Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

ĐỀ TÀI

 Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản :Chuyện người con gái Nam Xương, trong tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ .

 Kính thưa quí thầy cô trong ban giám khảo, cùng quí thầy cô trong toàn trường và các bạn đội viên học sinh thân mến!

 Em tên là .là HS lớp 94-trường THCS Lê Lợi. Về tham dự với hội thi TTVH năm học 2008-2009 do trường tổ chức hôm nay. Em xin tham gia thuyết trình với đề tài: “Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập I mà em vừa học.

 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !

 Như chúng ta đã biết, đất nước ta là đất nước của thơ ca, nên cỏ cây sông nước cũng mang hồn thơ văn. Cha ông chúng ta xưa, những người anh hùng cứu nước cũng là những người yêu thơ văn hơn ai hết, văn học làm chúng ta sống lại những quảng đời xưa, văn học đã làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nổi đau khổ của nhân dân. Văn học đã giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống hằng ngày. Mỗi tác phẩm mà chúng ta được học hôm nay là những tinh hoa được kết tinh từ trí tuệ tài ba, những tình cảm nhân hậu của lòng yêu thương con người trong cuộc sống, những hờn căm sục sôi đối với quân thù, đối với chế độ phong kiến ngày xưa. Vì vậy học được tác phẩm văn học nào em cũng thích, cũng say mê, cũng làm lòng em rung động với những cảm xúc sâu xa. Đặc biệt là được học những tác phẩm nói về những nổi khổ đau , bất công đối với con người, nhất là những nổi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một xã hội coi thường người phụ nữ, xem phụ nữ như một món hàng trao đổi mua bán, người phụ nữ phải chịu bao cảnh đau khổ chèn ép không được quyết định số phận của mình. Đúng là người phụ nữ phải luôn chịu cảnh đau đớn, tủi nhục và thường hay gặp nhiều oan khuất. Trong các tác phẩm em đã học trong chương trình , văn bản làm em cảm động, day dứt nhất đó là văn bản người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ- Qua văn bản em cảm nhận thêm được những nổi bi kịch của hạnh phúc gia đình.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC.
 ĐỀ TÀI
 Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản :Chuyện người con gái Nam Xương, trong tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ .
 Kính thưa quí thầy cô trong ban giám khảo, cùng quí thầy cô trong toàn trường và các bạn đội viên học sinh thân mến! 
 Em tên là ................................là HS lớp 94-trường THCS Lê Lợi. Về tham dự với hội thi TTVH năm học 2008-2009 do trường tổ chức hôm nay. Em xin tham gia thuyết trình với đề tài: “Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình qua văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập I mà em vừa học.
 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !
 Như chúng ta đã biết, đất nước ta là đất nước của thơ ca, nên cỏ cây sông nước cũng mang hồn thơ văn. Cha ông chúng ta xưa, những người anh hùng cứu nước cũng là những người yêu thơ văn hơn ai hết, văn học làm chúng ta sống lại những quảng đời xưa, văn học đã làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nổi đau khổ của nhân dân. Văn học đã giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống hằng ngày. Mỗi tác phẩm mà chúng ta được học hôm nay là những tinh hoa được kết tinh từ trí tuệ tài ba, những tình cảm nhân hậu của lòng yêu thương con người trong cuộc sống, những hờn căm sục sôi đối với quân thù, đối với chế độ phong kiến ngày xưa. Vì vậy học được tác phẩm văn học nào em cũng thích, cũng say mê, cũng làm lòng em rung động với những cảm xúc sâu xa. Đặc biệt là được học những tác phẩm nói về những nổi khổ đau , bất công đối với con người, nhất là những nổi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một xã hội coi thường người phụ nữ, xem phụ nữ như một món hàng trao đổi mua bán, người phụ nữ phải chịu bao cảnh đau khổ chèn ép không được quyết định số phận của mình. Đúng là người phụ nữ phải luôn chịu cảnh đau đớn, tủi nhục và thường hay gặp nhiều oan khuất. Trong các tác phẩm em đã học trong chương trình , văn bản làm em cảm động, day dứt nhất đó là văn bản người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ- Qua văn bản em cảm nhận thêm được những nổi bi kịch của hạnh phúc gia đình.
 Thưa quí thầy cô và các bạn !
 Hạnh phúc cũng như đau khổ, là hai mặt luôn tồn tại sóng đôi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, cả hai đều là cảm giác rất đậm tình người . Trong lĩnh vực văn học hạnh phúc và đau khổ đã trở thành những chủ đề phổ biến, vĩnh cữu của tất cả các nền văn học. Truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một tác giả sống ở thế kỉ XVI cũng như những sáng tác của tác giả khác đều nằm trong truyền thống nhân văn của văn học VN, một nền văn học luôn quan tâm vấn đề con người. Chính xuất phát từ trong truyền thống này mà số phận cá nhân được đề cập tới ở tất cả những khía cạnh của nó: bi và hài , tầm thường cũng như cao cả. Vũ Thị Thiết -người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chính là nhân vật đã trải qua tất cả các bi kịch của hạnh phúc.
 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !
 Trước khi đi vào phần chính của bài thuyết trình, em xin tóm tắt đôi nét về tác giả - tác phẩm :Nguyễn Dữ một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm: thành tài , đỗ đạt, làm quan chỉ một năm. Năm sau vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã phải lấy cớ về nuôi mẹ già mà từ quan. Trong những ngày sống “Cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết Truyền Kì mạn lục . Một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt nam gồm những truyện có chi tiết li kì, phần lớn là ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người PNVN phải sống trong khuôn mẫu “Tam tòng tứ đức” của đạo đức phong kiến, mà 
 “ Chuyện người con gái Nam Xương” là một người con gái đẹp người đẹp nết...
 Truyện kể về Vũ Thi Thiết , vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh một kẻ kém học. Đất nước gặp cảnh binh đao nên Trương Sinh phải đi ra trận. Một tuần sau Vũ Nương sinh con đầu lòng. Một mình ở nhà chăm lo mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con thơ và lo công việc đồng áng. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ. Vũ nương không minh oan được nên đành trầm mình. Nàng được hoàng hậu Rùa giúp đỡ. Sau đó người gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu ở động rùa. Phan Lang kể lại cho Trương Sinh nghe, Trương Sinh hối hận lập đàn cầu xin để giải oan cho nàng. Nàng hiện lên gặp chồng nhưng quay về sống ở động Rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.
 Đúng là một bi kịch, một bi kịch của hạnh phúc gia đình. Một bi kịch của nỗi oan thiêng và khổ đau bất tận.
 Vâng ! Hạnh phúc của nhân vật thì mong manh và ngắn ngủi quá ! Cũng giống như bao người con gái nào khác ở trên thế gian này, nàng Thiết có một mơ ước rất bình thường: lấy chồng, sinh con đẻ cái và sống một gia đình hoà thuận. Nàng có đủ hai yếu tố quan trọng nhất của người con gái: thuỳ mị, nết na và tư dung tốt đẹp. Bấy nhiêu đó cũng đủ để nàng hy vọng có được một cuộc sống như bao gia đình khác. Cuộc hôn nhân của nàng với Trương Sinh đã tạo cơ hội cho nàng thực hiện niềm mơ ước hết sức bình thường ấy. Dù Trương Sinh có cả ghen, nhưng với sự khôn khéo và khuôn phép của người con gái chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, cuộc sống gia đình luôn vẫn giữ được hoà thuận. Có lẽ đây lại là một giai đoạn hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời của nàng Thiết, một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh ngắn ngủi. Mong manh như sương khói và ngắn ngủi tựa kiếp sống của một đoá phù dung sớm nở tối tàn.
 Một hạnh phúc ngắn ngủi mà đau khổ thì vô tận. Vậy nguyên nhân của sự khổ đau ấy là do đâu ? “ Niềm vui nghi gia nghi thất” - “ Cuộc hoàn huyên chưa được bấy lâu thì nhà nước có việc đánh giặc phải cần đến nhiều lính tráng”. Thế là chiến tranh có phải là nguyên nhân chính để tạo nên sự sụp đổ “ Ngôi đền hạnh phúc”mong manh của hai vợ chồng không ?.Cũng như bão,dù dữ dội cách mấy, cũng khó có thể làm ngã cây nếu như rễ cây bám thật sâu thật chắc vào lòng đất và nếu ruột cây không bị mục rỗng, có đủ phẩm chất cần thiết để có thể trụ lại trong cơn bão. Chính những nguyên nhân nội tại, những tác động bên trong con người mới giữ một vai trò quyết định đối với bi kịch của nàng Thiết.
 Trong truyện “ Người con gái Nam Xương” có một “ nhân vật “ rất đặc biệt, tuy vô hình ảnh nhưng giữ một vai trò trọng yếu, chi phối và quyết định toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Đó là một sự “ ngộ nhận”, là sự hiểu lầm gần như có tính chất muôn thuở giữa người với người. Đầu tiên là sự hiểu lầm của đứa trẻ ( bé Đản) đối với người mẹ. 
 Khi chỉ là chiếc bóng của mình ở trên tường mà”nói đùa”với con rằng đó là cha của đứa trẻ có lẽ nàng Thiết không bao giờ ngờ rằng đó là một lời đùa chết người. Trong thâm tâm khi nói đùa với con như thế, người đàn bà này chỉ muốn chứng tỏ tình thương yêu và lòng trung thành gần như tuyệt đối của mình đối với chồng “ Theo kiểu: Mình với ta tuy hai là một, ta với mình tuy một mà hai”. Có lẽ nàng cũng muốn cho con hưởng trọn một hạnh phúc có đủ cả cha lẫn mẹ, dù rằng chồng nàng còn theo đuổi việc binh đao ở ngoài xa. Nhưng ác hại thay, tâm hồn và ý nghĩ cao đẹp ấy của nàng lại không được đứa trẻ hiểu đúng ! Thay vì hiểu đúng cái ý nghĩa có tính chất tượng trưng đẹp đẽ ấy thì đứa trẻ lại đồng nhất cái bóng người mẹ trên tường với chính người cha của mình ! Một sự hiểu lầm của bé Đản bắt nguồn từ sự ngây thơ của đứa trẻ, nhưng đây là một sự ngây thơ có khả năng tàn phá hạnh phúc gia đình.
 Chính cái ngây thơ chết người ấy, nó đã không nhìn nhận chàng Trương là cha nó và điều này dẫn đến một sự ngộ nhận khác còn tai hại hơn nhiều, một sự ngộ nhận dẫn đến một kết thúc đầy bi kịch: bi kịch của hạnh phúc. Bi kịch bắt đầu là sự ghen tuông ngờ vực. Nếu không ai trách giận sự ngây thơ của trẻ con, thì người ta cũng không thể tha thứ được tâm hồn nhỏ nhen, ích kỉ và đầy thành kiến. Ở đây nhân vật chính là người mà tính cả ghen và sự nghi ngờ thái quá đã mờ hết cả lí trí, dẫn đến chỗ hiểu lầm nghi oan cho vợ và cuối cùng làm cho vợ phải tự kết liễu cuộc đời của mình.
 ... Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhưng không khí không vui, đượm sắc thái ngậm ngùi. Vừa về nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mộ mẹ, bế con đi thăm, đứa trẻ “ không chịu” “ quấy khóc”, chàng dỗ dành...Đứa trẻ ngây thơ lấy làm lạ vì chàng tự nhận là cha nó. “Thế là ông cũng là cha tôi ư ?” và nó cho chàng biết thêm hai điều: “Ông lại biết nói”, không như cha nó “ chỉ nín thin thít”. Câu chuyện bắt đầu đi vào bước ngoặc, cái tình tiết diễn tiếp dồn dập: Trương Sinh gạn hỏi, đứa trẻ tiếp tục đưa thêm những thông tin ngày càng gay cấn: trước đây- nghĩa là trước khi Trương sinh trở về- “có một người đàn ông, đêm nào cũng đến (rõ ràng là hành động lén lút). 
“ Mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi” đúng là hai kẻ “ Gian phu dâm phụ” đã quá quấn quít với nhau, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ( đương nhiên vì họ có hành động đen tối, kẻ “ Gian phu” hẳn là không muốn có mặt của đứa bé). Câu chuyện bé Đản kể đã trở thành nhân tố tạo nên bi kịch. Chàng Trương vốn tính hay ghen mà những lời kể của bé Đản lại quá “Thật” Nên chàng không còn đủ bình tĩnh để phán đoán phân tích . Từ chỗ nghi ngờ gạn hỏi, chàng nhanh chóng chuyển sang khẳng định “ đinh ninh là vợ hư” và mối nghi ngờ ngày càng dấn sâu “ Không có gì gỡ ra được”. Kết quả là “về đến nhà chàng la um cho hả giận” bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, nàng hỏi chuyện kia ai nói thì chàng giấu kín, không tính gì đến tình gối chăn, không tin lời bênh vực của hàng xóm... Kịch tính đẩy lên cao dần, cuối cùng chàng bộc lộ tính vũ phu, lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc vợ rồi “đánh đuổi đi”.
 Từ một sự ghen tuông mù quáng. Trương Sinh trở thành một kẻ giết vợ vô tình, sự tàn phá ngay chính niềm hạnh phúc mong manh của gia đình mình. Trương Sinh không bao giờ có thể là người có hạnh phúc và vì vậy Trương Sinh cũng không thể đem lại hạnh phúc cho người khác được. Trương Sinh là loại người- người có hạnh phúc mà không biết giữ, còn nàng Thiết là người đi tìm hạnh phúc mà không thấy. Phải chăng đây là một trong những điều khó hiểu nhất của “ cõi nhân gian bé tí” và cũng là nghịch lí lớn nhất của hạnh phúc con người.
 Vâng ! Cuộc đời quả thật vừa rất dể hiểu- “ hợp lí” vừa rất khó hiểu- “phi lí”! Nếu nàng Thiết có sống lại trong thế giới của chúng ta hiện nay, có lẽ nàng vẫn còn ngơ ngác, không hiểu điều gì đã xảy ra cho chính mình-Có hiểu chăng nỗi niềm thân phận của người phụ nữ.
 Học xong truyện ngắn của Nguyễn Dữ, em như chợt nhớ đến hai câu thơ bất hũ của thiên tài văn học - Nguyễn Du:
 “ Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
 Người con gái Nam Xương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ trong câu “Lời chung” đầy bạc mệnh đó của Nguyễn Du. Nàng Kiều của Nguyễn Du, người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm,nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, nhân vật của Hồ Xuân Hương, các nhân vật nữ của ca dao, dân ca trong văn học dân gian...Mỗi người đều đau những nỗi đau riêng biệt của mình và nếu không có nỗi đau nào giống với nỗi đau nào thì tất cả đều là những phận đàn bà đầy mệnh bạc. Vậy, nhân vật bi kịch của văn học đều là nhân vật nữ, những số phận và nạn nhân đau đớn của biết bao thế lực, cả hữu hình lẫn vô hình.
 Nhân vật Vũ Thị Thiết trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và bi kịch của hạnh phúc gia đình đã làm xúc động bao người đọc của bao nhiêu thế hệ về thân phận người phụ nữ xưa kia. Đồng thời cũng thêm căm ghét cho thói ích kỉ, vũ phu, ghen tuông mù quáng của những kẻ đàn ông- tự cho mình là có quyền quyết định thân phận của người phụ nữ. Với hình ảnh của nhân vật nàng Thiết và đền thờ của nàng- Một lần đi ngang, được biết, nhà thơ- Vua Lê Thánh Tông đã viết:
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
 Bóng đèn dầu nhẵn đừng nghe trẻ,
 Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
 Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
 Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng.
 Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
 Khéo trách chàng Trương, quá phủ phàng.
 Không! Vua Lê Thánh Tông chỉ trách, chứ còn chúng ta,chúng ta ngàn đời nguyền rủa, căm ghét những thói những thói ghen tuông xấu xa, mù quáng của con người. Vì nó đã đẩy tới biết bao nhiêu tấm bi kịch của hạnh phúc gia đình. Một hạnh phúc cần
phải nâng niu, trân trọng và gìn giữ.
 Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta còn thêm thấy một xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh với đầu óc nam quyền độc đoán đã là nguyên nhân sâu xa đau khổ của người phụ nữ. Một xã hội phong kiến đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống của con người không dược đảm bảo. Người phụ nữ với số phận bèo dạt, mây trôi có thể gặp bao nhiêu tai hoạ giáng xuống đầu mình vào bất cứ lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được.
 Với cốt truyện dân gian nhưng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện già dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc của con người.
 Qua truyện đã cho ta thêm một thông điệp: “Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận của con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại hạnh phúc đôi lứa và gia đình” Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ được hạnh phúc cho được lâu bền lại một khó khăn hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta cảm nhận được từ câu chuyện “Người con gái Nam Xương” với đề tài thuyết trình của em “ Cảm nhận về bi kịch của hạnh phúc gia đình” mà em vừa trình bày.
 Bài thuyết trình của em đến đây đã hết. Cuối cùng một lần nữa em xin kính chúc quí thầy cô trong ban giám khảo cũng như quí thầy cô trong toàn trường và tất cả các bạn đội viên sức khoẻ . Chúc hội thi TTVH Trường THCS Lê Lợi - Năm học 2007-2008 thành công tốt đẹp.
******************
 PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
*************
TRONG TÁC PHẨM
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ
 THÁNG 10/ 2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTVH2.doc