A. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của ND : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp bị trà đạp
– Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ diện mạo cử chỉ
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
- Học sinh: Soạn bài –tự học theo hướng dẫn của thầy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Khái quat tâm trạng của Thuý Kiều.
3. Bài mới:
Tuần 8 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 36 - 37 Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của ND : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp bị trà đạp – Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ diện mạo cử chỉ Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài - Học sinh: Soạn bài –tự học theo hướng dẫn của thầy Tiến trình lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Khái quat tâm trạng của Thuý Kiều. Bài mới: Phương pháp ? Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm -Phần 2: gia biến và lưu lạc ? Có thể tóm tắt những sự việc chính dẫn đến cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào? - Gia đình bị tên bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ ,bị đánh đập ,nhà cửa bị sai nha lục soát vơ vét mọi của cải -Thuý Kiều quyết định bán mình lấy tiền để cứu cha và em ra khỏi tai hoạ -Được mụ mối mách bảo MGS đến mua Kiều Yêu cầu học sinh đọc ?Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? -MGS- Kiều ? Tác giả giới thiệu MGS là người như thế nào? -Lai lịch xuất xứ, diện mạo cử chỉ -Hành động, bản chất Học sinh lần lượt tìm dẫn chứng và phân tích + Về diện mạo, cử chỉ: Quá niên.....bảnh bao Bề ngoài chải chuốt mà lố lăng Mày râu nhẵn nhụi..bảnh bao: Từ láy có hàm ý mỉa mai chế giễu. Thái độ nhà thơ giễu cợt MGS + Nói năng: Cộc lốc: Hỏi tên quê..,câu trả lời nhát gừng, không thèm thưa gửi. đó là lời nói của kẻ vô học, hợm của cậy tièn + Cử chỉ thái độ bất lịch sự troe chẽ hỗn láo: Ghế trên ngồi tót + Bản chất: Giả dối từ lai lịch Tướng mạo tính danh cũng giả dối Là tên buôn người: hắn cân nhắc tính toán, so đo: “ đắn đo... quạt thơ”; lạnh lùng vô cảm tước hoang cảnh của Kiều; keo kiệt, đê tiện, cò kè thêm bớt ? Đánh giá của em về nhân vật này ? Ngòi bút của ND khi miêu tả nhân vật MGS có nét gì khác so với khi miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều - Ngôn ngữ miêu tả trực diện - Nét bút hiện thực không có hình ảnh ước lệ tượng trưng ? Thái độ của tác giả khi khắc hoạ bản chất nhân vật ? Những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh Thuý Kiều - Ngại ngùng....như mai ? Kiều hiện lên với tâm trạng như thế nào ? Kiều có tâm trạng đó vì sao? –Vì biết mình trở thành một món hàng cho MGS cò kè thêm bớt ,đặt giá - Là người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau đớn nghĩ đến cảnh đời ngang trái ,nghĩ tới nỗi mình, tình duyên còn giang dở, uất hận bởi nỗi nhà bị vu oan giá hoạ ? Bút pháp nghệ thuật - Hình ảnh ước lệ tượng trưng (lấy thiên nhiên để miêu tả ) ? Đoạn thơ khẳng định tấm lòng của Thuý Kiều như thế nào ( vẻ đẹp tâm hồn ) -Kiều bán mình chuộc cha ,hy sinh vì hạnh phúc gia đình -Là người con hiếu thảo ? Tấm lòng của tác giả (Tấm lòng nhân đạo ) Học sinh đọc ghi nhớ sgk Giáo viên kết luận chung về đoạn trích: Đoạn trích là một bức tranh hiện thực về xã hội đồng tiền, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của ND. Tác giả phơi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa con người bị biến thành hàng hoá. Đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả. Nhà thơ thương cảm xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp bị trà đạp qua nét bút hiện thực đầy tài năng của N.Du. Nội dung I.Vị trí của đoạn trích -Thuộc phần 2 của truyện: Gia biến và lưu lạc II.Phân tích Hình ảnh Mã Giám Sinh *Là nhân vật phản diện khái quát cho một loại người giả dối, hợm hĩnh , vô học *Phê phán thói hợm hĩnh, căm giận hành động bắt người vì tiền trà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ Hình ảnh Thuý Kiều - Bị coi là một món hàng đem bán tội nghiệp - Nàng buồn rầu tủi hổ ê chề đau đớn - Kiều hy sinh vì cha và em- là người con hiếu thảo - Nguyễn Du thương cảm sâu sắc trước hiện thực con người bị hạ thấp trà đạp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng nhân vật Tổng kết - Nghệ thuật - Nội dung Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 38 - 39 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) A.Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả tác phẩm - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của ha nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện B.Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài - Học sinh: Học và soạn bài C.Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. 3. Bài Mới: Học sinh đọc chú thích * sgk ? Nêu hiểu biết về tác giả H/S trả lời G/V tóm tắt vài nét chính G/V nhấn mạnh một vài điểm về cuộc đời tác giả - Nghị lực sống và cống hiến NDC là chàng trai giàu nghị lực và khát vọng 1843 đỗ tú tài, 1849 chuẩn bị thi cao hơn được tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang mẹ, khóc mù cả hai mắt. Bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở, về quê lại gặp cảnh loạn li -NĐC căm phẫn trước tội các của giặc .đau lòng trước cảnh khốn khó của người dân, ông không gục ngã trước số phận Ông can đảm gánh vác cả ba trọng trách: Làm thầy giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Là thâygiáo tiếng vang khắp miền lục tỉnh. Khi ông mất cả cánh đồng ba tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò 40 năm -Là thầy thuốc ông không tiếc sức mình cứu nhân độ thế. Là nhà thơ ông để lại cho đời baoang thơ bất hủ -Sống trong hoàn cảnh khó khăn ngay từ những ngày đầu đụng độ với giặc ngoại xâm NĐC kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến tìm đến các căn cứ chống giặc làm quân sự cho các lãnh tụ nghĩa quân, viết thơ để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ -Sống thanh cao thanh bạch giữa tình thương của đồng bào cho đến hơi thở cuối cùng Học sinh đọc chú thích sgk/112 ? Truyện Lục Vân Tiên ra đời trong hoàn cảnh nào Học sinh đọc tóm tắt ? Kể tóm tắt lại truyện ? Đoạn trích này nằm ở phần nào của truỵện ? Kết cấu của truyện có gì đặc biệt ? Kết cấu của truyện có gì đặc biệt. Giống truyện nào? -Theo từng chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính ( giống truyện Thạch Sanh ) G/V: Đó là kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: Chuyện nàng sau hãy còn lâu Chuyện chàng xin nối thứ đầu chép ra ....Đoạn này đến thứ Nguyềt Nga ? Truyện được viết ra nhằm mục đích gì -Truyền dạy đạo lí làm người -Xem trọng tình nghĩa con người với con người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng ,tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn -Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy -Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời G/V: Về đặc điểm thể loại: Là truyện thơ nôm mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là để đọc G/V nêu yêu cầu đọc -Rõ ràng nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hành động nghĩa hiệp -Thể hiện rõ lời đối thoại G/V đọc mẫu Học sinh đọc Nhận xét Xem chú thích 6. 7. 22. 24 Học sinh đọc từ đầu đến thân vong ? Từ giã thầy dạy LVT xuống núi hăm hở về kinh đo dự thi. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, LVT bất ngờ gặp cảnh nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc thảm thiết Đều đem nhau chạy vào rừng lên non Chàng quyết định: Tôi xin ra sức anh hào Cứu người cho khỏi lao đao buổi này Sự quyết định cho thấy thái độ của LVT khi gặp chuyện bất bình như thế nào -Ra tay cứu giúp không hề do dự tính toán ? Mặc cho mọi người can ngăn không nên tự chuốc lấy nguy hiểm: E khi hoạ đổ bất thành Khi không mình lại xô mình xuống hang LVT có hành động gì - Ghé lại bên đàng -Bẻ cây làm gậy xông vào lũ giặc ? Tưởng tượng cuộc chiến giữa LVT và lũ cướp Phong lai diễn ra như thế nào? (Thế lực diễn ra có cân bằng không? Hình ảnh LVT hiện len như thế nào? lũ Phong Lai thất bại ra sao) -Cuộc chiến không cân sức -LVT chỉ có một mình trong tay không có vũ khí. Giữa vòng vây của bọn cướp không một tấc sắt trong tay với cành cây làm gậy LVT dũng cảm đánh cứơp. Chàng đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cứop -Lũ cướp rất đông và đáng sợ, gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong lai mặt đỏ phừng phừng đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoẻ muôn người khôn địch tuyên chiến với LVT ? Khi miêu tả Vân Tiên đánh cướp giọng thơ nhịp thơ có gì đặc biệt -Giọng thơ hùng tráng -Nhịp thơ nhanh T/D: Khắc hoạ những hành động lời lẽ, sự kiện xuất hiện liên tiếp dồn dập trong cuộc chiến ? Ngoài ra NĐC còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khắc hoạ lên hiện tượng này -LVT đánh cướp so sánh với chiến công của Triệu Tử Long phá vòng vây Đương Dương thời Tam Quốc ? Cảm nhận về vẻ đẹp của LVT ? Giặc Phong Lai phải chuốc lấy hậu qủa như thế nào -Lâu la bốn phía vỡ tan-khiếp đảm quăng gươm giáo chạy tan tác -Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt ? Sự thảm bại của lũ giặc có ý nghĩa như thế nào trong việc tô đậm hình tượng nhân vật ? Câu nói của LVT: Kêu rằng.....hại dân gợi cho em suy nghĩ gì về chuyện bất bình xảy ra trong dân gian - Xảy ra thường xuyên ? Vậy mà khi chuyệ bấ bình xaỷ ra, một chàng trai vừa mới rời trường học bước vào đời muốn cứu người giúp đời ra tay không hề do dự. Trang miêu tả này phản ánh khát vọng gì của nhân dân thời đó? - Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn nhân dân trông mong ở những người tài đức dám ra tay cứu nan giúp đời G/V: LVT là một anh hùng vị nghĩa cao đẹp Học sinh đọc đoạn tiếp ? Sau khi đánh tan bọn cướp cứu được KNN và Kim Liên. Thấy hai cô gái còn hãi hùng LVT có biểu hiện gì đáng quí - Hỏi ai than khóc - Động lòng thương an ủi họ” Ta đã trừ dòng lâu la ? KNN muốn đền ơn chàng đã bộc lộ suy nghĩ gì - Vân Tiên nghe......trả ơn - Nào ai tính thiệt....Làm gì - Quan niện : Nhớ câu.... anh hùng ? VT....cười một nụ cườ rất tươi biểu lộ một tâm hồn vô tư, hào hiệp, khảng khái. phân tích suy nghĩ của LVT khi bày tỏ với KNN - Theo VT đánh cướp của mình là một hành động nhân nghĩa. Tráng sĩ phải ra tay diệt trừ cái cá, chở che bênh vực người bị áp bức. Thấy việc nghĩa là ngay không làm không phải là người anh hùng, không đắn đo do dự tính toán thiệt hơn ? Nụ cười đôn hậu và lời nói: Khoan khoan.... phận trai chứng tỏ điều gì trong cách cư xử của chàng G/V: Lời nói của LVT có phần câu nệ của lễ giáo (nam nữ thu thụ bất thân) pk cứng nhắc nhưng rất đáng được nể trọng bởi đúc tính khiêm nhường của LVT. Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bạc anh hùng hảo hán ? Thái độ cư xử của KNN Sau khi đấnh cướp khẳnh định nét đẹp trong tâm hồn LVT là gì G/V: Hình ảnh VT đánh cướp được khắc hoạ rất tài tình củ chỉ hoạt động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chang rất đẹp mang phong thái của người anh hùng. Tuy nhiên hình tượng này rất chân thật vì lòng thưong ngườ ý chí quả cảm tinh thần vị nghĩa của VT đậm đà màu sắc đạo lí của nhân dân ta ? Nhân vật KNN được tác giả giới thiệu là người như thế nào - Là con gái quan tri phủ - Nàng đã đến tuổi lấy chồng ,vượt qua đường dài nguy hiểm để thực hiện lời dạy của cha ? Được cứu giúp KNN giãi bày với LVT điều gì. Qua cách nói năng xưng hô ta hiểu được gì về nàng - Hoàn cảnh gặp nạn của mình - áy náy băn khoăn tìm cách trả ơn G/V: NN là người chịu ơn 1 cái ơn trọng, không chỉ ơn cứu mạng mà còn cứu cả cộc đời trong trắng của nàng . Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái dám liều mình giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng. Nét đẹp tâm hồn đó làm cho hình ảnh KNN trinh phục tình cảm yêu mến của nhân dân ? Nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua nội tâm hay hành động cử chỉ. Điều đó cho thấy truyện LVT gần với truyện nào mà em dã học ? Nhận xét ngôn ngữ của tác phẩm ? Đoạn trích phản ánh ước mơ khát vọng gì của tác giả và nhân dân Đọc diễn cảm đoạn trích ? Phân biệt sắc thái trong từng lời thoại mỗi nhân vật trong đoạn trích 4. Củng cố. dặn dò -Về học bài, soạn bài mới. Giới thiệu tác giả tác phẩm Tác giả: - Nguyễn Dình Chiểu -1822-1888 -Quê Phong Điền- Thừa Thiên –Huế -Đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843 ) 6 năm sau bị mù -Về quê mẹ làm nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân -Tích cực tham gia chống Pháp cùng các lãnh tụ bàn bạc việc đánh giặc. Suốt đời giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc -Là nhà thơ lớn của dân tộc -Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giụôc, truyên thơ dài: Ngư tiều y thuật vấn đáp 2. Tác phẩm - Là truyện thơ Nôm sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX - Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện Đọc hiểu văn bản 1. Đọc hiểu chú thích 2.Phân tích Hình ảnh Lục Vân Tiên - Giúp người bị nạn không hề do dự tính toán - Là chàng trai dũng mãnh quả cảm dấm xả thân vì nghĩa, là chàng trai hào hiệp - Sức mạnh của LVT là sức mạnh của chính nghĩa chống gian tà. Thấy việc nghĩa phải làm ngay - Khát vọng hành đạo giúp đời -Động viên an ủi họ. Chàng là người đa cảm -Từ chối khéo không muốn nhận sự trả ơn - Là con người chính trực hào hiệp trọng nghĩa khinh tài từ tâm nhân hậu b. Hình ảnh KNN - Là cô gái khuê các thuỳ mị nết na, có học thức - Niềm cảm kích xúc động chân thành mãnh liệt - Là người trọng ân nghĩa 2. Tổng kết * Nghệ thuật - Nhân vật thường đặt trong những tình huống xung đột bằng hành động cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách - Ngôn ngữ bình dị mộc mạc gần với lời nói thông thường mang màu sắc địa phương Nam phù hợp ngôn ngữ nhân vật kể chuyện rất tự nhiên dễ đi vào quần chúng - Ngôn ngữ đa dạng phong phú phù hợp diễn biến tình tiết trong cuộc chiến: lời đối thoại sôi sục phẫn nộ , trong cuộc đối thoại KNN :lời lẽ mềm mỏng xúc động chân thành * Nội dung - Đoạn trích ca ngợi hình ảnh LVT một con người hào hiệp dám xả thân vì nghĩa,phản ánh ước vọng công lí chính nghĩa 4. Luyện tập Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Mục tiêu: - Giúp học singh hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện - Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật trong khi viết văn tự sự Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứ soạn bài Học sinh: Học và làm bài tập Tiến trình lên lớp: ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của văn bản tự sự Bài mới: Phương pháp Học sinh đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều Học sinh tìm * Những câu thơ tả cảnh Trước lầu.......dặm kia Hoặc Buồn trông......ghế ngồi * Những câu thơ miêu tả nội tâm Tưởng người.....mai chờ Hoặc Xót người........Người ôm Hay Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh đoạn sau miêu tả nội tâm - Đoạn đầu: khắc hoạ cảnh vắng lặng, mênh mông rợn ngợp của thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích - Đoạn sau: tập trung miêu tả suy nghĩ của nàng Kiều- nghĩ về thân –phận số phận của mình ? Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào đối với việc thể hiện nội tâm nhân vật -Đối tượng miêu tả hoàn cảnh ngoại hình là nhưng cảnh vật, con ngườ với chân dung, hình dáng hành động, ngôn ngữ màu sắc là những điều có thể quan sát trực tiếp -Đối tượng miêu tả của nội tâm là những tình cảm diẽn bién tâm trạng của nhân vật...... những gì không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài nhưng có thể tự quan sát thể nghiệm ? Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và nội tâm có mối quan hệ với nhau ntn -Từ việc miêu tả hoàn cảnh ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của con người -Ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng nhân vật ta hiẻu được hình thức bên ngoài -Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật ? Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự -Làm cho nhân vật sống động ? Hiểu thế nào về miêu tả nội tâm nhân vật Học sinh đọc vd2 sgk/117 ? Đoạn văn viết về ai, trong truyện nào. Nội dung của đoạn văn ấy là gì - Đoạn văn khắc hoạ hình ảnh lão Hạc khi kể chuyện người ta đến bắt chó trong truyện lão Hạc của nhà văn Nam Cao -Đoạn vừa diễn tả tâm trạng đau khổ của lão Hạc tiếc thương ân hận vì cảm thấy mình trót lừa nó ? Tác giả miêu tả tâm trạng đó bằng cách nào -Miêu tả ngoại hình: Mặt co dúm, vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra Đầu: ngoẹo về một bên Miệng: móm mém mếu như con nít Miêu tả gián tiếp không trực tiếp diễn tả ý nghĩ cảm xúc diễn biễn tâm trạng G/V lấy VD Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? ? Bài ca dao viết về điều gì -Nỗi nhớ người thân của người dân lao động ? Nỗi nhớ ấy được diễn đạt như thế nào -Bằng những từ ngữ trực tiếp miêu tả: nhớ ? Miêu tả nội tâm nhân vật có những cách nào G/V: Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “ chân dung tinh thần” của nhân vật để tái hiện những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm tư tưởng của nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không thẻ tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình ). Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò tác dụng rất to lớn trong việc khác hoạ đặc điểm ,tính cách của nhân vật Học sinh đọc ghi nhớ sgk/117 Yêu cầu bài tập -Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều bằng văn xuôi chú ý miêu tả nội tâm nàng Kiều Học sinh đọc lại đoạn trích -Tìm những ý chính + Hoàn cảnh cả Kiều +Giới thiệu MGS + Cảnh MGS cùng muk mối đến nhà Kiều +Thái độ ,cuộc mua bán Kiều của MGS + Chú ý lúc Kiều được mụ mối dắt ra tâm trạng đau khổ được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, dáng đi HS viết HS trình bày GV chữa mẫu 1 đoạn Yêu cầu học sinh xác định - Ngôi kể thứ mấy - Gạch chân dưới những từ ngữ, câu miêu tả nội tâm Yêu cầu : Đóng vai Kiều (ngôi 1) Viết đoạn văn Kiều báo ân báo oán Chú ý: Miêu tả tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư Học sinh làm 4. Củng cố: -Vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 5. Dặn dò: Về học và làm tiếp bài tập 2,3 Nội dung I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Đối tượng tả cảnh là thiên nhiên: vẻ non xa, trăng gần, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, những điều Kiều nhìn thấy - Đối tượng miêu tả nội tâm là những suy nghĩ: nỗi nhớ, buồn ,lo -Từ việc miêu tả cảnh rộng lớn vắng lặng rợn ngợp của thiên nhiên khắc hoạ nỗi cô đơn trống trải trong tâm hồn Thuý Kiều -Từ nỗi buồn, nhớ người thân, lo sợ hình dung sự đau khổ ủ dột trên khuôn mặt thiếu nữ” sắc sảo ,mặn mà” -Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật làm cho nhân vật sinh động * Hai cách miêu tả nội tâm nhân vật - Trực tiếp: Bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc của nhân vật - Gián tiếp: bằng cách miêu tả cảnh vật cử chỉ trang phục.... của nhân vật II.Luyện tập: Bài tập 1 Gia đình Kiều gặp cơn tai biến, của cải mất sạch, cha và em bị bắt và bị đánh đập rất dã man, Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Gần đó có một mụ mối đưa MGS đến vờ hỏi Kiều làm vợ lẽ. Một chàng sinh viên trường QTG quê huyện Lâm Thanh đã ngoài 40 tuổi nhưng ăn mặc rất bảnh bao, chải chuốt. Mụ mối , MGS cùng đoàn tuỳ tùng nhốn nháo bước vào nhà Kiều. Hắn ngồi nhanh co cả hai chân lên ghế rất mất lịch sự. Bà mối nhanh nhảu bước vào buồng giục Kiều bước ra. Trước nỗi đau gia đình tan nát, mối tình đầu vừa mới chớm nở nay đã phải lìa xa Kiều tất đau khổ. Khuôn mặt nàng ủ dột, ánh mắt buồn thẳm mênh mang. Mỗi bước đi của nàng là mỗi bước rơi bao giột lệ vì đau khổ. Nàng có cảm giác sợ gió ,ngại gió, nhìn hoa mà lòng thấy hổ thẹn. Nàng tủi hổ lòng quặn đau, nỗi đau vò xé nhưng trông nàng càng đẹp hơn. Trước món hàng đó MGS ngắm nhìn ,đắn đo cân nhắc. Hắn ép Kiều phải hát đàn thử tài nghệ của nàng. Hắn bằng lòng gật gù tán thưởng trước sắc đẹp tài năng đó. MGS bẽn lẽn hỏi: - Xin được biết đồ dẫn cưới là bao nhiêu Mụ mối trả lời: - Phải nghìn lạng. Nhà gặp vận đen không dám nài hơn MGS cò kè thêm bớt trả lên trả xuống. Một hồi lâu đồ dẫn cưới mới được định liệu ngoài 400 lượng. Thật là một cuộc mua bán người thật nhẫn tâm vô nhân đạo 2. Bài tập 2
Tài liệu đính kèm: