Báo cáo Dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn khoa học

Báo cáo Dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn khoa học

Năng lượng là: dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá năng lượng.

 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là: sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3270Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Báo cáo lý thuyết chuyên đề
“dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn khoa học”
 Môn: Khoa học 
 Người báo cáo: Trương Thị Oanh
 Ngày báo cáo: 22 / 10 / 2010
 Giáo viên tổ: 4 - 5
 Trường Tiểu học Hồng Quang
A. Đặt vấn đề.
1. Cơ sở lý luận: 
	Năng lượng là: dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá năng lượng.
	Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là: sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
	Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày càng cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng ngày một cao. 
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
	Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan tâm từ sớm. Ngày 03/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai Nghị định số 102/2003/NĐ-CP, ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, một hoạt động trọng tâm là “xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy tích hợp, lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học”.
	Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở các cấp học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
	Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một cách bền vững về sinh thái.
	Mục đích của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề năng lượng.
	Sự cần thiết phải giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì sự hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và huỷ hoại môi trường sinh thái. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về năng lượng, tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sự phát triển bền vững.
2. Cơ sở thực tiễn.
 Những năm gần đây, được sử chỉ đạo của cấp trên, nhiều giáo viên tiểu học đã rất quan tâm đến việc dạy tích hợp, lồng ghép sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các tiết học. Thông qua các tiết học ở trên lớp, giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng ở ngay trong gia đình, ngay trong lớp, trong trường học. Hơn nữa, các em còn phải biết tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh cùng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng dạy tốt việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các môn học một cách hấp dẫn, thiết thực, lôi cuốn học sinh trong giờ học và cùng tích cực tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Xuất phát từ lí do đó, tổ 4-5 chúng tôi tiến hành làm chuyên đề về Dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn Khoa học” giúp đem đến cho giáo viên bậc tiểu học hiểu rõ hơn về năng lượng, các phương pháp giảng dạy để dạy tích hợp, lồng ghép tốt việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh của mình. 
B. Giải quyết vấn đề.
Trong trường Tiểu học, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được dạy tích hợp qua nhiều môn học từ lớp 1 đến lớp 5 như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí), Thủ công - Kĩ thuật và Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong chuyên đề này, tôi chỉ đề cập đến việc giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả trong môn Khoa học.
1. Mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học trong môn Khoa học.
Để dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, mỗi giáo viên cần nắm được mục tiêu chung của việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết hiệm và hiệu quả trong trường Tiểu học và trong môn Khoa học, đó là:
* Giúp cho HS có những kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Năng lượng và năng lượng sạch.
- Các nguồn năng lượng như mặt trời, gió, điện, nước, dầu mỏ, than đá, khí đốt và vai trò của chúng đối với sản xuất và đời sống hàng ngày.
- Thực trạng sử dụng năng lượng của con người.
- Thực trạng nguồn năng lượng của nước ta.
- Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nhà, ở trường và địa phương.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay trong trường lớp, gia đình và địa phương... để phát triển bền vững.
* HS bước đầu có khả năng:
- Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh, thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Có khả năng tham gia một số hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi do nhà trường tổ chức.
- Làm những việc tiết kiệm năng lượng ở ngay trong lớp học, trong sinh hoạt gia đình : tắt quạt, bóng điện khi không sử dụng hay không cần thiết, đun nước, nấu cơm bằng rơm rạ có sẵn, hoặc đun than, ga cho lửa vừa, ...
- Biết tận dụng những năng lượng có khả năng tái sử dụng: năng lượng mặt trời, năng lượng gió để phơi khô quần áo, hong khô thóc lúa, rơm rạ, ...
- Sử dụng những vật dụng gia đình tiêu tốn nhiều điện năng một cách hợp lí: bàn là, máy giặt, máy sấy tóc, siêu nước điện, bếp từ, ...
- Tuyên truyền, thuyết phục bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh cùng sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Phương thức tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học qua môn Khoa học.
2.1. Khái niệm tích hợp:
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn Khoa học là sự hoà trộn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.2. Các nguyên tắc tích hợp:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
3. Hình thức và phương pháp dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Khoa học.
3.1. Hình thức:
	Tích hợp, lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng vào môn Khoa học cũng như các môn học khác, đều có 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
a. Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục tiết kiệm năng lượng.
b. Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục tiết kiệm năng lượng.
c. Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lôgic với nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng.
Như vậy, việc nắm được mục tiêu của mỗi bài học là rất quan trọng, nó giúp GV xác định được mức độ tích hợp, lồng ghép; đồng thời đưa ra nội dung tích hợp riêng cho từng bài và giáo dục HS theo mục tiêu của bài.
Nội dung và mức độ tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong từng bài học môn khoa học lớp 4, 5.
Lớp 4
Bài
Nội dung tích hợp, lồng ghép
Mức độ tích hợp, lồng ghép
Bài 24:Nước cần cho sự sống
HS biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào. Từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
Liên hệ
Bài 28: Bảo vệ nguồn nước
HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Bộ phận
Bài 29: Tiết kiệm nước.
HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
Toàn phần
Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
HS biết cách sử dụng các vật dẫn nhiệt và cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt năng.
Liên hệ
Bài 53: Các nguồn nhiệt
HS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.
Bộ phận
Lớp 5
Bài
Nội dung tích hợp, lồng ghép
Mức độ tích hợp, lồng ghép
 41:Năng lượng mặt trời
- Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động ... của con người có sử dụng năng lượng mặt trời.
Toàn phần
 42-43: Sử dụng năng lượng chất đốt
- Công dụng của một số loại chất đốt.
- Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. 
Toàn phần
44. Sử dụng năng lượng gió và năng lương nước chảy.
- Tác dụng của năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
Toàn phần
 45. Sử dụng năng lượng điện 
- Dòng điện mang năng lượng.
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. 
 Liờn hệ 
 48. An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
- Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập, cháy. 
- Các biện pháp tiết kiệm điện.
Liờn hệ
Toàn phần
63. Tài nguyên thiên nhiên
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên
Bộ phận
 64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Tác động của con người đối vưói tài nguyên thiê nnhiên và môi trường. 
 Liờn hệ
 65. Tác động của con người đến môi trường rừng. 
- Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Tác hại của việc phá rừng.
 Liờn hệ 
 67. Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
- Nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Tác hại của ô nhiễm không khí và nước.
 Liờn hệ
 68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường
 Bộ phận
2.2. Phương pháp
Một số phương pháp dạy học có thể tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Khoa học là:
a. Phương pháp tham quan, điều tra thực tế: 
 GV có thể cho học sinh tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên. Nó giúp học sinh kiểm nghiệm được các kiến thức đã học ở trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát tiển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b. Phương pháp thí nghiệm:
	Giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh quan sát, dễ tiếp thu.
c. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
	Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết kiệm gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ.
d. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống: 
	Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở cấp tiểu học cần đạt tới đích là để học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, xã.
e. Phương pháp nêu gương:
	GV thường xuyên nhận xét việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm qua hành vi cụ thể của các học sinh trong lớp và nhận xét, đánh giá, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp, trong trường ...
4. Những yêu cầu khi dạy học tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn Khoa học.
- Xác định đúng mức độ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi bài học.
- Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần gắn với nội dung bài học.
- Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quan trọng nhất là giúp các em tìm ra các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả, qua các bước:
+ HS tìm hiểu thực trạng nguồn năng lượng ở địa phương, nước ta hiện nay.
+ HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
+ HS tìm ra các biện pháp khắc phục thực trạng đó.
- Cho HS liên hệ thực tế việc sử dụng năng lượng ở xung quanh các em: lớp học, trường học, gia đình, địa phương để giáo dục các em có hiệu quả hơn.
- Với một số bài học có thể cho các em thực hành tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học hay trong trường (không sử dụng quạt, bóng điện khi không cần thiết; tắt điện, quạt khi xuống hoạt động tập thể; tắt điện, quạt khi ra về, ...).
- Khi tìm hiểu nội dung của các tranh, ảnh trong bài, nếu có liên quan đến vấn đề năng lượng, GV nên kết hợp tìm hiểu kiến thức với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để bài học diễn ra tự nhiên, không nên để đến cuối bài học đó mới đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tiết dạy.
- Với những bài mà nội dung tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng ở mức độ liên hệ thì GV cần phải chọn đúng thời điểm để liên hệ sao cho lôgic với bài học.
C. Kết luận.
 Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống của con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do vậy, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học là hết sức cấp bách và cần thiết.
Do đặc thù, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai,... Để chuyển tải được nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả tới HS một cách hữu hiệu, GV cần lựa chọn cách tiếp cận hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó, GV cần tìm hiểu những vấn đề năng lượng liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến bài học để khai thác nội dung tích hợp triệt để nhất. Không chỉ vậy, mỗi GV phải có ý thức và những việc làm cụ thể trở thành thói quen việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để học sinh noi theo.
 Hồng Quang, ngày 22 tháng 10 năm 2010
 TM. BGH 
 Người viết 
 Trương Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • doctich hop long ghep giao duc su dung nang luong tiet kiem va co hieuqua trong mon khoa hoc cho hsth.doc