Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45

BÀI 9- TIẾT 41: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN.

 (Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu được: - Nhân vật Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác.

 - Gia đình Ngư ông là hiện thân của cái thiện.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.

3: Thái độ:

Giáo dục lòng yêu mến và kính trọng những người sống thanh cao, hết lòng vì việc thiện.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, so sánh, liên hệ.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

SGK, SGV, Bài soạn.

2. Học sinh:

SGK, học và soạn bài.

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 9- Tiết 41: lục vân tiên gặp nạn.
 (Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
a. mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được: - Nhân vật Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác.
 - Gia đình Ngư ông là hiện thân của cái thiện.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3: Thái độ:
Giáo dục lòng yêu mến và kính trọng những người sống thanh cao, hết lòng vì việc thiện.
b. Phương pháp:
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, so sánh, liên hệ.
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, Bài soạn.
2. Học sinh:
SGK, học và soạn bài.
d. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Đọc thuộc lònh đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? Nêu nghệ thuật và nội dung đoạn trích?
3. Bài mới.
H: Nêu vị trí của đoạn trích?
GV cho HS đọc đoạn trích.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
H: Đồng thời đoạn trích có mấy tuyến nhân vật?
H: Trịnh Hâm ra tay trong khoảng thời gian nào? Vì sao lại ra tay vào thời điểm đêm khuya?
H: Không gian lúc này ra sao?
Theo em hình ảnh “nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương bay” thường báo hiệu điều gì?
H: Chọn thời điểm ra ra tay như vậy chính tỏ điều gì ở Trịnh Hâm?
- Làm việc đã có tính toán kĩ càng .
H: Tác giả miêu tả Trịnh Hâm với những hành động gì?
H: Xuống vời là xuống nơi ntn?
H: Theo em vì sao Trịnh Hâm lại có hành động như vậy?
- Ghen ghét tà đức của LVT.
H: Khi biết Lục Vân Tiên không thể cứu được Trịnh Hâm còn có hành động gì?
H: Nhận xét về việc miêu tả hành động nhân vật của tác giả?
H: Qua tất cả những hành động nhân vật hãy nêu nhận xét của em về con người Trịnh Hâm?
H: Có người nói Trịnh Hâm là hiện thân cho cái ác điều đó có đúng không? Vì sao?
- Trịnh Hâm dã man, tàn bạo là sự nối tiếp cái ác từ Võ Công, Phong Lai, Thái sư đang hoành hành xã hội.
H: Đối lập với Trịnh Hâm đoạn trích còn có những nhân vật nào? 
H: Khi LVT bị xô xuống vời chàng được những ai cứu ?
H: Theo em vì sao LVT lại được giao long cứu giúp?
- Giao long là con rồng nước hung tợn thường gây sóng gió trên sông nước nhưng cũng cảm thông với cảnh ngộ của LVT mà ra tay cứu.
H: Để giao long cứu chàng tác giả còn thể hiện ước mơ gì?
- Người ăn ở hiền sẽ gặp lành.
H: Ngoài ra LVT còn được gia đìng ông chài cứu. Họ đã làm những việc gì để cứu chàng?
H: Những từ “vớt”, “hối” thể hiện điều gì?
- Cấp cứu khẩn trương.
H: Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ?
H: Gia đình ông Ngư đã cứu LVT với thái độ ntn?
H: Ngoài ra ông Ngư còn nói với chàng những gì?
H: Hẩm hút là ntn?
- Nghèo cùng nhau rau cháo.
H: Qua hình ảnh ông Ngư cứu LVT ta lại gặp lại hình ảnh của ai? Hình ảnh đó càng thể hiện điều gì?
H: LVT và gia đình ông Ngư là những con người ntn?
H: Tìm những chi tiết nói về cuộc sống sông nước của gia đìng ông chài?
H: Em hiểu “rày roi mai vịnh” nghĩa là ntn?
H: Những từ “đêm, ngày, hứng gió, chơi trăng , tắm mưa, chải gió...” cho em thấy gia đình ông Ngư có cuộc sống ntn?
H: Nhận xét về cách kể chuyện và lối dùng từ trong đoạn trích?
H: Nêu nội dung đoạn trích?
H: Nêu y/c của phần luyện tập?
H: Liên hệ với những nhân vật trong tác phẩm?
Hoạt động độc lập.
Nêu vị trí và đọc đoạn trích.
Chia bố cục.
Tìm tuyến nhân vật.
Trả lời.
Nêu ý kiến.
Nhận xét.
Tìm hành động .
Giải thích.
Nhận xét.
Liên hệ.
HS hoạt động độc lập.
Tìm chi tiết.
Liên hệ.
Trả lời.
Giải thích.
Tổng hợp.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Tổng hợp kiến thức.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Vị trí của đoạn trích.
Nằm ở phần hai của tác phẩm.
2- Đọc.
3- Bố cục: 2 phần.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.(25’)
1- Nhân vật Trịnh Hâm.
*Thời gian:
- Đêm khuya.
* Không gian.
- Nghêng ngang sao mọc, mịt mờ sương bay.
-> Báo hiệu điềm không lành.
-> Hành động có tính toán, chuẩn bị từ trước.
* Hành động :
- Xô ngay.
-> Dứt khoát.
- Giả tiếng kêu trời.
- Lấy lời phôi pha.
-> Miêu tả theo qui trình chặt chẽ.
=> Nham hiểm, độc ác, bất nhân, giả dối. 
=> Là hiện thân của cái ác.
2- Những nhân vật tốt.
a. Giao Long: 
- Cứu người đức độ -> ở hiền gặp lành.
b. Gia đình ông chài.
- Vớt ngay.
- Hối con vầy lửa.
- Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
-> Giọng điệu nhanh.
 => Tinh thần khẩn trương, chân thành, chu đáo.
* Lời nói:
- Ơ cùng ta.
- Hẩm hút một nhà cho vui.
-> Những con người lương thiện làm việc nghĩa.
* Cuộc sống sông nước.
- Rày roi, mai vịnh.
- Ngày hứng gió, đêm chơi trăng.
- Khoẻ kéo chài, mệt câu dầm.
- Tằm mưa, chải gió.
- Kinh luân...
 -> Ngôn ngữ giản dị, phóng khoáng.
=> Cuộc sống thanh bạch, chan hoà với thiên nhiên, tự do, ẩn dật ngoài vòng danh lợi.
III- Tổng kết- Ghi nhớ.(5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ.
IV- Luyện tập. (2’)
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Qua việc tìm hiểu đoạn trích cho biết hiện nay còn có những người như Trịnh Hâm không? Tại sao?
 VN: - Đọc thuộc lòng đoạn trích.
 - Soạn bài: Kho báu của bảy nàng tiên- Vi thị Kim Bình ( Sách Ngữ văn địa phương).
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 9- Tiết 43- 44: tổng kết về từ vựng.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS: - Củng cố kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. - Giải quyết đựơc các bài tập trong SGK.
 2- Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng hệ thống khái quát hoá, luyện tập, thực hành.
 3- Thái độ.
 Tự giác, tích cực khi học.
B- Phương pháp.
Hệ thống, khái quát hoá, luyện tập, thực hành, hoạt động nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
1- GV: SGK, SGV, Bảng phụ.
2- HS: SGK từ lớp 6->9.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định. (1’)
2- KTBC: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới.
H: Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho VD?
H: Trong từ phức người ta chia ra làm mấy loại? Cho VD?
H: Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ bằng cách nào?
H: Từ láy là những từ ntn? Nó chia thành mấy loại?
GV cho HS hoạt động theo nhóm trong 2’.
H: Hãy xác định từ ghép và từ láy trong bài tập?
H: Phân biệt từ láy có sự giảm nghĩa và từ láy có sự tăng nghĩa so với tiếng gốc?
H: Thành ngữ là gì? Cho VD và giải thích?
H: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong bài tập 2?
H: Giải thích nghĩa của các thành ngữ và tục ngữ vừa tìm được?
H: Tìm hai thành ngữ chỉ động vật hai thành ngữ chỉ thực vật?
H: Giải thích và đặt câu với những thành ngữ vừa tìm được?
H: Tìm hai thành ngữ được sử dụng trong văn chương?
H: Nêu khái niệm nghĩa của từ?
H: Chọn cách giải thích đúng trong bài tập 2 và giải thích?
H: Lựa chọn cách hiểu đúng?
H: Từ ntn được coi là từ nhiều nghĩa?
H: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
H: Nhận xét về việc sử dụng từ “hoa” trong hai câu thơ ở bài tập 2?
H: Từ đồng âm là từ ntn? Cho VD?
H: Nêu cách để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm?
H: Lựa chọn ý đúng trong các ý dưới đây?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa?
H: Chọn cách hiểu đúng?
H: Nêu khái niệm từ trái nghĩa?
H: Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa tuyệt đối và các cặp từ trái nghĩa tương đối trong bài 2?
H: Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
GV treo bảng phụ để HS lên điền từ cho thích hợp.
H: Nêu khái niệm trường từ vựng?
H: Tìm trường từ vựng của các từ sau?
H: Sử dụng trường từ vựng trong câu văn trên có tác dụng gì?
Hoạt động độc lập.
Nêu khái niệm và cho VD.
Phân biệt.
Phân loại.
Hoạt động theo nhóm.
Nêu khái niệm và cho VD.
Giải thích.
Tìm thành ngữ theo hai nhóm.
Đặt câu.
Liên hệ và tìm.
Nêu khái niệm.
Lựa chọn.
Nêu khái niệm.
Nhận xét.
Nêu khái niệm và cho VD.
Lựa chọn.
Giải thích.
HS hoạt động theo hai nhóm.
Nêu khái niệm.
Điền từ.
Nêu khái niệm.
Nêu tác dụng.
I- Từ đơn và từ phức.
1- Khái niệm.
a- Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng.
VD: nhà, cây, biển, đảo,trời.
b- Từ phức: là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
VD: quần áo, trầm bổng, vi sinh vật học, sạch sành sanh.
* Từ phức gồm 2 loại:
- Từ ghép.
+ Ghép đẳng lập.
+ Ghép chính phụ.
- Từ láy.
+ Láy bộ phận.
. Láy phụ âm đầu.
. Láy phần vần.
+ Láy toàn bộ.
2- Xác định từ ghép và từ láy.
a- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
3- Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa.
a- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b- Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II- Thành ngữ:
1- Khái niệm.
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2- Phân biệt thành ngữ, tục ngữ.
a- Thành ngữ.
- Đánh trống bỏ dùi: Làm việc thiếu trách nhiệm, không đến nơi, đến chốn.
- Được voi đòi tiên: Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi hỏi cái khác.
- Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
b- Tục ngữ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đén việc hình thành và phát triển nhân cách ở con người.
- Chó treo mèo đậy: Muốn bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.
3- Tìm và đặt câu.
a- Thành ngữ chỉ động vật.
- Mèo già hoá cáo: Chỉ sự tinh quái của con người.
- Chuột sa chĩnh gạo: Chỉ sự may mắn.
b- Thành ngữ chỉ thực vật.
- Bèo dạt mây trôi: Chỉ cuộc đời lênh đênh vô định.
- Cây nhà lá vườn: Chỉ những thứ do mình tự làm ra rất quê mùa giản dị.
4- Tìm dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương
-Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. 
III- Nghĩa của từ.
1- Khái niệm.
Là nội dung mà từ biểu thị.
2- Chọn cách hiểu đúng.
a- Người phụ nữ có con trong quan hệ với con.
b- Chưa hợp lí.
c- Có nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
d- Sai vì mẹ và bà có nét chung là người phụ nữ.
3- Chọn cách giải thích đúng.
* Cách giải thích (b) đúng vì từ rộng lượng và độ lượng là từ đồng nghĩa.
* Cách giải thích (a) không hợp lí vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
IV- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1- Khái niệm.
a- Từ nhiều nghĩa: là từ có từ 2nghĩa trở lên.
VD: Xuân:- Chỉ 1 mùa trong năm.
 - Chỉ tuổi trẻ.
b- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
2- Trong câu thơ từ “hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
- Thềm hoa: Nơi nhà có việc vui.
- Lệ hoa: Nước mắt của người đẹp. 
* Không thể coi từ hoa là hiện tượng chuyển nghĩa vì nó chưa được cố định hoá và chưa được chú giải trong từ điển.
V- Từ đồng âm.
1- Khái niệm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
* Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm.
- Nhiều nghĩa: 1 từ có nhiều nét nghĩa.
- Đồng âm: Những từ phát âm giống nhau.
2- Lựa chọn ý đúng.
a- Hiện tượng từ nhiều nghĩa.
b- Hiện tượng từ đồng âm.
VI- Từ đồng nghĩa.
1- Khái niệm:
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau.
2- Chọn cách hiểu đúng.
Chọn ý (c).
3- Xuân: - tránh lặp từ “tuổi tác”.
- Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trunh khiến lời văn hóm hỉnh, lạc quan, yêu đời.
VII- Từ trái nghĩa.
1- Khái niệm.
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2- Chỉ ra cặp từ trái nghĩa.
Trái nghĩa tuyệt đối.
- Sống- chết.
- Chẵn- lẻ.
- Đực- cái.
- Chiến tranh- hoà bình.
Trái nghĩa tương đối.
- Yêu- ghét.
- Cao- thấp.
- Già- trẻ.
- Nông- sâu.
- Giàu- nghèo.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1- Khái niệm.
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
2- Điền từ thích hợp.
 IX- Trường từ vựng.
1- Khái niệm.
Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2- Bài tập.
* “Tắm, bể”: trường từ vựng nước
- Nơi chứa nước: lu, ao, hồ...
- Công dụng của nước: tắm, rửa...
- Hình thức của nước: xanh, trong...
- Tính chất của nước: mềm mại, mát mẻ...
* Tác dụng: Câu văn có hình ảnh, sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ. 
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
 VN:- Ôn tập kĩ phần Tiếng Việt vừa ôn.
 - Xem lại đề bài kiểm tra viết số 2 giờ sau trả bài.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 9- Tiết 42: ngữ văn địa phương.
Kho báu của bảy nàng tiên.
 ( Vi Thị Kim Bình.)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS; - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
 - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
2- Kĩ năng.
Rèn việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn xuôi hiện đại.
3- Thái độ.
Hình thành sự quan tâm yêu mến các sáng tác về địa phương mình.
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, SGV, Sách Ngữ văn địa phương.
HS: SGK, Sách Ngữ văn địa phương.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC: (5’) Kiểm tra việc sưu tầm tác giả, tác phẩm viết về Lạng Sơn .
3- Bài mới.
H: Dựa vào phần chú thích hãy giới thiệu về tác giả?
H: Tác phẩm ra đời trong thời gian nào?
GV nêu y/c đọc:
- Giọng đọc thiết tha, chậm.
GV đọc mẫu và cho HS đọc.
H: Dùng lời văn của mình em hãy tóm tắt lại đoạn trích?
H: Truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung tững phần?
H: Ngoài ra truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Kể theo lời người mẹ có tác dụng gì?
H: Nêu nội dung của truyện “từ đầu cho tới của báu”?
H: Hang đá trong câu chuyện được giới thiệu ntn? Có những điểm gì khác thường?
H: Viên quan có mượn đồ của bảy nàng tiên không? Việc làm của hắn giống và khác dân làng ở điểm nào?
H: Hãy nhận xét về viên quan ? Việc làm của hắn đã gây ra những hậu quả gì?
H: Qua nhân vật viên quan và lời nguyền của bảy nàng tiên tác giả muốn nói lên điều gì?
H: Dân làng có hành động gì sau những hậu quả mà viên quan gây ra?
H: Kết quả của những hành động đó là gì?
H: Nhận xét về cách đưa ra tình huống của tác giả?
H: ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện ấy là gì?
H: Ngoài ra tác giả còn muốn giới thiệu điều gì về con người Xứ Lạng?
GV: Dựa vào mô típ truyện ngụ ngôn “ Lão nông và các con” Tác giả đã sáng tạo một câu chuyện vừa lạ, vừa quen về nghị lực và mơ ước của người Lạng Sơn trong cuộc sống lao động để xây dựng, làm giàu cho quê hương, đất nước. 
H: Nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm?
H: Nghệ thuật ấy mang tới nội dung gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ. 
GV cho HS đọc bài đọc thêm.
Hoạt động độc lập.
- Giới thiệu tac giả.
- Giới thiệu tác phẩm.
- Đọc và quan sát.
- Tóm tắt và lắng nghe.
- Chia bố cục.
Nêu nội dung phần 1.
Tìm chi tiết thông qua SGK.
Nêu nhận xét.
Khái quát kiến thức phần 1.
Tìm chi tiết thông qua SGK.
Nêu nhận xét.
Tổng hợp kiến thức phần 2.
Lắng nghe.
Tổng hợp kiến thức toàn bài.
Đọc và luyện tập.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Tác giả.
- Vi Thị Kim Bình sinh 27/9/1941.
- Quê: Cao Lộc- Lạng Sơn.
- Chuyên viết truyện ngắn.
- Là hội viên hội nhà văn Việt Nam.
2- Tác phẩm.
In trong tập truyện ngắn “ những bông hoa huệ” XB 1997
3- Đọc và tóm tắt.
4- Bố cục: 2 phần.
Truyện được kể theo lời nhân vật người mẹ.
- Tác dụng: Thể hiện ước mơ của con người.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.(25’)
1- Hang đá và viên quan.
a- Hang đá.
- Nơi ở của bảy nàng tiên.
- Có rất nhiều vật quí để dân làng mượn trong những dịp lớn.
b- Viên quan.
- Mượn đồ của các nàng tiên nhưng khônh trả.
=> Kẻ tham lam.
c- Hậu quả.
- Viên quan bị sét đánh chết.
- Cửa hang đóng lại với một lời nguyền.
=> Cái ác không chỉ làm hại bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác.
2- Lời nguyền của bảy nàng tiên và hành động của người dân.
- Cả làng, cả xã, cả vùng cho con em đi học (cao, xa, rộng)
- Cả huyện, cả tỉnh đua nhau đi học.
*Kết quả:
- Có nhiều người thành đạt, không ai mù chữ, thoát nghèo.
- Cuộc sống người dân no đủ.
-> Sáng tạo tình huống giản dị, tự nhiên.
=> Con người phải dựa vào chính mình để tạo dựng cuộc sống chứ khônh thể dựa vào những thứ đi mượn.
- Thể hiện mơ ước và nghị lực cao đẹp của người dân Lạng Sơn.
III- Tổng kết- ghi nhớ.(5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ.
IV- Luyện tập. (2’)
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Nêu cảm nghĩ của em về con người và cảnh vật trong đoạn trích?
H: Kể tóm tắt lại văn bản?
VN:- Học bài cũ.
 - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng.( SGK- T122)	
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 9- Tiết 45: Trả bài tập làm văn số 2.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
Nhận ra ưu và nhược điểm của bản thân khi viết loại bài này.
2- Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, nhận xét.
3- Thái độ.
Có ý thức sửa chữa bài viết của bản thân.
B- Phương pháp.
Trả bài, nhận xét, đánh giá.
C- Đồ dùng dạy học.
1- GV: SGK, SGV, Bài viết của HS.
2- HS: SGK, vở ghi.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC: Không.
3- Bài mới.
GV cho HS nhắc lại đề bài.
H: Xác định thể loại, nội dung, giới hạn của đề?
GV hướng dẫn HS lập dàn ý như phần y/c trả lời tiết 34- 35.
GV nhận xét chung.
* Ưu điểm:
- HS có ý thức làm bài đủ.
- Hiểu đề viết sát ý.
- Một số bài có cảm xúc, diễn đạt tốt. (Diệu Linh 9a2, Thảo 9a5)
* Tồn tại.
- Hiện tượng viết sai, viết ẩu, viết bẩn còn tồn tại nhiều.
+ 9a2: Bình, Bằng, Tuấn .
+ 9a5: Thái, Thuấn, Quang...
GV nhận xét cụ thể và yêu cầu các HS sai sẽ tự lên sửa bài của mình.
* Chính tả:
+ 9a2: Lê Hoàng, Lâm, Thơi, 
+ 9a5: Lợi, Duyên, Nga.
* Diễn đạt:
+ 9a2: Đức, Trịnh, D.Vũ.
+ 9a5: Điệp, Truyền, Loan.
* Trình bày.
+ 9a2: Thanh.
+ 9a5: Kiên, Hiệp, Hành.
* Bài viết sơ sài.
+ 9a2: Vĩnh, Linh Linh.
+ 9a5: Phúc, Slao.
* Thiếu yếu tố miêu tả:
+ 9a2: Ngân, Thoại, Bích Thuỷ.
+ 9a5: Tươi, Tuyết, Định.
* Kiến thức:
+ 9a2: Đường, Phùng Thuỷ.
+ 9a5: Cương.
GV cho HS lên đọc bài của mình.
+ 9a2: Thuỳ Linh.
+ 9a5: Loan.
+ 9a2: Luận.
+ 9a5: Lợi.
Hoạt động độc lập.
Nhắc lại đề bài.
Xác định các bước tìm hiểu đề.
Lập dàn ý.
Lắng nghe.
Sửa chữa, theo dõi, rút kinh nghiệm.
Lắng nghe.
Đọc bài.
Đọc điểm. 
I- Đề bài.
 Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II- Tìm hiểu đề và lập dàn ý.(10’)
1- Tìm hiểu đề.
a- Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả.
b- Nội dung: Buổi thăm trường đầy xúc động.
c- Giới hạn: 20 năm sau, vào một ngày hè.
2- Lập dàn ý.
III- Nhận xét.
1- Nhận xét chung.
2- Nhận xét cụ thể .
1- Hình thức. 
a- Chữ viết và cách trình bày.
* Chính tả:
- Sum suê- Xum xuê.
- Dâm mát- Râm mát.
- Dải nhựa- Rải nhựa.
- Dột nát- Giột nát.
* Diễn đạt.
- Cô giáo say mê giảng bài- Cô giáo say sưa giảng bài.
- Lác đác vài sợi tóc trắng- tóc thầy đã điểm bạc.
- Bạn Đức Anh được cô giáo nhắc nhở- Bạn Đức Anh bị cô giáo nhắc nhở.
- Các thầy cô giáo đã dìu dắt và đào tạo- Các thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng em nên người.
b- Trình bày.
- Thiếu mở và kết bài.
- Thiếu lời phê.
- Cả bài chỉ có ba đoạn văn: 1MB- 1TB-1KB.
 2- Nội dung.
a- Sơ sài, thiếu ý.
Cả bài viết 2 tiết chỉ viết gần 1 trang (khoảng từ 3 trang trở lên đối với lớp 9).
b- Thiếu yếu tố miêu tả.
Không có phần miêu tả cảnh vật và con người mà thiên hẳn về kể chuyện nên bài viết không sinh động.
c- Sai kiến thức.
- Mùa hè có gió mùa đông bắc.
d- Nhầm về thời gian.
20 năm sau nhưng thầy giáo cũ mới 30 tuổi.
3- Đọc bài.
a- Bài viết tốt.
b- Bài viết yếu.
4- Giải đáp thắc mắc và gọi điểm.
 E- Củng cố- Dặn dò.(2’)
 VN: - Đọc và sửa chữa các lỗi chính tả tronh bài.
 - Soạn bài “ Đồng chí” Chính Hữu (SGK- T128).

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 9.doc