A- Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức Giúp học sinh thấy được những kiến thức tập làm văn đã học về văn tự sự, sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sự kết hợp trong bài viết.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng lựa chọn ngôi kể, kết hợp các yếu tố miêu tả,nghị luận, độc thoại trong bài tự sự.
- Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm thầy trò trong sáng, ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng.
B- Chuẩn bị :
- Những bài văn tham khảo.
- Ôn tập văn tự sự, đọc các đoạn văn tham khảo.
C- Lên lớp :
1- Kiểm tra :
2- Bài mới :
Giảng : Tiết 81 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A- Mục tiêu cần đạt - Kiến thức Giúp học sinh thấy được những kiến thức tập làm văn đã học về văn tự sự, sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sự kết hợp trong bài viết. - Kỹ năng : Rèn kỹ năng lựa chọn ngôi kể, kết hợp các yếu tố miêu tả,nghị luận, độc thoại trong bài tự sự. - Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm thầy trò trong sáng, ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng. B- Chuẩn bị : - Những bài văn tham khảo. - Ôn tập văn tự sự, đọc các đoạn văn tham khảo. C- Lên lớp : 1- Kiểm tra : 2- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 1 : - GV chép đề bài lên bảng : “Nhân ngày 20 tháng 11 em hãy kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và và thầy (cô giáo) cũ. + Nội dung chính : Kể về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và cô giáo, kỷ niệm gì ? Xảy ra vào thời điểm nào ? Câu chuyện diễn ra ra sao ? Tại sao lại đáng nhớ ? + Chọn ngôi kể (ngôi thứ nhất), lựa chọn tình huống (để bộc lộc được cảm xúc). Sử dụng các yếu tố bổ trợ : miêu tả, đối thoại, độc thoại và nghị luận. * HOẠT ĐỘNG 2 : - Những ưu điểm nổi bật của bài tự sự ? + Xác định đề và trọng tâm rõ ràng. (Tất cả 34 bài không có bài nào không xác định được yêu cầu) + Lựa chọn ngôi kể phù hợp. Đều chọn ngôi kể thứ nhất. Sử dụng các tình huống có yếu tố bất ngờ, hợp lý. (34 bài viết đều kể ở ngôi thứ nhất xưng tôi, song có một số em xưng “em” là không chính xác vì đối tượng nghe là bạn thì không thể xưng em được). Các tình huống đều giống nhau đó là chọn một lần mình mắc khuyết điểm được thầy cô nhắc nhỏ và giúp đỡ. + Có ý thức trong việc kết hợp các phương thức biểu đạt : Kể, miêu tả, bộc lộ cảm xúc. (Bài viết của học sinh ghi rõ tên.....) + Có sử dụng các yếu tố : miêu tả, biểu cảm, đối thoại và độc thoại nội tâm tuy nhiều chỗ chưa được rõ ràng và hay. (Bài viết của: học sinh ghi rõ tên.....). + Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các câu văn ngắn gọn, có ý thức sử dụng dấu câu, ít sai lỗi chính tả. (Bài của Lương Mai, Hoàng Ly). - Những hạn chế của bài viết và hướng sửa chữa khắc phục ? + Xác định được yêu cầu kể về một kỷ niệm nhưng không biết kể như thế nào, chọn kỷ niệm nào, vì vậy nói lan man, tình huống không có gì đặc biệt. Lời kể không gây được cảm xúc. (Bài viết của học sinh điểm yếu ghi tên....). + Trình bày lộn xộn, chữ viết cẩu thả, không viết hoa tên riêng, không có dấu câu, thậm chí chữ viết thiếu nét, thiếu dấu, sai chính tả quá nhiều. Bài của Học sinh ghi rõ họ tên: ....... + Chưa kết hợp các phương thức biểu đạt, dùng toàn lời kể đơn điệu, không có cảm xúc. + Chưa sử dụng các yếu tổ bổ trợ cho tự sự như miêu tả, nghị luận ... * HOẠT ĐỘNG 3 : - Giáo viên cho HS chép dàn ý sơ lược. * HOẠT ĐỘNG 4 : - Đọcbài khá : ( ghi rõ họ tên....) 1- Đề bài : - Yêu cầu chung : + Nội dung chính + Sử dụng các yếu tố trong bài tự sự 2- Đánh giá nhận xét bài làm : - Ưu điểm + Kể ở ngôi thứ nhất, lựa chọn tình huống phù hợp + Kết hợp các phương thức biểu đạt. + Sử dụng các yếu tố bổ trợ + Trình bày sạch, đẹp. - Nhược điểm : 3- Lập dàn bài : (đã soạn tiết 68 + 69) 4- Kết quả, đọc bài khá - Đọc bài khá - Kết quả : Điểm 8 = Điểm 7 = Điểm 6 = Điểm 5 = Điểm 4 = 3- Củng cố : Sửa những lỗi sai trong bài viết 4- Dặn dò : Xem lại văn nghị luận đã học ở lớp 7, 8.
Tài liệu đính kèm: