Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35

Bài 7 Tiết 31

 Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích truyện Kiều – Nguyễn Du )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

giúp HS cảm nhận được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du và thông qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều.

2. Kĩ năng:

Phân tích nội dung Truyện Kiều, nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình, tả nhân vật qua một đoạn trích.

3: Thái độ:

Niềm tự hào về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, tôn trọng vẻ đẹp đích thực của con người.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, đàm thoại qua nhiều hình thức câu hỏi.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

SGK, SGV, STK.

2. Học sinh:

SGK, bài soạn.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn : 01 / 10 / 2008
Ngày dạy : 03 / 10 /2008
Bài 7 Tiết 31
 Văn bản Kiều ở lầu ngưng bích
 ( Trích truyện Kiều – Nguyễn Du )
a. mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
giúp HS cảm nhận được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du và thông qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều.
2. Kĩ năng:
Phân tích nội dung Truyện Kiều, nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình, tả nhân vật qua một đoạn trích.
3: Thái độ:
Niềm tự hào về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, tôn trọng vẻ đẹp đích thực của con người.
b. Phương pháp:
Nêu vấn đề, đàm thoại qua nhiều hình thức câu hỏi.
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, STK.
2. Học sinh:
SGK, bài soạn.
d. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp(1’).
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của đoạn trích đó?
3. Bài mới.
H: Nêu vị trí đoạn trích?
Phần 2 “ Gia biến và lưu lạc” Mã Giám Sinh hỏi nàng về làm vợ nhưng thực chất là bán vào lầu xanh, Kiều uất ức tự vẫn. Sợ mất hết vốn liếng Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích chờ thực hiện những âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
GV nêu y/c đọc: Chú ý đọc giọng chậm buồn, trầm lắng thể hiện tâm trạng, tình cảm nhân vật.
 - Lưu ý nhấn giọng ở các từ “ bẽ bàng, buồn trông”
H: Đoạn trích có kết cấu ntn?
 - 6 câu đầu.
 - 8 câu tiếp.
 - 6 câu cuối.
GV: 22 câu trong truyện Kiều đã làm không biết bao người phải tan nát cõi lòng bởi vì sao thế!
H: Trong câu thơ đầu tiên từ “khoá xuân” cho biết Kiều đang ở trong hoàn cảnh ntn?
H: Theo dõi bức tranh trong SGK và cho biết bức tranh vẽ cảnh gì?
H: Ngồi trên lầu cao nàng nhìn thấy những hình ảnh nào?
H: Tại sao vẻ non thì xa mà tấm trăng thì gần trong khi đáng lẽ trăng ở xa hơn non rất nhiều?
 - Đây là cảm nhận của Kiều trăng xa nhưng sáng nên thấy gần còn núi gần hơn nhưng mờ ảo nên cảm giác xa.
H: Tác giả đã dùng những từ ngữ ntn để miêu tả?
H: Qua cảm nhận của Kiều hình ảnh ấy gợi ra một không gian ntn?
H: Ngồi một mình với vầng trăng trên cao nàng còn đối mặt với cảnh nào trong hai câu
 “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như lòng”?
H: Em hiểu “mây sớm đèn khuya” nghĩa là ntn?
- Sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, với trăng. Thời gian cứ thế trôi vô hạn tuần hoàn khép kín không rõ ngày hay đêm.
H: Từ “bẽ bàng” trong trường hợp này dùng để làm gì?
A- Nêu trạng thái cảnh vật.
B – Tả tâm trạng con người.
H: Người ta gọi đó là nghệ thuật gì? 
H: Và không chỉ qua những từ ngữ này mà qua tất cả cái rợn ngợp mênh mông của không gian ấy em thấy tâm trạng của nàng Kiều ntn khi bị giam ở lầu Ngưng Bích?
GV: Thuý Kiều luôn cảm thấy “ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Nỗi lòng ấy bị chia cắt vò xé làm trăm mảnh, gửi vào cảnh ấy gửi trong tình này. Cái tình mà nàng luôn thấm thía một nỗi bẽ bàng ấy là gì ta cùng chuyển sang tám câu thơ tiếp.
H: Nàng nói đến người “dưới nguyệt chén đồng” là nói đến ai? Chữ nào trong câu thơ cho em biết nỗi lòng cử nàng khi nói đến người ấy?
H: “Tưởng” nghĩa là gì?
- Nhớ đến, hình dung, tưởng tượng, tưởng nhớ, tơ tưởng.
H: Nàng nhớ đến điều gì trong mối tình ấy?
- Nhớ lời thề nguyền dưới trăng hôm nào.
“ Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một..song”
H: Và nàng tưởng tượng người ấy đang làm gì?
- đang vô vọng uổng công chờ đợi.
H: Câu thơ “tấm sonphai” giúp em thấy Kiều đang nhủ lòng điều gì? 
GV: Ngoài ra câu này cũng có thể hiểu: Tấm lòng son của nàng đã hoen ố không biết bao giờ mới gột rửa được.
H: Trong lòng nàng còn có hình ảnh của ai nữa?
H: Chữ nào trong câu thơ nói về tâm trạng của nàng khi nhắc đến cha mẹ? Nàng xót về những nỗi gì?
H: Những từ ngữ này là lời nói của ai nói với ai?
H: Em cảm nhận được tâm trạng của nàng Kiều ntn qua những điển tích ấy?
H: Đáng lẽ theo lễ nghi phong kiến nàng phải nhớ cha mệ trước, Kim Trọng sau. Tại sao ở đây nỗi nhớ lại ngược lại?
Gv: Vì trong cảnh ngộ bán mình chuộc cha nàng đã phần nào trả ơn cha mẹ, còn chàng Kim nàng coi mình đã phụ lòng hoàn toàn nên nỗi lòng đầu tiên nàng hướng về Kim trọng là hoàn toàn dễ hiểu?
H: Vậy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du? 
H: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích nàng là người đáng thương nhất vậy mà nàng chỉ một lòng nhớ về cha mẹ, Kim Trọng đủ thấy nàng là người ntn?
GV: Sau khi dành trọn tấm lòng cho những người thân yêu nàng mới nghĩ đến bản thân mình.
H: Có ý kiến cho rằng 8 câu cuối là bức tứ bình về cảnh chiều tà ở lầu Ngưng Bích em có đồng ý không? Vì sao?
H: Mỗi cảnh được miêu tả bằng những từ ngữ nào? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
H: Các từ láy ấy gợi cho em cảnh tượng ntn trong bức tranh chiều tà ở lầu Ngưng Bích?
H: Các từ láy ngoài tả cảnh còn tả cái gì? tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
H: Nêu nhận định về nghệ thuật sử dụng từ “buồn trông”? Từ này cho thấy âm hưởng của đoạn thơ ntn?
GV: Mỗi bức ngoại cảnh thể hiện một nét tâm trạng của Kiều. Em hãy tưởng tượng và nêu lên nỗi lòng của nhân vật tương ứng với mỗi cảnh?
GV treo bảng phụ.
Cánh buồm thấp thoáng.
Nỗi buồn tha hương cô đơn, bơ vơ.
Hoa trôi man mác.
Nỗi lo cho thân phận lênh đênh, chìm nổi.
Nội cỏ rầu rầu.
Nỗi lòng rầu rĩ, nhớ mong.
Tiếng sóng ầm ầm.
Nỗi kinh sợ, lo lắng, những dự cảm không lành về tương lai sóng gió trong cuộc đời.
H: Em thấy tâm trạng Kiều được phát triển ntn? 
GV: Quả thật ngay sau lúc này Kiếu đã mắc lừa Sở Khanh phải rơi vào cảnh “ thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
H: Như 4 bức tranh ngoại cảnh nội dung nêu ra và miêu tả là để nhằm mục đích gì?
H: Tả cảnh và tả tâm trạng như thế tác giả thể hiện tình cảm ntn với Thuý Kiều?
H: Em hãy khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong đoạn trích?
H: Đoạn trích thể hiện nội dung gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ.
Nêu.
Đọc.
Nêu bố cục.
Trả lời.
Theo dõi, nhận định.
Giải thích.
Tìm từ ngữ.
Nhận xét.
Giải thích.
Lựa chọn.
Tìm nghệ thuật.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Tìm chi tiết.
Nêu cảm nhận.
Giải thích.
Nhận xét.
Nêu ý kiến.
Nhận xét.
Nhận xét.
Điền chi tiết đúng.
Trả lời.
Nhận định.
Nêu nghệ thuật.
Nêu nội dung.
Đọc.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Vị trí đoạn trích.(SG
2- Đọc giải nghĩa từ khó
3- Bố cục: 3 phần.
II- Phân tích (25’)
1- Sáu câu đầu.
 - Khoá xuân -> Bị giam lỏng.
 Vẻ non xa, tấm trăng gần
Cát vàng, bụi hồng, bốn bề bát ngát xa
-> Cảnh được tả bằng từ láy và tính từ gợi tả.
=> Không gian rợn ngợp, mênh mông.
 * Mây sớm đèn khuya.
Bẽ bàng, nửa tình, nửa cảnh.
-> Tả cảnh, ngụ tình.
=> Tâm trạng cô đơn, buồn bã, tủi hờn, chua xót. Nỗi lòng bị chia cắt vò xé đau đớn.
2- Tám câu tiếp theo.
 Tưởng.
- Nỗi nhớ chàng Kim.
=> Tấm lòng thuỷ chung, son sắt.
Xót: cha mẹ
- Quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc Tử.
-> Sử dụng điển tích, điển cố, thành ngữ, độc thoại nội tâm.
=> Nỗi nhớ thương lo lắng, xót xa cho cha mẹ.
- Sự tinh tế trong miêu tả tâm trạng của tác giả
=> Tấm lòng thuỷ chung, hiếu hạnh, thơm thảo vị tha, nhân hậu.
3- Tám câu cuối.
- Bức tứ bình: cảnh chiều tà.
-> Các từ láy tả cảnh. 
=> Cảnh hoang vắng, tan tác, đơn điệu, tẻ nhạt thê lương.
- Buồn trông:
-> Điệp từ, điệp cấu trúc câu.
Âm hưởng trầm buồn như một điệp khúc của thơ, của tâm trạng.
=> Nỗi buồn rầu lo lắng đến sợ hãi kinh hoàng.
-> Tả ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh.(tả cảnh ngụ tình)
=> Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn nàng, thấu hiểu thương cảm cho cảnh ngộ nàng.
III- Tổng kết – Ghi nhớ.(5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ. 
 E - Củng cố- Dặn dò.(1’)
VN: Học bài cũ.
Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 7- Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS : - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con ngưởitong văn bản tự sự.
2- Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
3- Thái độ.
HS có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản từ sự làm cho bài văn sinh động hơn.
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, phân tích, giải thích, luyện tập, thực hành.
C- Chuẩn bị .
1- GV: SGK, SGV, Bài soạn.
2- HS: SGK, Bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- ổn định.(1’)
2- KTBC: Thế nào là miêu tả? Thế nào là tự sự? (5’)
3- Bài mới.
GV cho HS đọc đoạn trích.
H: Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Đoạn trích kể về trận đánh nào?
H; Trong trận đánh này vua Quang Trung làm gì? Tư thế ntn?
H: Kể các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
H: Các chi tiết miêu tả thể hiện những đối tượng nào? Có tác dụng gì?
H: Các sự việc chính nêu đã đầy đủ chưa?
H: Nối các sự việc đó thành một đoạn văn?
H: So sánh đoạn văn nối với đoạn nguyên bản trong SGK và nhận xét?
H: Đoạn văn trên chỉ trả lời cho loại câu hỏi nào dưới đây?
 A- Hỏi việc gì?
 B- Việc đó diễn ra ntn?
H: Nhờ yếu tố nào mà đoạn văn trong SGK thu hút người đọc?
H: Yếu tố miêu tả có vai trò ntn trong văn bản tự sự?
GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ. Một em hãy đọc phần này.
H: Tìm các yếu tố miêu tả người trong đoạn trích “ chị em Thuý Kiều”?
H; Phân tích giá trị của các yếu tố ấy?
H: Tìm các yếu tố tả cảnh trong đoạn trich “cảnh ngày xuân”?
H: Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả ấy?
H: Dựa vào đoạn trích “cảnh ngày xuân” hãy viết một đoạn văn kể việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết thanh minh. Trong khi kể chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả?
 - Sự việc?
 - Cảnh ntn?
 - Thời gian?
H: Giới thiệu trước lớp vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của em? 
Đọc.
Trả lời.
Tìm chi tiết.
Kể.
Khái quát.
Nối sự việc.
So sánh.
Lựa chọn.
Suy nghĩ trả lời.
Tổng hợp.
Đọc.
Tìm chi tiết.
Phân tích.
Tìm.
Nêu tác dụng.
Viết đoạn văn.
Tập nói.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.(16’)
1- VD.
2- NX:
a- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.
* Trận đánh đồn Ngọc Hồi.
- Vua Quang Trung chỉ huy 
Tướng sĩ oai phong, lẫm liệt.
b- Các chi tiết miêu tả:
- Nhân có gió bắc...hại mình.
- Quân Thanh chống không nổi...chết.
- Quân Tây Sơn...đại bại.
=> Chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
c- Các sự việc chính đã đủ.
* Nối các sự việc.
 Vua Quang Trung cho ghép ván lại cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân Tây Sơn khiêng ván nhất tề xông vào đánh. Quân Thanh chống không nổi tường là Sầm Nghi Đống tự tử. Quân Thanh đại bại.
=> Không sinh động, chỉ đơn giản kể lại các sự việc. 
* Ghi nhớ: SGK- T92.
II- Luyện tập.
1- Yếu tố miêu tả.
a- Chị em Thuý Kiều.
Vân xem trang trọng khác vời.
...
Hoa ghen thua thắm... xanh.
=> Vẻ đẹp trang trọng, sắc sảo tuyệt thế giai nhân của hai chị em được giới thiệu cụ thể, sinh động.
b- Cảnh ngày xuân.
Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm... hoa.
Tà tà bóng ngả về tây
...
Dịp cầu nho nhỏ ... ngang.
=> Cảnh mùa xuân hiện ra với những nét điển hình trong sáng, tinh khôi tràn đầy sức sống.
2- Viết đoạn văn.
- Thời gian: chiều tà.
- Sự việc: Chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết thanh minh.
- Cảnh: mùa xuân.
+ ngọn suối nhỏ.
+ phong cảnh thanh vắng.
+ nhịp cầu nhỏ.
3- Tập nói.
* Giới thiệu chung: Mỗi người một vẻ.
- Vẻ đẹp riêng Thuý Vân.
- Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà
=> báo hiệu cuộc đời...
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
H:Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
VN: - Học bài cũ.
 - Soạn bài: Trau dồi vốn từ.(SGK- T99)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài7- Tiết 33: trau dồi vốn từ
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS thấy được vai trò của trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy giao tiếp.
2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ sử dụng chính xác từ ngữ trong viết, giao tiếp.
3- Thái độ.
Có ý thức sử dụng từ chính xác và học hỏi để nâng cao vốn từ của bản thân.
B- Phương pháp.
Qui nạp, phân tích, giải thích, thực hành.
C- Chuẩn bị.
1- GV: SGK, SGV, bài soạn.
2- HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy và học.
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC:(5’) Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có đặc điểm gì?
3- Bài mới.
GV cho HS đọc VD .
H: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
H: Nêu nội dung của đoạn văn?
H: Qua nội dung của đoạn văn em hiểu tác giả muốn nói gì?
GV: Điều đó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của người Việt.
GV treo bảng phụ.
H: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau?
a- Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh đẹp.
b- Các nhà khoa học dự đoán những chiến binh này có cách đây khoảng 2500 năm.
c- Những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
H: Từ việc tìm hiểu VD và phần 3 em hãy cho biết muốn sử dụng tốt Tiếng Việt chúng ta cần phải thực hiện các yêu cầu gì?
GV: Đó chính là nội dung của phần ghi nhớ. Hãy đọc phần ghi nhớ SGK- T100.
H: Nêu nội dung của VD? Em hiểu ý kiến đó ntn?
H: Nhà văn Tô Hoài giúp ta trau dồi vốn từ bằng cách nào?
H: Làm thế nào để rèn luyện làm tăng vốn từ?
GV cho HS đọc phần ghi nhứ 2.
H: Chọn cách giải thích đúng? Cho VD?
H: Giải nghĩa yếu tố “tuyệt” trong các từ sau?
- Dứt, không còn gì.
- Cực kì, nhất.
- Đồng dạng: cùng dạng như nhau.
- Đồng khởi: cùng vùng dậy.
- Đồng môn: cùng học một trường, một thầy.
- Đồng niên: cùng tuổi.
 - Trẻ em.
 - Chất. 
H: Sửa lỗi dùng từ sau?
a- ...im lặng: chỉ người.
b- Thành lập: lập nên, xây dựng.
H: Nêu nội dung đoạn văn?
H: Hãy bình luận ý kiến trên?
H: Đọc mục 5 và dựa vào cách viét đó hãy nêu cách em sẽ làm để tăng vốn từ?
Đọc.
Nêu nội dung.
Nhận xét.
Xác định.
Tổng hợp.
Đọc.
Nêu, giải thích.
Khái quát.
Đọc.
Lựa chọn.
Giải nghĩa.
Sửa lỗi.
Nêu.
Bình luận.
Đọcvà nêu ý kiến.
I- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.(15’)
1- VD.
* Lời dạy của thủ tướng Phạm Văn Đồng:
- Tiếng Việt rất giàu đẹp và luôn phát triển.
- Con người phải luôn rèn luyện nói và viết tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng.
2- Một số lỗi diễn đạt.
a- Thừa từ “đẹp” vì thắng cảnh có nghĩa là “cảnh đẹp”.
b- Sai từ “dự đoán” vì đó là đoán trước tình hình chủ yếu trong tương lai.
c- Sai từ “đẩy mạnh” vì qui mô chỉ là mở rộng hay thu hẹp.
* Ghi nhớ 1 SGK-T 100.
II- Rèn luyện để làm tăng vốn từ. (10)
1- VD.
2- NX.
Nhà văn Tô Hoài phân tích phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói trong nhân dân.
* Ghi nhớ 2 SGK- T101.
III- Luyện tập.
1- Chọn cách giải thích đúng.
- Hậu quả: kết quả xấu.
- Đoạt: chiếm được phần thắng.
2- Giải nghĩa.
* Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống.
- Tuyệt giao: cắt đứt quan hệ.
- Tuyệt tự:: không có người nối dõi.
- Tuyệt thực: nhịn ăn.
* Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất.
- Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
- Tuyệt tác: Tác phẩm VHNT hay, đẹp không có cái hơn.
- Tuyệt trần: nhất trên đời không có gì sánh bằng.
* Đồng âm: có âm giống nhau
- Đồng bào: người cùng nòi giống.
- Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
- Đồng chí: cùng một chí hướng chính trị.
- Đồng sự: cùng làm việc một cơ quan.
* Đồng ấu: trẻ 6,7 tuổi.
- Đồng dao: lời hát dân gian trẻ em.
- Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
* Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ, đúc bằng đồng, có chạm các hoạ tiết trang trí. 
3- Sửa lỗi.
a- thay từ tĩnh lặng, vắng lặng.
b- thay từ thiết lập.
c- thay từ cảm động.
4- Bình luận.
Tiếng Việt trong sáng giàu đẹp trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn bảo vệ giữ gìn phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5- 
- Lắng nghe lời nói hàng ngày của mọi người, tin tức thời sự trên đài, ti vi.
- Đọc sách, báo nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực.
- Ghi chép những từ ngữ mới, tra từ điển những từ ngữ khó, học hỏi mọi người.
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
H: Hãy nêu các cách trau dồi vốn từ?
VN- Học bài cũ.
- Làm bài tập 6,7,8,9 SGK- T123.
- Ôn kĩ văn tự sự giờ sau viết bài 2 tiết.
 Ngày soạn:
 	 Ngày giảng:
Bài7- Tiết 34-35 : viết bài tập làm văn số 2-văn tự sự.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
HS biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật và con người.
2- Kĩ năng.
Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ.
3- Thái độ.
Có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc.
B- Phương pháp.
Kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
C- Chuẩn bị đồ dùng.
1- GV: SGK, SGV, sách TK, đề bài + đáp án.
2- HS: Vở viết bài.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định. (1’)
2- KTBC: Không.
3- Bài mới.
 Đề bài: Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 Yêu cầu trả lời.
I- Phần mở bài. (1,5đ)
- Nêu thời gian: 20 năm sau, vào một dịp hè. (0,5đ)
- Nêu lí do: họp lớp.(cùng đoàn cán bộ về họp tại trường).(0,5đ)
- Nêu cảm xúc: bao nhiêu kỉ niệm đẹp, êm đềm của tuổi thơ lại ùa đến làm lòng em xốn xang, náo nức.(0,5đ)
II- Phần thân bài. (7đ)
a- Miêu tả khung cảnh ngôi trường.(2đ)
* Con dường, hai bên đường lên trường, trường hiện ra ntn?
* Sân trường: các hàng cây, các lớp học, các phòng chuyên môn hiện ra có gì khác so với trước.
b- Cảm xúc của em.(3đ)
* Nhớ những kỉ niệm không thể quên của thủa học trò.
- Trong học tập.
- Trong đùa chơi.
- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá.
* Gặp lại thầy, cô giáo cũ.(2đ)
- Miêu tả hình dáng, điệu bộ cử chỉ và so sánh với trước kia.
- Nhớ lại những kỉ niệm, những tình cảm và công lao to lớn của thầy cô đối với học trò trong mọi thời điểm khó khăn của học tập , cuộc sống.
III- Kết bài.(1,5đ)
- Cảm xúc khi phải xa trường: lưu luyến, nuối tiếc.(0,5đ)
- Lời hứa với thầy cô và tự hứa với lòng mình: cố gắng học tập, ccông tác để cống hiến cho quê hương, cho đất nước và để không phụ công ơn to lớn của thầy cô, của ngôi trường thời thơ ấu.(1đ) 
E- Củng cố- Dặn dò. (1’)
VN: Đọc và soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều.SGK- T97.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 7.doc