Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 9

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 9

Câu 1: Có 5 phương châm hội thoại sau:

 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.

 C. Phương châm về quan hệ. D. Phương châm về cách thức.

 E. Phương châm về lịch sự.

 Đúng hay sai?

Câu 2: Thế nào là phương châm về lượng?

 A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp không thiếu không thừa.

 B. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài tránh lạc đề.

 C. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 3: Thành ngữ: “ dây cà ra dây muống” dùng để chỉ những cách thức nói như thế nào?

 A. Nói ngắn gọn.

B. Nói rành mạch.

C. Nói mơ hồ.

Câu 4: Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp.

A.Bài thơ của anh dở lắm.

B.Anh hãy mở giúp tôi cái cửa

A1.Bài thơ của anh chưa được hay lắm

B1.Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không?

Câu 5: Hai câu hội thoại trong truyện “Lợn cưới áo mới” (Ngữ Văn 6 tập 1).

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất.

C. Phương châm lịch sự.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2015Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 1
Câu 1: Có 5 phương châm hội thoại sau:
	A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất.
	C. Phương châm về quan hệ.	D. Phương châm về cách thức.
	E. Phương châm về lịch sự.
	Đúng hay sai?
Câu 2: Thế nào là phương châm về lượng?
 A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp không thiếu không thừa.
 B. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài tránh lạc đề.
 C. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 3: Thành ngữ: “ dây cà ra dây muống” dùng để chỉ những cách thức nói như thế nào?
	A. Nói ngắn gọn.	 
B. Nói rành mạch. 	 	 
C. Nói mơ hồ.
Câu 4: Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp.
A.Bài thơ của anh dở lắm.	 
B.Anh hãy mở giúp tôi cái cửa
A1.Bài thơ của anh chưa được hay lắm	 
B1.Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không?
Câu 5: Hai câu hội thoại trong truyện “Lợn cưới áo mới” (Ngữ Văn 6 tập 1).
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. 	
B. Phương châm về chất.	 	
C. Phương châm lịch sự.
Câu 6: Câu nói sau “Con rắn dài vừa đúng 20m, rộng 20m” (Trích truyện con rắn vuông) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.	 
B. Phương châm về chất. 
C. Phương châm quan hệ.
Câu 7: Những thành ngữ sau: “ăn cơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, hứa hươu hứa vượn” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.	
B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm lịch sự.	
D.Thuộc các phương châm A. B. C.
 Câu 9: Từ ngữ nào phù hợp với ô trống trong câu sau:
Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là (  )
A. Nói móc.	
B. Nói leo.	
C. Nói mát.	
D. Nói hớt.
Câu 10: Hãy chọn những từ ngữ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống trong các lời thoại sau:
Một cụ già gặp một cô giáo trẻ để hỏi về tình hình học tập của cháu mình.
() Có thể cho già này biết về tình hình học tập của cháu Thành được không?
Các từ (cô, cháu, mày, cô giáo, chị).
Bài tập 2
Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1: Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì?
	 A. Truyền kì.	B. Tiểu thuyết chương hồi.
	 C. Truyện thơ.	D. Truyện ngắn.
Câu 2: Nguyễn Du là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là “Danh nhân văn hoá thế giới”, đúng hay sai?
	 A. Đúng.	B. Sai.
Câu3: Tố Như là tên chữ của nhà văn Việt Nam nào?
	 A. Nguyễn Dữ. 	B. Nguyễn Du.
	 C. Tố Hữu.	D. Một tác giả khác.
Câu 4: Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có tên gọi nào khác?
	 A. Kim Vân Kiều truyện.	B. Đoạn trường tân thanh.
	 C. Cả hai tên gọi trên.
Câu 5: Trình tự tóm tắt tác phẩm “Truyện Kiều” dưới đây đúng hay sai?
Phần thứ nhất: Gia biến và lưu lạc.
Phần thứ hai: Gặp gỡ và đính ước.
Phần thứ ba: Đoàn tụ.
A. Đúng.	B. Sai.
Câu 6: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần nào của tác phẩm “Truyện Kiều”?
	A. Gặp gỡ và đính ước.	B. Gia biến và lưu lạc.	C. Đoàn tụ
Câu 7: Miêu tả sắc đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
	A. Bút pháp ước lệ.	B. Bút pháp tả thực. C. Kết hợp cả ước lệ và tả thực.
Câu 8: Chọn các từ trong ngọăc đơn (nao nao, thanh thanh, xanh xanh, nho nhỏ, xinh xinh) điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau cho chính xác.
“  dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu  cuối ghềnh bắc ngang”
Câu 9: Câu nói sau là của nhân vật nào trong tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu?
“Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
	A. Lục Vân Tiên.	B. Ông Ngư.
	B. Ông Tiều	 D. Kiều Nguyệt Nga.
Câu 10: “Truyện Lục Vân Tiên” gắn với loại truyện nào mà em đã học?
	A. Thần thoại.	B. Truyền thuyết.
	B. Cổ tích.	D. Ngụ ngôn.
 Bài tập 3
Câu 1: Bộ phận in nghiêng trong các đoạn trích sau là lời dẫn gì?
Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn”.
Hai câu thơ:
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
	 Thật hay, thật gợi cảm.
	A. Lời dẫn trực tiếp.	B. Lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: Hai từ “xuân” trong hai câu thơ sau, từ ngữ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển?
“Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2”
	A. Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
Câu 3: Từ nào trong các từ sau là từ Hán Việt?
	A. mì chính.	B. mít tinh.	 	C. gác ba ga.
Câu 4: Các từ “kiểm kê”, “yếu điểm” được dùng trong các câu sau là đúng hay sai?
- Trong các cuộc họp hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành kiểm kê lại tình hình học tập của lớp
- Chúng ta cần loại bỏ các yếu điểm trong học tập.
A. Đúng.	B. Sai.
Câu 5: Các từ sau đều là từ láy, đúng hay sai?
	( lom khom, lác đác, nao nao, nho nhỏ, phố phường, thành thị, son sắt, học hành).
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 6: Các từ sau đây: (thành thị, phố phường, học hành, son sắt, ngọc ngà) thuộc kiểu từ gì?
	A. Từ láy.	B. Từ ghép.
Câu 7: Tác phẩm “Truyện Kiều” được viết bằng loại chữ gì?
	A. Chữ Hán.	B. Chữ Nôm.	C. Chữ Quốc ngữ.
Câu 8: Tác phẩm nào sau đây được gọi là “Tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc”?
	A. Côn Sơn ca.	B. Qua Đèo Ngang.
	C. Truyện Kiều.	C. Truyền kì mạn lục.
Câu 9: Hai câu thơ sau Nguyễn Du sử dụng để miêu tả ngoại hình của nhân vật nào?
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”
	A. Mã Giám Sinh.	C. Sở Khanh.
	C. Từ Hải.	D. Kim Trọng.
Câu 10: Đọc kĩ hai câu thơ: 
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy dòng”
và cho biết: Hai câu thơ miêu tả phương diện nào của nhân vật?
	A. Ngoại hình.	B. Nội tâm.
Bài tập 4
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất 
“Nàng rằng” nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm ở phần nào của “Truyện Kiều”
	 A. Gặp gỡ và đính ước.	 	 B. Gia biến và lưu lạc.	 C. Đoàn tụ.
Câu 2: Nhân vật mà Thuý Kiều gọi là “cố nhân” ở đây là ai?
	 A. Kim Trọng.	B. Thúc Sinh.
	 C. Từ Hải.	D. Một nhân vật khác. 
Câu 3: Người mà Thuý Kiều gọi là “ vợ chàng” là nhân vật nào trong tác phẩm?
	 A. Tú Bà.	B. Hoạn Thư.
Câu 4: Đoạn trích đã thể hiện được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Đúng hay sai?
	 A. Đúng.	B. Sai.
Câu 5: Các từ “nghĩa” , “tòng” , “cố nhân” , “báo ân”  thuộc từ mượn là từ Hán – Việt đúng hay sai?
	 A. Đúng.	B. Sai.
Câu 6: Từ “cố nhân” trong đoạn trích đồng nghĩa với từ nào?
	A. Người cũ.	B. Người xưa.	C. Cả A và B.
Câu 7: Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là thành ngữ?
	A. Nghĩa nặng nghìn non.	
B. Quỷ quái tinh ma.
	C. Kiến bò miệng chén.
Câu 8: Phần trích từ “Nghĩa nặng nghìn non” đến “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” được dẫn theo cách nào?
	A. Cách dẫn trực tiếp.	
B. Cách dẫn gián tiếp.
Câu 9: Lời thoại của Thuý Kiều đã đạt được những phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất.
	C. Phương châm quan hệ.	D. Phương châm cách thức.
	E. Phương châm lịch sự.	F. Tất cả 5 phương châm trên.
Câu 10: Các từ ”kẻ cắp”, “bà già” là những thuật ngữ. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	
B. Sai.
Bài tập 5
Câu 1: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Kể.	 	D. Kể và bình luận.
B. Miêu tả 	C. Bình luận.	 	
Câu 2: Lối sống vô cùng giản dị của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
	A. Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.	B. Trang phục hết sức giản dị.
	C. Ăn uống đạm bạc	D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Trong những cặp câu sau, câu nào trong cặp đó không tuân thủ đúng phương châm về lượng trong hội thoại:
Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.
A1. Trâu là một loại gia súc.
én là một loài chim có hai cánh.
B1. én là một loài chim.
Câu 4: Hãy chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là ()
A. Nói dối.	 	B. Nói mò.	 	C. Nói nhăng nói cuội.
Câu 5: Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ.
Có nuôi được không?
 Một anh, vợ có thai hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi
 Một người bạn an ủi.
 - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!
 Anh kia giật mình hỏi lại:
 - Thế à? Rồi có nuôi được không?
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
	A. Phương châm về lượng.	
B. Phương châm về chất.
	C. Phương châm quan hệ.
Câu 6: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn G. Mác-két thuộc loại văn bản nào?
	A. Nhật dụng.	B. Biểu cảm.	C. Miêu tả
Câu 7: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” được bố cục mấy phần:
	A. 3 phần.	B. 4 phần.
Câu 8: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã đề ra bao nhiêu nhiệm vụ.
	A. 7.	B. 17.	C. 27.
Câu 9: Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng về vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em:
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
Thể hiện trình độ văn minh của một xã hội.
Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế một cách thích đáng cụ thể toàn diện.
Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
Do người nói vô ý vụng về thiếu văn hoá giao tiếp.
Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Do người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Tất cả các ý trên.
Bài tập 6
Câu 1: Truyện “Người con gái Nam Xương” của nhà văn nào? 
	A. Nguyễn Dữ.	B. Nguyễn Du.	C. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2: Nhận xét sau nói về tác giả nào?
“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút”
	 A. Nguyễn Dữ.	B. Nguyễn Du.	C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3: Nhận xét sau nói về tác phẩm nào?
	Tác phẩm này là một áng “thiên cổ kỳ bút”
	A. Truyện người con gái Nam Xương.	
B. Truyện Kiều.
	C. Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 4: Nhân vật “thằng bán tơ” là nhân vật của tác phẩm nào?
	A. Hoàng Lê nhất thống chí.	B. Truyện Kiều.
	C. Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 5: ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong truyện “Người con gái Nam Xương” là gì?
 Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
 Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.
 Thể hiện tấm lòng nhân dạo của Nguyễn Dữ.
 Tất cả các ý trên.
Câu 6: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ hiện lên trong hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí như thế nào?
	A. Là người hành động mạnh mẽ quyết đoán.
	B. Là người có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén.
	C. Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
	D. Là người có tài dụng binh như thần.
	F. Là hình ảnh người anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
	G. T ...  Kiều có hàm chứa ý gì?
Thuý Kiều muốn nói với Thúc Sinh rằng tất cả những đau khổ, bất hạnh mà nàng phải nếm trải khi lấy Thúc Sinh đều là do Hoạn Thư gây ra.
Nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư để báo thù cho hả giận.
Cả 2 ý trên.
Câu 7: Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải sao cho hợp lý.
Thành phần biệt lập
Câu
a, Tình thái
1, Cô gái nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích
b, Cảm thán
2, Trong gió, nghe như có tiếng hát.
c, Gọi đáp
3, Chao ôi, nước mất nhà tan
Hôm nay lại thấy giang san bốn bề
4, Anh chị em ơi, hãy giương súng lên cao chào xuân 68
d, Phụ chú
Câu 8: Có thể điền vào chỗ trống từ nào sau đây để miêu tả tâm trạng của bé Thu (trước khi nhận cha) được biểu hiện qua đôi mắt.
“ Chắc anh cũng muốn ôm hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn nó. Anh hìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé ...
xôn xao	B. xốn xang	C. xao xuyến	D. xao động
Bài tập 27
Câu1: Văn bản “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu và văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê thuộc loại truyện nào?
A. Truyện cổ	B. Truyện trung đại	C. Truyện hiện đại.
Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm thuộc kiểu văn bản nào?
A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Nghị luận.
Câu3: Hãy nhận xét ý kiến sau:
	“ Trong truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đã được vận dụng thích hợp”
A. Đúng	B. Sai
Câu4: Văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức nào?
A. Truyền miệng	B. Chữ viết	C. Cả 2 ý trên.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận là gì ?
A. Tự sự kết hợp miêu tả	B. Miêu tả, biểu cảm	C. Luận cứ, cách lập luận, lý lẽ.
Câu 6: Trong các truyện sau truyện nào có nhân vật kể chuyên ở ngôi thứ nhất?
A.Bến quê	B. Những ngôi sao xa xôi	 
C. Bố của Xi Mông 	D. Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang.
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện Bến quê là ai?
A. Anh con trai	B. Tuấn	C. Nhĩ
Câu 8: Trong một căn phòng thiếu ánh sáng, ta nghe hai lời đối đáp sau đây và cho biết mỗi lời nói được hiểu theo nghĩa nào ?
Gió lạnh nhỉ
Đóng cửa lại thì tối quá
A. Nghĩa tường minh	B. Nghĩa hàm ngôn.
Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
	Cuốc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạ giống đầy các đón lá cọ, treo trên gác bếp, để gieo cấy mùa sau, chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu.Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo, vừa bùi.
( Rừng cọ quê tôi – Nguyễn Thái Vận)
A. Quy nạp 	B. Diễn dịch	C. Song hành	D. Móc xích.
Câu 10: Các câu trong đoạn văn rên được liên kết với nhau về mặt nào? 
A. Nội dung	B. Hình thức	C. Cả nội dung và hình thức.
Bài tập 28
Câu 1: Bài thơ “Con cò” của tác giả Chế Lan Viên được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Tám chữ	 B. Tự do	 C. Tứ tuyệt
Câu 2: Hình tượng “ Con cò” trong bài thơ của Chế Lan Viên tượng trưng cho hình ảnh nào?
A. Người nông dân	 B. Người phụ nữ	 C. Tấm lòng người mẹ và những lời hát ru
Câu 3: Hai câu thơ sau được dẫn vào văn bản nào?
“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay”
(Nguyễn Trãi)
A. Tiếng nói của văn nghệ	B. Bàn về phép học	C. Bàn về đọc sách.
Câu4: Em có nhận xét gì về các ý kiến sau:
	Văn bản “ Bàn về đọc sách” có tính hấp dẫn và thuyết phục bởi: 
 a, Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình.
 b, Bố cục của bài viết chặt chẽ hợp lý, có ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
 c, Cách viết của tác giả giàu hình ảnh.
A. Các ý kiến trên đều đúng.	B. Các ý kiến trên chưa đúng.
Câu 5: Dùng mũi tên nối các ý ở cột bên phải với các phần đặt ơ cột bên trái sao cho hớp lý để tạo thành bố cục của văn bản Bàn về đọc sách
Phần I
1. Tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
2. Tác giả đưa ra ý kiến bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho nó hiệu quả)
3. Nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của đọc sách trong tình hình hiện nay
Phần II
PhầnIII
Câu 6: Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?
	“ Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ có thể khoe khoang từng đọc hàg vạn cuốn sách “liếc qua” tuy nhiều nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do ăn tươi nuốt sống đó là sinh ra cả”
 (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
A. Phương thức miêu tả	B. Phương thức biểu cảm	C. Phương thức nghị luận.
Câu 7: Đoạn văn trên được hiểu theo nghĩa nào? 
ý nghĩa to lớn của việc đọc nhiều sách?
Phê phán cách đọc sách theo lối “Ăn tươi nuốt sống” 
Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
Câu 8: Câu văn sau tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích hay tổng hợp.
	“Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
 ( Trang phục - Bắc Sơn)
A. Phân tích	B. Tổng hợp	C. Cả hai ý trên.
Câu 9: Nhận định nào đúng nhất về thành phần tình thái.
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần tình thái được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói. 
Thành phần tình thái thể hiện trạng thái của sự vật.
Câu 10: Văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Tự sự 	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Nghị luận.
Bài tập 29
 Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh trong vào các chữ cái với ý đúng.
Mùa xuân nho nhỏ.
“ Mọc giữa dòng sông xanh Nhịp phách tiền đất Huế”
(Thanh Hải, trong thơ Việt Nam 1945 - 1985)
Câu 1: Tên khai sinh của nhà thơ Thanh Hải:
A. Phan Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn	 C. Hoài Thanh D. Phan Thanh Viễn
Câu 2: Bài thơ được tác giả sáng tác vào giai đoạn nào của dân tộc?
Cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khi miền Bắc được hoà bình và bước đầu xây dựng CNXH.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất và đang trong thời kì đi lên CNXH.
Câu 3: Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ mấy chữ?
A. 4 chữ	B. 5 chữ	C. 7 chữ	D. 8 chữ
Câu 4 Bài thơ được biểu đạt theo phương thức nào?
A. Tự sự	B. Trữ tình (biểu cảm)	C. Miêu tả	D. Thuyết minh
Câu 5: Bài thơ đã trở thành bài hát được rất nhiều người yêu thích! Ai là người đã phổ nhạc.
A. Hoàng Việt	B. Phan Huỳnh Điểu	C. Trần Hoàn	D. Xuân Hồng
Câu 6: Tên chính xác của bài hát ?
A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Một mùa xuân nho nhỏ	
C. Sức sống mùa xuân	D. Dâng cho đời một mùa xuân.
Câu 7: Bài thơ được Thanh Hải sáng tác khi tác giả còn đang nằm trên giường bệnh.
	A. Đúng	B. Sai.
Câu 8: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ: 
	A. Hình ảnh cành hoa	B. Hình ảnh con chim
	C. Hình ảnh nốt nhạc	D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu 9 : Bài thơ là tiếng lòng tha thiết gắn bó với đất nước, con người, với cuộc sống, là nguyện vọng cống hiến rất khiêm nhường cua tác giả vào mùa xuận của dân tộc.
	A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau ?
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
A. ẩn dụ	B. Hoán dụ	C. Điệp ngữ	D. So sánh
Câu 11: Từ “lộc” trong bài thơ được hiểu theo những nghĩa nào?
A. Lợi lộc	B. May mắn	C. Chồi non, cành non	
D. Đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước.
Câu 12: “Nam ai, Nam bình” là các điệu ca ở vùng nào?
 A. Đồng bằng Bắc Bộ. ; B. Đồng bằng Nam Bộ ; C. Ca Huế. ; D. Dân ca xứ Nghệ
Câu 13: Đại từ “ta” trong bài thơ được hiểu:
 A. Số ít.	 B. Số nhiều.	 C. Vừa là cái riêng, vừa là cái chung D. cả 3 ý trên
Câu 14: Các từ (trong bài thơ) sau đây từ nào là từ láy?
A. chiền chiện.	B. long lanh.	C. xao xuyến.	C. gian lao
Câu 15: Thanh Hải đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong 4 dòng thơ sau: 
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân nguời ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
A. Đối	 B. Câu hỏi tu từ	 C. Đổi trật tự cú pháp 	D. So sánh.
Câu 16: Có mấy danh từ trong 2 dòng thơ sau:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
	A. một.	 B. hai C. ba D.bốn
Bài tập 30
Câu 1: Số lượng tác phẩm truyện (truyện ngắn và trích đoạn truyện dài) của văn học Viêt Nam và văn học nước ngoài đã được học ở ngữ văn lớp 9.
	A. 8 tác phẩm.	 B. 9 tác phẩm.	 C. 10 tác phẩm.	D. 11 tác phẩm.
Câu 2: 	Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
	Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
	Câu thơ trên của tác giả nào?
	A. Thanh Hải.	 B. Y Phương.	 C. Viễn Phương.	D. Chế Lan Viên.
Câu 3: Bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 4: Nhân vật Nhĩ trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là nhân vật “tư tưởng” một loại nhân vật nổi tlên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, giai đoạn sau năm 1975.
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 5: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật theo ngôi nào?
 A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. 	 C. Ngôi thứ ba.	 D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 6: Sắp xếp cảm giác và tâm trạng của nhân vật Phương Định (trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom sao cho đúng với trình tự kể của văn bản đã học.
A. Bình tĩnh, can đảm.	 B. Đầy căng thẳng C. Tự tin. D. Hồi hộp và căng thẳng
Câu 7: Dòng thơ nào dưới đây có chứa thành phần biệt lập (cảm thán)?
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
 (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
B. Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
C. ồ! thích thật bài thơ miền Bắc (Tố Hữu)
 D. ồ, thích thật bài thơ miền Bắc
Câu 8: Cho đề bài : Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy xác định yêu cầu về thể loại của đề bài trên.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.	 B. Nghị luận về một nhân vật văn học
C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.	 D. Nghị luận về một bài thơ.
Câu 9: Chỉ ra biện pháp liên kết câu đúng trong đoạn văn sau:
 Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
(Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê)
A. Phép nối.	B. Phép lặp.	C. Phép thế.	D. Phép đồng nghĩa.
Câu 10: Khoanh tròn vào ý đúng về nhịp điệu của 4 dòng thơ sau:
Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
A. Tha thiết, dồn dập 	B. Hào hùng, sảng khoái 
C. Nhịp nhàng dàn trải 	D.Chậm rãi, nghẹn ngào.
Câu 11: Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau:
	Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về.
(Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
	A. Cảm thán.	B. Tình thái.	C. Gọi đáp.	 D. Phụ chú.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap trac nghiem Ngu van 9.doc