Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 37- Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 37- Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

. Kiến thức

- Biết được khái niệm thoái hóa giống.

- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.

2. Kỹ năng

- Giải thích vì sao cấm anh chị em có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời kết hôn(Con sinh ra sinh trưởng yếu, khả năng inh sản giảm, quái thai dị tật bẩm sinh

 

docx 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 37- Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/01/2011 
Ngày giảng: 3/ 01/2011
Tiết 37- Bài 34
Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
- Biết được khái niệm thoái hóa giống.
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2. Kỹ năng
- Giải thích vì sao cấm anh chị em có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời kết hôn(Con sinh ra sinh trưởng yếu, khả năng inh sản giảm, quái thai dị tật bẩm sinh
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin đọc sách giáo khoa và ví dụ tự thu thập được để tìm hiểu mối quan hệ cùng loài và khác loài.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích và Tìm hiểu bộ môn.
II. Chuẩn bị
 1. GV: H34. 1, 34. 3.
 2. HS: Bài mới
III. Phương pháp: Trực quan, phân tích, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy học:
1. ổn định (1 phút) 9A1 / ; 9A2 / , 9A3 / , 9A4 / , 9A5 / 
2. Kiểm tra (3 phút):
3. Bài mới
*Mở bài: Trong thực tế ở động vật, Thực vật nếu chúng tự thụ phấn và giao phối gần qua nhiều thế hệ → hiện tượng thoái hóa giống........
	HĐ1.Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa(10 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu và biết được cách tạo dòng thuần, thực hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối cận huyết ở độnGVật
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- Cho quan sát H 34. 1 hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở ngô→ Trả lời các câu hỏi ∇ SGK,
? Hiện tượng thoái hoá là gì?
? Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây trồng biểu hiện như thế nào?
? Lấy thêm một số ví dụ thực tế?
- Cho quan sát H34.2.
? Giao phối gần là gì? Hậu quả của việc giao phối gần ở động vật?
? Hãy lấy thêm một số ví dụ thực tế?
- Gọi 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Mở rộng KT.
- GV nhận xét, KLchung .
I. Hiện tượng thoái hóa.
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn
- Các cá thể ở thế hệ có sức sống kém dần (phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết...)
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật
a) Giao phối gần
- Giữa các con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
b) Thoái hoá do giao phối gần
- Sinh trưởng, phát triển khá yếu, khả năng sinh sản giảm, quái dị, dị tật bẩm sinh, chết non...
	HĐ 2. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa(18 phút)
- Mục tiêu: HS biết được những nguyên nhân gây thoái hoá ở thực vật và động vật.
- Cho quan sát hình H.34 đọc tên hình, chú thích.
 +Màu vàng: Tỷ lệ dị hợp
 +Màu xanh: Tỷ lệ đồng hợp (lặn, trội)
- Dựa vào H.34 Trả lời câu hỏi phần ∇ SGK - 100.
? Qua các thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần tỷ lệ đồng hợp và dị hợp biến đổi ntn
+Tỷ lệ(đồng hợp trội = lặn↑), Tỷ lệ dị hợp ↓.
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?(Gen lặn(đồng hợp) biểu hiện TT xấu). 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét kết quả (Dựa hình 34.3) " chốt KT 
- GV mở rộng: ở 1 số loài ĐV gen lặn không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thóai hóa(do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần(VD gà, chim câu).
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa
-Tự thụ phấn cây trồng và giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
- Nguyên nhân do các gen lặn có hại gặp nhau → thể đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình gây hiện tượng thoái hoá:
	HĐ3. Tìm hiểu vài trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc & giao phối gần trong chọn giống (7 phút)
- Mục tiêu: HS trình bày vai trò của phương pháp tự thụ phấn & giao phối gần trong chọn giống.
-Yêu cầu nghiên cứu SGK. ĐọcqSGK, trả lời q và câu hỏi:
? Thế nào là dòng thuần chủng(Dòng thuần có KG đồng hợp.)
? Kiểu gen của dòng thuần chủng?(AA, aa)
? Tại sao tự thụ phấn và giao phối gần" hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được con người sử dụng trong chọn giống. (Xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn(TT xấu). con người dễ dàng loại bỏ các TT xấu và giữ lại các TT mong muốn và từ đó tạo được dòng thuần).
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
- Tạo dòng thuần có kiểu gen đồng hợp →Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
- Phát hiện các kiểu gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
 - Dùng để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. 
4. Tổng kết (3 phút)
- Hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần dẫn đến hậu quả gì? Giải thích nguyên nhân?
- Để tránh hiện tượng thoái hoá ở cây trồng và vật nuôi người ta làm thế nào
5. Hướng dẫn học (2 phút) 
- Nghiên cứu trước bài 35.
 - Kẻ bảng theo hướng dẫn.
Hình
a, c
b
- Số. lượng hạt
- KT bắp:

Tài liệu đính kèm:

  • docx37.docx