Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 9

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 9

 Bài 1:Phong cách Hồ Chí Minh(Lê Anh Trà)

1/ Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" được viết theo Phương thức biểu đạt chính nào?

A. Thuyết minh kết hợp với miêu tả; B. Thuyết minh kết hợp với nghị luận;

C. Thuyết minh kết hợp với biểu cảm; D. Thuyết minh kết hợp với tự sự.

2/ Nhận xét của em về bố cục văn bản"Phong cách Hồ Chí Minh".

A. Đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; B. Chỉ có phần Thân bài;

C. Chỉ có phần Thân bài và phần Kết bài. D. Chỉ có phần Mở bài và phần Kết bài.

3/ Nội dung văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"nói về vấn đề gì?

A. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và lối sống giản dị của Bác;

 B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác; C. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác; D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và phong cách làm việc của Bác.

4/ Từ nào sau đây trái nghĩa với từ "truân chuyên"?

A. Nhọc nhằn; B. Vất vả; C. Nhàn nhã; D. Gian nan.

5/ Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?

A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ; B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.

C. Đi nhiều nơi làm nhiều nghề; D. Cả A,B,C đều đúng.

6/ Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?

 A. Không ảnh hưởng một cách thụ động; B. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hoá của dân tộc;

C. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực;

D. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.

7/ a.Nhận xét nào bao quát nhất cách tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của Bác? A. Bác không tiếp thu một cách thụ động; B. Bác tiếp thu cái hay đồng thời phê phán hạn chế, tiêu cực; C. Trên nền tảng văn hoá dân tộc, Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; D. Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau.

 b. Y nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu lên trong bài viết?

 A. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần.

 B. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.

 C. Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

 D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới.

8/ Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Nơi ở và làm việc; B. Trang phục và ăn uống; C. Cách ăn uống và nơi ở; D. Cả A,B,C đúng.

9/ Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

A. Chứng minh; B. Giải thích; C. Bình luận D. Phân tích;

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1:Phong cách Hồ Chí Minh(Lê Anh Trà)
1/ Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" được viết theo Phương thức biểu đạt chính nào?
A. Thuyết minh kết hợp với miêu tả; B. Thuyết minh kết hợp với nghị luận; 
C. Thuyết minh kết hợp với biểu cảm; D. Thuyết minh kết hợp với tự sự.
2/ Nhận xét của em về bố cục văn bản"Phong cách Hồ Chí Minh".
A. Đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; B. Chỉ có phần Thân bài;
C. Chỉ có phần Thân bài và phần Kết bài. D. Chỉ có phần Mở bài và phần Kết bài.
3/ Nội dung văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"nói về vấn đề gì?
A. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và lối sống giản dị của Bác; 
 B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác; C. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác; D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và phong cách làm việc của Bác.
4/ Từ nào sau đây trái nghĩa với từ "truân chuyên"?
A. Nhọc nhằn; B. Vất vả; C. Nhàn nhã; D. Gian nan.
5/ Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ; B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
C. Đi nhiều nơi làm nhiều nghề; D. Cả A,B,C đều đúng.
6/ Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết? 
 A. Không ảnh hưởng một cách thụ động; B. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hoá của dân tộc; 
C. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực; 
D. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
7/ a.Nhận xét nào bao quát nhất cách tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của Bác? A. Bác không tiếp thu một cách thụ động; B. Bác tiếp thu cái hay đồng thời phê phán hạn chế, tiêu cực; C. Trên nền tảng văn hoá dân tộc, Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; D. Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau.
 b. Y nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu lên trong bài viết?
 A. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần.
 B. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa. 
 C. Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
 D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới.
8/ Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Nơi ở và làm việc; B. Trang phục và ăn uống; C. Cách ăn uống và nơi ở; D. Cả A,B,C đúng.
9/ Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?
A. Chứng minh; B. Giải thích; C. Bình luận D. Phân tích; 
10/ Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
 "Đó là cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất...của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
A. khác đời, hơn đời; B. đa dạng, phong phú; C. thanh cao; D. cầu kì, phức tạp.
11/ Trong bài viết, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai?
A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới; B. Các danh nho Việt Nam xưa;
C. Các danh nho Trung Quốc xưa; D. Các vị lãnh đạo nhà nước ta đương thời.
12/ Trong bài viết tác giả cho rằng:"Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ" là "một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống". Theo em cụm từ "quan hệ thẩm mĩ" là gì? 
A.Quan niệm về cái đẹp; B.Quan niệm về đạo đức; C.Quan niệm về cuộc sống; D.Quan niệm về nghề nghiệp.
13/ Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người; B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng;
C. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao. D. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng; 
14/ Trong bài viết để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Kết hợp kể, bình luận, chứng minh; B. Sử dụng phép đối lập; 
 C. Sử dụng phép nói quá; D. So sánh và sử dụng từ Hán Việt.
15/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. lãnh tụ; B. Vua; C. hiền triết; D. danh nho.
16/ Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh? A. Nói giảm nói tránh; B. Nói quá; C. Đối lập; D. Tăng tiến. 
16
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
C
B
B
A
C
D
B
C
D
A
C
B
A
C
C
B
 ** Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH. 
1/ Vì sao văn bản :"Đấu tranh cho một thế giới hoà bình "được coi là một văn bản nhật dụng? 
 A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả;
 B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm; 
 C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời;
 D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
2/ Văn bản :"Đấu tranh...hoà bình" được viết theo phương thức nào là chính?
 A. Tự sự; B. Biểu cảm; C. Thuyết minh; D. Nghị luận.
3/ Bài văn có mấy luận điểm chính? 
 A. Một; B. Hai; C. Ba; D. Bốn.
4/ Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?
 A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.
 B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
 C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
 D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
5/ Những luận cứ về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục,...được tác giả đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" nhằm mục đích gì?
 A. Làm nổi bật sự tốn kém và tính chất phi lí của các cuộc chạy đua vũ trang.
 B. Làm cho mọi người thấy chi phí cho những lĩnh vực này là tốn kém.
 C. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được.
 D. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về các vấn đề thời sự nóng hổi.
6/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa(1). Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi(2). Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu(3). Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó(4).
 Hãy cho biết đâu là câu chủ đề của đoạn văn?
 A. Câu(1) B. Câu(2) C. Câu(3) D. Câu(4)
7/ Câu (1) trong đoạn văn trên chưa có chủ ngữ. Hãy chọn một cụm từ thích hợp nhất trong các cụm từ sau để làm chủ ngữ cho câu đó.
 A. Nạn phân biệt chủng tộc B. Chạy đua vũ trang C. Chiến tranh hạt nhân D. Chủ nghĩa đế quốc.
8/ Vấn đề chính được nêu lên trong đoạn văn trên là gì?
 A. Phải mất nhiều năm mới xuất hiện sự sống mới trên trái đất
 B. Các phát minh khoa học gần đây rất tiện lợi cho cuộc sống của con người.
 C. Con người là sinh vật ưu tú và hoàn hảo nhất trong tự nhiên.
 D. Chiến tranh hạt nhân là hành động phản lại sự tiến hoá của tự nhiên và loài người.
9/ Nhận định nào nói đúng nhất những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn của tác giả Mác-két thể hiện trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?
 A. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. B. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau.
 C. Có nhiều chứng cứ sinh động cụ thể giàu sức thuyết phục; D. Kết hợp các nhận định trên.
10/ Theo em ngoài những nét nghệ thuật đặc sắc được nêu ở câu 9, đâu là nguyên nhân góp phần đắc lực vào việc làm tăng sức thuyết phục của bài văn?
 A. Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc.
 B. Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình cuả người viết.
 C. Cách đặt vấn đề rất thông minh và sắc sảo.
 D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.án
C
D
D
D
A
A
B
D
D
D
** Bài 3: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
1/ Văn bản "Tuyên bố...trẻ em" liên quan chủ yếu đến vấn đề nào trong đời sống xã hội của con người?
 A. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ B. Bảo vệ môi trường sống
 C. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em D. Phát triển kinh tế xã hội.
2/ Văn bản "Tuyên bố...trẻ em"em đựoc học có bố cục mấy phần?
 A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm.
3/ Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tuyên bố...trẻ em"?
 A. Là một văn bản biểu cảm B. Là một văn bản tự sự
 C. Là một văn bản thuyết minh D. Là một văn bản nhật dụng.
4/ Nhận định nào nói đúng nhất tình trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay?
 A. Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
 B. Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
 C. Có nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
 D. Kết hợp cả ba nội dung trên.
5/ Các nhiệm vụ đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào?
 A. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiên nay.
 B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.
 C. Cả A & B đều đúng D.Cả A & B đều sai.
6/ Những vấn đề nêu ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến hoàn cảnh thế giới vào thời điểm nào?
 A. Những năm cuối thế kỉ XIX. B. Những năm đầu thế kỉ XX.
 C. Những năm giữa thế kỉ XX. D. Những năm cuối thế kỉ XX.
7/ Ý nào giới thiệu gọn và đủ về xuất xứ phần vănbản được học?
 A. Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30-09-1990 tại trụ sở Liên hợp quốc.
 B. Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em Việt Nam.
 C. Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Niu Oóc.
 D. Là tuyên bố gủa Liên hợp quốc về trẻ em. 
8/ Mở đầu phần"Sự thách thức" là câu: "Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy". Theo em, có nên lược bỏ câu này không? A. Có. B. Không.
9/ Ý nào sau đây không có trong phần "Sự thách thức"?
 A. Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do bệnh tật, suy dinh dưỡng.
 B. Hàng triệu trẻ em phải chịu thảm hoạ của đói nghèo.
 C. Nhiều trẻ em không biết rõ nguồn gốc,lai lịch.
 D. Vô số trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực.
10/ Ý nào nói rõ nhất nhiệm vụ của cộng đồng thế giới với trẻ em?
 A. Phải có những hành động cụ thể. B. Phải hành động trên nhiều phương diện.
 C. Phải kết hợp giữa xã hội với chính trẻ em. D. Phải hành động cụ thể, toàn diện.
11/ Việc thực hiện những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đã nêu có ý nghĩa như thế nào?
 A. Quan tâm đến tương lai của nhân loại. B. Thể hiện trình độ văn minh của xã hội.
 C. Biểu hiện sâu sắc của lòng nhân ái, yêu thương trẻ em. D. Cả ba ý trên.
12/ Những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đưa ra, hiện nay đã được thực hiện như thế nào?
 A. Có kết quả ở một số nước đang phát triển. B. Có kết quả ở nhiều nước.
 C. Có kết quả ở những nước đang phát triển. D. Có kế quả trên toàn thế giới.
Câu
1
2
3
4
 ... í" được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào?
	A. Hoàn cảnh xuất thân.	B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao.
	C. Tình cảm đồng đội thắm thiết sâu sắc.	D. Cả A, B, C đều đúng.
21. Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào?
	A. Cùng viết về đề tài người lính.	B. Cùng viết theo thể thơ tự do.
	C. Cùng nói lên sự hy sinh của người lính.	D.Cả A và B đều đúng.
22. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời điểm nào?
	A. Trước Cách mạng tháng Tám.	B. Trong kháng chiến chống Pháp.
	C. Trong kháng chiến chống Mĩ.	D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
23. Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính- nhằm mục đích gì?
	A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung.
	B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến.
	C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta.
	D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.
24. Qua những hình ảnh đó(Câu 23) tác giả là một con người như thế nào?
	A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh.
	B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn.
	C. Có tâm hồn thơ trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch. D. Cả A, B, C đề đúng
25. Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
	A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả.	B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
	C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh.	D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
26. Có người cho rằng, giống như bài thơ"Đồng chí", "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" cũng khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường của đời sống chiến tranh. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
27. Những câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?
 -Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
 Như sa như ùa vào buồng lái
- Bụi phun tóc trắng như người già
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Liệt kê	D. Nói quá.
28. Hai câu thơ " Không có kính rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Liệt kê	D. Nói quá.
29. Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này?
	A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm.
	B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.
	C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.	 D. Cả A, B, C đều đúng.
30. Giọng điệu của bài thơ được biểu hiện như thế nào?
	A. Ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả.
	B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
	C. Sâu lắng, nhẹ nhàng phù hợp với đối tượng được miêu tả.
	D. Hào hùng, hoành tráng phù hợp với đối tượng miêu tả.
31. Trong câu thơ" Chỉ cần trong xe có một trái tim", tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. So sánh và nhân hoá	 	B. Nhân hoá và tượng trưng	
	C. Hoán dụ và tượng trưng	D. So sánh và ẩn dụ.
32. Tâm trạng của người lính khi lái xe không có kính như thế nào?
	A. Hết sức gò bó	B. Hoàn toàn ung dung	 C. Vô cùng lo lắng	D. Cam chịu hoàn cảnh.	
 KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 9 - THƠ
 I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn câu đúng nhất để ghi vào bảng bài làm bên dưới..
1. Cụm từ súng bên súng nói lên điều gì?
 A. Những ngời lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh nhau.
 C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch D. Những ngời lính đang canh gác trên chiến hào.
2. Từ Đồng chí được tách ra thành một câu, điều đó có ý nghĩa gì?
 A. Phát hiện và khẳng định tình cảm của người lính trong 6 câu đầu. 
 B. Nâng cao y thơ của đoạn trước và mở ra y thơ của đoạn sau
 C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu của bài thơ.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
3. Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có y nghĩa gì?
A. Biểu hiện sức sống căng trào của thiên nhiên. B.Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
C. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động D. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người 
4. Vào thời điểm mà bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ ra đời thì việc mơ thấy Bác Hồ có y nghĩa gì?
 A. Mơ cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi B. Mơ nước nhà thống nhất. 
 C. Mơ cuộc sống no đủ. D. Mơ đứa con mau khôn lớn.
5. Cụm từ không có kính trong bài thơ Đồng chí đợc nhắc lại mấy lần?
 A. Sáu B. Năm C. Bốn D. Ba
6. Đoàn thuyền đánh cá viết về không khí lao động của vùng biển nào?
 A. Sầm Sơn – Thanh Hoá B. Đồ Sơn – Hải Phòng 
 C. Hạ Long – Quảng Ninh D. Cả A, B, C đều sai.
7. Bài thơ Ánh trăng ra đời trong thời gian nào?
 A. 1976 B. 1977 C. 1978 D. 1979
8. Lặng lẽ Sa Pa được viết theo thể loại nào?
 A. Truyện ngắn B. Hồi kí C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút.
9. Nhận định nào đúng nhất về thái độ của con người mà bài thơ Ánh trăng đặt ra?
 A. Thái độ đối với quá khứ. B. Thái độ đối với những người đã khuất
 C. Thái độ đối với chính mình. D. Cả A, B, C đều đúng.
10. Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
 A. Khoẻ khoắn B. Sôi nổi C.Bay bổng D. Cả A, B, C đều đúng
11. Ông sinh năm 1941, quê ở Hà Tây, ông là nhà thơ từng theo học trường luật. Ông là ai?
 A. Bằng Việt B. Huy Cận C. Nguyễn Duy D. Phạm Tiến Duật.
12. Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
 A. Ám ảnh , lo sợ trước bọn Việt gian bán nước. 
 B. Sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập nói về việc làng ông theo giặc.
 C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. 
 D. Cả B và C đúng.
13. Hình ảnh "bếp lưả "trong bài thơ"Bếp lửa " của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
	A. Ý nghĩa tả thực B. Ý nghĩa bểu tượng 	D. Cả hai ý nghĩa trên.
14. Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng " của Nguyễn Duy?
	A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát	B, Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình
	C. Biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng cuả đời sống	D. Biểu tượng của sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ.
 II. TỰ LUẬN: ( 7đ)
Câu 1: ( 2đ) Chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng nêu nội dung chính của bài thơ .
Câu 2: ( 2đ) Tâm trạng của ông Hai thay đổi như thế nào từ khi nghe tin làng mình theo giặc? Hãy phân tích tâm trạng đó.
Câu 3: (3đ) Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
**"ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ "CỦA HUY CẬN VÀ "BẾP LỬA" CỦA BẰNG VIỆT.
1. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá "viết về vùng biển nào?
	A. Sầm Sơn(Thanh Hoá)	B. Đồ Sơn(Hải phòng)	C. Hạ Long(Quảng Ninh)	D. Cửa Lò(Nghệ An)
2. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?
	A. Kháng chiến chống Pháp	B. Kháng chiến chống Mĩ	
	C. Sau Cách mạng tháng Tám	D. Trước Cách mạng tháng Tám.
3. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?
	A. Cảm hứng về lao động	B. Cảm hứng về thiên nhiên
	C. Cảm hứng về chiến tranh	D. Gồm A và B.
4. Bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến đi ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Đúng hay sai?	A. Đúng	B. Sai
5. Nội dung của hai khổ thơ đầu là gì?
	A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá trên biển B.Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển
	C. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người. 
	D. Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển.
6. Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì?
 "Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng đã cài then đêm sập cửa"
	A. So sánh và nhân hoá	B. Ẩn dụ và hoán dụ
	C. Nói quá và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp từ.
7. Nội dung các "câu hát" trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
	A. Biểu hiện sức sống căng tràn cuả thiên nhiên 
 	 B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn cuả người lao động.
	C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người	D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
8. Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của những người dân chài?
	A.Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng	B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng
	C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi	D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
9. Trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Nói quá	D. Hoán dụ
Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đ.Án
B
A
B
C
D
D
B
A
C
D
D
Câu
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Đ.Án
A
E
C
C
A
A
A
C
D
D
C
Câu
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Đ.Án
A
D
B
A
A
C
D
A
C
B
**"ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ "CỦA HUY CẬN VÀ "BẾP LỬA" CỦA BẰNG VIỆT.
1. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá "viết về vùng biển nào?
	A. Sầm Sơn(Thanh Hoá)	B. Đồ Sơn(Hải phòng)	C. Hạ Long(Quảng Ninh)	D. Cửa Lò(Nghệ An)
2. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?
	A. Kháng chiến chống Pháp	B. Kháng chiến chống Mĩ	
	C. Sau Cách mạng tháng Tám	D. Trước Cách mạng tháng Tám.
3. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?
	A. Cảm hứng về lao động	B. Cảm hứng về thiên nhiên
	C. Cảm hứng về chiến tranh	D. Gồm A và B.
4. Bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến đi ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Đúng hay sai?	A. Đúng	B. Sai
5. Nội dung của hai khổ thơ đầu là gì?
	A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá trên biển B.Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển
	C. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người. 
	D. Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển.
6. Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì?
 "Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng đã cài then đêm sập cửa"
	A. So sánh và nhân hoá	B. Ẩn dụ và hoán dụ
	C. Nói quá và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp từ.
7. Nội dung các "câu hát" trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
	A. Biểu hiện sức sống căng tràn cuả thiên nhiên 
 	 B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn cuả người lao động.
	C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người	D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
8. Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của những người dân chài?
	A.Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng	B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng
	C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi	D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
9. Trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Nói quá	D. Hoán dụ
10. Phép tu từ đó có tác dụng gì?
	A. Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả;
	B. Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển;
	C. Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ;
	D. Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người.
11. Hai âu thơ"Cá nhụ, cá chim cùng cá đé – Cá song lập lánh đuốc đen hồng" sử dụng phép tu từ gì?
	A. So sánh	B. Nói quá	C. Nhân hoá	D. Liệt kê
12. Câu thơ"Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé" nên hiểu như thế nào?
	A. Đuôi cá màu vàng choé	B. Ánh trăng màu vàng choé
	C. Nước biển màu vàng choé	D. Mạn thuyền màu vàng choé.
13. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap tnghiem NV9.doc