Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 7 - Tuần 11

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 7 - Tuần 11

1. Đỗ phủ được mệnh danh là:

A. Thần thơ

B. Thánh thơ

C. Tiên thơ

D. Phật thơ.

2. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gồm mấy đoạn ?

A. 2 đoạn

B. 3 đoạn

C. 4 đoạn

D. 5 đoạn.

3. Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả 3 phương án trên.

4. Ý nghĩa nổi bật nhất của chi tiết “trẻ con cướp tranh” ?

A. Nói rõ hơn nỗi khổ của tác giả.

B. Thể hiện tâm trạng bực tức của tác giả.

C. Cho ta thấy cả nỗi khổ của những người trong xóm.

D. Phản ánh những thói xấu của trẻ em trong xóm.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11
 ● BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 (MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA)
 ● TỪ ĐỒNG ÂM
 ● CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
1. Đỗ phủ được mệnh danh là:
A. Thần thơ
B. Thánh thơ
C. Tiên thơ
D. Phật thơ.
2. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gồm mấy đoạn ?
A. 2 đoạn
B. 3 đoạn
C. 4 đoạn
D. 5 đoạn.
3. Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả 3 phương án trên.
4. Ý nghĩa nổi bật nhất của chi tiết “trẻ con cướp tranh” ?
A. Nói rõ hơn nỗi khổ của tác giả.
B. Thể hiện tâm trạng bực tức của tác giả.
C. Cho ta thấy cả nỗi khổ của những người trong xóm.
D. Phản ánh những thói xấu của trẻ em trong xóm.
5. Chi tiết nào không có trong đoạn thứ ba của bài thơ ?
A. Gió lốc thét gào.
B. Mưa dầm dề suốt đêm.
C. Con thơ đạp hết mền chăn.
D. Từ khi loạn li đêm ít ngủ.
6. Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất nỗi khổ của nhà thơ trong bài thơ trên ?
A. Xa quê, một mình cô đơn.
B. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại.
C. Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa.
D. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát.
7. Trong nỗi khổ đau ấy, nhà thơ ước mơ gì ?
A. Ước trời yên gió lặng.
B. Ước được sống ở quê nhà.
C. Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình.
D. Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người.
8. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ ?
A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.
C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn.
D. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.
9. Chọn các từ sau đây: đau khổ, độ lượng, tái hiện, loạn li, nhân đạo, vị tha, bao dung điền vào chỗ trống để hoàn thành câu nhận xét về bài thơ trên.
“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã ....................... bức tranh sinh động về cảnh ngộ .......... của bản thân nhà thơ trong cảnh.......... . Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần ........... và lòng .......... cao cả.
10. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
thu: mùa thu, thu nhập
a) lợi: ........................................................
b) bình: .................................................
c) ba: ....................................................
d) là: ....................................................
11. Hãy giải thích nghĩa của “đồng” trong những trường hợp sau:
a) trống đồng: ............................................................
b) làm việc ngoài đồng: ............................................
c) đồng làng: .............................................................
d) đồng tiền: ..............................................................
12. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
...............................................................
...............................................................
13. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
 Ví dụ: Năm học vừa qua tôi đã năm lần dẫn đầu trong các tháng thi đua của lớp.
a) đá (danh từ) – đá (động từ):
.....................................................................................................................................
b) bắc (danh từ) – bắc (động từ):
.....................................................................................................................................
c) thân (danh từ) – thân (tính từ):
.....................................................................................................................................
d) trong (tính từ) – trong (giới từ):
......................................................................................................................................
 ● Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 14 – 22:
Du khách đi Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đào ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra. Nhìn lên, không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.
Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời ngọt ngào như có vị đường và tưởng như không bao giờ có thể quên được hương thơm quyến rũ của trời biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.
 (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)
14. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh.
15. Nội dung nổi bật của đoạn văn trên là gì ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của núi rừng Sa Pa.
B. Miêu tả vẻ đẹp của các cô gái Sa Pa.
C. Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa.
D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa.
16. Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố tự sự ?
A. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy.
B. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
C. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười.
D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.
17. Yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong đoạn văn ?
A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc.
B. Khêu gợi tình cảm, cảm xúc.
C. Miêu tả phong cảnh, sự việc.
D. Bày tỏ trực tiếp cảm xúc của tác giả.
18. Hình ảnh nào gây ấn tượng đậm nét đối với tác giả về cảnh sắc Sa Pa ?
A. Rừng đào Sa Pa.
B. Gió núi Sa Pa.
C. Những cô sơn nữ cưỡi ngựa thồ.
D. Những cô sơn nữ dưới trận mưa hoa đào.
19. Cụm từ đồng nghĩa nào không được sử dụng trong đoạn văn ?
A. cô nàng B. cô tiên nữ
C. cô sơn nữ D. cô thiếu nữ.
20. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
bàn: bàn bạc, bàn ghế
a) đào: ...................................................................
b) cao: ....................................................................
c) sơn: ....................................................................
d) đường: ...............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBT trac nghiem NV7 tuan 11.doc