Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Đông Cao

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Đông Cao

 Mục tiêu chung

- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách HCM - sự kết hợp hài hòa giữa truyền thồng và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.

- Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vân dụng trong giao tiếp.

- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 

doc 33 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Đông Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 8/ 2009
Ngày giảng: 17/8/2009
Tuần 1
Bài 1
Mục tiêu chung
Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách HCM - sự kết hợp hài hòa giữa truyền thồng và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vân dụng trong giao tiếp.
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Tiết 1, 2
Văn bản: phong cách hồ chí minh
 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp HS:
1. Nội dung:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. 
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích, tổng hợp, cảm thụ tác phẩm.
3. Giáo dục:
 - Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: + Thiết kế giáo án, phiếu học tập.
	+ Những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
- HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
	+ Sưu tầm những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức
 9A tổng số Vắng 9c tổng số vắng 
 2. Kiểm tra 
Kiểm tra sách, vở, bài soạn của HS
 3. Bài mới.
 HĐ1 Gới thiệu bài: HCM - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người Anh hùng của cách mạng Việt Nam – một danh nhân văn hóa thế giới. Người mang đậm phong cách hài hòa giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. vẻ đạp phong cách đố đã được Lê Anh Trà làm sáng tỏ qua văn bản “ PCHCM”
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? tác giả văn bản “ PCHCM” là ai?
? Văn bản được trích teong tác phẩm nào?
- GV hướng dẫn đọc
Đọc chậm rãi, nhấn mạnh vào những từ ngữ thể hiện phong cách HCM.
- GV đọc mẫu
- HS đọc
- Tìm hiểu các chú thích 1, 3, 4, 9, 12.
? Văn bản gồm mấy đoạn, chia mấy phần, nội dung từng phần?
4 đoạn, 2 phần
Phần 1 đ1: Vẻ đẹp PCHCM
Phần 2 đ2 đến đoạn 4: Vẻ đẹp phong cách sống HCM
? văn bản viết về nội dung gì, thuộc chủ đề gì?
? Căn cứ vào nội dung và chủ đề phản ánh của văn bản, văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
? Kể tên một số văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình?
Lớp 6: Động Phong Nha; Cầu long Biên
Lớp 7: Cổng trường mở ra; Mẹ tôI; Cuộc chia tay của những con búp bê
Lớp 8: Thông tin về ngày trái đất năm 200; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số
? Nhắc lại chủ đề của các văn bản trên?
- Đề cập đến những vấn đề thường nhật của cuộc sống
GV giới thiệu thêm về văn bản nhật dụng hs sẽ được học ở lớp 9:
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và pt của trẻ em
Bàn về đọc sách
Tiếng nói của văn nghệ
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- HS đọc từ đầu đến "rất hiện đại"
? Hồ Chí Minh đã làm thế nào để tìm ra văn hoá thế giới?
( Đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều văn hoá phương Đông, phương Tây)
? Trong hành trình đi tìm đường cứu nước bác đã đi những đâu
- ĐI qua nhiều nước từ châu á sang châu phi
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết trong bài Người đi tìm hình của nước: 
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, Châu Phi:
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
? Theo em, việc đi nhiều nước có tất yếu đem đến vốn hiểu biết văn hoá các nước không? Vậy Bác đã làm gì để có vốn văn hóa của các nước. 
( Không. Phải có sự tìm hiểu, tiếp thu)
? Bác đã tìm hiểu và tiếp thu vốn văn hóa của các nước trên thế giới bằng cách nào?
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (Bác nói và viết giỏi 7 ngôn ngữ; biết 29 ngoại ngữ. Một số tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng nước ngoài là: Thơ chữ Hán( Nhật ký trong tù; bản án chế độ thực dân Pháp- tiếng Pháp)
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi
? Bác đã làm những công việc gì ở nước ngoài trên hành trình tìm đường cứu nước?
- Phục vụ trên tàu; phụ bếp; cào tuyết ở trường học; viết báo, kịch, vừa lao động vừa kiếm sống:
CLV đã viết trong bài Người đi tìm hình của nước:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng bác chồng lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ,
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
- Học hỏi nghiêm túc: đi đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
? Người tiếp thu tri thức văn hóa nhân loại như thế nào?
-Tiếp thu cái đẹp ,cái hay, phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
- Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
- Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế( Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được)
? Việc tiếp xúc với nhiều tri thức văn hóa trên thế giới đã cho người vốn tri thức năn hóa như thế nào?
 ( Vốn trí thức sâu rộng)
? Qua các cách tiếp xúc văn hóa của Người cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách HCM?
- Có nhu cầu cao về văn hóa, ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa, có quan điểm văn hóa rõ ràng, vừa kế thừa, vừa phát triển các giá trị văn hóa.
? Theo em, điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hóa HCM là gì?
- Điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
? Từ đó em hiểu thêm gì về vẻ đẹp phong cách văn hóa HCM?
- Sự kết hợp đan xen bổ xung, sáng tạo hài hòa hai nguồn văn hóa nhân loại và dân tộc( 1 mặt là tinh hoa Lạc Hồng, một mặt là tinh hoa nhân loại đã tạo lên phong cách Người, đan xen PCVH Phương Đông, PTây, cổ điển, hiện đại, vĩ đại- bình dị
? Để làm sáng rõ vẻ đẹp PCVHHCM tác giả đã dùng những phương pháp thuyết minh nào?
( kết hợp giữa kể và bình luận) 
? Hãy chỉ ra các câu ( đoạn) bình luận trong đoạn văn đó.
( Những điều kì lạ... rất hiện đại)
? Theo em các PPTM đó đã đem lại hiệu quả gì cho phần đầu bài viết này?
- Đảm bảo tính khách quan cho nội dung trình bày, khơi gợi cảm xúc tự hào, niềm tin ở người đọc.
? Trong cuộc sống hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
- Bản thân em đã tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
I/ vài nét về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
-Lê Anh Trà
2. tác phẩm
- Xuất xứ(SGK)
- Bố cục: 2 phần
- Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp phong cáchvăn hóa HCM 
- Bác có vốn tri thức văn hóa uyên thâm và sâu rộng.
- Đó là phong cách văn hóa rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại
Tiết 2.
Hoạt động của thây và trò
Nội dung
GV: ở phần đầu văn bản, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ quá trình tiếp thu văn hóa mhaan loại tạo nên một phong cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại của HCM.
HS đọc phần 2
? Nội dung chính của đoạn này là gì?
? Tác giả đã thuyết minh pc sống của HCM trên những khía cạnh nào?
- ăn, ở, mặc, tư trang, đồ dùng
? Nơi ở và nơi làm việc của Bác có gì đặc biệt?
- chiếc nhà sàn gỗ nhỏ bên cạnh chiếc ao, vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, làm việc và ngủ.
 ( HS quan sát kênh hình t6)
GV: Lần đầu tiên trong lịch sử VN và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ Tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “ cung điện “ của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
- Liên hệ những ngày Bác sống tại chiến khu Việt Bắc ở hang Pắc Pó, lán Nà Lừa, Lán Tỉn Keo, khi về thủ đô thì ở nhà sàn
? Em có nhận xết gì về nơi ở, nơi làm việc của Bác ? Em có biết những câu thơ nào viết về sự giản dị của Bác về nơi ở?
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
..cháo bẹ măng tre
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
. . mấy áo sờn
( Theo chân Bác - Tố Hữu)
? Bác mặc như thế nào? 
- Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp như của các chiến sĩ trường sơn.
GV kể về cách mặc của Bác: 
? Nhận xét về trang phục của Bác?
? Bữa ăn của Bác như thế nào?
- Đạm bạc với các món ăn dân tộc ko cầu kỳ: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
? Tư trang, đồ dùng của Người gồm những gì?
- ít ỏi, một chiếc va li con con với vài ba bộ quần áo, vài kỷ niệm của cuộc đời Bác.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ tác giả dùng để thuyết minh về pc sống của Bác?
- ngôn ngữ giản dị, cách nối dân dã( chiếc, vẻn vẹn) không cầu kỳ
? Tác giả còn sử ụng pp thuyết minh nào ngoài cách sử dụng ngôn ngữ giản dị?
- kể, liệt kê, cụ thể, chính xác những khía cạnh đời sống sinh hoạt của Bác + với những lời bình
? Qua đó em nhận ra vẻ đẹp nào trong pc sống của HCM
GV: Đây không phảI là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ. Cũng không phảI là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Mà đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cáI đẹp là sự giản di, tự nhiên.
? Cách sống cả Bác gợi cho em tình cảm gì đối với Bác?
- Cảm phục, kính trọng.
? Ngoài những thông tin tác giả viết trong văn bản, em còn biết những mẩu chuyện nào khác kể về cách sống giản dị của Người?
HS kể
GV: Giới thiệu về bản di chúc của Bác.
? Có rất nhiều nhà thơ đã viết về sự giản dị, thanh cao trong cách sống của Người. Vậy em biết những câu thơ, bài thơ nào?
- Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
 Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
ánh đèn khuya còn sáng trên đồi
Nơi đây có một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả cuộc đời là của nước non.
Bác để tình thương cho chúng con
Cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
Gv: Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của những nhà hiền triết xưa trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đó là vẻ đẹp của cuộc sống gắn bó với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Theo tác giả cách sống của Bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
Quan niệm thẩm mĩ: quan niệm về cái đẹp
Với Bác sống giản dị như thế là cái đẹp
Mọi người đều nhận thấy sống như thế là sống đẹp
? Tại sao tác giả lại khẳng định rằng, lối sống đẹp của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
- Thông thường sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những bon chen, những tình toán vụ lợi, tâm hồn sẽ được thanh thản, hạnh phúc
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu những ham muốn, bệnh tật, thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
? Qua cách trình bàycủa tác giả về phong cách s ... ần bảo vệ hoà bình như thế nào?
( Đem tiếng nói đòi hỏi một thế giới không có vũ khí.)
- Để kết thúc bài viết, tác giả có lời đề nghị gì?
- Qua phân tích bài văn , hãy giải thích nhan đề của tác phẩm.
- Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu văn bản
- GV khái quát
HĐ3. Luyện tập
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu
- HS trình bày
- Nhận xét 
III. Tìm hiểu văn bản
3. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
* Y tế:
- 10 tàu chiến sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét và cứu được 14 triệu trẻ em
* Tiếp tế thực phẩm
- 149 tên lửa MX số ka lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng
- 27 tên lửa MX = tiền nông cụ cho các nước nghèo để có thực phẩm trong 4 năm
* Giáo dục:
- Hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ đẻ xoá nạn mù chữ toàn thế giới
4. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên
- Tiêu diệt nhân loại
- Tiêu huỷ mọi sự sống
- Đẩy sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu
5. Nhiện vụ đấu tranh cho thế giới hoà bình
- Có thái độ tích cực, chủ động đòi hỏi một thế giới không có vũ khí
- Sáng tạo: mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau chiến tranh hạt nhân.
* Ghi nhớ
V. Luyện tập
4. Củng cố
- HS trưng bày tranh sưu tầm có nội dung chiến tranh và hoà bình - có lời thuyết minh nội dung các bức tranh đó
- Với tình hình thế giới hiện nay, theo em, mỗi chúng ta cần có phương hướng hành động như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
 Tiết 8
Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự
- Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: +Thành ngữ, tục ngữ nói về tế nhị trong giao tiếp
 + Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
- HS: Soạn bài
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất như thế nào?
9 tổng số Vắng Dạy 
9 tổng số Vắng Dạy 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về phương châm quan hệ
HS: Đọc ví dụ
GV: Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt" để chỉ tình huống hội thoại nào?
GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
GV: Qua đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp
HS: Tránh nói lạc đề
HS: Đọc ghi nhớ ( SGK)
HĐ2: HS tìm hiểu về phương châm cách thức
GV: Thành ngữ "Dây cà ra dây muống" chỉ cách nói như thế nào?
- "Lúng búng như ngậm hột thị" chỉ cách nói như thế nào?
GV: Những cách nói như thế ảnh hưởng như thế nào trong giao tiếp?
GV: Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
HS: Đọc câu "Tôi đồng ý... ông ấy"
(SGK- T.22)
GV: Có thể hiểu câu nói trên theo mấy cách?
HS: Cách 1: đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
Cách 2: tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác 
GV: Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế nào?
GV: Như vậy, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
HS: Đọc ghi nhớ ( SGK - T. 22)
HĐ3. Tìm hiểu về phương châm lịch sự
HS: Đọc truyện
GV: Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy đã nhận được từ người kia một cái gì đó? 
HS: Phân tích thái độ hai người
GV: Qua truyện, em rút ra bài học gì?
HS: Đọc ghi nhớ
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
HS: Đọc các câu ca dao - tục ngữ
GV: Qua những câu tục ngữ - ca dao đó, cha ông ta khuyên dạy điều gì?
GV: Tìm thêm một số câu ca dao - tục ngữ tương tự?
( . Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn ... dễ nghe
. Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho ngôi tấm lòng)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2
GV: Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
HS: Đọc yêu cầu
HS: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Mỗi từ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
HS đọc yêu cầu bài tập
HS thảo luận
Nhóm 1 - 2 : ý, a
 3 - 4: ý, b
 5 - 6: ý, c
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
I. Phương châm quan hệ
*Ví dụ
- Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói một phách không thống nhất, không ăn nhập với nhau.
=> Giao tiếp không thành công, xã hội trở nên rối loạn
* Ghi nhớ (SGK)
II. Phương châm cách thức
*Ví dụ1 
- Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà
- Lúng búng như ngập hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không dành mạch
-> Người nghe khó tiếp nhận thông tin.
* Ví dụ 2.
- Có thể hiểu câu trên theo hai cách khác nhau.
-> Tránh nói mơ hồ
* Ghi nhớ (SGK)
III. Phương châm lịch sự
* Truyện: Người ăn xin
* Ghi nhớ ( SGK- T. 23)
IV. Luyện tập
Bài tập 1. (T. 23)
- Khuyên: trong giao tiếp cần nhã nhặn, lịch sự
Bài tập 2 ( T. 23)
a. Nói mát
b. Nói hớt
c. Nói móc
d. Nói leo
e. Nói ra đầu ra đũa.
- Phương châm lịch sự: a, b, c, d
- Phương châm cách thức: e
Bài tập 4 ( T.23)
a. Tránh hiểu là không tuân thủ phương châm quan hệ
b. Khi buộc phải nói điều mà xẽ làm tổn thương người đối thoại -> giảm nhẹ ảnh hưởng 
( phương châm lịch sự)
c. Báo cho người đối thoại biết là họ vi phạm phương châm lịch sự, cần chấm dứt ngay.
4. Củng cố
- Các phương châm: quan hệ, cách thức, lịch sự
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Làm bài tập 5 ( T. 24)
- Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả...
Tiết 9.
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
I. Mục tiêu biểu đạt
Giúp HS: 
- Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với các yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay
- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
	9C Tổng số 44 Vắng	Ngày dạy
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
 HĐ1. Tìm hiểu về các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- HS đọc văn bản
- Vì sao văn bản có nhan đề "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"?
( Trọng tâm của bài thuyết minh: đặc điểm, công dụng của cây chuối trong đời sống Việt nam)
- Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
+ Đặc điểm sinh sống?
( . Đi khắp Việt Nam... núi rừng
. Cây chuối rất ưa nước -> "con đàn cháu lũ")
+ Công dụng của: cây, lá, gốc, hoa, quả?
( Cây chuối là thức ăn... hoa quả)
+ Các loại quả và công dụng?
( chuối xanh để nấu thức ăn
chuối chín để ăn
chuối thờ)
GV: Bài văn thuyết minh còn sử dụng các yếu tố miêu tả
- Chỉ ra các yếu tố miêu tatrong bài.
( thân cây: nhẵn bóng, lá xanh mướt, bạt ngàm vô tận)
. Buồng chuối: dài, trĩu xuống
. Quả: ngọt ngào, hương thơm hấp dẫn)
- Em thử lược bỏ các ếu tố miêu tả trong bài văn -> Nhận xét
- Miêu tả có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong bài văn thuyết minh?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK - T. 25)
HĐ2. Luyện tập
- HS đọc yêu cầu
- HS bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:
Nhóm 1: Lá chuối tươi
Nhóm 2: Lá chuối khô
Nhóm 3: Nõn chuối
Nhóm 4: Bắp chuối
Nhóm 5: Quả chuối
Nhóm 6: Thân cây chuối có hình dáng...
- HS đọc đoạn văn
- Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- HS đọc văn bản "Trò chơi ngày xuân"
- Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
* Văn bản: cây chuối trong đời sống Việt nam
+ Thuyết minh
- Đặc điểm sinh sống
- Công dụng 
+ Cây, lá, gốc, hoa
+ Các loại quả, công dụng
+ Miêu tả.
- Thân cây chuối
- Buồng chuối
- Quả chuối
II. Luyện tập
Bài 1 ( T. 26)
- Thân cây chuối: có hình trụ nhẵn bóng, từng bẹ ôm khít với nhau.
- lá chuối tươi xanh mướt xoè rộng như mhững chiếc quạt
- Lá chuối khô chuyển sang màu nâu nhạt
- Quả chuối khi xanh vỏ xanh bóng, khi chín có màu vàng óng...
Bài tập 2 ( T. 26)
Bài tập 3 ( T. 26)
- Những con thuyền thúng nhỏ... trữ tình
- Lân được trang trí công phu... hoạ tiết đẹp.
- Hai tướng... được che lọng.
- Những con thuyền lao vút... đôi bờ sông.
4. Củng cố
Điền bảng 21 ( C ) trang 20 ( Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9 nhà xuất bản giáo dục) - bảng phụ
- Vai trò, ý nghĩa của các yếu miêu tả trong bài văn thuyết minh?
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miếu tả trong văn bản thuyết minh.
Tiết 10.
luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong
văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Vận dụng viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: đọc, Chuẩn bị bài
III. Các hoạt độngdạy học
1. Tổ chức
	9C Tổng số 44 Vắng	Ngày dạy
2. Kiểm tra: Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dán ý.
- GV chép đề lên bảng
- Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Cụm từ "con trâu ở làng quê Việt nam" bao gồm những ý gì? 
- Có thể hiểu đề muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không?
- Nội dung cần thuyết minh ở phần mở bài là gì?
- HS thảo luận ( trình bày phiếu học tập) 
- Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì?
- Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam trên những lĩnh vực nào?
( Làm ruộng, lễ hội, trẻ thơ... )
+ Nội dung cần thuyết minh cho từng lĩnh vực?
Có thể sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào?
. ý nghĩa của các hình ảnh trâu gắn bó với tuổi thơ: Biểu tượng cho cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, khái quát ( bảng phụ)
Phần kết bài cần trình bày nội dung gì?
HĐ2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
Nhóm 1 - 2 : Con trâu trong nghề làm ruộng
Nhóm 3 - 4 : Con trâu trong một số lễ hội
Nhóm 5- 6 : Con trâu gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn
- HS ở mỗi nhóm trình bày bài viết.
- HS nhận xét
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có)
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
* Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề thuyết minh: con trâu trong đời sống Việt Nam 
- Nội dung: vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề làm ruộng của người Việt Nam
2. Lập dàn ý 
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( kết hợp tả hình dáng con trâu)
* Thân bài
- Con trâu trong nghề làm ruộng:
+ Cày ruộng
+ Chở lúa
+ Trục lúa
( Miêu tả: Trâu trong từng công việc)
- Con trâu trong một số lễ hội
+ Chọi trâu
+ Đâm trâu
( Miêu tả: trâu trong từng hoạt động)
- Con trâu với tuổi thơ
+ Trẻ chăn trâu thổi sáo
+ Trẻ chăn trâu đọc sách
+Trẻ chăn trâu thả diều
-> ý nghĩa của các hình ảnh đó
(Miêu tả: các hình ảnh trên)
* Kết bài
- Thái độ của người viết
- Tình cảm của người nông dân Việt Nam với con trâu.
II. Viết bài 
4. Củng cố
- Khẳng định vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Luyện viết doạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
- Chuẩn bị bài: Tuyên bố thế giới với sự sống còn...

Tài liệu đính kèm:

  • docv9 tuan 1-2.doc