Tổng hợp đề văn lớp 9

Tổng hợp đề văn lớp 9

Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

TL:- Người phụ nữ trung đại trong 2 TP mang những những nét đẹp của người phụ nữ truyền thống trong XH cũ: Công, dung, ngôn, hạnh.

+ Họ là những người phụ nữ thuỳ mỵ, nết na, tư dung tốt đep.

+ Là những người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu và đầy yêu thương.

+ Họ là nhữngôcn người hiếu thảo.

+ Quán xuyến công việc gia đình, đảm đang, tháo vát.

- Nhưng họ cũng tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ, chống lại bất công ở đời.

+ Nàng vũ Nương chống lại sự bất công đối với người phụ nữ của XH Pk nam quyền (từ chối không trở về trần gian).

+Nàng Kiều tìm mọi cách thoát khỏi số phận khổ đau do XH đồng tiền gây nên. Hình tượng Thúy Kiều thể hiện mơ ước về công lý và sự bình đẳng cho người phụ nữ trong XH PK đầy bất công.

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
TL:- Người phụ nữ trung đại trong 2 TP mang những những nét đẹp của người phụ nữ truyền thống trong XH cũ: Công, dung, ngôn, hạnh.
+ Họ là những người phụ nữ thuỳ mỵ, nết na, tư dung tốt đep.
+ Là những người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu và đầy yêu thương.
+ Họ là nhữngôcn người hiếu thảo.
+ Quán xuyến công việc gia đình, đảm đang, tháo vát.
- Nhưng họ cũng tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ, chống lại bất công ở đời.
+ Nàng vũ Nương chống lại sự bất công đối với người phụ nữ của XH Pk nam quyền (từ chối không trở về trần gian).
+Nàng Kiều tìm mọi cách thoát khỏi số phận khổ đau do XH đồng tiền gây nên. Hình tượng Thúy Kiều thể hiện mơ ước về công lý và sự bình đẳng cho người phụ nữ trong XH PK đầy bất công. 
Đề 2: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong XHPK, Nguyễn Du đã xót xa:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Bằng các TP đã học “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
TL: * Qua 2 TP đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
, ta cần làm rõ những nổi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu.
Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ PK nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
+ Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ mang trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
+ Chỉ vì lời con trẻ thơ ngây mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buọoc phải tìm đến cái chết để tự minh oan cho mình.
+ Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho Lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị XH lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
- Nàng Kiều lại là nạn nhân của XH đồng tiền đen bạc.
+ Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chìa lìa trong gia đình Kiều.
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
+ Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho MGS – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè mặc cả, ngã giá 
+ Cũng vì món lợi là đồng tiền mà MGS và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suet mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều điều phải tìm đến cái chết để giải mọi nổi oan ức, đẻ giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
Bài thơ Đồng chí
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đồng chí”. Hoàn cảnh sáng tác đó giúp em hiểu thêm gì về nội dung tư tưởng của tác phẩm này?
Gợi ý: Bài thơ Đ/c được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). Bài thơ được trích trong tập “Đầu súng trăng treo”
Hoàn cảnh sáng tác đó đã giúp ta hiểu sâu sắc về cuộc chiến đấu gian khổ của những người lính cụ Hồ và đặc biệt là tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng cao cả.
2. ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Đồng chí”
Bài thơ Đồng chí đã nói một cách giản dị mà sâu sắc về tình đồng chí đồng đội thắm thiết của những người lính vốn xuất thân từ nông dân. Một chủ đề rất mới mẻ lúc bấy giờ.
Nghĩa của từ đồng chí là người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Từ Đồng chí trong bài thơ là những người cùng chí hướng, cùng mục đích, lý tưởng cao cả, tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó, tình người sâu nặng.
3. Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bội đội trong thời kỳ đầu của cuộc KC chống TDP còn rất khó khăn, thiếu thốn”.
Em có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em. 
1. Yêu cầu về nội dung:
Bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.
* Nhận dịnh này có 2 nội dung cần làm sáng tỏ:
- Cơ sở hình thành tình đ/c sâu nặnh, thắm thiết của những người lính cách mạng.
+Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trử nên thân quen với nhau.
+ Tình đồng chí đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chícốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
+ Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gồm 2 tiếng “Đồng chí” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
- Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội của người lính trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ.
+ Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
+ Đồng chí, đó là sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
+ Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sỹ trong hioện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
 Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
 Gợi ý:
 I/ Tìm hiểu đề
 - Đề đã xác định hướng phân tích bài thơ: bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp.
 - Để tìm được ý cần đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi:
 + Tình đồng chí ấy biểu hiện cụ thể ở những điểm nào?
 + Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào thể hiện từng luận điểm đó?
 II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
 - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
 B- Thân bài:
 1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
 - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
 - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
 3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
 - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
 - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,)
 C- Kết bài :
 - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
 - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
Đề. Đoạn văn
 Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có gì đặc biệt ? Vị trí của dòng thơ ấy trong mạch cảm xúc của bài thơ ?
 Gợi ý :
 Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có một từ Đồng chí với một dấu chấm than. Hai tiếng ấy vang lên như một niềm xúc động sâu xa được thốt lên thành lời, đồng thời thể hiện niềm vui mừng, cảm động, tin tưởng với những người đồng đội khi đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của tình đồng chí.
 Những câu trước dòng thơ này là sự lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí. Còn sau dòng thơ này là những biểu hiện cụ thể , cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấy trong cuôc đời người lính.
Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí’ của Chính Hữu.
 * Gợi ý :
Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” vớia những ý cơ bản sau:
Giới thiệu Đòng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành quân.
Phân tích những đặc điểm của người lính:
* Những người nông dân áo vải vào chiến trường :
Cuộc trò chuyện giữa anh – tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi chân thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, nước mặn đồng chua. Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, cùng chung lí tưởng đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm hồn tự nhiên của họ.
* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :
- Tình đồng chí được nảy  ...  chung.
+ Cỏc nhà thơ đều dựng những hỡnh ảnh đẹp của thiờn nhiờn là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mỡnh.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với cỏc điệu dõn ca , đặc biệt là dõn ca miền Trung, cú õm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đỳng tõm trạng và cảm xỳc của tỏc giả : trầm lắng, hơi trang nghiờm mà tha thiết khi bộc bạch những tõm niệm của mỡnh. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống cú ớch, cống hiến cho đời một cỏch tự nhiờn như con chim mang đến tiếng hút. Nột riờng trong những cõu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cỏ nhõn trong quan hệ với cộng đồng. 
Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phự hợp với nội dung tỡnh cảm, cảm xỳc. Đú là giọng điệu vừa trang nghiờm, sõu lắng, vừa thiết tha thể hiện đỳng tõm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bỏc. Tõm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mói ở bờn lăng Bỏc và chỉ biết gửi tấm lũng mỡnh bằng cỏch hoỏ thõn hoà nhập vào những cảnh vật bờn lăng : làm con chim cất tiếng hút.
Câu 2. Đoạn văn
 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp – phân tích - tổng hợp, nội dung trình bày những cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
 Gợi ý:
 - Bố cục đoạn văn theo cách tổng - phân - hợp
 * Trình bày được những cảm nhận về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ. Có thể nói đến các ý sau:
 - Chỉ bằng vài nét, Thanh Hải đã phác hoạ bức tranh mùa xuân xứ Huế với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm đặc trưng của xứ Huế (dẫn chứng)
 - Bức tranh sống động với hình ảnh con chim chiền chiện và tiếng hót vang vọng, tươi vui.
 - Bức tranh đầy sức sống.
 Câu 3. Đoạn văn
 Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu trong câu thơ trên.
 Gợi ý:
 - Phát hiện được cách đặt câu đặc biệt của câu thơ là dùng đảo ngữ: từ “mọc” được đặt ở đầu câu.
 - Phân tích được giá trị của cách đặt câu đó:
 + Gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím à sức sống mãnh liệt của mùa xuân.
 + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên,thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân
 Đoạn tham khảo:
 Hình ảnh bông hoa tím biếc mọc lên giữa dòng sông xanh thật nổi bật, thật ấm áp. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu và cả bài thơ khiến ta thấy rõ hơn sự vươn lên khoẻ khoắn và sức sống mãnh liệt của bông hoa. Màu tím biếc của hoa và màu xanh của dòng sông thật hài hoà, đó là những gam màu dịu gợi lên trong mỗi chúng ta cái cảm giác dịu dàng, êm ái thanh bình biết bao. Trong khung cảnh thơ mộng đó bỗng vang lên tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
 Câu4. Đoạn văn
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên.
 Gợi ý:
 - Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của nhà thơ, ví dụ:
 + Đó là nguyện ước hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời chung.
 + Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.
 + Ước nguyện đó vô cùng cao đẹp.
 + Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời – Thế nhưng hiến dâng, hào nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người
 Tham khảo:
 Trong cái ước mơ chung cho đất nước, nhà thơ cũng gửi gắm niềm mơ ước riêng thật giản dị:
Ta làm con chim hót
Một nốt trầm xao xuyến
 Không mơ ước ngững gì to tát, cao siêu ; nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót để cất lên tiếng hót lảnh lót như con chim chiền chiện, góp phần làm cho mùa xuân quê hương thêm rạo rực, sống động. Nhà thơ nguyện làm một cành hoa, một cành hoa nhỏ bé trong trắng tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân quê hương đất nước. Thế rồi không mơ làm một nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm nhường làm một nốt trầm xao xuyến lòng người. Nốt trầm ấy có thể chỉ là một nốt phụ nhưng không thể thiếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản hoà ca. Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị nhưng không kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ
 Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta ; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người : tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước!
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
 Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ? Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “Mùa xuan nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có một mùa xuân lớn lao của dân tộc. Thế nhưng, có lẽ điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, gái cũng như trai. Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiến tuyệt đối! Phải chăng đó chính là lẽ sống đầy trách nhiệm mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta?
 Câu 5. Tập làm văn
 “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
 Gợi ý:
 A- Mở bài :
 - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.
 - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)
 B- Thân bài :
 * Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.
 1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.	
 Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.
 - Điệp ngữ “Ta làm”, “Ta nhập vào” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
 - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị.
 + “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.
 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
 - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời
 + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. 
 - ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.
 - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.
 + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
 + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
 - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
 - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.
 GV mở rộng:
 Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sâu, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương, ồn ào.
 * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
 Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
 C- Kết bài :
 - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
 - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_de_van_lop_9.doc