Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 17

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 17

Tiết 82. KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I/. Mục tiêu cần đạt:

- Trên cơ sở ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp.

- Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức. Kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.

II/Chuẩn bị:-GV ra đề và đáp án

 -HS: ôn tập nội dung đã học

III/Các bước lên lớp:

1.ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.

 GV phát đề đã in sẵn cho HS

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn : 02-12-2011
 Ngày dạy :
Tiết 82. KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I/. Mục tiêu cần đạt:
- Trên cơ sở ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp.
- Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức. Kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.
II/Chuẩn bị:-GV ra đề và đáp án
 -HS: ôn tập nội dung đã học
III/Các bước lên lớp: 
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
 GV phát đề đã in sẵn cho HS
MA TRẬN 
 Cấp độ 
Tên 
Văn 
bản
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài thơ tiểu đội xe không kính
Thời điểm s/t bài thơ 
0.5 đ 5%
Nêu nội dung khổ thơ cuối
2đ
 20%
2 câu
2.5 đ
25%
Đồng chí
h/a đẹp về ng/lính
0.5đ
5%
1 câu
0.5đ
5%
Bếp lửa
Hoàn cảnh s/t bài thơ
0.5đ
5%
1 câu
0.5đ
5%
Ánh trăng
Hoàn chỉnh khổ thơ
0.5đ
5%
p/thức biểu đạt chính
0.5đ
5%
2 câu 
1đ
10%
Chiếc lược ngà
Trình bày ý nghĩa vb
1đ
10%
1 câu 
1đ
10%
Lặng lẽ Sa Pa
Cảm nghĩ về n/v anh t/niên
4đ
40%
1 câu 
4đ
40%
Làng 
Hiểu t/trạng của ông Hai
0.5 đ
5%
1 câu
0.5đ
5%
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm).
Câu 1:
 Bài thơ tiểu đội không kính được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A.Trước cách mạng tháng Tám	B.Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mỹ	D.Sau đại thắng mùa xuân 1975
Câu 2: 
 Điền vào chỗ trống hai dòng thơ để hoàn chỉnh khổ thơ trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
.
..
Câu 3:
 Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, tâm trạng ông Hai như thế nào?
A.Ngạc nhiên, bồi hồi 	B.Đau đớn, tủi hổ
C.Hoang mang, lo lắng 	D.Lo lắng, chán nản
Câu 4:
Những hình ảnh gắn kết với nhau một cách đẹp nhất trong ba câu thơ cuối bài “ Đồng Chí ” là :
A.Người lính , rừng hoang, sương muối B. Người lính,cây súng, rừng hoang
C. Người lính, cây súng, vầng trăng	 D.Sương muối, rừng hoang, vầng trăng
Câu 5:
 Bài thơ “ Ánh Trăng ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là :
A.Miêu tả và biểu cảm B.Trữ tình và nghị luận
C. Miêu tả và tự sự D.Tự sự và trữ tình
Câu 6 :
 Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?
A.Khi đi sơ tán B.Khi giặc đốt làng
C.Khi nhà thơ đi bộ đội D.Khi đi học nước ngoài
Phần II: Tự luận ( 7 điểm).
 Câu 1(2đ)
 Ghi lại chính xác khổ thơ cuối của tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu ngắn gọn nội dung của khổ thơ đó.
 Câu2(1đ) 
 Nêu ý nghĩa văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
	Câu 4(4đ)
 Vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
*Đáp án: Phần trắc nghiệm:(3đ)
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
C
B
C
D
D
 Phần tự luận:
Câu1: (2đ) 
 -Học sinh ghi chính xác khổ thơ cuối: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1đ)
 -Các chiến sĩ tiểu đội xe không kính: Ý chí chiến đấu về miền Nam yêu dấu, họ dũng cảm đương đầu với bao khó khăn gian khổ, hiểm nguy.(1đ)
Câu2:
 Ý nghĩa văn bản Chiếc lược ngà : Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1đ)
Câu3:
 Nêu vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên :
 -Giàu tình cảm, yêu người rất mến khách.
 -Yêu nghề có ý thức trách nhiệm cao trong công việc
 -Cuộc sống giản dị ngăn nắp
 -Có lý tưởng sống cao đẹp lặng lẽ hiến dâng cho đời
 -Khiêm tốn trung thực với mình và mọi người
	Anh thanh niên có suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và lối sống đẹp. Đó là cách sống tích cực tốt đẹp, là tấm gương sáng để mọi người noi theo
4.Củng cố :
 Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra
5.Hướng dẫn về nhà :
 Chuẩn bị bài tập làm thơ 8 chữ: sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
IV.Rút kinh nghiệm
.
 Ngàysoạn : 02-12-2011
 Ngày dạy : 
 Tiết 83.
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I/Mục tiêu:	
-Tiếp tục cho Hs nhận diện thể thơ 8 chữ.
-Thực hành làm thơ 8 chữ theo các đề tài khác nhau
II/Chuẩn bị:
GV:1 số bài thơ để HS nhận diện.
HS bài thơ tự làm ở nhà với đề tài GV đã y/cầu chuẩn bị.
III/Các bước lên lớp:
	1ổn định tổ chức
	2.KT BC: Nêu những đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
	Đọc 1 số bài thơ 8 chữ?
	3.Bài mới:
Hoạt động1:GV cho HS nhận diện thơ 8 chữ
 Hoạt động 1 GV cho HS nhận diện thơ tám chữ.
H:Hệ thống các văn bản thơ đã học ở chương trình 6->9 thể thơ 8 chữ?
H:đọc 1 số câu thơ in những bài thơ vừa tìm?
GV cung cấp cho HS 1 số đoạn thơ 8 chữ--Giúp HS biết thêm
Hoạt động2:Hướng dẫn hoàn thiện khổ thơ
*G đưa ra 3 câu thơ in 1khổ thơ
H:Viết tiếp 1 câu thơ sau?
Gợi ý:
+Câu mới phải đảm bảo 8 chữ
+Đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu đã cho
+Phải có vần chân gián tiếp với những câu đã cho.
Gợi ý khổ thơ 2:
-1 cành hoa đâu đã gọi.....
-Mùa đông ơi sao đã vội......
Hoạt động 3:tập làm thơ 8 chữ theo đề tài
GV Y/cầu HS thảo luận nhóm cùng lựa chọn 1 bài có nội dung hay,đảm bảo những đặc điểm về thơ 8 chữ cùng đọc cho cả lớp.
-Trình bày trên bảng với 3 đề tài đã chuẩn bị ở nhà
HS ở các nhóm khác nhận xét bổ sung,sửa chữa cho hoàn chỉnh
GV:Nhận xét sửa chữa cho HS
I.Nhận diện thơ 8 chữ
1 .Các bài thơ làm theo thể 8 chữ
-Nhớ rừng(Thế Lữ)
-Bếp lửa(Bằng Việt)
2.Một số đoạn thơ 8 chữ:
* Thế lữ:
...Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
 Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
 Thú sán lạn mơ hồ in ảo mộng
 Chí hăng hái ganh đua đời náo động
*Xuân Diệu:
... ....Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển 1 luồng tê tái
 Và giữa vườn im,hoa run sợ hãi
 Bao nỗi phồn hoa,khô héo rụng rời
II.Hoàn thiện khổ thơ
1)Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
 Hoa gạo nở rồi nở đỏ bến sông
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
............................................
-Gợi ý:
+Mà sông xưa vẫn chảy.....
+Bởi đời tôi cũng đang chảy....
+Sao th/gian cũng chảy.......
2) Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như ng yêu khác hẳn với tình nhân
 Biết dù nhỏ không phải là ảo mộng
...................................................
*)Một số câu thơ theo đúng nguyên tác:
-Mà sông bình yên nước chảy theo dòng
-Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân
III/Tập làm thơ theo đề tài:
VD: đề tài về trường học
 +Nhớ trường
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng
 +Nhớ bạn
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
4.Củng cố:Nhắc lại đặc điểm của thơ 8 chữ
5.Hướng dẫn về nhà:
-Tiếp tục tự làm thơ 8 chữ theo các đề tài lựa chọn
-Chuẩn bị bài: ôn tập phần TLV.
IV. Rút kinh nghiệm :
 Ngày soạn : 02-12-2011 
 Ngày dạy : 
 Tiết 84 – 85 .
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức; vận dụng
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
II. Chuẩn bị:
GV: SGV- SGK- Soạn giáo án.
HS: SGK- Lập bảng hệ thống ôn tập.
III. Các bước lên lớp :
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1 SGK/206.
? Phần tập làm văn trong ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào ? những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
Như thế, nội dung tập làm văn lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả về KT lẫn KN
-> Giúp thấy được điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả ở lớp 9 và lớp dưới.
- HS nêu các nội dung lớn và các nội dung trọng tâm cần chú ý.
I- Câu hỏi ôn tập:
1. Các nội dung lớn:
a) Văn bản thuyết minh: với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các phương thức khác như: nghị luận, giải thích, miêu tả.
b) Văn bản tự sự có 2 trọng tâm: 
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ? cho ví dụ ?
- HS nêu điểm khác và giống nhau của các yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự.
3. Phân biệt văn thuyết minh: có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự:
a) Văn bản thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan khoa học
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
b) Văn bản nghị luận giải thích: 
- Dùng vốn sống trực tiếp ( do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp ( học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó, giúp người đọc, người nghe hiểu vấn đề dó.
- Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c) Văn bản miêu tả:
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh cảm xúc chủ quan của người viết.
- Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.
? Văn tự sự trong ngữ văn 9, tập 1 nêu lên những nội dung gì ?
* Yêu cầu học sinh biết:
+ Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản
+ Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
+ Việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào?
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ minh hoạ:
+ Đoạn văn tự sự, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố Nghị luận.
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả và nghị luận.
- HS đọc câu hỏi 4
- HS nêu ở mục các nội dung tự sự vừa lặp lại, vừa nâng cao.
- “Thực sự mẹ không lo lắng  dài và hẹp”
( Cổng trường mở ra – Lí Lan )
- “Vua Quang Trung cưỡi voi ra danh trại  nói được “
( Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái)
- “Lão không hiểu tôi  đáng buồn “
( Lão Hạc – Nam Cao )
Câu 4.Nội dung văn bản tự sự ở sgk nv9
-Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong VBTS
-Vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong VBTS.
? Thế nào là đối thoại ?
? Thế nào là độc thoại ?
?Thế nào là độc thoại nội tâm?
 ? Nêu vài trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự?
- Tìm ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Hướng dẫn hs tìm hiểu câu 6 sgk
Ví dụ :
- Lặng lẽ Sa Pa
- Chiếc lược ngà
- HS nhắc lại khái niệm
- HS phát biểu 
VD:
- “ Tôi cất giọng véo von
“ Cái cò  tao ăn”
 vào tổ tao đâu !”
( DMPLK – Tô Hoài)
- HS giải thích
- HS phát biểu 
Tìm hai đoạn văn theo yêu cầu của bài tập. Nhận xét vai trò của loại người kể chuyện đã nêu
Câu 5.Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm.
Đây là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong VBTS
Câu 6 . Người kể chuyện trong VBTS
4. Củng cố: 
 	GV củng cố nội dung ôn tập.
5. Hướng dãn về nhà:
- Ôn lại lí thuyết và bài tập vận dụng để chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I. 
 - Chuẩn bị: ôn tập các phân môn chuẩn bị kiểm tra học kì.
IV. Rút kinh nghiệm :
 Kí duyệt:
Trường TH Gía Rai B
Dương Hữu Tín
Lớp : 2A 2 
THỜI KHÓA BIỂU LỚP 2A 2
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Chào cờ
Chính tả
Tập đọc
Chính tả
Tập làm văn
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Toán 
Toán 
Tập đọc
Toán
TNXH
LTVC
Âm nhạc
Đạo đức
Mĩ thuật
Tập viết
Thủ công
SHTT
Toán
Thể dục
Thể dục

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc