Bộ 40 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9

Bộ 40 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9

Câu 1: (1 điểm)

Cho biết hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm)

Chép thêm hai câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 3: (2 điểm)

Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên?

 

doc 128 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 50Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 40 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ 40 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT TRẢNG BÀNG
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (4 điểm)
Đọc hai câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
Câu 1: (1 điểm)
Cho biết hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1 điểm)
Chép thêm hai câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 3: (2 điểm)
Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên?
II.PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm)
Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
 Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
	A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
	B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
	C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
	D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?
	A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên. 
C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động. 
Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. 
 C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. 
Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
 “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
	- Hà, nắng gớm, về nào” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
 A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
	B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
	C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
	D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.
	a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
	b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
	c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Câu 6 (5.0 điểm).
 	Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. 
HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
 Họ và tên thí sinh:...SBD..
ĐÁP ÁN
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 
1
2
3
4
Đáp án 
A
D
C
B

 II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 5
a) 
- Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”.
- Tác giả là Nguyễn Duy.

0.5
0,5
b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc.
0.5
c) 
- Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc.
- Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. 
+ Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng(d/c)
+ Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

1.5
Câu 6
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng.
- Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai.
0.5
B. Thân bài
 1. Khái quát: 
- Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai. 

0.5
2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai:
 * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư.
 * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến:
- Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). 
- Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi.
- Những ngày ở nhà: 
 + Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng).
 + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến.
 + Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
- Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng).
3. Đánh giá về nghệ thuật:
- Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói.
- Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.
1,0
2,0
0.5

C. Kết bài:
 Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai.
0.5

 Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng nhũng bài viết sáng tạo, có chất văn.
Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5.
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 2: (2 điểm) Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào? 
Câu 3: (1điểm) Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại
a. Về khuya, đường phố rất im lặng.
b. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Câu 4(5 điểm)
- Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp . Trong buổi sinh hoạt đó , em đã phát biểu kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2 điểm)
Về nội dung: (1 điểm)
Bức tranh hiện thực về Xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người
Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong Xã hội Phong kiến
Lên án chế độ Phong kiến vô nhân đạo
Cảm thương trước số phận bi thảm của con người.
Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính
Về nghệ thuật: (1 điểm)
Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. 
Với Truyện Kiều ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. 
Với Truyện Kiều nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người 
Câu 2 (2 điểm)
Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện
- Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp (1 điểm)
- Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay (1 điểm) 
Câu 3 (1 điểm)
Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng ( 0,5 điểm)
Dùng sai từ “ cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động ( 0,5 điểm)
Câu 4 (5 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức
+ Bài có đầy đủ ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài 
+ Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn ; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành.
+ Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.
b. Yêu cầu về nội dung
- Kết hợp tốt các yếu tố: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
 Sau đây là các ý cơ bản :
Mở bài (1 điểm) 
Giới thiệu chung về tiết học
Tiết ...ngày thứ 7 tuần...tại phòng học ,lớp 9..đã tổ chức buổi sinh hoạt
Thân bài (3 điểm) 
- Bạn lớp trưởng chủ trì cuộc họp( 0,5 điểm)
- Buổi họp bình xét hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi có nhiểu ý kiến phát biểu (0,75 điểm)
- Em đưa ra ý kiến thuyết phục và khẳng định Nam là người bạn tốt. ( 2 điểm)
+ Nam ít nói , chăm chỉ học tập , Nam học rất giỏi 
+ Nam thường giảng bài giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên
+ Nam từng mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi bóng đá , đi tắm bể bơi
+ Một số bạn trong lớp hiểu lầm cho là Nam mách lẻo để nịnh hót .Tôi thiết nghĩ Nam nói với cô giáo là việc lên làm vì có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm để sửa chữa tiến bộ
 Kết bài (1 điểm) 
- Khẳng định tình bạn trong sáng phải luôn giúp đỡ.
c. Hướng dẫn chấm điểm 
 - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt suôn sẻ, mạch lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng các yếu tố , miêu tả và nghị luận với miêu tả nội tâm vào bài tự sự một cách linh hoạt.Trình bày sạch đẹp.
 - Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo được các sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng, có cảm xúc. Có vận dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả vào bài.
 - Điểm 2-3: Bài viết đáp ứng 1/2 nội dung yêu cầu. Mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm được rõ cách làm, ....
 - Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng. 
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút

Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: 
Văn bản "Con chó Bấc " trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" thuộc thể loại :
A. Tùy bút.  ... ch từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định thể thơ.
c. Chép lại câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
d. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ.
Câu 2 (3 điểm)
Trong Truyện Kiều có hai câu thơ:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Ngữ Văn 9 – Tập I )? Nêu nội dung chính của hai câu thơ vừa chép? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du?
Câu 3 (3 điểm)
Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn Du đã từng viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
a. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên?
b. Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nay?
Câu 4 (2 điểm):
Miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều, Nguyễn Du viết:
... "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh..."
(SGK Ngữ văn 9- tập 1)
Khi chép lại hai câu thơ này để phân tích, một bạn học sinh đã chép nhầm từ "hờn" trong câu thơ thứ hai thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng việc chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ?
Đáp án
Câu 1. (2 điểm)
a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Chị em thúy Kiều. Thuộc tác phẩm Truyện Kiều. Tác giả là Nguyễn Du (0,75 đ)
b. Xác định thể thơ: Lục bát (0,25 đ)
c. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (0,5 đ)
d. Một thành ngữ có trong đoạn thơ: nghiêng nước nghiêng thành, (0,5 đ)
Câu 2 (3 điểm)
Chép đúng hai câu thơ: (0,5 đ)
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Hai câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân cũng là cây cầu, dòng nước nhưng tất cả hình ảnh đều mang dáng dấp nho nhỏ, phảng phất nỗi buồn của lòng người. (1,5 đ)
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du: Cảnh vật hiện lên mang đầy tâm trạng. (Cảnh được nhìn qua tâm trạng của nhân vật). Đó là tài năng trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du (1 đ)
Câu 3 (3 điểm)
a. Giải thích ý thơ: (1 đ)
Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.
b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:
Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa (1 đ)
Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay (1 đ)
Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Câu 4 (2 điểm):
Giải thích: (0,5 đ)
Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
Khẳng định: (1,5 đ)
Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh... và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục.
ĐỀ SỐ 39
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..
(Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập một, Tr144, NXB Giáo dục - 2015)
Câu 1(1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu cuối của đoạn thơ.
Câu 2 (1.0 điểm): Từ “nhà” trong câu thơ “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Trong trường hợp, từ “nhà”có nghĩa là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Trong đoạn thơ, lời dặn dò của người bà với người cháu đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 4 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 5 (1.0 điểm):
Hiện nay, con người đang sống trong “thế giới mạng” nên việc thông tin liên lạc với nhau rất dễ dàng. Vậy, theo em, có nên viết thư tay cho người thân nữa hay không? Vì sao?
II. Làm văn (5.0 điểm)
Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm về mái trường, thầy cô, bạn bè,Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn.
ĐỀ SỐ 40
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. (7 điểm)
Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”
Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?
Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).
Phần II. (1,5 điểm)
    “ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.
Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.
Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ?
Phần III. (1,5 điểm)
Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.
Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.
Đáp án và Thang điểm
Phần I. (7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc thơ (1 điểm)
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đỏi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. (0,5 điểm)
Câu 3: Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.
Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui
Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị
Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió (0,5 điểm)
Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của Kiều (5 điểm)
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai (1 điểm)
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả (0,5 điểm)
- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa) (0,5 điểm)
- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều (0,5 điểm)
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều (0,5 điểm)
→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật (1 điểm)
- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế (1 điểm)
Phần II. (1,5 điểm)
Câu 1: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí (0,5 điểm)
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
Câu 2: Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo
dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ (1 điểm)
Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử
Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.
Phần III. (1,5 điểm)
Câu 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà (0,5 điểm)
Câu 2: Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:
- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người
- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc), tác phong làm việc
- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn
- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bá

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_40_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9.doc