Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18

 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị .

- Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác , học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác

 CHUẨN BỊ :

 Giáo viên : - Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên .

 - Anh Bác, những mẫu chuyện về Bác.

 Học sinh : - Đọc trước văn bản

 - Soạn bài dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 143 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
 	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại , dân tộc và 
nhân loại , vĩ đại mà bình dị – để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác .
Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp .
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . 
Tuần : 1 Tiết : 1, 2
Ngày dạy ::.............
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Văn bản
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị .
Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác , học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác 
	CHUẨN BỊ :
	Giáo viên :	- Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên .
	- Aûnh Bác, những mẫu chuyện về Bác.
	Học sinh :	- Đọc trước văn bản
 	- Soạn bài dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
HOẠT ĐỘNG 1 :
- Ổn định lớp
- Kiểm tra .
- Giới thiệu bài :
Kiểm diện:
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị tập sách giáo khoa 
- Kiểm tra bài soạn của học sinh
- Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc . Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ xx sẽ là bài học cho các em .
Ghi tựa bài
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số 
- Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn trong tổ .
Cá nhân trả lời
- Học sinh ghi tựa bài
70’
HOẠT ĐỘNG 2 : 
Đọc – hiểu văn bàn
I. Tìm hiểu chung :
1.Tác giả : Lê Anh Trà.
2. Xuất xứ: Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
3.Đọc– tìm hiểu chú thích 
II.Phân tích văn bản :
1. Hồ Chí minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại :
- Bác tiếp xúc nhiều nền văn hóa phương Đông và Phương Tây:
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ 
- Học hỏi qua công việc lao động đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu có chọn lọc
2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh :
Nơi ở và làm việc:
Nhà sàn nhỏ có vài phòng làm việc bên cạnh chiếc ao , đồ đạc đơn sơ 
Trang phục : Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ , dép lốp.
Aên uống : Đạm bạc những món ăn dân dã bình dân .
=> Bác sống vô cùng giản dị .
Kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc , mang nét đẹp thời đại và gắn bó với nhân dân.
- Hỏi Văn bản của ai sáng tác?
- Hỏi xuất xứ ?
- Cho hs đọc thầm chú thích chú ý từ quan trọng : Truân chuyên, bộ chính trị, thuần đức 
- Hỏi : Loại văn bản gì ?
- Hỏi : Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao người có được vốn tri thức như vậy ?
- Chốt ý ghi bảng
- Gợi ý cho học sinh kể một vài mẫu chuyện về Bác Hồ . Đọc một số câu thơ trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên
Chuyển : Theo sự hiểu biết của em hãy cho biết phần vb vừa tìm hiểu xong nói về thời kì nào trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác 
 Tiết 2
- Gọi hs đọc vb từ “Phần đầu tiên -> thể xác” “phần vừa đọc trình bày hoạt động cách mạng lúc bác ở đâu và làm gì ?
Hỏi : Khi trình bày những nét đẹp tổng lối sống của Hồ Chí Minh tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào ?
Gợi ý : Nơi ở , làm việc , ăn mặc.
Chốt ý ghi bảng 
Hỏi : Các em thử hình dung thử cuộc sống của các nguyên thủ quốc gia cùng thời với Bác ? Bác có xứng đáng được dãi ngộ như họ không ?
Hỏi Qua những ý kiến trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh ?
Chốt ý ghi bảng
Hỏi : Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao phát huy truyền thống của dân tộc chứ không phải cố tình làm khác biệt với các nguyên thủ quốc gia khác ?
- Cá nhân dựa vào sgk trả lời .
- Cả lớp đọc thầm .
- Cá nhân trả lời : văn bản nhật dụng.
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm trả lời .
- Ghi bài vào vỡ .
- Cá nhân kể .
- Cả lớp lắng nghe.
- Thảo luận nhóm :
(Lúc Bác ở nước ngoài )
- Cá nhân đọc.
Đang làm chủ tịch nước , sống tại nước nhà 
- Thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày chỉ ra được ba phương diện : ăn ở làm việc 
- Mỗi cá nhân tự hình dung và phát biểu . theo cảm nhận của mình
- Cá nhân phát biểu 
- Thảo luận nhóm , đại diện phát biểu căn cứ vào sự so sánh Bác với các vị hiền triết Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 10’ 
HOẠT ĐỘNG 3 : 
III. Tổng kết :
- Học tập phong cách Hồ Chí Minh 
(ghi nhớ)
- Lập luận chặt chẽ , gây ấn tượng thuyết phục .
Giảng và nêu câu hỏi : Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì ?
Hỏi : Em có nhận xét gì về cách trình bày lập luận của tác giả ?
- Thảo luận nhóm , đại diện trình bày :
Thuận lợi : Tiếp thu được nền văn minh thế giới.
Nguy cơ : Có những luồng văn hoá thếu lành mạnh.
- Cá nhân trình bày ý kiến
5’
HOẠT ĐỘNG 4 : 
- Củng cố: 
- Dặn dò :
- Kể những mẫu chuyện nói về lối sống giản dị của Bác .
- Học bài chú ý thuộc lòng các câu văn quan trọng .
- Soạn bài các “Phương châm hội thoại” đọc và trả lời câu hỏi trong sgk chú ý xem lại bài hội thoại ở lớp 8 .
- Cá nhân xung phong kể , cả lớp theo dõi 
- Cả lớp nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
	Bổ sung:	
Tuần : 1 ; Tiết : 3
Ngày dạy : . . . . . . . . . . .
 Các phương châm hội thoại
 	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất .
Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp .
CHUẨN BỊ :
	+ Giáo viên : Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên , soạn giáo án ,
 Bảng phụ .
	+ Học sinh : Soạn bài dựa theo câu hỏi trong sgk ,
 Xem lại bài hội thoại đã học ở lớp 8.
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
HOẠT ĐỘNG 1 : 
Ổn định
Kiểm bài cũ 
Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
Hỏi : Hội thoại là gì , cách thể hiện 
Chốt ý , 
Giới thiệu bài mới ghi tựa bài .
- Lớp trưởng báo cáo 
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị của các bạn .
- Cá nhân phát biểu :
(Hội thoại – vai của xã hội , cách thể hiện lược lời .)
13’
HOẠT ĐỘNG 2 : 
I Phương châm về lượng 
Là nội dung vấn đề đưa vào giao tiếp .
II. Phương châm về chất 
Nói những thông tin có bằng chứng xác thực 
- Gọi Học sinh đọc đoạn đối thoại.
Hỏi: Câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không ? vì sao ?
Hỏi :Đọc ví dụ b hỏi Vì sao truyện “Lợn cưới áo mới” gây cười ?
Lẽ ra anh “lợn cưới “ và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ hiểu ?
Hỏi :Từ truyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
Chốt ý 
Ghi nhớ sgk
- Gọi Học sinh đọc ví dụ 
Hỏi :Truyện cười phê phán điều gì ?
Trong khi giao tiếp có đều gì cần tránh ?
Đưa tình huống : Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học thì em có trả lời với cô là bạn ấy ốm không 
Hỏi : Qua 2 ví dụ khi giao tiếp cần nói như thế nào ?
Chốt ý - cho hs đọc ghi nhớ
- Cá nhân đọc ví dụ a trả lời giải thích vì sao ?
(Trả lời chưa đầy đủ nd mà An cần biết – 1 địa điểm cụ thể .
- Cá nhân trả lời 
Vì 2 nhân vật nói thừa nội dung 
- Cá nhân trả lời 
 Anh hỏi bỏ từ “cưới”
 Anh trả lời bỏ ý khoe áo.
- Thảo luận nhóm
Không nói nhiều hơn những đều cần nói .
- Cá nhân đọc 
- Cá nhân trả lời
Phê phán người nói khoác.
- Cá nhân phát biểu ý kiến của mình (Cần tránh nói sai sự thật)
Cá nhân đọc ghi nhớ
25’
HOẠT ĐỘNG 3 
Luyện tập 
Bài tập 1 
Sai phương châm về lượng:
a. Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà
b. Thừa cụm từ “có hai cánh
Bài tập 2 :
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối. 
 c. Nói mò.
d. Nói nhăng nói cuội 
e. Nói trạng .
=> Phạm vi phương châm về chất 
Bài tập 3 :
Với câu hỏi “rồi có nuôi được không ?” Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa 
Bài tập 4
a. Các cụm từ thể hiện thông tin họ nói chưa chắc chắn .
b. Các cụm từ không nhằm lập nội dung cũ .
Bài tập 5
Giải thích nghĩa các thành ngữ :
1 Ăn đơm nói dặt
2 Ăn ốc nói mò
3 Cải chày cải cối
4. Khua môi múa mép
5. Nói dơi nói chuột
6. Hứa hươu hứa vượn
- Gọi Học sinh đọc bài tập 1
Hỏi : a . Sai phương châm gì ? Thừa từ nào ?
- Gọi Học sinh xác định yêu cầu bài tập 2. Gọi 2 nhóm HS lên bảng
(điền vào chỗ trống)
- Đọc bài tập 3
Hỏi :Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?
Hỏi : Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như bài tập 4 .
Hỏi :Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Gọi ba nhóm lên bảng , mỗi nhóm 2 Học sinh giải thích 2 thành ngữ 
Cá nhân đọc bài tập và trả câu .Mỗi nhóm một câu .
- Hai nhóm lên bảng điền từ vào chỗ trống
- Cá nhân đọc bài tập nêu yêu cầu.
Cá nhân trả lời 
Phương châm về lượng
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm trình bày.
- Ba nhóm lên bảng :
Thuộc phương châm về chất 
1. Vu khống đặt điều
2. Vu khống bịa đặt
3.Cố tranh cải nhưng không có lí lẽ.
4. Nói khoác lác phô trương
5. Nói lăng nhăng linh tinh không chính xác
6. Hứa rồi không thực hiện
3’
HOẠT ĐỘNG 4 : 
Củng cố:
Dặn dò :
Hỏi : Khi giao tiếp chúng ta cần tuân thủ đều gì ?
- Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm đặt một phương châm hội thoại
- Chuẩn bị bài “Sử dụng một ”,
ôn lại văn b ... c bài viết khá
- Cá nhân sai sót lên bảng sửa bài .
- Góp ý – bổ sung
- Đọc bài khá 
5’
Hoạt động 4
Dặn dò 
- Ghi điểm vào sổ 
- Chuẩn bị bài 10 sgk/137
- Đọc điểm của mình.
- Nghe và thực hiện 
Tuần :17 ; Tiết : 82, 83
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
 SGD RA ĐỀ
Bài 17 
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và và hiểu rõ tài kể chuyện của Go – rơ – ki trong đoạn trích tự thuật thời thơ ấu .
Qua giờtrả bài kiểm tra Văn, củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ , truyện hiện đại , tự rút ra được ưu khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy khắc phục .
Qua bài trả bài tập làm văn số 3 , củng cố kiến thức và kỹ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
Qua giờ trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì , củng cố và tích lũy thêm kinh nghiệm về việc làm bài theo hướng tích hợp .
Tuần :17 ; Tiết : 84, 85
Ngày dạy : . . . . . . . . . .
Những đứa trẻ
 Go – rơ - ki
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh 
	Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng , sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của 
 Go – rơ – ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này .
	CHUẨN BỊ :
	GV: Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án.
	HS : Học bài Cố hương .Đọc trước văn bản”Những đứa trẻ” , trả lời câu hỏi sgk , học bài 
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
HOẠT ĐỘNG 1
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện
H. Hình ảnh sự thay đổi của Nhuận Thổ trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn có ý nghĩa gì ?
- Lớp trưởng báo cáo
- Cá nhân trả lời .
30’
Hoạt Động 2 : 
Đọc – Hiểu Văn Bản 
I. Tìm Hiểu Chung :
1. Tác Giả :
- Mac – Xim – Gơ – Rơ – Ki (1868 – 1936) Bút Danh Của Alếch – Xây Pê – Scốp.
- Nhà Văn Nga Nổi Tiếng Nhà Văn Nga Nổi Tiếng Có Tuổi Thơ Cay Đắng Thiếu Tình Thương - Vừa Lao Động Vừa Sáng Tác .
2. Tác Phẩm :
Trích Trong “Thời Thơ Aáu “
3. Đọc - Tóm Tắt Tác Phẩm :
Đọan Trích Gồm 3 Phần :
+ Tình Bạn Trong Trắng 
+ Tình Bạn Bị Cấm Đoán .
+ Tình Bạn Tiếp Diễn .
II. Phân Tích :
1. Những Đứa Trẻ Sống Thiếu Tình Thương :
- A Li Oâ Sa : Mất bố ở với bà ngoại (người lao động bình thường).
- Ba đứa trẻ con viên đại tá : Mất mẹ sống với bố và dì ghẻ (quý tộc)
- AliôSa cứu thằng em bị ngã xuống giếng à chúng quen nhau , chơi thân với nhau 
è Tình bạn trong sáng hồn nhiên à khiến tác giả nhớ mãi .
2. Những quan sát và cảm nhận tinh tế của Aliôsa :
+ Trước khi quen :
- Ba đứa trẻ giống hệt nhau , chỉ phân biệt qua tầm vóc .
+ Khi đã quen nhau :
Khi mấy đứa trẻ kể về chuyện mẹ chết “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”=> so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến khi lũ gà con sợ hải gặp phải diều hâu .
à Sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ .
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện : “Chúng lặng lẽ bước khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng . . . => so sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng , cảm thâng với cs thiếu tình thương của các bạn .
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích :
- Bọn trẻ nhắc đến mẹ khác (dì ghẻ) Aliôsa liên tưởng đến mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích .
à Trí tưởng tượng phong phú .
- Hình ảnh người mẹ thật cũng vào thế giới cổ tích (sống lại , trở về).
=> Động viên bạn và cũng thể hiện nỗi thất vọng , khát khao tình mẹ của trẻ thơ .
- Hình ảnh người bà nhân hậu “Có lẽ tất cả các bà đều tốt” .
- Chúng kể về chuyện trước kia à hoài niệm những ngày sống đẹp.
è Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ à ước mong hạnh phúc được yêu thương của tâm hồn trẻ thơ đáng yêu .
H. Dựa vào chú thích em hãy nêu tóm tắt tiểu sử tác giả ?
H. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ?
- Đọc mẫu - cho hs đọc tiếp theo .
H. Nội dung tác phẩm ? chia làm mấy phần ?
H. Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ trong tác phẩm ? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau ?
(hoàn cảnh gia đình – xuất thân)
H. Vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc khiến nhà văn hơn 30 năm sau vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức sinh động ?
H. Tìm những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhận xét về những đứa trẻ ?
H. Tìm và phân tích những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn ?
H. Qua những câu văn so sánh em hiểu gì về tình cảm của Aliôsa với các bạn nhỏ ?
H. Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau như thế nào ?
(chi tiết liên quan đến ngưới mẹ , người bà )
H. những câu biểu cảm của Aliôsa liên tưởng về mẹ có tác dụng gì ?
H. Tại sau lũ trẻ lkể lại những chuyện trước kia ?
H. Tại sao trong truyện Aliôsa không nhắc đến tên những đứa trẻ nhà đại tá ?
- Cá nhân trả lời - sgk
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Cá nhân trả lời .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
- Cá nhân trả lời : chỉ ra các câu văn nhận xét của Aliôsa .
- Cá nhân trả lời : thông cảm 
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
- Cá nhân trả lời : An ủi , động viên bạn.
- Cá nhân trả lời : nhớ những kỹ niệm đẹp .
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
5’
HOẠT ĐỘNG 3 :
II. Tổng kết :
- Tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm sinh động , ngôi kể “tôi” – ngôi thứ nhất .
- Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
H. Nhận xét chung về nội dung nghệ thuật của tác phẩm ?
- Cá nhân trả lời .
5’
HOẠT ĐỘNG 4 : 
Củng cố :
Dặn dò :
- Xem lại phần ôn tập tập làm văn để thấy được khuyết điểm của mình qua bài làm .
- Cả lớp nghe và thự hiện .
	Bổ sung : 	
Trả bài kiểm tra tiếng Việt , kiểm tra văn
Tuần :18 ; Tiết : 86, 87
Ngày dạy : . . . . . . . . .
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh 
	 Nhận ra những sai sót từ đó rút kinh nghiệm cho tiết sau làm bài tốt hơn 
	CHUẨN BỊ :
	GV: Chấm bài thống kê chất lượng , hệ thống những sai sót , dự kiến biện pháp khắc phục .
	HS: Ôn lại bài cũ 
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
Hoạt động 1:
Kiểm diện :
Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm diện 
- Hỏi lại những nội dung đã kiểm tra để đánh giá thật chính xác kết qủa làm bài của học sinh .
- Lớp trưởng báo cáo
- Cá nhân trả lời .
17’
Hoạt động 2
Chữa bài kiểm tra 
- Trình bày đáp án .
 - Phát bài 
- Ghi vào vở 
- Nhận bài 
18’
Hoạt động 3
Nhận xét đánh giá chất lượng bài kiểm tra ưu, khuyết những điểm cần khắc phục
- Cho học sinh tự đánh giá bài kiểm tra của mình so với đáp áp .
- Chỉ ra hướng khắc phục những hạn chế .
- Tự nhận xét 
- Có ý kiến 
5’
Hoạt động 4: Dặn dò 
- Học bài “Những đứa trẻ “
chuẩn bị Tập làm thơ t1m chữ .
- Cả lớp lằng nghe và ghi nhận để thực hiện 
	Bổ sung :	
Tuần :18, Tiết : 88, 89
Ngày dạy : . . . . . . . . .
Tập làm thơ tám chữ
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh 
Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ .
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập , rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
	CHUẨN BỊ :
	GV: Sưu tầm một số bài thơ tám chữ .
	HS : Đọc lại bài tập làm thơ tám chữ lần trước .
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
HOẠT ĐỘNG 1
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài :
- Kiểm diện
- Kiểm bài soạn
- Lớp trưởng báo cáo
- Lớp phó học tập báo cáo
15’
HOẠT ĐỘNG 2 : 
Luyện tập làm thơ tám chữ :
- Chuẩn bị một số bài mẫu , bớt từ – cho học sinh điền vào chỗ trống .
- Cho học sinh làm thêm một số câu .
- Cho làm thơ theo chủ đề “ Mùa xuân “ .
- Cho hs làm tự do chủ đề các em tự chọn .
5’
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố 
Dặn dò 
H. Đọc một bài thơ 8 chữ em thích nhất . Vì sao em thích bài thơ này ? Chỉ ra cái hay trong bài thơ ấy .
- Về xem lại kiến thức làm thơ 8 chữ , xem lại các bài tập .
- Chuẩn bị bài 18 . Tìm hiểu văn bản “Bàn về đọc sách “ 
+ Đọc , tóm tắt nội dung , nắm được kiểu văn bản , bố cục , tầm quan trọng của việc đọc sách , cách đọc sách .
- Cá nhân đọc .
- Cá nhân trả lời .
- Nghe dặn dò của gv .
	Bổ sung :
Trả bài Kiểm tra tổng hợp Học Kì I
Tuần : 18 ; Tiết : 90
Ngày dạy : . . . . . . . . .
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp Học Sinh 
Nắm vững cách làm .
Nhận ra được những chỗ mạnh , chỗ yếu của mình .Khắc phục học tập tốt hơn 
Rèn kỹ năng tìm hiểu đề , Cách làm bài .
	CHUẨN BỊ :
GV : Chấm bài , sửa chửa sai sót của học sinh vào sổ chấm trả .
HS : Oân lại kiểu bài tự sự 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
Hoạt động 1
Ổn định :
Kiểm bài cũ :
- Kiểm diện
- Lớp trưởng báo cáo
- Cá nhân trả lời .
15’
Hoạt động 2
Trả bài viết 
 Đề : Sổ chấm trả 
- Cho hs đọc thầm bài viết của mình, xem kết qủa đánh giá của giáo viên, tự so sánh với tiêu chuẩn, với bài viết của bạn , chỉ ra được ưu khuyết của mình .
- Lỗi chính tả. .
- Lỗi ngữ pháp .
- Cá nhân đọc thầm.
- Tự so sánh đánh giá bài của mình.
- Tự đối chiếu để thấy sai sót 
- Phát hiện sai sót 
15’
Hoạt động 3
- Cho học sinh sửa những sai sót tiêu biểu về lỗi chính tả , lỗi ngữ pháp, phương pháp.
- Gọi hs đọc bài viết khá
- Cá nhân sai sót lên bảng sửa bài .
- Góp ý – bổ sung
- Đọc bài khá 
5’
Hoạt động 4
Dặn dò 
- Ghi điểm vào sổ 
- Chuẩn bị bài 10 sgk/137
- Đọc điểm của mình.
- Nghe và thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 Tap 1.doc