Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống

I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT.

- Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.

- Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

+Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

* Các dạng nghị luận ở lớp 9.

- Nghị luận xã hội:

+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.

- Nghị luận văn học:

+ Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: 9A: . .2010. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ 
 9B: . .2010. MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
 9C: . .2010. 
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT.
- Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
- Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. 
+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 
+Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
* Các dạng nghị luận ở lớp 9.
- Nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
- Nghị luận văn học:
+ Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. 
- Bài nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
- Hình thức phải có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
* Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Muốn làm tốt bài văn phải tuân theo các bước sau:
+ Đọc kĩ đề (tìm hiểu đề).
+ Phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Đọc bài và sửa chữa.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1: 
Cho các đề sau:
a. Trong trường, trong lớp em có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Em hãy trình bày một trong những tấm gương đó và nêu lên suy nghĩ của mình.
b. Hiện nay có tình trạng nhiều bạn học sinh mải chơi trò chơi điện tử, sao nhãng việc học hành.Em có thái độ như thế nào trước hiện tượng đó.
c. Trường em vừa phát động phong trào xây dựng quỹ ''Ba đủ '' giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em có suy nghĩ gì về việc này.
Em hãy so sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau trong các đề?
Gợi ý:
* Giống nhau:
- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.
* Khác nhau:
- Đề và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.
- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.
2. Bài tập 2.
Tìm hiểu đề và luËn ®iÓm cho đề sau: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
Gợi ý:
- Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống đó là vấn đề hút thuốc lá.
- Nội dung: Phải nêu bật hút thuốc lá là hiện tượng đáng chê, cần tuyên truyền đến mọi người hiểu được tác hại của thuốc lá để có một môi trường trong lành không khói thuốc.
- Yêu cầu học sinh tìm ra các luËn ®iÓm sau:
+ Chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng đó.
+ Trình bày được các tác hại, hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ người hút và sức khoẻ cộng đồng.
+ Bày tỏ thái độ và tuyên truyền đến mọi người.
3. Bài tập 3.
Em hãy viết bài nghị luận tuyên truyền đến mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng.
Dàn bài:
* Mở bài.
- Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay.
* Thân bài.
- Chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục).
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.
+ Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
+ Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá.
- Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên như thế nào ?
- Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh chúng ta nói riêng ra sao?
* Kết bài.
- Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học kĩ năng sống .
4. Bài tập 4.
Nhiều bạn học sịnh hiện nay vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học tập, mắc khuyết điểm... Ý kiến của em về hiện tượng này như thế nào?
Dàn bài:
* Mở bài:
- Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ. Chính vì vậy mà nhu cầu giải trí của con người càng tăng cao. Một trong những hình thức giải trí thu hút được số đông mọi người là trò chơi điện tử. Nhưng hiện nay, một số bạn trẻ đang quá lạm dụng trò chơi điện tử, dẫn tới hiện tượng không hay xảy ra trong xã hội.
* Thân bài:
- Thực trạng của việc phát triển trò chơi điện tử.
+ Trò chơi điện tử phát triển mạnh, có mặt tại mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn.
+ Số hàng dịch vụ điện tử rất nhiều.
+ Một số học sinh ham chơi điện tử đến mức có hại cho sức khỏe, bỏ học hành, kết quả học tập giảm sút.
+ Có học sinh mải chơi bị bạn xấu rủ rê, mắc phải hiện tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân của những hiện tượng trên là gì?
+ Tính hấp dẫn của trò chơi điện tử.
+ ý thức tự giác của mỗi học sinh chưa cao.
+ Một số gia đình quản lí con chưa tốt.
- Phương hướng giải quyết vấn đề.
+ Mỗi học sinh cần có ý thức thực hiện quy định của cha mẹ về thời gian chơi điện tử để không ảnh hưởng tới kết quả học tập.
+ Cần tránh những trò chơi không hợp tuổi, có nội dung không lành mạnh.
+ Cha mẹ cần quan tâm đến việc chơi và học của con em mình.
+ Chính quyền, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động cho thanh, thiếu niên. Cần quản lí dịch vụ điện tử.
* Kết bài:
- Trò chơi điện tử rất hấp dẫn nhưng tác hại mà nó mang lại là không nhỏ. Vì vậy chúng ta hãy thưởng thức nó đúng cách và đúng mực. Hãy cảnh giác với trò chơi hấp dẫn nhưng cũng không ít tai hại này.
5. Bài tập 5.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “ Những người không chịu thua số phận”, hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó.
* Mở bài.
- Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận. (Khi sinh ra không phải ai cũng là người may mắn. Ai cũng muốn mình được là người khỏe mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng ta nào có chọn được hoàn cảnh gia đình, vì vậy, ắt hẳn cuộc sống sẽ có những mảnh đời khác nhau, muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, ta đã từng được nghe “ số phận là do bản thân mình quyết định”, ngẫm ra, nhiều phần là đúng. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn lên, vượt qua để sống, học tập và cống hiến cho xã hội. Thực vậy trên đất nước Việt nam, với những con người Việt nam, có không ít những con người không chịu đầu hàng số phận.)
* Thân bài:
- Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số tấm gương tiêu biểu mà đài, báo đã giới thiệu ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
- Suy nghĩ của em về những con người ấy.
- Họ đáng cảm phục như thế nào.
- Vì sao họ có thể “ không chịu thua số phận”?
+ Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích.
+ Ý chí, quyết tâm và nghị lực.
+ Họ được mọi người động viên, giúp đỡ.
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội đối với họ.
+ Cảm thông, tôn trọng, tôn vinh họ.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng.
* Kết bài.
- Suy nghĩ về việc vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình. (Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muốn bản thân mình đau khổ. Tuy nhiên , nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên, ngay từ ngày hôm nay)
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
1. Bài tập 1.
Hãy viết một đoạn văn ngắn(từ 15 đến 20 dòng) về một sự việc, hiện tượng đáng phê phán ở địa phương em. 
* Gợi ý:
- HS xác định những sự việc, hiện tượng nổi bật, nóng bỏng ở địa phương mình như: Vấn đề rác thải, ô nhiễm nguồn nước, chặt phá rừng...®Ó viÕt bµi v¨n nghÞ luËn.
2. Bài tập 2.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác bừa bãi, tuỳ tiện ra đường, ra nơi công cộng. Ý kiến, thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này và em hãy đặt nhan đề cho bài viết của mình. 
* Dàn bài:
* Mở bài 
- Giới thiệu hiện tượng sự việc .
* Thân bài .
- Trình bày các biểu hiện của hiện tượng.
- Chỉ rõ nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi: Do ý thức của con người tuỳ tiện, vô ý, kém hiểu biết ...
- Tác hại của việc vứt rác bừa bãi (Cần đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục).
+ Làm mất cảnh quan, mỹ quan môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường sống, lây lan mầm bệnh, ổ dịch...
+ Sinh ra các thói quên xấu.
- Thái độ, suy nghĩ của em như thế nào? Hành động và nêu ra biện pháp khắc phục
* Kết bài.
- Lời kêu gọi cộng đồng hãy chung tay vì một môi trường trong sạch.
Giảng: 9A: . .2010. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ 
 9B: . .2010. MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
 9C: . .2010. 
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
* Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
* Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1.
Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
Gợi ý:
* Mở đoạn.
Giới thiệu chung về đức tính trung thực.
* Thân đoạn.
- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.
- Biểu hiện của tính trung thực 
 - Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống
+ Tạo niềm tin với mọi người
+ Được mọi người yêu quý.
+ Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.
- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)
* Kết đoạn.
- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.
2. Bài tập 2.
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống, như ... c khỏe của Nhĩ”
-> Đó là một sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, giàu cảm thông chia sẻ, giản dị, chân thực.
* Kết bài. 
- Khẳng định sự phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp gần gũi và bình dị của cuộc sống và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhân vật Nhĩ.
c. Đề bài: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
* Thân bài: 
- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.
- Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng...
- Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai...
- Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: 
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.
+ Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng.
+ Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa.
+ Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chùng chình và vòng vèo của cuộc sống"
* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự trân trọng những giá trị bền vững của cuộc sống.
2. Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)
a. Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
* Mở đoạn
- Giới thiệu chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
* Thân đoạn
- Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp.
+ Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội.
+ Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, lạc quan.
+ Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.
* Kết đoạn.
- Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn.
b. Đề bài: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Dàn bài:
* Mở bài
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới.
- Truyện " Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
* Thân bài
- Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
+ Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.
+ Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
- Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
 Nhân vật Phương Định: 
+ Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo nheo như chói nắng...
+ Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
+ Phương Định là cô gái dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình. Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
+ Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
 Nhân vật Thao.
+ Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
+ Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
+ Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
 Nhân vật Nho.
+ Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng " Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng"
* Kết bài.
- Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.
c. Đề bài: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
- Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. 
- Nhan đề những ngôi sao xa xôi xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (1960-1970) ác liệt. Ba cô gái trẻ ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
- Những ngôi sao xa xôi cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.
d. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Dàn bài:
* Mở bài
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và ba nhân vật trong truyện.
- Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. 
* Thân bài:
- Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
- Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý...Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.
- Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
- Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể.. Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.
- Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.
* Kết bài.
- "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
- Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.
II. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
- Từ những dàn bài hãy viết thành bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docon van nghi luan 9.doc