghĩa cần biểu đạt.
(Biết dùng từ ngữ đúng nghĩa phù hợp có tác dụng làm tăng hiệu quả diễn đạt trong văn chương)
BT2: Hai câu thơ của Phạm Tiến Duật
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Từ trái tim được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. Trái tim chỉ người lính lái xe với lòng yêu nước nồng nà, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm giả phóng miền Nam.
BT3 (BT2-SGK/158): 
 * Chỉ có một chân sút.
Chỉ có một người giỏi ghi bàn (ý của người chồng).
Cầu thủ chỉ có một chân (cách hiểu của người vợ).
→ Hiện tượng Ông nói gà, bà nói vịt.
* Lưu ý : Hiểu được nghĩa của từ sẽ làm cho giao tiếp đạt hiệu quả.
BT4 (BT3-SGK/158):
- Các từ: miệng, chân, tay (bộ phận cơ thể người) dùng theo nghĩa gốc.
- Các từ dùng theo nghĩa chuyển:
 + vai (hoán dụ) , đầu (ẩn dụ).
BT5 (BT4-SGK/159):
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Trường từ vựng chỉ lửa: lửa, cháy, tro.
 Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nổi bật sự tác động của áo đỏ → thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 
* Lưu ý : Biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ vựng TV sẽ làm cho câu văn, lời thơ sinh động, gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật nội dung muốn nói.
BT6 (BT5-SGK/159): 
- rạch Mái Giầm, 
- kênh Bọ Mắt, 
- kênh Ba Khía,
* Gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
*Ví dụ: cà tím, cá kiếm, cá kim, chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt, chuột đồng, dưa chuột, xe cút kít, cá bạc má, than tổ ong, 
BT7 (BT6-SGK/159): 
- bác sĩ = đốc tờ (từ nước ngoài) → Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.
* Lưu ý : Sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng.
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2/ Bài sắp học: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Xem lại bài Nghị luận trong văn bản tự sự.
Chuẩn bị theo yêu cầu của mục I, II trong SGK/160,161.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
* Bài tập bổ sung:
 - Cho các câu: a) Tấm ván kê bấp bênh. ; b) Cuộc sống bấp bênh. ; c) Lập trường bấp bênh.
 Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ bấp bênh.
BT bổ sung: Từ bấp bênh :
a) Tấm ván kê bấp bênh.(nghĩa gốc)
b) Cuộc sống bấp bênh.
c) Lập trường bấp bênh.
(b,c là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ).
+ bấp bênh : không ổn định, khi nghiêng bên phải, khi nghiêng bên trái, thay nhau lên xuống.
 Tiết : 60 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
 NS: 
 ND:
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 1. Kiến thức:
 - Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
 - Hiểu đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
 2. Kĩ năng: 	
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
 - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức luôn học hỏi, sáng tạo khi tạo lập văn bản.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? sử dụng yếu tố nghị luận trong v/b tự sự có tác dụng ntn ?
 - Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HS 
NỘI DUNG KIẾN THỨC
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nhắc lại vai trò, tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự. Nghị luận là gì? Trong văn tự sự, nghị luận thường dùng với mục đích gì? Những hình thức nào thường được dùng để đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự ?...
àHoạt động 2: Củng cố kiến thức. 
- GV cho HS nhắc lại một số kiến thức có liên quan đến văn tự sự, việc sử dụng các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
àHoạt động 3: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
- GV cho HS đọc đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”- SGK/160.
? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào ? 
? Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn ?
* Yếu tố thứ nhất: Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
+ Vai trò, tác dụng: Nêu lên một triết lí về cái hữu hạn và cái vô hạn, cái nhất thời và cái vĩnh cửu trong đời sống tâm hồn con người.
* Yếu tố thứ hai: Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
+ Vai trò, tác dụng: Nêu một lời khuyên về cách ứng xử trong cuộc sống → đừng giữ lâu những thù hận, phải biết ghi tạc những ân nghĩa.
àHoạt động 4: H/d thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý sơ lược cho bài viết, xác định các yếu tố nghị luận cần đưa vào bài và cách thể hiện các yếu tố đó.
+ Nội dung tự sự trong đoạn văn em sẽ viết là gì ?
+ Trong đoạn văn tự sự này, em sẽ sử dụng yếu tố nghị luận gì ?
+ Viết đoạn văn trong thời gian 20 phút.
+ Đọc đoạn văn trước lớp.
+ Tham gia phân tích, góp ý.
ž GV nhận xét, đánh giá về bài làm của HS và ghi điểm.
àHoạt động 2: 
- Nhắc lại kiến thức đã học.
àHoạt động 3:
ž Đọc đoạn văn 
- Chỉ ra các câu văn có yếu tố nghị luận.
- Thảo luận để nêu rõ vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận đó trong đoạn văn.
àHoạt động 4:
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- Lập dàn ý sơ lược.
- Xác định yếu tố nghị luận cần đưa vào đoạn văn tự sự.
- Viết đoạn văn.
- Trình bày đoạn văn trước lớp.
- Tham gia thảo luận, nêu ý kiến nhận xét.
I. Củng cố kiến thức:
- Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể,
- Sử dụng các yếu tố nghị luận để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc trình bày quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá,
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
* Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
( SGK/160 )
- Câu văn có sử dụng yếu tố nghị luận: 
+ Những điều trong lòng người.
+ Vậy mỗi chúng talên đá.
Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
BT1/161: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn ?
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?
- Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó ?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào ?
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp nhàm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
Đọc văn bản Bà nội (SGK/161). Tìm hiểu yếu tố nghị luận có trong đoạn văn. 
2/ Bài sắp học: Văn bản: LÀNG (Kim Lân).
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng.
Đọc kĩ văn bản và phần chú thích.
Tóm tắt nội dung truyện ngắn.
Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản (SGK/174).
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
* Gợi ý làm bài tập ở nhà:
BT2/161: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo của người bà làm em cảm động (trong đoạn có sử dung yếu tố nghị luận).
- Người em kể đến là ai? Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ gì ?
- Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào ?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện ?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_9_tuan_8_den_12.doc