Bài tập cảm thụ văn học

Bài tập cảm thụ văn học

BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC.

Bài 1.Cho đoạn thơ sau:

 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

 (Tế Hanh, Quê hương)

a.Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.

b. Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.

Bài 2. Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. (Nguyễn Du- Truyện Kiều)

Bài 3.Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng trong đoạn thơ sau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

 (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

Bài 4. Cảm nhận của em về cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Ngoài thềm rơi cái lá đa

 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

 ( Đêm Côn Sơn- Trần Đăng Khoa)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cảm thụ văn học.
Bài 1.Cho đoạn thơ sau:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 (Tế Hanh, Quê hương)
a.Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.
Bài 2. Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Bài 3.Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng trong đoạn thơ sau: 
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
 (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Bài 4. Cảm nhận của em về cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Ngoài thềm rơi cái lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. 
 ( Đêm Côn Sơn- Trần Đăng Khoa)
Bài 5.Mở đầu bài thơ Cảnh khuya, sáng tác tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 Bác Hồ viết:
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Theo em biện pháp tu từ so sánh ở câu thơ trên có gì đặc sắc? Hãy nêu rõ xúc cảm mà biện pháp nghệ thuật đó đã gợi ra trong tâm hồn em.
Bài 6. Cho đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
a.Thốt cũng có nghĩa là nói nhưng thốt khác nói ở chỗ nào ? Có thể thay từ thốt bằng các từ khác đồng nghĩa với nó (trong trường hợp này) được không ? Tại sao ?
b.Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ trên.
Bài 7.Trong những năm chống Mĩ trước đây, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết một bài thơ về những người nông dân cấy lúa. Trong bài có những câu:
Tiếng mùa đang giục giã
Gió thổi lạnh đồng chiêm
Cắm tay vào buốt giá
Cấy cả ngày lẫn đêm
Khi cấy, bàn tay người nông dân cắm cây mạ xuống ruộng bùn. Vậy tại sao nhà thơ lại viết “ Cắm tay vào buốt giá” ? Theo em cách nói ấy hay hơn cách nói bình thường ở chỗ nào ? Câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về công việc và phẩm chất của người lao động ?
Bài 8.Phân tích cái hay của các hình ảnh thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Bài 9.Ca dao có bài:
 Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Hãy giải thích: “Thánh thót” là loại từ gì? Giá trị gợi tả của nó?
b)Phân tích biện pháp tu từ trong câu thứ hai?
c)Vế 1 và vế 2 trong câu thứ tư có quan hệ với nhau như thế nào?Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật ấy?

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so bai tap cam thu.doc