Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn 9 năm 2011 - 2012

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn 9 năm 2011 - 2012

Câu 1: ( 2 điểm) Chép chinh xác hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và nêu nội dung chính của hai khổ thơ đó

Câu 2: (2 điểm) Đọc hai câu thơ sau:

 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

 Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?

Câu 3: (6 điểm) Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” , hãy viết một văn bản nghị luận ngắn ( Không quá một trang giấy thi) về những con người đó.

Câu 4:( 10 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám dòng cuối đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích (Truyện Kiều) .Từ đó có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn 9 năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 11
Câu 1: ( 2 điểm) Chép chinh xác hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và nêu nội dung chính của hai khổ thơ đó
Câu 2: (2 điểm) Đọc hai câu thơ sau: 
	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
	Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao? 
Câu 3: (6 điểm) Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” , hãy viết một văn bản nghị luận ngắn ( Không quá một trang giấy thi) về những con người đó. 
Câu 4:( 10 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám dòng cuối đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích (Truyện Kiều) .Từ đó có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
 ------------------------------------------
ĐỀ SỐ 12
Câu 1: ( 2 đ)
 Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của nguyễn Du 
Câu 2: (2điểm) Trong hai câu thơ sau: 
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
	Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao? 
Câu 3: ( 6 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: 
Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu 4: ( 10 điểm) Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm,trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Nguyễn Đình Chiểu- Truyện Lục Vân Tiên)
 -----------------------------------------------------
 ĐỀ SỐ 13
Câu 1
Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
2 điểm 
Câu 2
Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau: 
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
 ( Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
 Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ( cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
2 điểm 
Câu 3
Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong đó dùng câu ghép chính phụ ( gạch dưới câu ghép)
6 điểm 
Câu 4
 Cảm nhận và suy nghĩ của em về bốn khổ thơ đầu bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính , ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa 
 Mưa ngừng , gió lùa khô mau thô”
10 điểm
 ----------------------------------------------------------
 ĐỀ SỐ 14
Câu 1
Tóm tắt tuyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong khoảng 10 –12 dòng.
2 điểm 
Câu 2
Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
 ”Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rọ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: 
... Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? 
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...” 
 ( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ sa Pa) 
2 điểm 
Câu 3
Viết một văn bản nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị hiện nay.
6 điểm 
Câu 4
Phân tích đoạn thơ sau và nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ” bếp lửa” của Bằng Việt.
” ... Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi, đền tận bay giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ thiêng liêng – bếp lửa”
 ( Bằng Việt- Bếp Lửa)
\10 điểm
 ----------------------------------------
 ĐỀ SỐ 15
Câu 1 (4 đ):
 Từ hiểu biết về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, hãy viết một đoạn văn (ít nhất 10 câu) theo luận điểm:Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca.
Câu 2 (8 đ): 
 Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Câu 3 (8 đ): 
 Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
 -----------------------------------------
ĐỀ SỐ 16
Câu 1. (2 điểm)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Câu 2. (4 điểm)
Trong các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói hớt, nói nhăng nói cuội, nói lãng
 Hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền voà mỗi chỗ trống sau:
 Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /.../
 Nói nhảm nhí, vu vơ /.../
 Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (4 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự chia sẻ trong tình bạn.
Câu 4. (10 điểm)
Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một, tr.128-129, NXB Giáo dục, 2009).
 -------------------------------------------------------
 ĐỀ SỐ 17
CÂU 1 : (8 điểm )
	Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm , mặt đất lúc nào cũng phập phồng , như muốn thở dài vì bổi hổi , xốn xang ,... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm . Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng .
	( Vũ Tú Nam )
	Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .
CÂU 2 :( 12 điểm )
	Vân xem trang trọng khác vời 
	Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang.
	Hoa cười , ngọc thốt , đoan trang ,
	Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da .
	Kiều càng sắc sảo mặn mà ,
	So bề tài sắc lại là phần hơn :
	Làn thu thủy , nét xuân sơn ,
	Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh .
	Một hai nghiêng nước nghiêng thành ,
	Sắc đành đòi một , tài đành họa hai .
	Thông minh vốn sẵn tính trời ,
	Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm .
	Cung thương lầu bậc ngũ âm , 
	Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương .
	Khúc nhà tay lựa nên chương ,
	Một thiên “ bạc mệnh “ lại càng não nhân .
	( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
	Phân tích đoạn thơ trên để thấy : Nguyễn Du không những dựng lên được hai bức chân dung xinh xắn , đẹp đẽ của chị em Thúy Vân , Thúy Kiều mà dường như còn nói được cả tính cách , thân phận ,...toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng .
 ---------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 18
Câu 1 (1,0 điểm)
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: 
Nửa úp nửa mở
Ăn ốc nói mò
Câu 2 (3,0 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:
 Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
	(Đồng chí, Chính Hữu)
Câu 3 (6,0 điểm)
	Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”
ĐỀ SỐ 19
Câu 1 (5 điểm): 
Phân tích nét độc đáo của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
 Câu 2 (3 điểm): 
Em hãy cho biết ba hình ảnh trăng sau đây gắn đời Thuý Kiều với những nhân vật nào? Ở hoàn cảnh cụ thể nào trong Truyện Kiều?
- Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
 - Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
 - Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
Câu 3 (12 điểm): 
Phẩm chất và số phận người phụ nữ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ./.
 --------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 20
Câu 1: (2 điểm)
Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (6 điểm)
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 3: (12 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).
 -----------------------------------------------
ĐỀ SỐ 21
Câu 1: (4đ)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
	Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Lão cười nhạt bảo :
- Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào rồi cũng xong .
	(“Lão Hạc”,Nam Cao)
Tìm câu thành ngữ nói về cách nói của Lão Hạc trong câu “Thế nào rồi cũng xong” .
Nói như vậy là vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Vì sao Lão Hạc lại vi phạm phương châm hội thoại đó ?
Câu2: (3đ) 
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào : đánh trống lảng ; nói như dùi đục chấm mắm cáy .
Câu 3: (3đ) 
Học qua bài thơ “Đồng chí”. Em hiểu tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? So với tình tri kỉ có gì khác?
Câu 4: (10đ) 
Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị nghệ thuật, giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này . 

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong hsg van 9 2011 2012.doc