Báo cáo tham luận phương pháp ôn luyện tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn THCS

Báo cáo tham luận phương pháp ôn luyện tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn THCS

 Học sinh đang theo học lớp 9 chắc không khỏi lo lắng cho việc ôn tập cuối cấp THCS để bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10.Thực tế cho thấy việc ôn thi môn Ngữ Văn đối vơí nhiều em không mấy dễ dàng, các em rất lúng túng, không có phương pháp ôn tập. Kì thực nếu biết cách học thì môn học này sẽ rất dễ dàng, không trở thành áp lực nặng nề cho các em. Nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm trong bài Bàn về đọc sách:" Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh"tự tiêu hao lực lượng". Vậy việc ôn luyện đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhằm giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn THCS và có điều kiện luyện tập thêm các bài tập thường gặp để các em năm vững một cách thuần thục. Đó là những điều kiện cần thiểt trước khi dự thi tuyển sinh lớp 10. Vậy phương pháp ôn luyện như thế nào cho có hiệu quả? Trong quá trình ôn tập cho học sinh , tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ.

 I. Ôn tập củng cố kiến thức.

 1. Phần Tiếng Việt:

Ở lớp 9 phần kiến thức Tiếng Việt không nhiều, không khó, các em chỉ cần nắm thật chắc nội dung từng đơn vị kiến thức là được. Chương trình SGK lớp 9 đã chú trọng hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt toàn cấp học qua những bài tổng kết ở cả học kì I, học kì II. Các em có thể lập những bảng hệ thống kiến thức lí thuyết theo từng phần (VD Bảng ôn tập kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1572Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tham luận phương pháp ôn luyện tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Thị xã Cẩm Phả
Trường THCS Trọng Điểm
BÁO CÁO THAM LUẬN
Phương pháp ôn luyện tuyển sinh vào 10
môn Ngữ Văn THCS.
 Học sinh đang theo học lớp 9 chắc không khỏi lo lắng cho việc ôn tập cuối cấp THCS để bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10.Thực tế cho thấy việc ôn thi môn Ngữ Văn đối vơí nhiều em không mấy dễ dàng, các em rất lúng túng, không có phương pháp ôn tập. Kì thực nếu biết cách học thì môn học này sẽ rất dễ dàng, không trở thành áp lực nặng nề cho các em. Nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm trong bài Bàn về đọc sách:" Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh"tự tiêu hao lực lượng". Vậy việc ôn luyện đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhằm giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn THCS và có điều kiện luyện tập thêm các bài tập thường gặp để các em năm vững một cách thuần thục. Đó là những điều kiện cần thiểt trước khi dự thi tuyển sinh lớp 10. Vậy phương pháp ôn luyện như thế nào cho có hiệu quả? Trong quá trình ôn tập cho học sinh , tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ.
	I. Ôn tập củng cố kiến thức.
	1. Phần Tiếng Việt:
ở lớp 9 phần kiến thức Tiếng Việt không nhiều, không khó, các em chỉ cần nắm thật chắc nội dung từng đơn vị kiến thức là được. Chương trình SGK lớp 9 đã chú trọng hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt toàn cấp học qua những bài tổng kết ở cả học kì I, học kì II. Các em có thể lập những bảng hệ thống kiến thức lí thuyết theo từng phần (VD Bảng ôn tập kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng).
2. Phần Văn học:
 Đối với các bài đọc, hiểu văn bản các em phải thuộc lòng cả bài thơ. Với truyện, các em cần đọc thật kĩ để nắm vững nội dung cốt truyện, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nắm được bố cục của tác phẩm. Cần tóm tắt được truyện theo nhiều cách: tóm tắt thật ngắn gọn chừng 10 dòng, rồi tóm tắt dài hơn bằng miệng bằng những tình tiết cơ bản của truyện, thậm chí thuộc những câu, đoạn quan trọng để khi làm bài lấy đó làm dẫn chứng trực tiếp thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
 Cần nắm chắc những thông tin về tác giả, tác phẩm theo chú thích và phần kết quả cần đạt, phần ghi nhớ trong SGK.Và một điều không thể không làm đó là nắm chắc những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm . Để nhớ những kiến thức này một cách học rất đơn giản là dùng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy.Có thể làm sơ đồ toàn bài rồi tỉa riêng từng ý lớn, ý nhỏ để nắm chi tiết. Học theo cách này giúp các em chắt lọc, tinh giản kiến thức cơ bản nhất của cả bài. Các em chỉ cần dùng giấy nháp làm hai đến ba lần là sẽ nắm được toàn bài. Các em cũng có thể dùng sơ đồ ngang để diễn giải cụ thể từng ý. Sơ đồ ngang sẽ giúp các em nhớ ý chi tiết hơn.VD sơ đồ ngang cho một ý lớn bài Mùa xuân nho nhỏ.
 * Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên.
	+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
 - Hình ảnh dòng sông xanh,bông hoa tím-> đảo ngữ..-> bức tranh xuân tươi tắn, trong sáng đầy sức sống.
 - Âm thanh tiếng chim chiền chiện : trong trẻo rộn rã , tươi vui...
 + Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân: 
- Ơi, chi mà...-> tiếng gọi ngọt ngào mến thương bộc lộ sự rung động mãnh liệt của nhà thơ...
- Từng giọt long lanh rơi...-> Âm thanh tiếng chim chiền chiện
 ->ÂD CĐCG: thính giác->thị giác-> xúc giác-> cảm nhận tinh tế->
 -> Cảm xúc say sưa , ngây ngất thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ.
Khi nắm vững kiến thức cơ bản rồi, các em có thể tự bổ sung, mở rộng kiến thức bằng cách đọc tài liệu tham khảo. Những tài liệu viết chắc, viết hay của Nhà xuất bản GD. Việc đọc sách tham khảo là vô cùng cần thiết, vì chẳng nhữngcác em năm kiến thức sâu hơn mà còn học được kĩ năng phân tích, bình giảng những chi tiết hay của các nhà phê bình có uy tín. Cần tránh việc dùng tài liệu là những bài văn mẫu rồi học thuộc từng bài. Như thế chẳng những không nắm vững kiến thức cơ bản mà còn bị động khi đề bài thay đổi cách diễn đạt, nội dung bài cũng thay đổi theo. 
 	Với phần kiến thức này GV có thể hướng dẫn học sinh ôn theo từng văn bản cụ thể như trên hoặc hướng dẫn các em hệ thống lại kiến thức theo từng mảng hay chủ đề: Văn học Trung đại, Văn học Hiện đại.. VD phần trung đại thì chủ đề về vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm CNCGNX và qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học...
	II. Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào các dạng bài cụ thể
	1. Dạng bài cảm thụ 
 Điều khó khăn với các em là dạng bài tập cảm thụ thường có trong các đề thi. GV yêu cầu các em hãy nắm thật chắc kiến thức về các biện pháp tu từ (về khái niệm, các kiểu loại, tác dụng) để tránh nhầm lẫn giữa biện pháp này và biện pháp khác. Sau đó hướng dẫn cách làm theo các bước:
 *Bứơc 1: 
 + Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu.
 + Tìm nội dung chính của đoạn thơ chứa phép tu từ.
 *Bứơc 2:
 + Tìm những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ(văn)
 + Xác định từ ngữ có phép tu từ đó
 *Bước 3:
 + Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của đoạn thơ(văn).
 + Trong đó phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng cảm xúc cho người đọc.
 *Bước 4:
 +Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
	2. Dạng bài nghị luận	
Có 2 dạng bài chính là NLXH và NLVH.
 a- NLXH không phải là kiểu bài mới, nhưng được đưa chính thức vào cấu trúc đề thi. Khác với nghi luận VH thường giới hạn trong phạm vi các tác phẩm văn học đã được qui định trong hướng dẫn ôn tập, NLXH vô cùng đa dạng phong phú về vấn đề, khó có thể lường trước được yêu cầu nghị luận sẽ hướng vào vấn đề xã hội gì .Vì thế, không nên"học tủ".
Để làm tốt phần thi này, lưu ý HS một số vấn đề sau:
 (-) Dạng bài NLXHHTĐS:
 * Tích luỹ thông tin : hầu như tất cả những vấn đề NLXH đều gắn với những vấn đề "nóng" của đời sống XH. Bởi thế, để giải quyết được những tình huống khác nhau, HS phải thưòng xuyên tích luỹ thông tin, hiểu biết những vấn đề đang diễn ra trong c/s bằng cách đọc sách báo, tài liệu. Trong thời đại bùng nổ thông tin này có cả một "ngàn lẻ" cách cho các em tiếp cận, tìm hiểu thơì sự. Những gì mình đọc được nên ghi lại dể có dịp sử dụng, không nên ỉ vào khả năng của trí nhớ, khi đã ghi chép, thì những hiểu biết thực tế sẽ thẩm thấu vào chúng ta, trở thành kiến thức xã hội của ta, đến khi sử dụng vào bài nghị luận, những hiểu 
biết đó sẽ được tái hiện một cách nhuần nhuyễn, thuyết phục.
 * Thận trọng phân tích đề để xác định đúng những yêu cầu của đề:
gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, suy ngẫm về yêu cầu của đề bài, sau đó lập dàn ý cho bài viết.
 * Xây dựng dàn ý 
 - Mở bài:cần nêu được tính cấp thiết của VĐNL, bàn bạc.
 - TB: có 4 ý chính,
 + Thực trạng của vấn đề cần nghị luận
 + Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy
 + Hậu quả hoặc kết quả của v/đ XH đó.
 + Biện pháp khắc phục hoặc giải quyết cho sự phát triển của xã hội
 - KB: nêu lên suy nghĩ, quan điểm khái quát của mình về vấn đề cần nghị luận, rút ra bài học cho bản thân.
 * Khéo léo lồng ghép, đưa dẫn chứng khi viết.
 * Chú ý đầu tư cho những ý nêu giải pháp, biện pháp khắc phục thực trạng và những ý thể hiện quan điểm chủ quan của người viết. Đây là những ý thể hiện đậm nét tư chất, năng lực, hiểu biết, trình độ nghị luận xã hội của người làm bài. Nếu chúng ta biết cách đầu tư thoả đáng cho những ý này, bài NLXH sẽ có chiều sâu của trí tuệ, sẽ được nâng tầm và đương nhiên là được điểm cao.
(- )Bài văn NLXHTTĐL: 
- Những lưu ý chung: Đề bài NLTTĐL khá đa dạng, cần tránh học tủ, điều quan trọng nắm được kĩ năng làm bài. Đề bài thể hiện trong dạng thức đề thi có đề thể hiện rõ yêu cầu NL, có đề chỉ đưa ra vấn đề NL mà không đưa ra vấn đề cụ thể nào. Có đề nêu trực tiếp vấn đề NL, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề NL qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện...Chú ý các bước cơ bản của bài văn NL về một TTĐL. Đây cũng là trình tự thể hiện hệ thống lập luận trong bài viết. HS cần tuân thủ những hướng dẫn quan trọng trong SGK để nắm chắc kĩ năng làm bài. GV hướng dẫn các bước cơ bản:
 + Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 + Nêu những biểu hiện, phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận
 + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động
HS cần chú ý với 2 dạng đề về một TTĐL.(dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp- Dạng đề trong đó TTĐL được nói tới một cách gián tiếp.)
Một điều cần lưu ý là không được sa vào phân tích câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản...như một bài nghị luận văn học.
ở dạng bài này GV chú ý rèn cho học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn có tích hợp với vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt như: Đoạn văn có sử dụng câu ghép, đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp...
	b. Dạng bài NLVH: Điều trước tiên là các em cần nắm vững lí thuyết từng kiểu bài, từng dạng bài. Không nắm được lí thuyết, việc thực hành sẽ rất khó khăn.
 Khi nắm chắc lý thuyết, nắm vứng kiến thức cơ bản của bài đọc-hiểu văn bản thì việc viết bài là không khó. Trước tiên các em tập viết bài phân tích toàn bộ tác phẩm (nếu là thơ), nếu là truyện thì tập phân tích nhận vật chính, sau đó mới làm đến các dạng khác. Trên cơ sở viết tốt các bài cụ thể, các em tìm các bài có cùng đề tài, chủ đề , tập xâu chuỗi các tác phẩm như vậy bằng các đề cụ thể.Ví dụ như: Hình ảnh người lính Cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật; Bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy cận và truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long...Đây là dạng đề giúp các em tổng hợp kiến thức theo từng giai đoạn, từng thời kì, từng mảng hay chủ đề văn học.
 Muốn viết tốt bài văn NLVH, điều trước tiên phải có kiến thức văn bản, vững lí thuyết để có kĩ năng xử lí tốt kiến thức. Tuỳ từng cách diễn đạt của đề bài mà gia giảm lượng kiến thức cho phù hợp. 
 Thứ hai, các em cần nắm chắc phương pháp viết đoạn văn, cách triển khai ý lớn, ý nhỏ; nắm được các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh một cách nhuần nhuyễn; biết vận dụng nhiều cách lập luận như nêu giả thiết, so sánh-đối chiếu; biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm...hợp lí. Nếu các em tự làm được mỗi bài đọc-hiểu một bài viết cơ bản là phân tích bài thơ hay tác phẩm truyện, rồi tự tìm những đề có cách diễn đạt khác (có sẵn trong SGK) hoặc tự ra những đề bài rồi định hướng cách làm thì các em đã hòan toàn chủ động trong mọi tình huống.
 Trên đây một vài kinh nghiệm nhỏ mong góp một phần cùng các đồng chí giúp các em ôn thi môn Ngữ văn tốt hơn.
 Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chúng ta tìm được nhiều phương pháp tối ưu để giúp HS ôn tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.
	Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Hội nghị!
 Cẩm Phả, ngày 15/2/2012
 GV thực hiện
 Phạm Thị Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docCP.doc