Bài tập nâng cao về các phương châm hội thoại

Bài tập nâng cao về các phương châm hội thoại

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Nắm vững phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự

- Nhận biết được các phương châm đó trong từng tình huống giao tiếp cụ thể

- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cho phù hợp

 B. Nội dung :

 1. bài tập 1:

 Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị. Để làm quen, một vị hỏi:

 - Bây giờ anh làm việc ở đâu?

 Vị kia trả lời:

 - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây!

 a, Trong 2 lời thoai, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Vì sao?

 b, Lời hthoại không tuân thủ:

 - Phương châm về lượng

 - Phương châm về chất

 Gợi ý:

 a, Lời thoại - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây!không tuân thủ phương châm hội thoại

 Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc, đơn vị công tác của người nghe chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang ngồi hội nghị. Người nghe đã cố tình không hợp tác với người đối thoại với mình.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 9306Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao về các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NÂNG CAO 
VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Nắm vững phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự
Nhận biết được các phương châm đó trong từng tình huống giao tiếp cụ thể
Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cho phù hợp
 B. Nội dung :
 1. bài tập 1:
 Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị. Để làm quen, một vị hỏi:
 - Bây giờ anh làm việc ở đâu?
 Vị kia trả lời:
 - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây!
 a, Trong 2 lời thoai, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Vì sao?
 b, Lời hthoại không tuân thủ: 
 - Phương châm về lượng
 - Phương châm về chất
 Gợi ý:
 a, Lời thoại - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây!không tuân thủ phương châm hội thoại
 Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc, đơn vị công tác của người nghe chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang ngồi hội nghị. Người nghe đã cố tình không hợp tác với người đối thoại với mình.
 b, Lời thoại trên không tuân thủ phương châm về lượng
 2. Bài tập 2:
 Đọc câu chuyện sau:
KHỔNG TỬ CŨNG TẮC
 Một lần du hành, Khổng Tử thấy 2 đứa bé cải nhau, không đứa nào chịu đứa nào. Chúng nhờ Khổng Tử phân xử hộ ai đúng ai sai.
 A nói: Lúc mặt trời mới mọc thì to như cái tán cỗ xe. Đến giữa trưa thì nhỏ lại bằng cái vung. Mà một vật càng ở gần càng to, càng ở xa trông càng bé.Thế chẳng phải khi mới mọc mặt trời gần ta hơn là gì?
 B cãi: Lúc mới mọc, mặt trời mát mẻ. Lúc trưa lại nóng. Lửa càng gần càng nóng, càng xa càng mát. Thế chẳng phải khi mới mọc mặt trời ở xa ta hơn là gì?
 Nghe những lí sự đó, Khổng Tử cũng khong biết phân xử ra sao cả.
 a, Theo em trong các lời thoại trên thì A đúng, B đúng hay cả 2 đều sai?
 b, Nội dung suy luận trong lời thoại trên không tuân thủ phương châm về lương? Phơng châm về chất?
 c, Em hãy lí giải, phân xử sự tranh luận trên như thế nào?
 Gợi ý:
 a, Cả 2 đều sai.
 b, Nội dung suy luạn không tuân thủ phườg châm về chất.
 c, Ở đây hai lời thoại có hai tiền đề sai lầm làm căn cứ để suy luận. Hiên tượng lớn nhỏ của mặt trời và nóng lạnh của nhiệt do mặt trời toả ra bởi sự tac động của yếu tố khác mà 2 đứa trẻ không tính đến. Đây là vai trò của lớp không khí bao quanh trái đất. Theo định luật khúc xạ ánh sáng, khi mặt trời mới mọc tia tới lệch rất nhiều nên khúc xạ nhiều. Vì vậy tạo ra ảo ảnh, nên mặt trời lớn hơn vào buổi sáng; ít hấp thụ nhiệt hơn nên mặt trời mát hơn vào buổi sáng.
 Hai lời thoại trên chỉ nêu bằng cảm tính nên vi phạm phương châm về chất.
 3, Bài tập 3:
 Đọc mẫu chuyên cười sau đây:
 Bác sĩ Nam mời bạn đến dự sinh nhật ở một nhà hàng. Gàn đến giờ mở sân banh, khách mới chỉ đến có một phần. Bác sĩ Nam đứng xoa tay than vãn:
 - Chán ưua, những người cần đến thì chưa thấy đến.
 Những người khách ở đó động lòng: Cắc chủ nhân ám chỉ mình thuộc hạng người không cần đến . Thế là hơn 20 người bạn bỏ đi. Thấy vậy, bác sĩ lo lăng, xuýt xoa:
 - Những người không nên đi lại đi mất rồi!
 Hơn 10 người khách còn lại, nghe vậy bèn nghĩ: Chắc mình thuộc loại cần đi. Thế là họ bỏ đi nốt. Chỉ còn một người bạn chí cốt ở lại. Người đó trách bác sĩ: Anh nói năng không ra làm sao cả, làm khách tức giận bỏ về hết cả rồi. 
 Bác sĩ Nam dở cười dở mếu thanh minh:
 - Những lời tôi nói không phải ám chỉ họ.
 Nghe vậy người bạn nghĩ bụng: Không ám chỉ họ thì nhất định ám chỉ mình rồi!
 Thế là người bạn cuối cùng này cũng bỏ đi nốt.
 a, Các câu nói của bác sĩ không tuân thhủ phương châm nào?
Phương châm về lương?
Phương châm về chất?
Phương châm quan hệ?
Phương châm cách thức?
Phương châm lịch sự?
b, Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ để chỉ câu nói của bác sĩ Nam trong trường hợp trên?
Gợi ý:
 a, câu nói của bác sĩ Nam không tuân thủ phương châm cách thức.
 b, Các thành ngữ:
 Nói nửa úp nửa mở, nói không có đầu có đuôi, nói úp úp mở mở

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap nang cao Ngu van 9.doc