Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 năm 2010

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A .Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại vĩ đại mà bình dị

+Thấy được một số biện pháp NT chủ yếu góp phần làm nổi bật phong cách HCM:kết hợp kể-bình luận,chọn lọc chi tiết tiêu biểu,sắp xếp mạch lạc

2. Kĩ năng:Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu phân tích VB nhật dụng

3. Thái độ:Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác,có ý thức tu dưỡng,rèn luyện,học tập theo gương Bác

B:Chuẩn bị:

 GV: + Đọc văn bản, tư liệu: “Bác Hồ- con người – phong cách”

 + Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời HCM, tranh ảnh về Bác

 HS : + Đọc VB + soạn câu hỏi tìm hiểu

 + Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Bác

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\
Tuần 1
 Tiết 1-2 Ngày soạn 15/8/2010	 
 Ngày dạy : 16/8/2010
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 Lê Anh Trà
A .Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại vĩ đại mà bình dị
+Thấy được một số biện pháp NT chủ yếu góp phần làm nổi bật phong cách HCM:kết hợp kể-bình luận,chọn lọc chi tiết tiêu biểu,sắp xếp mạch lạc
2. Kĩ năng:Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu phân tích VB nhật dụng
3. Thái độ:Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác,có ý thức tu dưỡng,rèn luyện,học tập theo gương Bác
B:Chuẩn bị:
GV: + Đọc văn bản, tư liệu: “Bác Hồ- con người – phong cách”
 + Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời HCM, tranh ảnh về Bác
 HS : + Đọc VB + soạn câu hỏi tìm hiểu
 + Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Bác
C.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp
2. GV Giới thiệu sơ lược chương trình NV 9: 5 tiết/tuần (vừa cung cấp kthức mới- nâng cao vừa ôn lại kiến thức toàn cấp học)
 3..Bài mới:
 Giới thiệu bài:
? Em biết gì về cuộc vận động lớn về chính trị lớn được phát động trong toàn Đảng, toàn dân ta năm 2007? Vì sao lại có cuộc phát động đó?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả,tác phẩm.....
? Em hãy cho biết tác giả và xuất xứ đoạn trích trên?
(Tác giả là viện trưởng viện văn hoá Việt nam)
GV: Hướng dẫn đoc:Chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm thể hiện sự tôn kính, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm
GV: Đọc đoạn đầu, HS đọc tiếp theo
GV: Nhận xét cách đọc của HS
.? Em hãy xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của VB này?
 (-Văn bản nhật dụng
 -Phương thức nghị luận+ tự sự + miêu tả + thuyết minh)
HS đọc chú thích1/sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
? Theo dõi nội dung VB, em thấy phong cách của Bác được thể hiện ở những khía cạnh nào?
(Vốn tri thức và lối sống sinh hoạt)
? Với 2 luận điểm đó em hãy phân chia bố cục VB?
(2 phần: Từ đầu -> “rất hiện đại”
 Còn lại)
HS đọc lại đoạn 1.
? Vốn tri thức nhân loại đến với Bác trong hoàn cảnh nào?
 Hs: ( Gv nhắc lại về hoàn cảnh của đất nước với những cuộc khởi nghĩa của PĐPhùng, H.H.Thám, Hoàng Công Chất, con đường cứu nước của PBChâu, PCTrinh-> Người đến các nước Pháp, Anh, Mĩ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, T.Quốc, Thái Lan, An Độ, Pa na ma, U ru goay)
? Bác đã làm thế nào để tiếp thu được tri thức nhân loại?
? Bác đã học tiếng nước ngoài ntn?
 HS: ( - Học và rèn luyện ngoại ngữ qua giao tiếp hàng ngày ( hay trò chuyện với anh em thuỷ thủ, những người bồi bàn , hay hỏi về sự vật, ghi lên giấy rồi dán gần chỗ làm việc, ghi lên cánh tay để dễ nhỡ ), qua lao động ( Tập viết báo, viết truyện) diễn thuyết, trò chuyện, phát biểu ở các buổi hội họp
-Học ở trên tàu, trong bếp ở khách sạn, sau một ngày làm việc vẫn thức để dịch tài liệu
? Em biết những tác phẩm nào của Bác được viết bằng tiếng nước ngoài?
HS: (- Tiếng Hán: Tập NKTT
- Tiếng Pháp: Những trò lố.., Bản án chế độ thực dân Pháp, Vi hành)
? Theo em, Bác đã từng làm những việc gì để có điều kiện học tập?
GV cung cấp thêm kiến thức về các nghề:
- Trên tàu La ru sơ- Tơ rê vin: Phụ bếp 
- Ở Pháp: Viết báo
-Ở Anh: Làm phụ bếp trong khách sạn, quét tuyết
-Ở Trung Quốc: Dịch tài liệu cho hãng thông tấn của Anh tại Hương Cảng
 * Điều kiện làm việc: Vô cùng cực khổ, khắc nghiệt
- Thời gian làm việc:8-12h, 5-10h
 - Tính chất công việc: Nặng nhọc, vất vả
 + Ở trên tàu sang Pháp
 + Từ đó Người đi những bước đầu
 Lênh đênh bốn biển một con tàu
 Cuộc đời sóng gió trong than bụi
 Tay đốt lò, lau chảo, thái rau
 Tố Hữu
 + Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Balê
 Một viên gạch hồng Người chống cả một mùa đông giá
 Hỡi tuyết trắng thành Luân –đôn ngươi có nhớ
 Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
 Chế lan Viên)
? Nhưng điều đặc biệt quan trọng trong cách tiếp thu của Người là gì?
? “Uyên thâm” nghĩa là sao? (chú thích 3). Chi tiết nào trong bài minh họa cho mức độ đó? ( Em hãy đọc câu văn nêu lên nhận định của tg về trình độ văn hoá đạt mức uyên thâm của HCM? )
( - Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào.
 -GV minh hoạ thêm: Các vị lãnh tụ của phong trào vô sản thế giới đều giỏi ngoại ngữ như Ăng- ghen biết 21 , Mác biết 10 , Lê nin biết 5 ngoại ngữ 
->Bác thành thạo trên 7 thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga, Đức, Ý, Tây Ban Nha
- Bác am hiểu sâu sắc nền văn hoá của một số nước trên thế giới như Pháp, Anh , đặc biệt là Mĩ + Trung Quốc, An Độ)
? Từ cách tiếp thu trên đã mang lại cho Bác kết quả ntn ?
? Vậy động lực nào giúp Bác học tập để tích luỹ vốn kiến thức sâu rộng đó?
( Bác có nhận thức đúng đắn: Muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải biết rõ về chúng, “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” -> Muốn vậy thì phải hiểu rõ nền văn hoá của nước đó=> Bác có mục đích rõ ràng về việc tiếp thu văn hoá)
? Em hiểu thế nào là: “ Anh hưởng quốc tế nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc”?
 *Hs thảo luận nhóm:Qua cách tiếp thu VH nhân loại, cho em thấy được vẻ đẹp nào trong p/c HCM?
(+ Thông minh
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong học tập
+ Ham hiểu biết về lĩnh vực văn hoá
+ Có mục đích tiếp thu văn hoá rõ ràng)
1. Đọc kĩ phần 2, tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật được tg vận dụng ở phần này
TIẾT 2
? Vẻ đẹp trong lối sống của Bác được tác giả tập trung thể hiện ở những phương diện nào?
? Vậy nơi ở,làm việc,đồ đạc,trang phục và việc ăn uống của Bác được tác giả giới thiệu ra sao?
? Những chi tiết trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ-NV7)
GV: Cho HS xem tranh ngôi nhà sàn của Bác
GV: Nhắc lại đoạn thơ: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ còn treo mấy áo sờn”
 “Thăm nhà Bác ở” của Tố Hữu
 ? Em thử hình dung cuộc sống của nguyên thủ quốc gia các nước cùng thời với Bác. Từ đó,em có suy nghĩ gì về lối sống của Người ?
? Chi tiết nào trong lối sống của Người làm cho em cảm động nhất?
? Em còn biết thông tin nào khác để thuyết minh cho lối sống bình dị của Người ?
? Khi thuyết minh về lối sống của Bác, tác giả đã dùng ngôn ngữ và phương pháp ra sao?
(-Ngôn ngữ:từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã:vài,chiếc,vẻn vẹn
- Phương pháp:Liệt kê các biểu hiện trong lối sống của Bác)
GV: Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước, Bác của chúng ta cũng xứng đáng được đãi ngộ một c/s như những nguyên thủ quốc gia các nước, nhưng Bác đã tự chọn cho mình một lối sống vô cùng bình dị. Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê thân thuộc VN đến trang phục,ăn uống,c/s một mình, không xây dựng gia đình, suốt đời hi sinh vì nươc,vì dân.Cuộc sống đó được thể hiện rõ trong bài “Tức cảnh Pắc Pó”
? Lối sống của Bác có gì giống các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?
 Gv giải thích câu thơ của NBK:Lối sống không cầu kì, hoà mình với thiên nhiên, thanh thản, không toan tính, , không bon chen tiền tài, danh vọng
? Theo dõi phần cuối VB,tác giả có cảm nhận gì về lối sống của Bác với các vị danh nho xưa?
? Em hiểu thế nào về cảm nhận đó của tác giả?Từ đó, em hãy phát biểu quan niệm của em về lối sống đẹp?
 (-Không thần thánh hoá, không khác đời :Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.,không tự đề cao mình bởi sự khác người ,hơn người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời, Không tự ép xác như nhà tu hành khổ hạnh)
- Sống giản dị, thanh đạm là một cách di dưỡng tinh thần: Khi có lối sông giản dị thì không có nhiều ham muốn về dục vọng, địa vị, tiền tài->Đầu óc không phải chịu những toan tính, vụ lợi,bon chen không mưu sâu, kế hiểm nên lương tâm luôn thanh thản,thư thái mà không bị dằn vặt, cắn rứt
 Mặt khác cách ăn uống đạm bạc cũng con là một cách sống khoa học, tạo cho con người thể chất khoẻ mạnh 
: “ Chưa 50 tuổi đã kêu già
 63 mình nghĩ vẫn là đương trai
 Sống quen thanh đạm nhẹ người
 Việc làm tháng rộng, ngày dài ung dung
 =>Lối sống đẹp: Giản dị, tự nhiên, không khác đời, được mọi người thừa nhận)
 *.Hoạt động 3:Tìm hiểu NT+tổng kết
? Để làm rõ vẻ đẹp trong phong cách HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào với chi tiết,dẫn chứng ra sao? Em hãy minh hoạ bằng một số chi tiết tiêu biểu?
( - Kể kết hợp bình luận: 
 + Kể về chuyến hành trình đi tìm đường cứu kết hợp với bình luận về kết quả của quá trình tiếp thu VH thế giới
 +Kể về cuộc sống của Bác ở Phủ chủ tịch, kết hợp với bình luận về cuộc sống của Người ở nơi đây
- So sánh: Bác với các vị lãnh tụ trên thế giới, Bác với các hiền triết xưa
- Tương phản đối lập: Vĩ nhân mà bình dị gần gũi
 Am hiểu mọi nền VH nhân loại mà rất DT, rấtVN)
? Qua những biện pháp NT trên,em cảm nhận được gì về vẻ đẹp phong cách HCM?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động6:Ý nghĩa của việc rèn luyện theo p/c HCM
? Học VB này trong hoàn cảnh đất nước ta đang hội nhập thế giới , mỗi học sinh chúng ta phải học tập và rèn luyện như thế nào?
(_Học tập: Học các môn, chú ý rèn luyện ngoại ngữ → Có tri thức, hiểu biết thì mới tiếp thu được tinh hoa văn hoá nhân loại
 _ Rèn luyện: Tiếp thu có chọn lọc không chạy đua mù quáng
 GV liện hệ giáo dục HS về cách nói năng, ăn mặc, tư tưởng của giới trẻ hiện nay: Nói chen tiếng Tây, ăn mặc quá mốt, chê nhac cổ truyền, tôn sùng nhạc Tây..)
? Từ VB này, em học tập được gì khi viết văn TM?
 ( Kết hợp giữa kể và bình luận, lập luận chặt chẽ, phương pháp liệt kê, so sánh)
? Qua tìm hiểu VB, em hãy nêu chủ đề của VB ND này?
*.Hoạt động 4: Luyện tập
? Em hãy đọc một bài thơ(bài hát) kể một mẩu chuyện minh họa cho phong cách, tấm gương đạo đức HCM?
GV: Gọi 1, 2 em trình bày
I.Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:( Sgk)
 2. Tác phẩm: (Sgk)
 3. Đọc
- Kiểu VB nhật dụng
- PTBĐ: Nghị luận kết hợp tự sự, thuyết minh
 4. Chú thích
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại:
-Hoàncảnh:Trên đường hoạt động CM gian truân
-Cách tiếp thu:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
+Qua công việc lao động mà học hỏi
+Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm 
+Tiếp thu cái hay,cái đẹp,phê phán cái tiêu cực,hạn chế
-Kết quả:
 -Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn trên cái gốc VHDT tạo thành một nhân cách rất VN, rất phương Đông .nhưng rất mới,rất hiện đại
=>Sự thống nhất hài hòa giữa dân tộc và nhân loại
2.Vẻ đẹp trong lối sống của Người :
-Nơi ở,làm việc:Nhà sàn bằng gỗ,vài phòng 
-Đồ đạc:mộc mạc,thô sơ
-Trang phục:Bộ đồ bà ba nâu,áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ
-Tư trang:Chiếc va li con,vài bộ đồ,vật kỷ niệm
-Bữa ăn đạm bạc:Cá kho,rauluộc,dưa ghém,cà nướng
->Từ chỉ số lượng ,phép liệt kê
->Lối sống giản dị,thanh cao,vĩ đại
=>Đây là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống: Sống giản di, tự nhiên là lối sống đẹp
IV.Tổng kết
-Nghệ thuật
+Kết hợp kể với phân tích,bình luận
+Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
+So sánh,đối lập
+Dẫn chứng thơ cổ,từ Hán Việt
-Nội dung: 
 Ghi nhớ /sgk
->Tu dưỡng,rèn luyện phẩm chất đạo đức theo phong cách sống của Bác Hồ. Hòa nhập quốc tế nhưng giữ đư ... nói)
? Lẽ ra anh có lợn và anh có áo chỉ cần nói ntn để người nghe dễ hiểu?
? Qua câu chuyện em cần tuân thủ điều gì khi g/tiếp?
*.Hoạt động 2:Tìm hiểu phương châm về chất
HS: Đọc mẩu chuyện cười/sgk
? Truyện cười này nhằm phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Em thử lấy một VD trong c/s mà điều nói ra không có bằng chứng xác thực?
? Điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
HS: Đọc ghi nhớ 2/sgk
HS: Lấy thêm VD minh họa cho p/c về chất
*.Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS: Đọc yêu cầu BT1
? Những câu đó mắc lỗi gì? Hãy chỉ ra những lỗi đó?
GV: Gia súc hàm chứa nghĩa : “nuôi ở nhà”
 Chim :Tất cả các loài chim đều có 2 cánh
HS: Đọc yêu cầu BT2 và làm miệng
? Những cách nói trên liên quan đến p/c hội thoại nào?
? Cách nói nào là tuân thủ p/c về chất?
HS: Đọc và làm miệng bài 3
? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong câu chuyện? Chỉ ra chi tiết đó?
GV: Đọc yêu cầu bài 4
? Em hãy giải thích vì sao người ta lại dùng cách diễn đạt ở câu a và b như vậy?
Bài 5 :GV: Cho HS làm theo 2 dãy bàn:Từng bàn của từng dãy giải nghĩa từng câu thành ngữ
? Các câu thành ngữ trên vi phạm p/c hội thoại nào?
GV: Chốt lại nội dung bài học
I.Phương châm về lượng:
-Ví dụ1/sgk.
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng nội dung mà An cần biết 
è Nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà người g/tiếp đòi hỏi
*Ví dụ 2/sgk 
->Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
*Ghi nhớ 1/sgk
2.Phương châm về chất:
Ví dụ1/sgk
->Không nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật
Ví dụ 2:(GV đưa tình huống)
->Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
*.Ghi nhớ 2/sgk
3.Luyện tập:
Bài 1: Lỗi trong các câu sau:
Sử dụng từ ngữ trùng lập
a.Thừa :nuôi ở nhà
b.Thừa: có 2 cánh
->vi phạm p/c về lượng
Bài 2: Điền từ thích hợp:
a.Nói có sách,mách có chứng(tt)
b.Nói dối c.Nói mò 
d.Nói nhăng,nói cuội 
e. Nói trạng
->Vi phạm p/c về chất
Bài 3:Câu hỏi: “Rồi có nuôi được không ?”Không tuân thủ p/c về lượng(câu hỏi thừa)
Bài 4:Cách diễn đạt:
a.Tôn trọng p/c về chất->Thông báo thông tin chưa có bằng chứng chính xác
b.Tôn trọng p/c về lượng->không nhắc lại nội dung trùng lặp(cũ)
Bài 5:Giải nghĩa thành ngữ:
->Vi phạm p/c về chất
 4. Củng cố:
 Hs nhắc lại khái niệm phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại
 5. Dặn dò
Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở
 -Soạn bài:Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 D.Rút kinh nghiệm:

 Ngày soạn:16/8/2010 
 Ngày dạy :18/8/2010
 Tuần 1:Tiết 4
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
AMục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức VBTM
 -Hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM làm cho VB thêm sinh động,hấp dẫn
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM 
B.Chuẩn bị: 
GV: Xem lại kiến thức VBTM
HS :Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới : Ở phần làm văn lớp 8, các em đã làm quen với những kiểu VB nào?
 (Thuyết minh, nghị luận, tường trình)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Ôn lại VBTM và phương pháp TM(lớp 8)
? Vậy thế nào là văn TM? ( Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đ/s nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, x hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích) 
? Mục đích của VB TM là gì?( Nhằm cung cấp tri thức một cách khách quan giúp cho người đọc hiểu biết 1 cáh đúng đắn, đầy đủ về sự vật)
? VBTM có những tính chất gì?( Khoa học. chính xác, đầy đủ)
? Hãy kể tên các phương pháp TM thường dùng? 
*.Hoạt động 2:Đọc và tìm hiểu VB: “Hạ Long – Đá và Nước”
HS: Đọc VB
? Bài văn TM đặc điểm gì của đối tượng?
Hs (Sự kì lạ của đá và nước ở vịnh Hạ Long)
? Em hãy tìm câu văn nêu khái quát sự kì lạ của vịnh Hạ Long?
HS chỉ ra câu văn đó
? Thông thường nếu t/m về danh lam thắng cảnh, ta thường gthiệu những khía cạnh nào?
( - Vị trí địa lý: Nằm ở đâu trên bản đồ đất nước, thuộc hoặc giáp tỉnh nào? 
 - Diện tích: Rộng khoảng bao nhiêu?
 - Đặc điểm địa hình: Bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, động đá, hang đá, hình thù ntn?)
? Nếu t/m như vậy, thì em đã dùng phương pháp t/m gì?Đã nêu bật được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
(Phương pháp:g.thiệu, liệt kê, số liệu -> chưa đạt yêu cầu)
? Theo dõi VB,em thấy tác giả dùng những phương pháp t/m nào?
(Giới thiệu,phân tích,liệt kê,so sánh)
? Ngoài những PPTM ấy,t/giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Lấy VD minh họa?
GV giảng thêm
? Những biện pháp NT đó được t/giả sử dụng nhằm mục đích gì?
? Nếu gọi bài văn này là một VB hoàn chỉnh thì em có nhận xét gì về bố cục?
(Rõ ràng,chặt chẽ:đoạn 1 :Lời nhận xét ngắn gọn, chính xác mối quan hệ giữa Đá và Nước tạo nên vẻ kỳ lạ cho Hạ Long thì những đoạn tiếp theo giới thiệu,phân tích ý cho đoạn 1
Cụ thể:+Giải thích vai trò của nước “Tạo nên sự di chuyển..cách”
 +Phân tích những nghịch lý trongthiên nhiên :Sự sống của Đá vàNước ,sự thông minh của thiên nhiên ,qua sự liên tưởng,tưởng tượng phong phú
 Đoạn cuối là triết lý: “Trên thế giới này chẳng có gì là vô tư cả ngay cả Đá)
? Tóm lại t/giả đã trình bày sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp NT gì?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
 ? Có phải bất cứ VBTM nào cũng sử dụng biện pháp NT không ? 
*.Hoạt động3:Luyện tập
HS: Đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
? Bài văn có tính chất TM không ?Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? (Tính chất chung về họ,giống,loài,về các tập tính sinh hoạt,sinh đẻ,đặc điểm cơ thể->thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh,ý thức diệt ruồi)
? Bài viết đã sử dụng những phương pháp TM nào?
? Bài TM này có gì đặc biệt?
(Gợi ý:Hình thức,nội dung)
? Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì?
? Các BP NT này có tác dụng ntn?
HS: Làm miệng bài2 
? Đọc đoạn VB và tìm biện pháp NT được sử dụng?
I.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM:
1. Ôn tập VBTM
- Khái niệm
-Mục đích
- Phương pháp
2. Văn bản: “Hạ Long – Đá và Nước”
Sử dụng biện pháp tưởng tượng,liên tưởng,nhân hóa,yếu tố miêu tả
=>Hạ Long trở thành một thế giới sống có hồn
*.Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:Văn bản: “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
-.Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp những tri thức khách quan về loài ruồi một cách có hệ thống.
-Phương pháp thuyết minh:
 +Địnhnghĩa
 +Phân loại: Các loại ruồi
 +Số liệu:Số vi khuẩn,số lượng sinh sản 
 +Liệt kê:Mắt lưới,chân tiết chất dịch
-Điểm đặc biệt của VB:
+Hình thức:Giống VB tường trình một phiên tòa
+Nội dung:Giống một câu chuyện kể về loại ruồi
-Sử dụng các biện pháp NT
Kể chuyện(một vụ xử án)
Có đối thoại,tự thuật(Ruồi xanh tự thuật về mình)
Nhân hóa loài vật(ruồi,chim chóc,nhái,thằn lằn)-
>VB hấp dẫn,sinh động,lôi cuốn bạn đọc
Bài 2: Biện pháp NT là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ(qua đối thoại) làm đầu mối câu chuyện +kể
(GV: Đoạn văn t/m tập tính chim cú dưới dạng một sự ngộ nhận (định kiến mê tín)thửa bé. Sau lớn lên đi học nhờ kiến thức khoa học mới có dịp nhận ra sự nhầm lẫn đó)
 4. Củng cố:
 Hs nêu một số biện pháp NT trong VBTM làm cho VB thêm sinh động,hấp dẫn
 5. Dặn dò
 -Học bài.Làm bài tập3/SBT-tr16
 -Chuẩn bị bài tập cho tiết luyện tập
4.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 17/8/2010 
Tuần 1 Ngày dạy: 20/8/2010
Tiết 5:
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: 
 + Giúp HS:
 1. Kiến thức -Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa kiến thức về VBTM;nâng cao hơn thông qua việc kết hợp với các biện pháp NT
 2. Rèn kỹ năng biết vận dụng một số biện pháp NT trong VBTM
B.Chuẩn bị: 
GV: Một số đề văn thuyết minh,một số đoạn VD về văn thuyết minh
HS:Chuẩn bị một số dàn ý văn thuyết minh/sgk
 C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên một số biện pháp NT có thể sử dụng trong VBTM? Tác dụng của những biện pháp NT đó?
 3.Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu yêu cầu của các đề văn th/minh
HS: Đọc đề bài /sgk
GV: Nhắc lại yêu cầu
-Nội dung:Công dụng,cấu tạo,lịch sử,chủng loại
-Hình thức:kể chuyện,tự thuật, hỏi đáp theo lối ẩn dụ,nhân hóa
*.Hoạt động2:GV chọn 2 đề cụ thể,HS lập dàn ý và viết mở bài
? Em hãy nhắc lại bố cục 3 phần của văn t/m?
->Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị, các nhóm khác theo dõi,bổ sung
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài t/m sử dụng những phương pháp TM nào?
? Em sẽ vận dụng những biện pháp NT gì để t/m đối tượng?
(Kể chuyện,tự thuật,nhân hóa đối đáp,yếu tố miêu tả)
GV: Gợi ý một số cách mở bài
 -Từ câu đố: 
 “ Mùa đông chẳng thấy tôi đâu
 Vì tôi ngủ suốt bao lâu tháng ngày
 Hạ về tôi thổi tôi quay
 Tan trời nóng bức hây hây gió hè”
-Từ tình huống thực tế:nóng nực,bà bảo mang quạt ra 
-Từ đoạn thơ nói về chiếc quạt của thằng Bờm
HS: Trình bày mở bài(2 em)
GV: Giới thiệu cho HS một số kiến thức về các loại quạt:Thể loại công dụng cụ thể
*.Hoạt động 4:HS trình bày dàn ý chi tiết và viết mở bài cho đề 2
 1.Mở bài:Giới thiệu khái quát về chiếc nón
 2.Thân bài: Giới thiệu cụ thể:
 -Lịch sử:Có từ xa xưa,nhiều vùng quê chuyên làm nón truyền thống(Huế,Quảng Bình,Hà Tây)
_Phân loại : (Hình dáng nét khác biệt cơ bản của mỗi loại) P
-Qui trình làm nón: Vật liệu: Tre,lá cọ (dừa)
 Tạo khung hình chóp gồm 16 vòng từ lớn đến bé;là lá->lợp lá lên khung->khâu->sấy,làmbóng,buộc quai
-Công dụng:+Che mưa nắng
 +Tạo nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ
 +Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 (Phép NT sử dụng:kể,tự thuật,nhân hóa,thơ ca yếu tố miêu tả)
 3.Kết bài:Vị trí của nón trong hiện tại và tương lai(có thể dùng phép so sánh với các vật dụng khác như:mũ,ô,)
*.Hoạt động 5:GV nhận xét tiết luyện tập của HS ,tuyên dương những HS,nhóm chuẩn bị bài tốt,nhấn mạnh tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM 
I.Đề bài:Thuyết minh một trong số các đồ dùng sau:Cái bút,cái quạt,cái kéo,chiếc nón
 1. Tìm hiểu đề
-Nội dung:Giới thiệu tri thức khách quan về đối tượng
-Hình thức:Sử dụng biện pháp NT
 2.Dàn ý:Thuyết minh cái quạt
1.Mở bài:Giới thiệu khái quát về cái quạt
2.Thân bài:Giới hiệu cụ thể
-Định nghĩa:Quạt là loại đồ dùng để làm cho không khí chuyển động tạo thành gió
-Phân loại: Nhiều loại quạt
+Quạt giấy
+Quạt nan
+Quạtđiện(máy):trần,bàn,tường,thông gió,hơi nước
+Quạt kéo
-Cấu tạo(hoạt động,chất liệu,hình dáng)
-Giá trị,công dụng:về kinh tế, văn hoá, đời sống..
3.Kết bài:Vị trí của quạt trong hiện tại và tương lai(điều hòa môi trường sống,bạn đồng hành của DTVN) 
. 4. Củng cố :
 GV ệ thống hóa kiến thức về VBTM
 5. Dặn dò
Lập dàn ý và viết mở bài cho 2 đề còn lại
 -Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
 (Đọc VB,soạn câu hỏi /sgk,tìm hiểu tình hình thề giới về chiến tranh) 
D.Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc