Các tác giả văn học Việt Nam lớp 9

Các tác giả văn học Việt Nam lớp 9

1. Chính Hữu (1928 ? - 2007)

 Tấm áo hào hoa bạc gió mưa

 Anh thành đồng chí tự bao giờ

 Trăng còn một mảnh treo đầu súng

 Cái ghế quan trường giết chết thơ.

 (Xuân Sách)

 * Tiểu sử.

+ Tên thật: Trần Đình Đắc, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926, đồng hương Can Lộc, Hà Tĩnh với Xuân Diệu.

Chính Hữu đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp từ Hà Nội. Ông viết ít mà chắc khỏe, tiết kiệm ngôn từ. Thơ ông được chú ý vì tiết tấu, nhịp điệu linh hoạt.

Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Chính Hữu là cuộc đời người chiến sĩ, là Tổ quốc VN gian lao mà anh dũng trong các cuộc chiến tranh giải phóng.

Tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà,.

Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các tác giả văn học Việt Nam lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Chính Hữu (1928 ? - 2007)
 Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
 Anh thành đồng chí tự bao giờ
 Trăng còn một mảnh treo đầu súng
 Cái ghế quan trường giết chết thơ.
 	 (Xuân Sách) 
 * Tiểu sử.
+ Tên thật: Trần Đình Đắc, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926, đồng hương Can Lộc, Hà Tĩnh với Xuân Diệu.
Chính Hữu đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp từ Hà Nội. Ông viết ít mà chắc khỏe, tiết kiệm ngôn từ. Thơ ông được chú ý vì tiết tấu, nhịp điệu linh hoạt.
Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Chính Hữu là cuộc đời người chiến sĩ, là Tổ quốc VN gian lao mà anh dũng trong các cuộc chiến tranh giải phóng.
Tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà,..
Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.
* Ngoài lề.
+ Nhà thơ tâm sự: “Tôi không phải là nông dân và quê hương tôi cũng không phải trong cảnh nước mặn đồng chua hoặc cằn cỗi sỏi đá. Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là của tôi mà là của bạn, nhưng về cơ bản là của tôi. Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời lính thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật  bạn và tôi đều cùng trải qua Viết về bộ đội nhưng thơ tôi thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm, ít có những chuyện đùng đoàng chiến đấu. Tôi làm bài “Đồng chí” là tình cảm chân tình tự nhiên không có sự gò ép, gắng gượng nào.Tôi thấy có bạn phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo là tượng trưng cho người chiến sĩ đang bảo vệ quê hương và vầng trăng tượng trưng cho quê hương thanh bình. Tôi không nghĩ thế khi viếtVấn đề đối với tôi đơn giản hơn những đêm phục kích chwof giặc vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn.” (Nguyên An)
+ Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ Bài thơ đầu tiên được in báo của ông chính là bài Đồng chí tức Đầu súng trăng treo  đăng tải trên báo Sự thật
+ Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sỹ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sỹ Huy Du) 
2. Phạm Tiến Duật (1941 - 2007)
 	Trường sơn đông em đi hái măng
 	Trường sơn tây anh làm thơ cho lính
 	Đời có lúc bay lên vầng trăng
	Lại rơi xuống chiếc xe không kính
 	Thế đấy! giữa chiến trường
 	Nghe tiếng bom cũng mạnh! (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi (“Vui, khoẻ và có ích”) của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi, hưởng thọ 66 tuổi.
* Bình luận, ngoài lề.
+ Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây".
+ Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn".
+ Là một nhà thơ có nhiều bài thơ hay thời chống Mĩ, PTD đã góp phần đáng kể vào việc làm trẻ hóa thơ VN hồi đó. Thơ ông có nhiều chi tiết từ cuộc sống kham khổ mà đầy lạc quan của người lính, nhịp điệu nhanh hoạt như phảng phất tiếng cười nói vui nhộn tếu tao của người lính mà vẫn nghiêm trang, có chất suy tưởng. 
 (Nguyên An)
+ Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính.
+ Chỉ còn một năm nữa là đến kỷ niệm 50 năm ra đời của Đoàn 559 (tức đơn vị đã khai sinh ra đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại vượt Trường Sơn – tuyến vận tải huyết mạch cung cấp sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam). Chúng tôi vẫn nói với nhau: Nếu chọn một nhà thơ đại diện cho văn nghệ sĩ nước nhà đi dự lễ kỷ niệm này, thì không ai xứng đáng hơn Phạm Tiến Duật.
 	(Đặng Vương Hưng - Báo Lao Động số 175 Ngày 31/07/2007 )
3. Huy Cận (1919 - 2005)
 Các vị La hán chùa Tây phương
 Các vị gày quá tôi thì béo
 Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
 Bây giờ tôi hát đất nở hoa
 Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
 Không nên xấu hổ khi nói dối
 Việc gì mặt ủ với mày chau
 Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu!
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, Hương Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Ông làm Bộ trưởng Bộ Canh nông khi mới 26 tuổi.Sau này thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin. Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Làm thơ từ 1934, đăng thơ từ năm 1936. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lý. Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài".
* Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Một số Thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.
* Ngoài lề.
+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới , Huy Cận sớm nổi tiếng từ lúc là học sinh ở Huế. Hầu hết thơ Huy Cận trước 1945 thuộc trường phái lãng mạn - điển hình là tập thơ “Lửa thiêng” (1940), tập thơ đầu tay khi ông ở tuổi 20.
Sau năm 1945, Huy Cận theo kháng chiến và ở lại miền Bắc. Những tác phẩm sau 1954 được biết đến gồm có: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1964), Những năm 60 (1964). Những tập thơ sau này nghiêng hẳn về xã hộị.
Trong nền thơ ca hiện đại VN, Huy Cận có một vị trí vững vàng. Đó là vị trí của một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, có chất thơ giàu suy tưởng và đằm thắm một tình yêu con người với quê hương, Tổ quốc VN. 
(Nguyên An)
4. Bằng Việt  (1941 - ?)
 Nhen lên một bếp lửa
 Mong soi gương mặt người
 Bỗng cơn giông nổi đến
 Mây che một khung trời
 Đất sau mưa sụt lở
 Mầu mỡ trôi đi đâu
 Còn trơ chiếc guốc vàng
 Trăng mài mòn canh thâu. 
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Bằng Việt tên thật: Nguyễn Việt Bằng, quê ở Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941.
Ông là một nhà thơ Việt Nam, từng là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi, đã từng theo học Đại học Luật ở Liên Xô (cũ). Bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông bắt đầu được biết đến từ cuối những năm 1960. Bằng Việt gắn bó với việc sáng tác, ngoài ra còn dịch thơ, truyện của các tác giả lớn, viết tiểu sử danh nhân, biên tập báo, biên soạn một số từ điển văn học.
Giải thưởng
Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968) 
Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982 
Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001) 
Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002) 
Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió" 
"Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX, với nhận xét: "Nhiều bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ người yêu thơ trong bốn thập kỷ qua, mang dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của người chuyển ngữ. Giải trao cho nhà thơ Bằng Việt để ghi nhận thành tựu trọn đời của một dịch giả tài hoa có nhiều đóng góp trong hoạt động giới thiệu văn chương nước ngoài". 
* Bình luận.
+ Thiết tha và đầy thương mến, hay suy ngẫm và có khả năng khái quát - đó là bản sắc của Bằng Việt. (Nguyên An)
5. Nguyễn Khoa Điềm (1943 - )
 Một mặt đường khát vọng
 Cuộc chiến tranh đi qua
 Rồi trở lại ngôi nhà
 Cất lên ngọn lửa ấm
 Ngủ ngon a Kai ơi
 Ngủ ngon a Kai à... 
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, con của nhà cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn Khoa Hải Triều), dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (Hải Dương cũ)
Đã là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN, Thứ trưởng Bộ văn hóa - Thông tin.
Tác phấm chính: Đất ngoại ô (1971), Đất và khát vọng (tuyển, 1984), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm
Ông đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm.
* Bình luận.
+ Ngay từ đầu, thơ NKĐ đã có sự kết hợp hài hòa giữa cái trầm lắng thiết tha với âm hưởng hào hùng sôi nổi. Tiếng thơ ấy giành những dòng trang trọng, thành kính để ca ngợi những bà mẹ cần cù, nhẫn nại và anh hùng quả cảm; ngợi ca những tấm lòng nhân hậu trong truyền thống lâu đời của dân tộc v ... ượt thời gian về mùa xuân.
12. Viễn Phương (1928 - 2005) 
* Tiểu sử.
Tên thật Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928 tại An Giang, mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một nhà thơ Việt Nam.
+ Sống, sáng tác, tham gia lãnh đạo các hoạt động văn học tại HCM. Sau 1975 ông giữ các chức vụ: chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật VN, nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn VN.
Ông được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm: Anh hùng mìn gạt, Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mấy mùa xuân,
* Bình luận: 
+ Thơ Viễn Phương “là một tiếng thơ chân chất, chứa chan tình đồng đội, tình quê hương góp phần tích cực và trực tiếp vào việc cổ vũ, động viên đồng bào chiến đấu.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được coi là một bài thơ hay bởi ý tứ nhuần nhị, hình ảnh sáng tươi, tình cảm đằm thắm, thiết tha. Với bài thơ này, nhà thơ đã nói hộ tiếng lòng của hàng triệu người VN đối với lãnh tụ HCM kính mến. (NA)
13. Y Phương (1948)
+ Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, Tên thật: Hứa Vĩnh Sước. Sinh năm: 1948, tại Trùng Khánh, Cao Bằng. Thể loại chính: thơ, kịch.
Tuy sống giữa đất Hà Nội nhưng thường ngày ông vẫn “phát sóng bằng tiếng Tày” với vợ con trong nhà. 
Nhà thơ kể: “Lên tám chín tuổi tôi mới được đi học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh, và tập nói tiếng Kinh. Ngày ấy, mỗi sáng sớm đến trường, mẹ thường cho tôi năm xu một hào để mua đồ ăn sáng. Nhưng tôi đã nhịn, dành dụm số tiền ít ỏi chỉ để mua sách. Tôi coi sách như bạn. Vì tôi không có hứng thú ham chơi thả diều, đá bóng như nhiều bạn cùng lứa. Tôi cô đơn và hay buồn, ngay từ khi còn ít tuổi". 
Bắt đầu sáng tác từ những năm còn là bộ đội. Đất nước giải phóng, ông vào học trường Viết văn Nguyễn Du, khóa II, niên khoá 1983-1985. Ông đã đoạt Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1983 - 1984, được trao Giải thưởng Nhà nước với ba tập thơ nổi tiếng: "Tiếng hát tháng giêng", "Chín tháng" và "Lời chúc"; từng đảm nhiệm chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông  tin, rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 6 
Từ nhiều năm trước, nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét về ông như sau: Y Phương là một nhà thơ, một nhà thơ miền núi rất mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng vừa có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau... 
+ Bài thơ với nhan đề là “Nói với con” đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng vănhóa.
14. Nguyễn Minh Châu  (1930 - 1989)
 Cửa sông cất tiếng chào đời
 Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
 Dấu chân người lính in mau
 Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
 Đọc lời ai điếu một thời
 Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Ông là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi
Giải thưởng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000 
Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990 
Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính 
+ Ông là bộ đội viết văn, là nhà văn viết rất kĩ và khá nhanh. Tác phẩm để lại không nhiều, nhưng đọc truyện nào của ông cũng thấy lóe lên một cái nhìn sắc sảo. một sự đầm ấm trong tâm hồn. Ông thường lấy Bình Trị Thiên làm bối cảnh cho tác phẩm của mình nên hình ảnh anh bộ đội, cô thanh niên xung phong dũng cảm, mưu trí, đẹp đẽ đã là hình ảnh trung tâm mang màu sắc lí tưởng hóa trong tác phẩm của ông vẫn thường mang cốt cách, dáng dấp của những người dân ở vùng đất này. 
Từ những năm 80 trở đi văn của NMC đi sâu vào việc thể hiện và phân tích nội tâm nhân vật,  NMC đã trở thành một trong những nhà văn đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học ở ta. Ông qua đời vì bệnh trọng khi tài năng đang vào độ chín, hứa hẹn những thành công mới cao hơn.
Trong tình cảm riêng, NMC là người chồng tình cảm, người cha đức độ của 3 cô con gái.
“NMC là niềm hãnh diện của những người cầm bút, người kế tục của văn xuôi VN, là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này” 
(Nguyễn Khải)
+ Truyện “Bức tranh”: 
Truyện ngắn “Bức tranh” có lẽ là điểm đánh dấu rất đáng kể cho một hướng tìm tòi của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên ngay ở đầu truyện, nhân vật chính đã gọi câu chuyện của mình là “những lời tự thú”. Có thể gọi đây là truyện ngắn tự thú, là truyện ý thức về đạo đức. Một người thành công trong đời bỗng thấy mình có tội gì đây đối với ai đấy – ít nhất cũng có nghĩa là anh ta thấy mình chưa hoàn thiện. Và cũng có nghĩa là anh ta có khát vọng tự hoàn thiện. Phương diện tích cực, đáng khích lệ của nhân vật là ở đấy. Sức tác động vào sự tự ý thức ở mỗi người đọc truyện sẽ từ đấy mà ra. Những truyện loại này của NMC không hấp dẫn người đọc ở cốt truyện gay cấn hay chi tiết đặc sắc. Nó hấp dẫn người ta chủ yếu bằng độ căng của những tấn kịch nội tâm, độ căng của những thao thức dằn vặt trong bề sâu ý thức nhân vật. 
 (Lại Nguyên Ân – Sáng tác truyện ngắn gần đây của NMC)
15. Hữu Thỉnh (1942)
 Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố
 Bị lạc đường về hội nhà văn
 Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại
 Với năm anh em trên một chiếc xe tăng. 
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Hữu Thỉnh tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942, quê ở Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Hữu Thỉnh mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Trung và Nam Trung Bộ, Hữu Thỉnh đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9 - Nam Lào (1970-197l), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học Đại học Văn hóa và là một trong số những sinh viên khóa đầu tiên của Trường Viết văn Nguyễn Du. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng thư ký thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ; Đại biểu Quốc hội khóa X và khóa XI; Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
* Giải thưởng
Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1999 với tập thơ "Thư mùa đông". 
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1. 
16. Lưu Quang Vũ (1948 - 1988)
* Tiểu sử.
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa (Vĩnh Phú). Quê ở Quảng Nam - Đà Nẵng. 
Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1954 sau khi giải phóng Hà Nội, Vũ về thành phố này và học trường phổ thông. Chiến tranh bùng nổ, chàng trai thủ đô nhập ngũ năm 1965 và bắt đầu đăng thơ.
Sau khi xuất ngũ năm 1970, Lưu Quang Vũ làm nhiều nghề khác nhau. Nhưng từ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, ông là một phóng viên của "Tạp chí sân khấu". 
Lưu Quang Vũ từng làm thơ, làm báo, lại viết văn khá có duyên, cộng với một tâm hồn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu.
Trong khoảng thời gian tám năm, LQV đã để lại hơn 50 tác phẩm, mà càng thời gian cuối những sáng tác càng nhiều. Có thể chia làm ba loại:
Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá... 
Loại 2: Dựa vào một cốt chuyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em... 
Loại hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và đóng góp lớn nhất cho sân khấu những năm qua và tuyệt đại bộ phận sáng tác này đều là đề tài hiện đạị
Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng các vở diễn, ngay cả khi viết về đề tài lịch sử, dã sử, truyện cổ dân gian trong nước cũng như của nước ngoài. 
Cùng lúc Vũ vừa làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật trong đời sống thành những chi tiết nghệ thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức khái quát. Thiếu điều đó thì sẽ chỉ có một thứ hiện thực "bò sát", hoặc tập hợp những chi tiết hoàn toàn có thật mà vẫn tạo nên một cơ thể nghệ thuật giả. 
Giữa lúc tài năng đang sung mãn, đột ngột thay, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ từ trần trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, tỉnh Hải Hưng, cùng với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và con trai út là Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi)

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_tac_gia_van_hoc_viet_nam_lop_9.doc