Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2011 (tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2011 (tiết 2)

. Kiến thức

- Nêu được khái niệm quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể.

 2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh

 3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

 

doc 49 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2011 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2011 Ngày dạy: 3/2/2011
Tiết 47
Bài 47 QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
 3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ : H 47 SGK
 - Hs Đọc bài trước ở nhà, kẻ bảng 47.1 SGK vào vở
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Bài cũ: Giới giệu chương mới
 2. Bài mới 
Trong tự nhiên tồn tại các hệ sinh thái, các hệ sinh thái khác nhau luôn có sự đặc trưng về quần thể sinh vật, quần xã sinh vật,... Vậy, QTSV là gì? Nó có những đặc trưng cơ bản nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu.
- HS tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày.
 Đáp án chuẩn: 2, 5 là QTSV.
+ Vì sao 1, 3, 4 không phải là QTSV?
+ Thế nào là QTSV? Lấy ví dụ?
Hoạt động 2
GV yêu cầu Hsn/cứu sgk
+ Thế nào là tỷ lệ giới tính?
+ Tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Tỷ lệ giới tính có ý nghĩa gì đối với QTSV?
+ Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này ntn? ( Tuỳ loài điều chỉnh tỷ lệ đực cái )
- GV yêu cầu HS quan sát H 47 SGK
 + So sánh tỷ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở H 47 sgk ?
( H.A Tỷ lệ sinh cao,số lượng cá thể phát triễn mạnh .
 H.B Tỷ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định 
 H.C Tỷ lệ sinh thấp,Số lượng cá thể giảm
 + Trong quần thể có những nhóm tuổi nào ?
 + Nêu ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi?
- Hs n/ cứu các thông tin SGK
+ Thế nào là mật độ?
+ Mật độ có ý nghĩa gì?
+ Trong Sx nông nghiệp cần có biện pháp kỷ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp ?
+ Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào ?
+ Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất ? Vì sao
( Mật độ vì tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào mật độ )
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm thực hiện lệnh.
- Các nhóm thảo luận, trình bày, GV đưa đáp án.
 +Số lượng cá thể của QTSV tăng và giảm khi nào?
 + Môi trường ảnh hưởng tới sinh vật ntn? 
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
I. Thế nào là quần thể sinh vật?
*Kết luận: 
- QTSV là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái bình thường.
- VD Rừng cọ , Đồi chè
II. Đặc trưng cơ bản của quần thể
a. Tỷ lệ giới tính
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể. Trung bình tỷ lệ này là 50/50, tuy nhiên, có một số loài tỷ lẹ này có thể là 40/60 hoặc 60/40.
- Tỷ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
b. Thành phần nhóm tuổi
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Làm tăng khối lượng của QT.
- Nhóm tuổi sinh sản: Làm tăng số lượng của QT.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: Không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của QT.
c. Mật độ của QT
- Mật độ là số lượng (khối lượng) cá thể sinh vật trong một đơn vị diện tích (thể tích).
- VD: SGK
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào 
 + Chu kỳ sống của sinh vật
 + Nguồn thức ăn của quần thể
 + Yếu tố thời tiết, hạn hán
3. ảnh hưởng của môi trường đến QTSV
- Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng của QTSV.
+ Số lượng cá thể tăng khi thức ăn dồi dào, chổ ở rộng rãi, khí hậu thuận lợi.
+ Số lượng cá thể giảm khi thức ăn khan hiếm, nơi ở chật chội, khí hậu khắc nghiệt.
*Kết luận chung: SGK
3. Củng cố
- QTSV là gì? Lấy ví dụ minh hoạ?
- QTSV có những đặc trưng cơ bản nào?
4. Hướng dẫn về nhà
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 48, kẻ bảng 48.1 - 2 vào vở.
Ngày soạn: 28/2/2011 Ngày dạy: 3/2/2011
Tiết 48
Bài 48 QUẦN THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của QT người liên quan đến dân số.
- Giải thích được vấn đề dân số trong phát triển xã hội.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
 3. Thái độ
- Xây dựng ý thức về kế hoạch hoá gia đình và thực hiện pháp lệnh dân số.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ : H 48 SGK
- Bảng phụ : Nội dung bảng 48 .1 SGK
- Tư liệu dân số ở VN
 - Hs đọc bài trước ở nhà, kẻ bảng 48.1 - 2 SGK vào vở
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Bài cũ
+ Quần thể sinh vật là gì? QTSV có những đặc trưng nào?
+ Sữ dụng bài tập 2 sgk
 2. Bài mới 
ĐVĐ Con người có tạo nên các quần thể được không? Vì sao? Quần thể người có gì khác so với các QTSV khác?
Hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu.
- HS tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày.
GV đưa đáp án chuẩn.
+ Vì sao có sự khác nhau này?
HS tự rút ra kết luận cần thiết
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS quan sát quan sát H48 sgk, nghiên cứu thông tin, hoàn thành bảng 48.2.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng, lên bảng trình bày.
- GV sửa bài, công bố đáp án chuẩn.
Các nước có dân số trẻ có những luận lợi và thách thức nào?
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
 + Tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội?
+ Để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng dân số quá nhanh các quốc gia cần làm gì?
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
1. Sự khác nhau giữa quần thể người và các quần thể sinh vật khác.
*Kết luận: 
Ngoài những đặc trưng sinh học như các quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có các đặc trưng xã hội,kinh tế, văn hoá , giáo dục,...
- Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể
2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- Nhóm tuổi trước lao động: dưới 15 tuổi
- Nhóm tuổi lao động: 15 - 64 tuổi
- Nhóm tuổi sau lao động: trên 65 tuổi
- Có hai dạng tháp tuổi: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già.
3. Tăng dân số và phát triển xã hội
*Kết luận:
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
- Mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lý và thực hiện pháp lệnh dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
*Kết luận chung: SGK
3. Củng cố
- Quần thể người có gì khác so với QTSV? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quần thể người ,dân số, và phát triển xã hội ?
4. Hướng dẫn về nhà
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 49, xem lại bài 47.
Ngày soạn: 4/3/2011 Ngày dạy: 7/3/2011
Tiết 49
Bài 49 QUẦN XÃ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức 
- Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt được quần xã với quần thể.
- Hiểu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã sinh vật.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
 3. Thái độ
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
 II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên - Tranh vẽ : H.49.1 - 3 SGK.
 - Học sinh Đọc bài trước ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ 
 + Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
 + Lấy ví dụ về các quần thể sinh vật có thể có trong một cái ao?
 2. Nội dung bài mới 
ĐVĐ Các quần thể sinh vật nói trên có mối quan hệ gì với nhau hay không? Tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong ao đó được gọi là gì?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
GV y/cầu Hs quan sát hình 49.1 - 2
 + Kể tên các quần thể sinh vật có trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển?
 + Hãy so sánh với quần thể sinh vật và trả lời câu hỏi: Thế nào là quần xã sinh vật?
HS tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày.
HS tự rút ra kết luận cần thiết
Hoạt động 2
GV treo bảng 49 SGK, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Những dấu hiệu điển hình của quần xã là gì? 
+ Những dấu hiệu đó thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS quan sát H.49.3, nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế địa phương, trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 148.
- Các nhóm thảo luận. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày mỗi ví dụ. Tự rút ra kết luận.
GV lấy thêm một vài ví dụ, phân tích để làm rõ kết luận
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
1. Thế nào là quần xã sinh vật?
*Kết luận: 
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Do đó, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Dấu hiệu cơ bản của quần xã là số lượng và thành phần các loài sinh vật trong quần xã.
+ Số lượng các loài được đánh giá qua độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp.
+ Thành phần các loài được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.
3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
*Kết luận:
- Sự cân bằng sinh học được duy trì khi số lượng cá thể của các quần thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường
*Kết luận chung: SGK
 3. Củng cố
- So sánh sự khác nhau giữa quần xã và quần thể sinh vật?
- Bài tập: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã không có ở quần thể
 a. Mật độ b. Tỷ lệ tử vong
 c. Tỷ lệ đực cái d. Tỷ lệ nhóm tuổi
 e. Độ đa dạng x
 4. Hướng dẫn về nhà
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 50.
Ngày soạn: 4/3/2011 Ngày dạy: 7/3/2011
Tiết 50
Bài 50 HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, phân biệt được các kiểu hệ sinh thái.
- Biết được các chuổi và lưới thứ ăn, vận dụng được vào thực tiễn sản xuất.
 2. Kỹ năng
 - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
 3. Thái độ
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Giáo viên: Tranh vẽ : H.50.1 - 2 SGK.
 - Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Bài cũ
 + Quần xã sinh vật là gì? Lấy ví dụ minh hoạ ?
 + Kể tên các loài sinh vật, nêu mối quan hệ giữa các sinh vật, Xác định khu vực sống của quần xã.
 2. Bài mới 
ĐVĐ Thực chất mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với khu vực sống là gì?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS quan sát H50.1 sgk , trả lời các câu hỏi lệnh SGK trang 150.
+ Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái ?
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào ?
+ Cây rừng có ý nghĩa ntn đối với đời sống động vật rừng ?
+ Động vật rừng có ảnh hưởng ntn tới thực vật ?( Thụ phấn,bón phân ..)
+ Nếu như rừng bị cháy điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ?
+ Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới có đặc điểm gì ?
+ Thế nào là hệ sinh thái ? Cho ví dụ
+ Em hãy kể tên các hệ sinh thái mà em biết ?(Mô hình nông-lâm-ngư)
+ HST hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào ?
- HS tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày.
HS tự rút ra kết luận cần thiết
Hoạt động 2
GV yêu cầu H ... n định
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Quần xã sinh vật biển
- Quần xã rừng ngập mặn
Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã. Các sinh vật trong HST có sự tác động lẫn nhau và tác động với các NTVS của môi trường
- HST rừng mưa nhiệt đới
- HST rừng ngập mặn
- HST nông nghiệp
 V.Kinh nghiệm
Ngày soạn :6/5/11
Ngày giảng: /5/11
Tiết 69
Bài 65 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
	- HS hệ thống hoá kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào .
	- HS biết vân dụng kiến thức vào thực tế .
 2. Kĩ năng 
	- Rèn kĩ năng tư duy , so sánh , tổng hợp 
	- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức 
II. Chuẩn bị 
	GV : Nội dung các bảng từ 64.1 đ 64.5 vào vở học bài .
	Ôn tập lại chương trình THCS
III.Tiến trình lên lớp 
	1. ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ 
	 GV : Kể tên nội dung chính đã học trong chương trình THCS
	3.Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr. 194 .
 - Cho biết chức năng của hệ cơ quan ở thực vật và người .
 - Theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu .
- Chữa bài bằng cách các nhóm treo bảng phụ đ lớp theo dõi .
- Nhận xét đánh giá hoạt động nhóm đ Giúp đỡ HS hoàn thiên kiến thức .
+ Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
Hoạt động 2
- Hoàn thành nội dung ác bảng 65.3đ 65.5
- Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật .
- Chữa bài như ở hoạt động 1 .
- Đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức .
 * GV lưu ý : Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào , đặc điểm quá trình nguyên phân giảm phân .
I. Sinh học cơ thể .
* Kết luận :
 Kiến thức như SGV 
II. Sinh học tế bào .
* Kết luận :
 Nội dung trong các bảng như SGV .
 3. Củng cố 
	GV nhận xét kết quả hoạt động nhóm của các nhóm .
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
	Ôn tập kiến thứ trong chương trình sinh học 9 
	Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr. 194 + 195 .
 IV. KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/5/11
Ngày giảng: /5/11
Tiết 70
Bài 66 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
	HS hệ thống hoá được kiến thức về sinh học cơ bản tòn cấp THCS 
	HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế .
 2. Kĩ năng 
	Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
	Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp 
	Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức .
II. Chuẩn bị 
	GV : Nội dung bảng từ 66.1 đ 66.5 vào vở học bài .
	HS : Kẻ sẵn bảng ở nhà .
III. Tiến trình lên lớp 
	1. Ổn định lớp .
	2. Kiểm tra bài cũ .
	 GV : Kiểm tra việc ke bảng của HS ở nhà .
	3. Bài mới .
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung 
- Cho HS chữa bài và trao đổi toàn lớp .
- Nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm , bổ sung thêm kiến thức còn thiếu .
- Nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3 .
- Yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST nhận biết được dạng đột biến .
Hoạt động 2
+ HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr . 197.
- Chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên máy chiếu .
- Tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh và nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung .
- Tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 
*Lưu ý : HS lấy VD để nhận biết quần thể quần xã với tập hợp ngẫu nhiên .
I. Di truyền và biến dị .
* Kết luận :
 Kiến thức ở các bảng trong SGV .
II. Sinh vật và môi trường 
* Kết luận :
 Kiến thức trong các bảng như SGV .
 3.Củng cố 
	GV Có thể kiểm tra HS bằng các câu hỏi : Trong chương trình THCS em đã học được những gì ?
 4.Hưỡng dẫn học ở nhà .
	Kiến thức chương trình THCS .
	Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho học kiến thức sinh học THPT
 IV. KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 1 Sắp xếp các sinh vật sau đây vào nhóm sinh vật biến nhiệt ,nhóm sinh vật hằng nhiệt : Chim bồ câu,cá sấu ,ếch ,chó sói, Cây bạch đàn, Sán dây, Cá voi xanh, cú mèo, dơi, cá chép
Câu 2 Hãy sắp xếp các ví dụ sau theo từng nhóm quan hệ giữa sinh vật với sinh vật: 1. Cỏ dại và lúa; 
2. Cáo với gà; 
3. Cá ép đực bám vào cá ép cái khi di chuyển; 
4. Nấm và tảo sống cùng nhau hình thành địa y; 
5. Cây tơ hồng sống trên hàng chè tàu; 
6. Cá ép bám vào rùa khi di chuyển; 
7. Cây phong lan sống trên cây đa.
8.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu
9. Dê và bò cùng ăn trên một đồng cỏ
- Hổ trợ cùng loài: 3.
- Cộng sinh: 4 , 8 .
- Hội sinh: 6, 7.
- Cạnh tranh: 1.
- Kí sinh: 5.
- Sinh vật ăn sinh vật khác: 2 , 9
 ĐỀ 1
I-TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,5 điểm)
Câu 1:(1,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu :
1-Trong tự nhiên, mật độ quần thể không cố định mà phụ thuộc theo:
A. Mùa. C. Chu kì sống của sinh vật.
B. Năm. D. Cả a,b,c.
2- Mật độ quần thể giảm khi:
 A. Nguồn thức ăn giảm. C. Khi tỉ lệ tử vong cao hơn tỉ lệ sinh.
B. Nơi ở chật chội và có bệnh dịch. D. Cả a,b,c.
3-Ô nhiễm môi trường do nguyên nhân chủ yếu là:
 A. Con người gây ra. B. Động vật gây ra.
 C. Cháy rừng gây ra. D. Núi lửa hoạt động.
Câu 2 (2 điểm) Kể tên 5 mối quan hệ của các sinh vật khác loài và sắp xếp các ví dụ sau đây theo từng mối quan hệ:
 A. Cơ thể địa y bao gồm tảo và nấm.
 B. Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó cá được đưa đi xa.
 C. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
 D. Hươu, nai và hổ cùng sống chung một cánh rừng, số lượng hươu nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
 E. Rận và bét sống trên da trâu bò.
II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Có một quần xã gồm các loài sinh vật sau: Cây cỏ, dê, cáo, hổ, thỏ, gà, diều hâu.
a-Vẽ lưới thức ăn của quần xã .
b- Trong lưới thức ăn trên có mấy chuỗi.
c- Xác định mắt xích chung của lưới. 
Câu 2 (1,5 điểm)Nêu khái niệm môi trường? Kể tên từng loại môi trường và cho ví dụ về các sinh vật sống trong từng môi trường.
Câu 3 (2 điểm) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
ĐỀ 2
 I-TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(3,5 điểm)
Câu 1(1,5 điểm)Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu :
 1-Trong tự nhiên, tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo:
A. Loài. C. Các điều kiện môi trường.
B. Nhóm lứa tuổi. D. Cả a,b,c.
 2- Mật độ quần thể tăng khi: 
 A. Nguồn thức ăn tăng. C. Khi tỉ lệ tử vong thấp hơn tỉ lệ sinh.
 B. Nơi ở rộng rãi, không bệnh dịch D.Cả a,b,c 
 3-Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường:
 A. Trồng nhiều cây xanh.
 B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
 C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
 D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
Câu 2 (2 điểm) Kể tên 5 mối quan hệ của các sinh vật khác loài và sắp xếp các ví dụ sau đây theo từng mối quan hệ:
A. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
C. Địa y sống bám trên cành cây.
D. Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
E. Dây tơ hồng sống trên cây nhãn.
II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Có một quần xã gồm các loài sinh vật sau: Cây cỏ, rắn, thỏ, ếch, chuột, châu chấu, cú.
Vẽ lưới thức ăn của quần xã .
Kể tên các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
Xác định mắt xích chung của lưới.
Câu 2( 2 điểm) Nhân tố sinh thái là gì? có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Kể tên các nhân tố sinh thái trong từng nhóm.
Câu 3 ( 2 điểm) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( ĐỀ 1)
I -TNKQ:(3,5 điểm)
 Câu 1(1,5 điểm) 1-d 2-d 3-a ( Mỗi ý 0,5 điểm)
 Câu 2( 2 điểm)
 - Cộng sinh: A - Hội sinh: B - Ký sinh: E
 - Sinh vật ăn sinh vật khác: D - Cạnh tranh: C
 ( Mỗi ý 0,4 điểm )
II. TỰ LUẬN ( 6,5 điểm)
 Câu 1: (2,5 điểm) 
Lưới thức ăn:(1,5 điểm)
 Dê Hổ
Cây cỏ Thỏ Cáo
Gà Diều hâu
Có 5 chuỗi thức ăn. (0,5 điểm)
Mắt xích chung: (0,5 điểm) Thỏ, Gà , Cáo , Hổ.
Câu 2: ( 1,5 điểm)
- Khái niệm: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,bao gồm tất cả ngững gì bao quanh chúng.
0,5đ
-Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước: VD... ...
+ Môi trường trong đất: VD... ..
+ Môi trường trên mặt đất và không khí: VD.. ..
+ Môi trường sinh vật: VD.. .. ..
1đ
Câu 3:( 2 điểm)
-Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:
+Do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Do sử dụnghoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
+ Do sử dụng chất phóng xạ.
+ Do thải các chất thải rắn.
+ Do vi sinh vật sinh sống trong các chất thải như: Phân, rác, nước thải sinh hoạt...
1 đ
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất:
+Dự báo khoa học.
+Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức.
+Xây dựng nơi quản lý các chất gây nguy hiểm cao.
+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
1đ
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( ĐỀ 2)
I-TNKQ:(3,5 điểm) 
 Câu 1 (1,5 điểm) ( Mỗi ý 0,5 điểm )
 1-d 2-d 3-a 
 Câu 2 (2 điểm) Mỗi ý 0,4 điểm)
 + Cộng sinh: B
 + Hội sinh: C
 + Ký sinh: E
 + Sinh vật ăn sinh vật khác: A
 + Cạnh tranh: D 
B- TỰ LUẬN: ( 6,5 điểm)
 Câu 1: (2,5 điểm) 
Lưới thức ăn: (1,5 điểm)
 Châu chấu ếch nhái 
Thực vật Chuột Rắn
Thỏ Cú mèo
Có 4 chuỗi thức ăn.(0,5 điểm)
Các mắt xích chung là: chuột , Rắn ,Cú mèo.(0,5 điểm)
Câu 2:(1,5 điểm)
Khái niệm : Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
0,5đ
Có 2 nhóm nhân tố:+ Nhân tố vô sinh: VD.. ..
 + Nhân tố hữu sinh:- Con người
 -Động vật, Thực vật.. ..
1đ
Câu 3: (2 điểm)
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 
1đ
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Xây dựng nhà máy xử lý rác và tái chế rác.
+ Chôn lấp và đốt cháy rác hợp lý khoa học
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Giáo dục để nâng cao nhận thức.
+ Quản lý chặt chẽ các chất gây nguy hiểm.
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 9 T4770NT72.doc