Bộ đề Ngữ văn ôn vào lớp 10

Bộ đề Ngữ văn ôn vào lớp 10

ĐỀ 1

Phần 1.

1.Những câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Giới thiệu xuất xứ những câu thơ được trích.

Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Xuất xứ những câu thơ được dẫn : Vì gia đình bị mắc oan , Kiều phải bán mình để có ba trăm lạng cứu cha và em. Mụ mối đã đưa người đến nhà xem mặt, mua Kiều.

2. Viết 1 câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ - vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.

Mã Giám Sinh được mụ mối đưa đến nhà Kiều là kẻ giả dối, vô học.

3. Qua đối thoại, ta thấy Mã Giám Sinh, nhân vật được kể trong đoạn thơ đã vi phạm PCHT nào? Hãy giải thích cho mọi người rõ điều đó. Mục đích của việc vi phạm PCHT đó là gì?

Qua lời MGS, ta thấy hắn đã vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp.Hắn đã nói dối về tên họ của mình. MGS nghĩa là chàng giám sinh họ Mã chứ không phải tên họ. Hơn nữa, chàng ta thực là HS trường Quốc tử Giám hay chỉ là danh mua? Hắn còn nói dối quê quán của mình. Hắn đưa Kiều về Lâm Tri nhưng hắn lại nói quê ở huyện Lâm Thanh.Theo mụ mối giới thiệu hắn là viễn khách (khách ở phương xa đến) vậy mà hắn lại giới thiệu “quê cũng gần”. Việc vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp như vậy phải chăng Mã muốn nhằm che đậy tung tích của mình?

4.Viết ĐV 15 câu theo cách quy nạp trong đó có dùng câu đã viết ở mục 2 bên trên.

Qua lời giới thiệu của mụ mối, Mã Giám Sinh đến nhà hỏi Kiều về làm lẽ. Hắn tuổi đã ngoài bốn mươi mà ăn mặc chải chuốt lố lăng thái quá, không phù hợp với tuổi tác của mình.Cách nói năng của hắn thì cộc lốc, vô lễ chứng tỏ hắn là kẻ vô học đội lốt người có học.Điều đó thể hiện ở những lời nói dối giới thiệu tên tuổi lai lịch mù mờ .Hỏi tên rằng; hỏi quê rằng- hai chữ rằng nối tiếp nhau , không thèm thưa gửi cho thấy cách nói đáng ngờ. Quan hệ thầy tớ thì láo nháo, ô hợp “ trước thầy sau tớ lao xao”.Cử chỉ thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn hỗn hào “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Từ “tót” đã bóc trần bản chất của nhân vật này.Có thể thấy Mã Giám Sinh được mụ mối đưa đến nhà Kiều là kẻ giả dối, vô học.

 

doc 50 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề Ngữ văn ôn vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1
Phần 1.
1.Những câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Giới thiệu xuất xứ những câu thơ được trích.
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Xuất xứ những câu thơ được dẫn : Vì gia đình bị mắc oan , Kiều phải bán mình để có ba trăm lạng cứu cha và em. Mụ mối đã đưa người đến nhà xem mặt, mua Kiều.
2. Viết 1 câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ - vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.
Mã Giám Sinh được mụ mối đưa đến nhà Kiều là kẻ giả dối, vô học.
3. Qua đối thoại, ta thấy Mã Giám Sinh, nhân vật được kể trong đoạn thơ đã vi phạm PCHT nào? Hãy giải thích cho mọi người rõ điều đó. Mục đích của việc vi phạm PCHT đó là gì?
Qua lời MGS, ta thấy hắn đã vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp.Hắn đã nói dối về tên họ của mình. MGS nghĩa là chàng giám sinh họ Mã chứ không phải tên họ. Hơn nữa, chàng ta thực là HS trường Quốc tử Giám hay chỉ là danh mua? Hắn còn nói dối quê quán của mình. Hắn đưa Kiều về Lâm Tri nhưng hắn lại nói quê ở huyện Lâm Thanh.Theo mụ mối giới thiệu hắn là viễn khách (khách ở phương xa đến) vậy mà hắn lại giới thiệu “quê cũng gần”. Việc vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp như vậy phải chăng Mã muốn nhằm che đậy tung tích của mình?
4.Viết ĐV 15 câu theo cách quy nạp trong đó có dùng câu đã viết ở mục 2 bên trên.
Qua lời giới thiệu của mụ mối, Mã Giám Sinh đến nhà hỏi Kiều về làm lẽ. Hắn tuổi đã ngoài bốn mươi mà ăn mặc chải chuốt lố lăng thái quá, không phù hợp với tuổi tác của mình.Cách nói năng của hắn thì cộc lốc, vô lễ chứng tỏ hắn là kẻ vô học đội lốt người có học.Điều đó thể hiện ở những lời nói dối giới thiệu tên tuổi lai lịch mù mờ .Hỏi tên rằng; hỏi quê rằng- hai chữ rằng nối tiếp nhau , không thèm thưa gửi cho thấy cách nói đáng ngờ. Quan hệ thầy tớ thì láo nháo, ô hợp “ trước thầy sau tớ lao xao”.Cử chỉ thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn hỗn hào “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Từ “tót” đã bóc trần bản chất của nhân vật này.Có thể thấy Mã Giám Sinh được mụ mối đưa đến nhà Kiều là kẻ giả dối, vô học.
Phần 2: 
 Nắng bây giờ bắt đầu len tới,đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
1) Cảnh vật trong đoạn văn được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? ý nghĩa của việc chọn cách miêu tả đó?
Trong đoạn, cảnh vật được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: cành cây, ngọn cây là ngón tay bằng bạc,cái đầu màu hoa càvà cách nhân hoá: cây cối mang hành động của con người Nắng bây giờ bắt đầu len tới,đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng . Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
Chọn cách miêu tả đó, tác giả tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện, cảnh vật trở nên sinh động, làm nền cho hoạt động của nhân vật. Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tĩnh lặng càng làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
2) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, thiên nhiên đã nhiều lần có mặt. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? (Trình bày thành một đoạn văn)
Gợi ý: 
Thiên nhiên đã nhiều lần có mặt trong truyện:
Những rặng đào
Nắng dã bắt đầu len tới
Nắng mạ bạc cả con đèo
 Sự có mặt của thiên nhiên có ý nghĩa:
Làm cho truyện có bối cảnh thực, sinh động, thơ mộng
Làm rõ chủ đề của tác phẩm: Sa Pa, nơi mà chỉ nghe tên, thường người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thăm thú, ngắm cảnh, song lại có những con người ngày đêm làm việc và cống hiến cho đất nước.
Đề 2:
Phần I:
1- HD sgk: Sai về tên tác giả
thiếu chủ ngữ ông và câu cuối lại nhận xét Thanh Hải là một nhà văn, không thống nhất khi giới thiệu về tác giả.
2. Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó đặc biệt ở chỗ: mùa xuân là một khái niệm trừu tượng, lại được đặt cạnh nho nhỏ là một tính từ.
Đây chính là sáng tạo của nhà thơ, dù trước đó đã có những bài thơ mang tên mùa xuân như Mùa xuân chín, mùa xuân xanh
Tên bài thơ thể hiện chủ đề của tác phẩm, ước nguyện làm một mùa xuân, sống đẹp, sống có ích, làm mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước.
3.a) Hãy chép lại 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của Thanh Hải
Ta làm..tóc bạc
b)Viết ĐV khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong đoạn thơ “Ta làmtóc bạc”
Trong đoạn thơ trên, Thanh Hải thể hiện ước nguyện chân thành được sống đẹp, sống có ích cho đời của mình. Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của thiên nhiên đất nước thân yêu, được cống hiến cho cuộc đời chung.Đó là ước nguyện vô cùng cao đẹp và tự nhiên bởi lẽ nhà thơ đã dùng những h/ả đẹp của thiên nhiên , những h/ả đầy sáng tạo để nói lên ước nguyện của mình “Ta làm con chim hót, ta làm một cành hoa” để dâng cho đời những gì đẹp nhất, tinh tuý nhất. Và đặc biệt hơn, Thanh Hải muốn được làm một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất nước. “ Mùa xuân nho nhỏ” là 1 h/ả ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ thể hiện tâm nguyện sống đẹp, sống có ích. Tâm nguyện sống đẹp, sống có ích ấy càng xúc động lòng người hơn vì đó là sự cống hiến không mệt mỏi, từ khi còn trai tráng tuổi hai mươi đến lúc về già tóc bạc. Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Nhưng hoà nhập mà vẫn không mất đi cái riêng, bản sắc riêng của mỗi người.
Phần 2.
1. H/ả Con én đưa thoi có thể hiểu như thế nào?
H/ả Con én đưa thoi có thể hiểu theo 2 cách:
- én liệng đầy trời như thoi đưa.
- Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã sáu mươi ngày trôi qua.
2. Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật, em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó ( ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của h/ả thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Một bài thơ trong chương trình cũng có h/ả “thoi”để diễn tả loài vật là Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Câu thơ 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Nghĩa chung của h/ả “thoi”trong 2 câu thơ của Nguyễn Du và Huy Cận là “rất nhiều, tấp nập”.
3. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) có dùng lời dẫn trực tiếp và 1 câu ghép. Nội dung trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên.
Đoạn thơ trên đã gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại rộn ràng như “đưa thoi”.Và đặc biệt bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân được Nguyễn Du gợi tả trong hai câu thơ:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời, tràn đầy sức sống là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu trắng tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nổi bật trên nền xanh của cỏ non. Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu.Cảnh lại càng thêm sinh động, có hồn nhờ chữ “điểm”. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống,khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết và có hồn.
Đề 3:
Phần I
 Tâm trạng ông Hai (Làng- Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau: “ Ông Hai vẫn trằn trọclắng tai nghe ra bên ngoài.”
1.Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của ĐV có gì thay đổi? Vì sao?
 Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi thì cách miêu tả nhân vật vẫn không thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn được miêu tả qua cử chỉ, hành động và độc thoại nội tâm.
 Nhưng giá trị biểu cảm của ĐV sẽ bị ảnh hưởng: tâm trạng lo lắng , buồn bã , sợ hãi và nghe ngóng của ông Hai không rõ nữa, tốc độ phát triển tâm trạng nhân vật cũng nhanh hơn.
2.Trong 1 đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có 4 câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó và ghi rõ tên đoạn trích.
Buồn trông cửa bể.xa xa?
Buồn trông cửa bể. về đâu?
3. a) Viết 1 câu văn nhận xét tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên.
ĐV miêu tả tâm trạng lo sợ của ông Hai trong đêm nghe tin làng theo giặc.
 b) Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn.
ĐV miêu tả tâm trạng lo sợ của ông Hai trong đêm nghe tin làng theo giặc.Ông cứ trằn trọc, không sao ngủ được, hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Cái tin dữ về làng cứ bám riết lấy ông. Nhưng điều làm ông lo sợ nhất vẫn là mụ chủ nhà.Ông sợ mụ biết chuyện làng chợ Dầu làm Việt gian, sợ mụ đuổi gia đình ông đi.Thoáng nghe thấy tiếng mụ chủ, không biết mụ nói cái gì, nhưng ông vô cùng sợ hãi, chân tay nhủn ra, nín thở. Dường như ông sợ rằng, việc ông trở mình trằn trọc không ngủ được cũng khiến mụ chủ nhà biết, ông sợ mụ nói tới việc làng ông theo giặc. Nỗi lo sợ ấy đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của ông Hai.
ĐV em vừa viết được trình bày nội dung theo cách nào? (Diễn dịch)
Phần II
1. ĐV sử dụng lời dẫn trực tiếp. đó là những dẫn chứng Sách là “ kho tàng cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại”. Các dẫn chứng trên đều được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. a) Biến đổi câu thành câu phủ định :Sách không thể không giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. 
b) Đặt câu đã biến đổi vào vị trí thích hợp để đoạn văn trên có cách lập luận tổng hợp.
 Sách là “ kho tàng cất giữ di sản tinh thần nhân loại”- những báu vật về kiến thức, về kinh nghiệm sống mà những thế hệ đi trước tích luỹ được để truyền lại cho thế hệ sau.Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại”.Một cuốn sách thường đặt ra và thường giải quyết một vấn đề nào đó mà người viết muốn đúc kết lại, gửi cho bạn đọc lời nhắn nhủ để thúc đẩy cuộc sống tiến lên. Sách không thể không giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. 
	Đề 4
Phần I
 1.Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ ba. Người kể là ông ba, một nhân vật trong tác phẩm, là bạn của ông Sáu.
2. Ông sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng tiếng ba để gọi ông.
3. Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm PCLS. Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng tiếng ba để gọi ông Sáu.
4. Viết ĐV khoảng 10 câu phân tích thái độ của bé Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nó bỏ sang bà ngoại. Trong đoạn có sử dụng câu ghép dùng quan hệ từ vì nên
 Bé Thu, con gái của ông Sáu đã 8 tuổi mà không biết mặt cha vì từ khi em được sinh ra, ba em đi công tác không về.Thu chỉ biết ba qua tấm ảnh nhỏ mà thôi. Khi đang chơi, thấy người đàn ông lạ có vết thẹo trên mặt gọi, nó hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt ch ... i xử không tốt với cha mình. Lúc này không chỉ yêu cha nó còn rất thương cha nữa
c) KB: Câu chuyện làm xúc động lòng người bởi tình cảm cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
- Tác giả rất am hiểu tâm lí của trẻ em nên đã diễn tả rất sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động.
 Đề 31
Câu 1. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người!
(Nguyễn Duy,Tre Việt Nam)
Khổ thơ miêu tả những khóm tre trong gió bão mà lại gợi nghĩ đến tình thương yêu , đoàn kết giữa con người với nhau. Theo em, những biện pháp tu từ nào đã góp phần làm nên ý nghĩa đó? Phân tích để làm rõ ý kiến của em.
Trong khổ thơ , cây tre đã được nhân hoá, tre có những cử chỉ, tình cảm của con người. Tre biết thương yêu đùm bọc nhau “thân bọc lấy thân”, “tay ôm” “ tay níu” để xích gần nhau hơn. Nhờ có nghệ thuật nhân hoá, ta vừa hình dung được cảnh cành tre, cây tre quấn quýt trrong gió bão, vừa gợi h/ả con người che chở gắn bó nhau. Nhiều cây tre xích lại gần nhau tạo thành thành luỹ vững chắc che chở cho những mầm non bên trong.Từ những phẩm chất đó của cây tre, ta nghĩ đến phẩm chất thương yêu doàn kết của con người VN.
Câu 2: Viết ĐV khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật hoạ sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Nhân vật hoạ sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là con người yeu nghề, sâu sắc, tế nhị và đầy ân tình. Truyện được kể theo điểm nhìn của người hoạ sĩ này, chính vì vậy, những suy nghĩ của ông làm rõ nét hơn nhân vật chính. Với công việc, ông có những băn khoăn khao khát quý về nghề nghiệp. Chính vì thế, khi gặp anh thanh niên, trước vẻ đẹp của anh về công việc, tâm hồn và lối sống , ông bối rối vì đã bắt gặp được đối tượng của sáng tác nghệ thuật. Ông muốn vẽ anh, dù biết rằng đây là một công việc khó nhọc với ông, nhưng ông đã chấp nhận thử thách. Dù chỉ là nhân vật phụ trong tác phẩm, nhưng ông chính là con người mà tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ của mình về con người và nghệ thuật.
Câu 3: Cảm nhận của em về khổ 1 và 2 trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
 Lập dàn ý.
a) MB: - Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về nông thôn, về mùa thu.
- Bài thơ Sang thu được ông sáng tác vào những năm 80 của thế kỉ XX. Bài diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời lúc sang thu và những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc giao mùa hạ- thu. Những chuyển biến của đất trời lúc sang thu ấy được tác giả cảm nhận qua hai khổ đầu bài thơ.
b) TB: 
* Khổ đầu: Những hình ảnh , hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như  thu đã về
- Bằng khứu giác t/g đã cảm nhận được trong không gian hương vị nồng nàn của ổi chín. Hương ổi được phả vào trong làn gió thu se lạnh. Phả nghĩa là bốc mạnh và toả thành luồng.Hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. Câu thơ của t/g còn gợi cho chúng ta những liên tưởng về những trái ổi chín, màu vàng, hương thơm lựng lan toả trong không gian có làn gió thu se lạnh.
- Sau hương ổi và gió se là hình ảnh màn sương nhè nhẹ giăng, chứa đầy tâm trạng “chùng chình” được tác giả cảm nhận bằng thị giác. Màn sương cố ý làm chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng .
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Những tín hiệu của mùa thu chưa rõ nét nhưng cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua từ “bỗng”, “hình như”. Thu đến lúc nào không hay, từ từ, mềm mại và chậm chạp. Tác giả ngỡ ngàng nhận ra mùa thu qua hương vị, qua vận động của gió, sương.
* Khổ thơ 2: Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng thêm. Cảnh rộng dần và rõ nét:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sông nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp . Mùa thu, nước sông trở nên trong xanh, êm đềm trôi, không có những cơn lũ ào ạt xô về, nước đục ngầu như mùa hạ nữa. Đối lập với sự dềnh dàng ấy là h/ả” chim bắt đầu vội vã”.
 Những cánh chim vội vã rủ nhau bay đi tránh rét. Dòng sông, cánh chim đều được nhân hoá. Đặc biệt , thi vị nhất có lẽ là hình ảnh đám mây. Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Dường như trên bầu trời có một gianh giới rõ ràng giữa hai mùa hạ thu . Đám mây lưu luyến “vắt nửa mình sang thu. Hình ảnh mang nét đặc trưng của lúc giao mùa ,hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến hẳn.
c) KB: Từ hai khổ thơ , hiện lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, được vẽ bằng nét bút tinh tế.Bài thơ giúp ta hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên của tác giả, cũng bồi đắp trong ta tình yêu mùa thu làng quê.
 Đề 32
Câu 1. Đọc ĐV: “ Ta thường tới bữa quên ăn.vui lòng”
( Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)
Trong ĐV trên, có những thành ngữ nào? ý nghĩa của những thành ngữ đó.
đau như cắt, nước mắt đầm đìa- để diễn tả ý vô cùng đau đớn xót xa vì nạn giặc ngoại xâm.
Câu văn nào dùng lối nói quá? Phân tích ý nghĩa của câu nói đó trong việc thể hiện tình cảm của tác giả.
Cả 2 câu văn dùng phép nói quá. Những h/ả phóng đại đó góp phần thể hiện sâu sắc nỗi uất hận trước tội ác của sứ giặc cũng như nguyện ước sẵn sàng hi sinh giết giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn.
Câu 2:
Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 2 năm 1942, trên đường đi công tác, đến gần Túc Vinh, Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, bị giải khắp các nhà lao của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong một năm trời bị đày ải, Bác đã viết tập nhật kí bằng thơ: Nhật kí trong tù. Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập thơ đó.
Viết ĐV khoảng 8 câu phân tích tâm trạng của Bác qua 2 câu đầu bài thơ. Trong đoạn có dùng câu cảm thán.
Hai câu đầu bài thơ Ngắm trăng, Bác thể hiện sự bối rối trước cảnh trăng đẹp mà không có gì để đón trăng cho xứng , cho đúng với nghi thức của các thi nhân xưa.Câu đầu bài thơ tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa , chỉ có cảnh xiềng xích gông cùm. Nhưng trước cảnh đêm trăng đẹp, tâm hồn người tù vĩ đại xao xuyến.Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ càng khó có thể hững hờ.Thi nhân xưa thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Bác của chúng ta ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Hai câu thơ diễn tả tâm hồn thi nhân. tình yêu trăng của Bác được khơi dậy, thể hiện bằng cảm xúc để rồi chuyển sang cảnh ngắm trăng ở hai câu cuối bài thơ.
Câu 3: Phân tích h/ả người và trăng trong đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
..
đủ cho ta giật mình.
(ánh trăng, Nguyễn Duy)
2. Lập dàn bài:
a) MB: 
-Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước . Trong các bài thơ của ông, bài thơ được nhiều người biết đến là bài thơ ánh trăng. Bài được sáng tác năm 1978. Qua câu chuyện nhỏ của riêng mình, Nguyễn Duy muốn gửi đến người đọc lời nhắc nhở thấm thía về thái độ sống thuỷ chung với chính mình, thuỷ chung với những năm tháng qúa khứ gian lao, với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. 
- Trích khổ thơ
b) TB:
-Tuổi thơ của tác giả và những năm tháng chiến tranh sống gần gũi với thiên nhiên, với trăng. Trăng với nhà thơ không chỉ là tri kỉ, mà còn là những người bạn tình nghĩa.Tình cảm ấy gắn bó sâu nặng đến mức nhà thơ tưởng như không bao giờ có thể quên được.
Nhưng theo thời gian hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người cũng thay đổi theo. Từ sau khi hoà bình, con người trở về thành phố, quen với cuộc sống tiện nghi đã có lúc trở nên vô tâm, vô tình, quên mất người bạn tình nghĩa xưa:
Từ hồi về...qua đường
+ Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện đại với quá khứ. “ ánh điện cửa gương” là các nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ , tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể , rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với những tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng buyn đinh .
+ Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời là tri kỉ . Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta từ từ kín đáo, khó nhận ra . Vầng trăng tri kỉ xưa nay đã thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn đi qua ngõ nhưng con người hờ hững thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng là người tri kỉ tình nghĩa một thời. Con người trong cuộc sống đầy đủ hạnh phúc ấm êm dễ vô tình.
Giọng thơ thì thầm, tâm sự. Phải chăng t/g đang trò chuyện với lòng mình? 
-Khổ thơ tiếp nói về sự việc bất thường xảy ra:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.
- Lãng quên vô tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ: thình lình đèn điện tắt.Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực những cũng tình huống ấy đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
 + Vầng trăng trên cao xuất hiện bất ngờ, đột ngột mà vẫn như xưa , vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn tươi mát. Chính vì xuất hiện đột ngột như vậy , vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.Những kỉ niệm của những năm tháng xưa chợt ùa về, thổn thức:
Ngửa mặt...là rừng
+ Con người đang trong tư thế đứng đối diện với trăng, thành kính, ân hận, xót xa, đầy xúc động. Đối diện với trăng làm nhà thơ thức tỉnh tình cảm lương tâm con người , Nhà thơ tự vấn lương tâm , hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của mình. Cuộc sống đối thoại trong khoảnh khắc ấy đã làm nhà thơ rưng rưng xúc động. Quá khứ xưa như chợt ùa về , thổn thức.
Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. Hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. Khổ thơ cuối tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng:
Trăng cứ tròn ...giật mình.
Trăng cứ tròn vành vạnh như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. ánh trăng im phăng phắc-chính là người bạn-nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở :Con người thì có thể vô tình, lãng quên, nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Thái độ “im phăng phắc”là nhắc nhở, trách móc hay bao dung ? Người tự hiểu và vì vậy cũng đủ làm người “giật mình”. Cái giật mình thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ , trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.Giật mình để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ. Đó là cái cái giật mình bừng tỉnh, thức dậy những ân hận , nghĩ suy, hiểu ra đạo lí sống “uống nước nhớ nguồn”, thuỷ chung tình nghĩa.
c) KB:
-Bài thơ hay, có sức truyền cảm chính bởi giọng điệu tâm tình của bài thơ. Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của nhà thơ mà còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ. Bài thơ nhắc nhở chúng ta cần sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_ngu_van_on_vao_lop_10.doc