Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 đến tuần 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 đến tuần 10

Tiết 16, 17

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Ngày dạy :1/9/2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua bài học, HS :

Về kiến thức :

- Biết Truyền kì mạn lục là một tác phẩm nổi tiếng được xem là “Thiên cổ kì bút” của Nguyễn Dữ mà Chuyện người con gái Nam Xương là truyện ngắn được xây dựng từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

- Nắm được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

Về kĩ năng : Có năng lực cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và những yếu tố nghệ thuật của một truyện truyền kì. Có kĩ năng phân tích những giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong một truyện trung đại.

Về thái độ : Có ý thức tôn trọng phụ nữ. Đối xử bình đẳng, công bằng. Tránh thái độ chà đạp, coi thường.

 

doc 120 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16, 17
Chuyện người con gái Nam Xương
Ngày dạy :1/9/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Qua bài học, HS :
Về kiến thức :
Biết Truyền kì mạn lục là một tác phẩm nổi tiếng được xem là “Thiên cổ kì bút” của Nguyễn Dữ mà Chuyện người con gái Nam Xương là truyện ngắn được xây dựng từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Nắm được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
Về kĩ năng : Có năng lực cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và những yếu tố nghệ thuật của một truyện truyền kì. Có kĩ năng phân tích những giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong một truyện trung đại.
Về thái độ : Có ý thức tôn trọng phụ nữ. Đối xử bình đẳng, công bằng. Tránh thái độ chà đạp, coi thường.
b. Chuẩn bị
GV : Tìm hiểu về thể loại truyền kì và truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
HS : Tìm bố cục, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Kể được truyện.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng : 
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Nêu nhận thức của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này qua bản Tuyên bố.
Những nhiệm vụ mà bản Tuyên bố đề ra là dựa trên cơ sở nào ? Cách nêu nhiệm vụ có đặc điểm gì?
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là đề tài của nhiều tác phẩm văn học. Qua các tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện một cách nhìn, một cách đánh giá nhất định. Vấn đề mà Nguyễn Dữ đặt ra là vấn đề không chỉ của riêng một thời đại nào : vấn đề bảo vệ người phụ nữ.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Dữ là người học rộng, tài cao nhưng sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. Vì sao ? 
? Em hiểu thế nào về thể loại truyện truyền kì ?
Truyền kì mạn lục được xem là áng “thiên cổ kì bút”.
? Giải thích cụm từ “thiên cổ kì bút”.
Truyện truyền kì có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc biệt thịnh hành vào đời Đường, sau đó ảnh hưởng đến Việt Nam. Thường mô phỏng những truyện kể dân gian hoặc dã sử được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên các tác giả không dừng lại ở mức sao chép mà có ý thức tổ chức, sắp xếp lại một cách sáng tạo. Nhân vật truyền kì dù có là thần tiên ma quỷ nhưng thực ra vẫn là câu chuyện về đời, về người.
? Tóm tắt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” mà em đã tìm hiểu.
HS trình bày về tác giả Nguyễn Dữ và xuất xứ truyện.
HS nói sơ lược về tình hình nước ta giai đoạn thế kỉ XVI.
Thể loại truyện chứa nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
Nhân vật trong truyện là những phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả : 
Nguyễn Dữ, người huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương.
Sống ở thế kỉ XVI, lúc triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng.
2. Tác phẩm
Thiên thứ 16/20.
Văn tự : chữ Hán.
áng thiên cổ kì bút.
Nguồn gốc : Viết dựa trên truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
Tóm tắt truyện cổ tích : Sau khi cưới, vợ chồng Trương Sinh sống với nhau khá hạnh phúc, đầm ấm. Nhưng chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở lại phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc đứa con thơ dại. Để dỗ con, Vũ Nương thường chỉ lên bóng mình trên vách và bảo với con là cha nó. Khi Trương Sinh về, đứa con kể lại với chàng về chuyện đêm nào cha nó cũng đến. Trương Sinh nổi máu ghen tuông, nhiếc móc, đánh đuổi vợ. Quá đau khổ, oan khuất mà không được giãi bày, Vũ Nương ra sông tự vẫn. Khi hiểu được nỗi oan của vợ, Trương Sinh bèn lập đàn giải oan cho nàng trên bến Hoàng Giang. Cái chết thê thảm của Vũ Nương đã khiến cho nhiều nhà thơ rung động đề thơ. Hiện vẫn còn miếu thờ Vũ Nương ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
HS đọc nối tiếp một phần của văn bản. Chú ý phân biệt các đoạn tự sự và các lời đối thoại.
Giải nghĩa các từ 
Ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ là những điển tích.
3. Đọc và giải nghĩa từ
- hào phú, xanh, ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ, tự tận
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
Bước 1 : Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
Bố cục : 3 phần 
- Xác định bố cục của văn bản.
HS tìm bố cục : (3 phần)
- Đoạn 1 : Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2 : Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3 : Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong đọng Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
Bước 2 : Tìm hiểu vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống.
? ở phần đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu Vũ Nương là người như thế nào ? Tính cách ấy thể hiện ở những chi tiết nào trong tác phẩm ?
- Trong cuộc sống bình thường : giữ gìn khuôn phép.
- Khi tiễn chồng đi lính : đằm thắm ân tình, thuỷ chung khắc khoải.
- Khi xa chồng : thuỷ chung, là mẹ hiền dâu thảo.
2. Phân tích
2.1. Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người đẹp nết
- Tư dung tốt đẹp 
+ Trong cuộc sống bình thường
+ Khi tiễn chồng đi lính
+ Khi xa chồng
? Qua lời trăng trối của bà mẹ chồng, ý tứ nào thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng ?
? Khái quát nhận xét của em về vẻ đẹp của Vũ Nương.
GV : Vũ Nương là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
- HS tìm chi tiết : 
Sau này trời xét lòng lành, ban phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
- Sự công nhận, đánh giá đúng mực của mẹ chồng đối với đạo đức của nàng.
= Vũ Nương mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống.
Bước 3 : Tìm hiểu nỗi oan khuất của Vũ Nương và nghệ thuật xây dựng tình tiết truyện.
GV : Người phụ nữ xinh đẹp nết na, hiền thục lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng hết mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, vun đắp hạnh phúc gia đình trọn vẹn, nhưng cuộc đời trớ trêu lại gây cho nàng một nỗi oan thảm khốc.
? Nỗi oan của Vũ Nương là gì ? Tác giả dẫn dắt câu chuyện như thế nào để nỗi oan ấy không thể thanh minh được ?
Sự ngây thơ của đứa bé
Trương Sinh tính đa nghi, ghen tuông mù quáng. Hồ đồ, gia trưởng.
Chiến tranh phong kiến giống như một nguyên nhân làm cháy bùng ngọn lửa ghen tuông.
Nỗi oan khuất của Vũ Nương
Bị nghi ngờ là thất tiết.
? Trước nỗi oan ấy, Vũ Nương đã hành động như thế nào ?
Vũ Nương cố gắng giãi bày, thanh minh phân trần để chồng hiểu lòng mình; đau đớn thất vọng không hiểu vì sao mình bị đối xử như vậy; tắm gội chay sạch rồi tự vẫn.
Hành động của Vũ Nương :
+ Phân trần để chồng hiểu
+ Đau đớn thất vọng
+ Tắm gội chay sạch ra bến sông than khóc, thề nguyền, nhảy xuống sông tự vẫn.
= Các tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính.
? Em có nhận xét gì về hành động của Vũ Nương ? So với hành động của truyện cổ tích “chạy một mạch ra bến Hoàng Giang lao mình xuống tự vẫn” thì hành động đó có gì khác ?
Vũ Nương bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đã mất tất cả, đành phải chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự; có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có chỉ đạo của lí trí, nó không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận.
? Vũ Nương đã lấy cái chết để giãi bày nỗi oan của mình. Với tính cách của Vũ Nương, điều ấy có hợp lí không ? Nàng có cách nào khác để thanh minh không ? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp tình tiết trong đoạn truyện này ?
Hết tiết 1
Củng cố : Làm hệ thống bài tập trắc nghiệm.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương
Tìm hiểu : nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương.
Những tình tiết kì ảo trong truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Tiết 2 :
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm.
Bước 3 : Bài mới.
Giới thiệu : Tại sao một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương lại có một số phận bi thảm đến như vậy ? Những yếu tố kì ảo trong truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm ?
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Bước 4 : Tìm hiểu nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương ?
? Cái chết của Vũ Nương nói lên điều gì ? Qua đó thể hiện thái độ gì của tác giả ?
Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
GV : Cái chết của Vũ Nương thể hiện sự trớ trêu của số phận. Cuộc đời chứa đựng nhiều điều nghịch lí không lường trước. 
HS thảo luận nhóm để tìm ra nguyên nhân cái chết của nhân vật Vũ Nương.
Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không đuợc chở che mà bị đối xử một cách bất công vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa bé và sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- Cuộc hôn nhân của Vũ Nương có phần không bình đẳng.
- Tính cách của Trương Sinh : đa nghi, phòng ngừa quá sức. Tâm trạng nặng nề không vui.
- Tình huống bất ngờ.
- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
- Chế độ phong kiến nhiều thành kiến, định kiến đối với người phụ nữ.
? Nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện ?
Tác giả sắp xếp lại tình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kịch và làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
* Cách dẫn dắt tình tiết truyện
- Sắp xếp lại các tình tiết, thêm bớt, tô đậm.
- Giá trị các đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách.
? Tìm những tình tiết kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
( Đưa những yếu tố kì ảo xen kẽ với những yếu tố thực làm cho thế giới kì ảo lung linh mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng).
- Phan Lang nằm mộng thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, gặp Vũ Nương, được sứ giả Linh Phi đưa về dương thế. Hình ảnh Vũ Nương sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan
2. ... ?
(Nhân vật ông giáo. Vấn đề cách nhìn nhận con người)
? Phân tích tính chất thuyết phục trong cách lập luận của ông giáo.
? Hãy chỉ ra những câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên.
(Về hình thức, đoạn văn trên chứa nhiều câu mang tính nghị luận. Đó là những câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu thì; vì thếcho nên; sở dĩlà vì; khi A thì BCác câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí).
? Theo em, sự xuất hiện của những yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự như vậy có tác dụng gì.
(Khắc họa tính cách nhân vật ông giáo giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời. Thể hiện quan điểm, quan niệm của nhân vật, của tác giả về một vấn đề trong đời sống).
Tự sự hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc.
I. tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Đoạn văn a
- Nêu vấn đề : Nếu ta không cố mà tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề : Vợ tôi không ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy ?
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).
+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên trên mà thôi).
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề : Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
? Vì sao em cho rằng cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận.
(Hình thức này phù hợp với một phiên toà. Trước toà án, điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng vật chứng sao cho có sức thuyết phục. Kiều là quan toà, Hoạn Thư là bị cáo, mỗi bên đều có lập luận của mình. 
Hãy phân tích lập luận của hai nhân vật.
GV : Với lập luận trên, Kiều cũng phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và chính nhờ lập luận này mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế khó xử :
Tha ra thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đoạn văn b
* Lập luận của Kiều 
Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến : xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm như mụ, và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
(Kiểu câu khẳng định càngcàng).
* Lập luận của Hoạn Thư thật xuất sắc :
- Thứ nhất, tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).
- Thứ hai, ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô đã trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).
- Thứ ba, tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.
- Thứ tư : nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan hồng độ lượng của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).
? Từ việc tìm hiểu hai phần trên, trao đổi nhóm để rút ra nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
? Yếu tố nghị luận thường được thể hiện trong văn bản tự sự bằng cách nào ?
Các nhân vật đối thoại hoặc độc thoại 
Trực tiếp bày tỏ ý kiến nghị luận (qua suy nghĩ).
Nghị luận trong tự sự : Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận.
Vai trò của nghị luận trong tự sự : Làm cho truyện kể có tính chất triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu một cách ý vị.
? Trong đoạn văn nghị luận người ta thường dùng những loại từ và câu nào ?
Vì sao lại sử dụng những từ và câu như thế.
Câu miêu tả, câu trần thuật, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng (điều kiện, bổ sung, tăng tiến, nguyên nhâncác từ lập luận : tại sao (giải thích), thật vậy (khẳng định, chứng minh), trước hết, sau cùng (trình tự lí lẽ), tóm lại (kết luận), tuy nhiên (bổ sung, đối lập)
? Yếu tố nghị luận cần được đan xen trong tác phẩm như thế nào ?
Thường kết hợp với những tình tiết chứa đựng chủ đề tư tưởng của tác phẩm; đôi khi có thể đan cài vào phần kết của truyện. Đó nên là những suy nghĩ riêng, chân thực, bất ngờ đem lại sự ngạc nhiên thú vị cho người đọc. Yếu tố nghị luận phải được kết hợp hài hoà, tự nhiên với lời kể, cách viết ngắn gọn mà sâu sắc.
Có bạn nói rằng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự quan trọng như vậy, nên trong truyện nên đan cài thật nhiều yếu tố nghị luận cho truyện thêm sâu sắc. Em có suy nghĩ gì.
Tránh lạm dụng nghị luận, thuyết lí dài dòng, nặng nề.
Hoạt động 4 : Tổng hợp (4p)
PP: Đàm thoại. HS tổng hợp kiến thức.
? Nghị luận là gì. Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận. Vai trò của yếu tố nghị luận trong tự sự.
Hoạt động 5 : Luyện tập – củng cố
TG: 8 - 10p.
HS nói lại trên cơ sở đã phân tích tìm hiểu ở trên.
HS thực hành viết một đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận.
II. luyện tập
1. Lời của nhân vật ông giáo trong tác phẩm. Ông đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác, để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
2. Tóm tắt lại lí lẽ của Hoạn Thư để sáng tỏ lời khen của Kiều.
3. Bằng một đoạn văn tự sự kết hợp với nghị luận, kể về cuộc gặp gỡ của em với một người bạn cũ đã xa cách lâu ngày, nay bạn có những thay đổi không ngờ.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5P)
Làm bài tập 3.
Làm các bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm.
Nắm các nội dung trong phần ghi nhớ.
Chuẩn bị : Đọc và soạn bài Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa (tự học có hướng dẫn).
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Cụm từ “những em bé lớn trên lưng mẹ” nên hiểu như thế nào là đúng nhất ?
A. Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé.
B. Những em bé trưởng thành được là nhờ vào lưng người mẹ.
C. Những em bé còn nhỏ được mẹ mang (địu) trên lưng khi đi làm.
D. Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ.
2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ?
Người mẹ
Nhà thơ
Em cu Tai
Anh bộ đội
3. Câu thơ nào có từ “lưng” không được dùng theo nghĩa gốc ?
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ.
D. Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường
4. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. Hoán dụ	B. ẩn dụ	C. So sánh	D. Nhân hoá
5. Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ?
A. Cho thấy vai trò to lớn của đứa con đối với buôn làng.
B. Cho thấy vai trò to lớn của đứa con đối với cuộc kháng chiến.
C. Cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
6. ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thể hiện trong bài thơ ?
A. Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày.
B. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội.
C. Luôn khao khát đất nước được độc lập, tự do.
D. Có tinh thần chiến đấu dũng cảm và hi sinh quên mình.
7. Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ ?
A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.
B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.
C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước.
D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông.
Tổng kết từ vựng
1. So sánh hai dị bản
-	Râu tôm nấu với ruột bầu
	Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
-	Râu tôm nấu với ruột bù
	Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
2. - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra đã mấy lần bỏ mất cơ hội ghi bàn.
Rõ khổ ! Chỉ có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ.
3. 
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
4. 
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không ?
5 
Cà tím, cá kiếm, cá kim, chè móc câu, chim lợn, dưa bở, chuột đồng, gấu chó, ớt chỉ thiên, xe cút kít
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng 
yếu tố nghị luận
Bài tập 1
Gợi ý :
a)Buổi sinh hoạt diễn ra như thế nào (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao)
b) Nội dung của buổi sinh hoạt là gì ? Em đã phát biểu vấn đề gì ? Tại sao lại phát biểu về việc đó.
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích).
GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2
Gợi ý :
a) Người em kể là ai ?
b) Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh thế nào ?
c) Nội dung cụ thể là gì ? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào ?
d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên ?
Làng
Làng
Tóm tắt phần đầu : Ông Hai là một nông dân yêu làng. Vì hoàn cảnh, ông phải cùng gia đình đi tản cư nhưng lúc nào ông cũng nhớ về làng Chợ Dỗu thân yêu của mình. Ông Hai có đặc điểm nổi bật : hay khoe. Đi đâu ông cũng khoe làng. Trước cách mạng tháng Tám, ông khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông. Thậm chí ông còn gọi đó là cái sinh phần của cụ tôi. Có người họ ngoại sang chơi, ông mê man giảng giải. Khi thấy bộ mặt lì xì của người kia giãn ra thì ông lão hả hê cả lòng. Nhưng khi cách mạng thành công, ông không hề nhắc tới cái sinh phần kia nữa. Trái lại ông thù nó vì nói làm khổ ông và làm khổ bao người. Giờ đây, ông chỉ khoe làng Chợ Dầu hăng say luyện tập chiến đấu. Bất ngờ xảy ra, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Sau khi nghe tin, ông không dám đi đâu. Trước đây, ông muốn về làng, nay ông sợ phải về làng. Yêu làng là thế, nay ông thấy thù cái làng Chợ Dầu theo Tây. Đau đớn, ông chỉ biết trò chuyện với cậu con trai. Nhưng rồi tin thất thiệt cũng được cải chính. Nỗi đau biến mất. Ông Hai lại khoe làng. Ông lật đật đi nơi này nơi khác, vừa khoe vừa múa tay lên với một niềm vui quá lớn
- Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác ?
- Thì vưỡn ! Lúa dưới nhà tốt nhiều chứ.
Diễn biến tâm trạng ông Hai
Ông xấu hổ vì trước đây đi đâu ông cũng khoe làng. Ông thấy tủi thân, không những ông mà dám con cái ông cũng là “ trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư ?”
Sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh ông, khiến lúc nào ông cũng lo lắng, chột dạ.
Từ chỗ yêu làng, ông thù làng. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”.
Khi bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mối mâu thuẫn nội tâm trong nhân vật càng khó giải quyết. Ông tâm sự với đứa con trai để thổ lộ nỗi lòng và để vơi đi buồn khổ trong lòng.
Biểu hiện tình yêu của ông Hai 
Nhà ta ở đâu ?
Con có yêu làng Chợ Dầu không ?
Con ủng hộ aiừ, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết chứ có bao giờ dám đơn sai”.
Ngôn ngữ truyện 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng TâyAnh nào ho he hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi trừ ngoại, tống ra khỏi làng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4- 10.doc