Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35

1.Mục tiêu

 a. Kiến thức:Giúp học sinh:

 -Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều cảm nhận được vẻ đẹp tấm lòng thủy chung nhân hậu của nàng.

 -Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

 b.Kĩ năng:-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm phù hợp với nội tâm nhân vật

 c.Thái độ:-Giáo dục sự cảm thông, sẻ chia trước nỗi buồn của nhân vật

2.Chuẩn bị: GV: Định hướng một số câu hỏi, trả lời

 HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK

3.Phương pháp dạy học

 -Phương pháp đọc diễn cả-Phương pháp phân tích-Phương pháp gợi mở

 -Phương pháp thảo luận nhóm

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
TUẦN 7
TIẾT PPCT: 31
ND: 
1.Mục tiêu
 a. Kiến thức:Giúp học sinh:
	-Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều cảm nhận được vẻ đẹp tấm lòng thủy chung nhân hậu của nàng.
	-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
 b.Kĩ năng:-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm phù hợp với nội tâm nhân vật
 c.Thái độ:-Giáo dục sự cảm thông, sẻ chia trước nỗi buồn của nhân vật
2.Chuẩn bị:	 GV: Định hướng một số câu hỏi, trả lời
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp đọc diễn cả-Phương pháp phân tích-Phương pháp gợi mở
	-Phương pháp thảo luận nhóm
4.Tiến trình
 4.1.Ổn định tổ chức:Báo cáo sĩ số
 4.2.Kiểm tra bài cũ
	 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân
	 ? Khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ đầu được tác giả miêu tả như thế nào ?
	(cỏ non xanh, cành lê trắng điểm
	 Màu sắc: xah, trắng, hài hòa, nhịp nhàng, tươi đẹp, sinh động)
 4.3.Giảng bài mới*Giới thiệu bài và ghi tựa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1
 GV hướng dẫn HS đọc giọng buồn, nhấn mạnh các từ bẽ bàng, buồng trông
 ? Nêu vị trí của đoạn trích
? Đoạn trích được chia làm mấy phần ? tìm ý của mỗi phần ?
a/6 câu đầu® cảnh ở lầu Ngưng Bích
b/ 8 câu tiếp theo ® Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ
c/ 8 cân cuối ® Buồn trông cảnh trước lầu
*Hoạt động 2
? Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích ?
 (non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng  bụi hồng)
? Em cảm nhận về cảnh trí thiên nhiên nơi đây thế nào ?
 ( ngoạn mục, khoảng đảng)
? Hình ảnh Mây sớm đèn khuya gợi lên tính chất gì ?
 (sự tuần hoàn khép kín)
? Cho biết hàon cảnh, tâm trạng của Kiều như thế nào ?
? Nhớ Kim Trọng nàng nhớ những gì 
(Nhớ lời thề non hẹn biển)
? Tâm trạng đó thể hiện ra sao ?
(Có hai cách hiểu:tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không nguôi; tấm lòng son của Kiề bị vùi dập)
? Nỗi nhớ cha mẹ được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào ?
(Tựa cửa ngóng tin con,cha mẹ già không ai chăm sóc.Thành ngữ ,điển cốtâm trạng nhớ thương ,lòng hiếu thảo của Kiều)
? Em có nhận xét gì về tấm lòng của kiều qua sự thương nhớ ?
(một người tình thủy chung
 một người con hiếu thảo)
 * HS đọc 8 câu thơ cuối
? Em hãy cho biết Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào ?
(cánh buồm, cánh hoa, nội cỏ, gió )
? Tâm trạng của Kiều được thể hiện như thế nào ?
(Nhớ nhà, xót xa cho số phận, tương lai mù mịt)
?Em hãy nhận xét cách dùng điệp ngữ ở 8 câu thơ cuối?
(Buồn trông:tạo âm hưởng trầm buồn,điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng)
 r GV chốt ý rút ra ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ SGK/ 96
r HS đọc diễn cảm đoạn thơ
*Kiều ở lầu Ngưng Bích
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích
 1.Đọc
2.Vị trí đoạn trích
 Nằm ở phần II gia biến và lưu lạc
3.Bố cục: 3 phần 
II.Đọc – phân tích văn bản
 1.Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
-Cô độc giữa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn
 -Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình  chia tấm lòng
 2.Tâm trạng nhớ thương
 a/ Nhớ Kim Trọng
 Tưởng người dưới nguyệt 
 bao giờ cho phai
-Tâm trạng khắc khoải, day dứt, đau đớn, xót xa, nàng cho mình là kẻ phụ tình.
 b/ Nhớ cha mẹ
 Xót người tựa cửa hôm mai
 đó giờ 
 ® hiếu thảo
3.Tâm trạng của Kiều
-Nhớ nhà, xót xa cho thân phận: nghĩ đến tương lai mù mịt, lo sợ số phận
-Tả cảnh ngụ tình đặc sắc
*Ghi nhớ SGK/ 96
III.Luyện tập
4.4.Củng cố và luyện tập
	 (Đã thực hiện ở hoạt động 3)
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Xem lại bài, phân tích hoàn chỉnh hai đoạn thơ
	-Học thuộc lòng đoạn thơ, học ghi nhớ
	-Chuẩn bị bài miêu tả trong văn bản tự sự (đọc và trả lời câu hỏi SGK)
5 Rút kinh nghiệm
MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
TIẾT PPCT: 32
ND: 
1.Mục tiêu
 a.Kiến thức:Giúp học sinh:
	-Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự
 b.Kĩ năng:-Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
 c.thái độ:-Giáo dục tính năng động sáng tạo trong học tập
2.Chuẩn bị:	GV: Tham khảo tài liệu, bảng phụ
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp quy nạp-Phương pháp gợi mở-Phương pháp thảo luận nhóm-Phương pháp so sánh
4.Tiến trình
	4.1.Ổn định tổ chức:Báo cáo sĩ số
	4.2.Kiểm tra bài cũ
	 (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
	4.3.Giảng bài mới*Giới thiệu bài và ghi tựa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1
 HS đọc đoạn trích SGK/ 91
? Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, nhân vật vua quang Trung làm gì ? Xuất hiện như thế nào ?
 -Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
 -Lấy ván ghép làm bức, phủ rơm
 -Kén lính khỏe mạnh khiêng bức, cầm dao, cầm binh khí, dàn thành chũ “nhất”
 -Cưỡi voi đi đốc thúc, tiến vào đồn Ngọc Hồi 
? Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn văn ?
 Rơm phủ kín, dàn , khói tỏa mù trời, tán loạn, đầy sông, thành suối 
 HS đọc phần c, mục 2 SGK/ 91
? Em hãy so sánh phần c với đoạn văn của các tác giả Ngô gia văn phái 
 ( Các sự việv đã đầy đủ nhưng không sinh động, nổi bật chỉ trả lời các câu hỏi chưa thể hịên được việc đó diễn ra như thế nào.)
? Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động ?
 (Yếu tố miêu tả)
 r GV chốt ý rút ra ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2
? Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân
 Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân 
 HS thực hiên theo nhóm
 Đại diện nhóm trình bày 
 Lớp nhận xét bổ sung
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 Đoạn trích: Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
* Ghi nhớ
 Sgk/92
II.Luyện tập
 Bài tập 1:
 Chị em Thúy Kiều
*Tả người
-Vân: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, hoa cười, ngọc thốt, tóc .. da 
-Kiều: Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
*Tả cảnh
 Cỏ non  bông hoa
 Tà tà  bắc ngang
Þ Văn bản sinh động, giàu chất thơ
Bài tập 2:
 Nhân tiết thanh minh, chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, tinh khôi. Với tâm trạng nô nức phấn khởi với lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Khi trở về Thúy Vân với tâm trạng buồn bã cho dù cảnh đẹp
 Bài tập 3
4.4.Củng cố và luyện tập
	(Đã thực hiện ở hoạt động 2)
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Xem lại bài
	-Học thuộc ghi nhớ SGK
	-Chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ (đọc và trả lời các câu hỏi SGK)
	-Chuẩ bị bài viết số 2
5.Rút kinh nghiệm
TIẾT PPCT33
TRAU DỒI VỐN TỪ
ND: 
1.Mục tiêu 
	a.Kiến thức:	Giúp học sinh:
	-Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
	b.Kĩ năng:	-Rèn kĩ năng trau dồi vốn từ
	c.Thái độ:	-Ý thức trong việc trau dồi vốn từ.
2.Chuẩn bị:	GV: Tham khảo tài liệu, bảng phụ
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp quy nạp -Phương pháp gợi mở
-Phương pháp thảo luận nhóm -Phương pháp so sánh
4.Tiến trình
	4.1.Ổn định tổ chức:Báo cáo sĩ số
	4.2.Kiểm tra bài cũ
	 ? Thuật ngữ là gì ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ?
	 (Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
	 Thụât ngữ không có tính biểu cảm, mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại)
	4.3.Giảng bài mới *Giới thiệu bài và ghi tựa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1
r HS đọc mục 1 SGK/ 99
? Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì ?
 ( -Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt
 -Cần trau dồi ngôn ngữ )
r HS đọc mục 2 SGK/ 100
? Em hãy xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau:
a/ Việt Nam  cảnh đẹp
b/ Các nhà  2500 năm
c/ Trong những  xã hội
? Em hãy giải thích vì sao có những lỗi này ? 
? Như vậy để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì ?
 (Nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ)
 r GV chốt ý rút ra ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2
r HS đọc đoạn văn mục II SGK/ 100
? Cho biết ý kiến của em về đoạn văn
 (Đoạn văn nêu ý: Quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân
 -Phần trên đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập là hình thức học hỏi để biết thêm những gì mà mình chưa biết)
 r GV chốt ý rút ra ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ SGK/ 101
*Hoạt động 3
 ? HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 SGK/ 101
? HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 SGK/ 101
 ?HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 SGK/ 102
? Gọi HS thực hiện bài tập 5
 r HS thảo luận nhóm 
Nhóm 1: bài tập 6
Nhóm 2: bài 7
Nhóm 3: bài 8
 Nhóm 4:bài 9
 Đại diện nhóm trình bày
 Lớp nhận xét, bổ sung
? Tìm một số từ ghép có cấu tạo giống nhau nhưng trật tự khác nhau
 * HS tìm từ láy
? Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1.muốn phát huy khả năng tiếng Việt cần trau dồi vốn từ
Ví dụ 2:
a/ Thừa từ đẹp
 Thắng cảnh nghĩa là đẹp
b/ Sai từ dự đoán vì dự đoán là đoán trước tình hình có thể dùng từ phỏng đoán
c/ Sai từ đẩy mạnh
 Có thể dùng từ quy mô
*Nguyên nhân: người viết không biết chính xác nghĩa của từ
 *Ghi nhớ SGK/ 100
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ
 *Ghi nhớ SGK/ 101
III.Luyện tập
*Bài tập 1:chọn cách giải thích đúng
 -Hậu quả: kết quả xấu
 -Đoạt là: chiếm được phần thắng
 -Tinh tú là: sao trên trời (nói khái quát)
*Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a/ Tuyệt
*Dứt không còn gì
-Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
-Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp
-Tuyệt tự: không có người nối dõi
-Tuyệt thực: nhịn đói
*Cực kì, nhất
-Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất
-Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối
-Tuyệt tác: tác phẩm văn học, nghệ thuật hay
-Tuyệt trần: nhất trên đời
b/ Đồng
*Cùng nhau, giống nhau
-Đồng âm: âm giống nhau
-Đồng bào: cùng giống nòi, cùng dân tộc
*Trẻ em
-Đồng ấu: trẻ em khoảng 6,7 tuổi
-Đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em
*(chất) đồng
-Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống đúc bằng đồng
*Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ
a/ Sai từ im lặng ® yên tĩnh
b/ Sai từ thành lập ® thiết lập
c/ Sai từ cảm xúc ® cảm động
*Bài tập 5: Cách thực hiện làm tăng vốn từ
-Chú ý quan sát, lắng nghe 
-Đọc sách báo 
-Ghi chép những từ ngữ mới
-Tập sử dụng những từ ngữ mới
*Bài tập 6: Điền từ
a/ điểm yếu
b/ mục đích cuối cùng
c/ đề đạt
d/ láu táu
e/ hoảng loạn
*Bài tập 7: Phân biệt nghĩa của từ
a/ Nhuận bút: tiền trả cho người viết
 Thù lao: bù đắp công lao
b/ Tay trắng: không có vốn, của cải
 Trắng tay: bị mất của cải
c/ Kiểm điểm: xem xét đánh giá lại
 Kiểm kê: kiểm lại từng cái
d/ Lược khảo: nghiên cứu khái quát những cái chính
 Lược thuật: kể, trình bày, tóm tắt
*Bài tập 8:
 Bàn luận – luận bàn
 Tranh đấu – đấu tranh
 Cầu khẩn – khẩn cầu
 Ngợi ca – ca ngợi
 Chờ đợi – đợi chờ
 Yêu thương – thương yêu
 Dịu hiền – hiền dịu
*Các từ láy
 Hờ hửng – hửng hờ
 Hắt hiu – hiu hắt
 Tối tăm – tăm tối
 Ngại ngần – ngần ngại
 Tả tơi – tơi tả
*Bài tập 9:
-Bất: bất biến, bất bình đẳng, bất chính, bất diệt
-Bí: bí mật, bí hiểm, bí ẩn
-Đa: đa cảm, đa dạng, đa diện, đa giác
4.4.Củng cố và luyện tập 
(Đã thực hiện ở hoạt động 3)
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Học ghi nhớ	
	-Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở
	-Đọc và xem lại các yêu cầu của các đề ở SGK tiết sau làm bài viết 2 
 tiết
5.Rút kinh nghiệm
TIẾT PPCT: 34-35
ND: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1.Mục tiêu
	a.Kiến thức:	Giúp học sinh:
	-Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
	b.Kĩ năng:	-Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày
	c.Thái độ:	-Có thái độ đúng đắn trong khi kiểm tra.
2.Chuẩn bị:	GV: Đề, đáp án, biểu điểm
	HS: Ôn lại lí thuyết về văn tự sự kết hợp miêu tả
3.Phương pháp dạy học
	Thực hành luyện tập
4.Tiến trình
	4.1.Ổn định tổ chức: Báo cáo sĩ số
	4.2.Kiểm tra bài cũ
	 (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
	3.Giảng bài mới
III.Biểu điểm
 -Điểm 9-10: Bài viết đủ các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, chữ viết không sai chính tả
 -Điểm 7-8: Bài viết đủ các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, sai vài lỗi chính tả
 -Điểm 5-6: Bài viết đạt1/3 yêu cầu, bố cục rõ ràng, sai vài lỗi chính tả
 -Điểm 3-4 : Nội dung thiếu, câu văn lủng cũng, sai dấu câu, sai chính tả nhiều.
 - Điểm 1-2 : Bài viết sơ sài, chưa đi vào trọng tâm, sai nhiều lỗi chính tả.
4.4.Củng cố và luyện tập
	Xem lại bài trước khi nộp
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Xem lại dàn ý 
	-Chuẩn bị bài Mã Gáim Sinh mua Kiều (đọc và trả lời các câu hỏi SGK)
5.Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 7.doc