Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 27

Tiết:121: Văn bản: SANG THU

 (Hữu Thỉnh)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đỗi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.

- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: ảnh Hữu Thĩnh.

 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết:121: Văn bản: sang thu
 (Hữu Thỉnh)
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đỗi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: ảnh Hữu Thĩnh.
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK 
C. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ:
? Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Viếng lăng Bác”
HĐII: Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu thơ Hữu Thĩnh.
? Hãy đọc chú thích trong SGK và lưu ý một số điểm chính? 
GV: hướng dẫn cách đọc: Nhẹ nhàng, tình cảm, dọng chậm, thể hiện sự ngỡ ngàng, xúc động, bâng khuâng.
Giáo viên đọc mẫu. Sau đó gọi 2 học sinh đọc bài.
? Phân tích những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đỗi của đất trời lúc sang thu ở khổ thơ đầu?
? Tâm trạng của nhà thơ ra sao? Thể hiện qua những từ ngữ nào? 
? Phân tích sự tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?
Giáo viên phân tích: Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “ Vắt nữa mình sang thu”.
? Em hãy phân tích hình ảnh thú vị trên theo cảm nhận của mình.
? Ngoài ra tác giả còn chú trọng tới những biến đổi của thời tiết, cụ thể đó là những biến đỗi nào?
? Sự tinh tế của nhà thơ được thể hiện trong những từ diễn tả cảm giác, trạng thái, hãy tìm và phân tích cái hay của một vài từ?
? Trong cả bài thơ em thích ý thơ, hình ảnh thơ nào nhất? Hãy bình một vài chi tiết theo cảm nhận của em?
GV: đọc cho học sinh nghe lời tâm sự của nhà thơ Hữu Thĩnh về ý của 2 câu cuối ở sách giáo viên.
? Điểm lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS: Đọc phần ghi nhớ
Gợi ý cho HS về nhà làm theo yêu cầu trong SGK.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nghe.
I- Tìm hiểu chú thích:
- Học sinh đọc. Lưu ý một số nét chính về nhà thơ Hữu Thĩnh, và xuất xứ bài thơ.
II- Đọc - hiểu văn bản:
- Học sinh nghe.
- Học sinh theo dõi và đọc bài.
1/. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (khổ thơ đầu).
- Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ 
“ Ngọn gió se, mang theo hương ổi” => Gió hơi lạnh, ổi bắt đầu chín...
- “ Bỗng, hình như...”: =>Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc dâng trào, bâng khuâng.
2/. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
- Nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió nhẹ...Sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chậm nơi đường thôn ngõ xóm. Dòng sông trôi một cách thanh thản...=> Gợi lên vẽ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
- Học sinh nghe.
- Học sinh tự do nêu ý kiến.
- Nắng vẫn nồng còn sáng nhưng nhạt dần, ít mưa rào ào ạt và sấm cũng bớt bất chợt hơn, tiếng sấm cũng bớt đi => Rất thực tế, nhưng không phải ai cũng cảm nhận được.
- “ Chùng chình, dềnh dàng, vắt nữa mình...”
 ( Học sinh bình)
- Học sinh bình. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe.
* Ghi nhớ: SGK.
3/. Hướng dẫn luyện tập:
HS làm ở nhầ.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Hướng dẫn luyện tập theo SGK. Yêu cầu các em về nhà làm. 
 - Chuẩn bị bài “ Nói với con”
* Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
========================================================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 122:
Văn bản: nói với con
 (Y Phương)
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Bước dầu hiểu được cách cảm nhận độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi. 
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sưu tầm ảnh Y Phương. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. 
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐI: Bài cũ:
? Em đã đọc những bài thơ nào viết về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, hoặc nói về tình cảm gia đình? Hãy đọc một đoạn, hoặc một bài thơ có nội dung đó? 
HĐII: Bài mới: từ câu hỏi trên giáo viên chuyển bài mới.
Gọi học sinh đọc chú thích.
? Nêu những điểm chính về nhà thơ?
? Cách nói, cách diễn tả tình cảm trong bài thơ có gì đặc biệt?
GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài: Đọc diễn cảm, chú ý việc bộc lộ cảm xúc trong khi đọc. Giáo viên đọc mẫu, rồi gọi học sinh đọc. 
? Hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?
? Dựa vào mạch cảm xúc ấy hãy nêu bố cục của bài thơ? 
Gọi học sinh đọc lại bài thơ.
? Tình cảm gia đình ở đây được diễn tả như thế nào? 
? Bên cạnh tình cảm của gia đình thì quê hương có vai trò như thế nào trong sự trưởng thành của con người?
? Trong lời tâm sự của người cha, em thấy người đồng mình có những nét đẹp gì?
? Từ đó người cha mong con phải sống thế nào?
? Bên cạnh những đức tính cao đẹp đó người đồng mình còn đẹp ở những điểm nào?
? Từ việc tìm hiểu trên hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của người cha dành cho người con ở đây?
? Từ đó hãy phát biểu chủ đề tư tưởng của bài thơ?
? Điểm lại những nét chính về nghệ thuật của bài thơ?
- Học sinh trình bày.
I-Tìm hiểu chú thích:
- Học sinh đọc.
1- Tác giả: Y Phương (Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước), sinh năm 1948 người dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. nhập ngũ năm 1948, đến 1981 chuyển về sở văn hoá thông tin tỉnh Cao Bằng.Từ 1993 là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
2- Tác phẩm:
 - Một cách nói rất đặc biệt, khác lạ, cách nói ví von qua hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát, nghe tưởng như nói mơ hồ nhưng thật ra rất có lí...
II- Đọc- hiểu văn bản:
- học sinh nghe.
- Hai học sinh đọc bài.
- Bài thơ là lòng yêu thương con được thể hiện qua lời tâm sự của người cha (gợi cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê mình).
- Bài thơ có thể chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “Đẹp nhất trên đời”: Tình cảm, sự nâng đỡ của gia đình quê hương...
+ Phần còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và mong ước người con xứng đáng với truyền thống ấy. 
* Phân tích:
- Học sinh đọc bài.
- “Chân phải...cha
 Chân trái...mẹ
 Một bước...nói
 Hai bước... cười”
=> Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con cái đều được cha mẹ chăm chút, nâng đỡ, dìu dắt=> người con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. 
- Cuộc sống cần cù lao động, đầm ấm tươi vui của của làng xóm, quê hương “Đan lờ...câu hát”, đã tác động rất lớn đến sự trưởng thành của người con. 
- Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình đã che chở nuôi dưỡng con người về cả tâm hồn, lối sống: “Rừng cho hoa...Con đường cho tấm lòng”. 
- “ Sống trên đá không chê.. Sống trong thung không chê...”=> Sống vất vã mà mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
- Con phải sống tình nghĩa thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của chính mình.
- Mộc mạc chất phác, nhưng giàu ý chí, niềm tin. Dẫu thô sơ da thịt, nhưng không hề nhỏ bé tâm hồn và ý chí. Bằng sức lao động cần cù nhẫn nại họ đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán đẹp=> Con phải biết tự hào về truyền thống đó, phải luôn tự tin mà vững bước trên đường đời.
- Một tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha dành cho con mình.
- Từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kĩ niệm gần gũi, thiết tha nâng đỡ lên thành lẽ sống, thành đạo lí.
* ghi nhớ.
- Học sinh nêu.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Học thuộc lòng bài thơ.
 -Viết bài văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích. 
 Chuẩn bị bài “ Nghĩa tường minh và hàm ý”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
================================================================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 123: 
nghĩa tường minh và hàm ý
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu nói.
- Biết sử dụng hàm ý trong khi nói- viết.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, một vài đoạn đối thoại có dùng hàm ý ghi âm. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo SGK 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐI: Bài cũ: 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi một vài đoạn hội thoại, yêu cầu học sinh chỉ ra các câu nói có ẩn ý.
HĐII: Bài mới: Từ bài tập trên giáo viên chuyển bài mới.
HS: đọc ví dụ SGK, giáo viên treo bảng phụ có các ví dụ đó. Lưu ý 2 lời thoại.
? Trong câu a, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
? Vì sao anh không nói thẳng điều đó?
? Trong cuộc sống hàng ngày ta có hay bắt gặp kiểu nói này không?
? Tìm trong các văn bản đã học các lời thoại theo kiểu này?
? Câu b anh thanh niên nói ra có chứa ẩn ý gì không?
Giáo viên mở ghi âm cho học sinh nghe 3 đoạn hội thoại. Chú ý để học sinh tìm ra những câu có chứa hàm ý.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi đoạn văn: 
Có 5 người đi xem kịch, trong đó A và B được cử đi mua vé cho cả nhóm:
A- Mua được vé không ha?
B - Mua được 3 vé rồi.
? Câu trả lời của B cho biết điều gì?
? Như vậy bằng hàm ý B đã nói với A điều gì?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh lần lượt giải bài tập trong SGK.
Yêu cầu nêu được=>
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
Yêu cầu nêu được=>
- Học sinh làm.
I/. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1- Ví dụ:
- Học sinh đọc và nghiên cứu ví dụ.
a- Trời ơi, chỉ còn 5 phút.
b- Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!
- Học sinh nêu.
Có thể: - Anh rất tiếc, thời gian trôi nhanh quá.
 - ... thời gian còn ít quá.
- Có thể do ngại ngùng. Cũng có thể anh muốn che dấu tình cảm của mình.
- Học sinh nêu, kèm theo ví dụ.
- Học sinh tìm.
- Câu thứ hai không chứa ẩn ý.
- Học sinh theo dõi và phát hiện.
- Còn thiếu 2 vé.
- Còn 2 vé chưa mua được.
2- Ghi nhớ: SGK. 
II- Luyện tập:
Bài tập 1: 
a- Câu “ Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, đặc biệt là cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
b- Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là: 
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc mùi soa (không tránh được).
- Quay vội đ i(quá ngượng).
=> Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì địnhkín đáo để khăn lại làm kĩ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
Bài tập 2
Hàm ý của câu in đậm là “Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”.
 Bài tập 3: 
Câu “ Cơm chín rồi” Có chứa hàm ý: Ông vô ăn cơm đi.
Bài tập 4:
Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đanh bàn, còn gọi là “đánh trống lảng”). Câu thứ hai là câu nói dở dang.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Hướng dẫn học sinh làm bài tập còn lại. 
 - Dặn các em chuẩn bị bài “ Nghị luận về đoạn thơ...”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
...
...
============================================================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 124: 
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này.
 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một vài bài nghị luận về thơ, bảng phụ. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ: 
? Nêu bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện? 
HĐII: Bài mới:
Giáo viên giới thiệu và nêu yêu cầu của tiết học.
Gọi học sinh đọc văn bản nghị luận trong SGK.
Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
? Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
? Những luận điểm nào được nêu trong bài thơ.
? Người viết đã chọn những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
? Đọc lại một lần nữa và xác định bố cục bài nghị luận? Nhận xét về bố cục đó?
? Nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?
GV: đúc kết, và gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK. Gợi ý để học sinh tìm thêm các luận điểm.
Giáo viên phân nhóm, yêu cầu học sinh trình bày luận điểm đã tìm được
Yêu cầu học sinh trình bày bài nghị luận đã sưu tầm ở nhà.
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ:
- Học sinh đọc.
-Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
- Các luận đỉêm:
+ Hình ảnh mùa xuân của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm đáng yêu.
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập hoà nhập dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân, thiên nhiên, đất nước ở trước.
- Người viết chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích dọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
( Học sinh chỉ ra cụ thể)
- Bố cục:
+ Mở bài: Từ đầu đến “đáng trân trọng”
+ Thân bài: Từ “ Hình ảnh mùa xuân...” đến “Chính là...mùa xuân” . Đây là phần trình bày cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nỗi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm
+ Kết bài: Phần còn lại.
* Giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
* Ghi nhớ: Học sinh đọc SGK.
II- Luyện tập:
Có thể: + Nêu luận điểm về kết cấu, dọng điệu...
 + Mong ước hoà nhập cống hiến...
- Học sinh trình bày.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Dặn học sinh về chọn đoạn thơ và tập nghị luận. 
 - Và chuẩn bị bài: “ Cách làm...”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
...
...
============================================================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 125 
cách làm bài nghị luận 
về một đoạn thơ, bài thơ
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một vài bài mẫu về thể loại này.
 - Học sinh: Đọc và soạn bài theo yêu cầu SGK. 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
Yêu cầu học sinh trình bày bài nghị luận đã sưu tầm.
HĐII: Bài mới:
Gọi hs đọc các đề bài trong SGK
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
? Em có nhận xét gì về phần nêu yêu cầu nghị luận?
? Những đề có nêu yêu cầu, thì yêu cầu thường được thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Sự khác nhau giữa những yêu cầu ấy?
? Em hãy nêu một số đề tương tự?
Hướng dẫn học sinh tiếp cận đề và các bước làm bài ở SGK.
? Nhận xét về cách trình bày các bước làm bài.
? Nghiên cứu phần lập dàn ý, em hãy bố sung, sửa đổi một số vấn đề, và từ đó lập một dàn ý của bản thân mình?
Gọi học sinh đọc văn bản.
? Xác định bố cục của bài văn?
? Phần thân bài người viết đã trình bày những nét gì về tình yêu quê hương?
Giáo viên đúc kết lại: Trình bày cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc sâu lắng, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẽ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương , về hình ảnh nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được đẫn dắt, khẳng định bằng cách nào? Được liên kết với mở bài và kết bài ra sao?
? Từ việc tìm hiểu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh phân tích khổ đầu bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Yêu cầu học sinh viết phần mở bài.
Giáo viên gọi học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu.
I- Tìm hiểu đề bài:
Học sinh đọc.
- Thường được cấu tạo theo 2 phần:
+ Phần nêu vấn đề nghị luận.
+ Phần nêu yêu cầu nghị luận.
- Có lúc thì mệnh lệnh rõ ràng. Nhưng cũng có lúc không nêu rõ yêu cầu.
- Cảm nhận, suy nghĩ, phân tích.
- Học sinh nêu.
- học sinh nêu.
II- Cách làm bài:
1- Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
- Học sinh theo dõi SGK.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vào giấy nháp, giáo viên kiểm tra một số em.
- Học sinh trao đổi bài trong nhóm, nhận xét bài của nhau.
2- Cách tổ chức triển khai luận điểm:
- Học sinh đọc.
- Gồm 3 phần: + Đoạn 1: Mở bài.
 + Đoạn cuối: Kết bài.
 + Phần giữa: Thân bài.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nghe.
- Phần thân bài tập trung phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần mở bài. Từ các luận điểm đã nêu ở phần thân bàiđã được phần kết bài đánh giá đúc kết lại.
* Ghi nhớ: SGK.
III- Luyện tập:
- Bám vào hướng dẫn SGK làm dàn ý chi tiết theo 3 phần.
Học sinh làm việc cá nhân.
HĐ III:Hướng dẫn học bài : - Tập chọn đề và tập viết bài. 
 - Dặn chuẩn bị bài “ Mây và sóng”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
...
...
============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 27.doc