Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 - Học kì I

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 - Học kì I

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I

Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất:

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

A. Chứng minh. C. Bình luận

B. Giải thích D. Phân tích.

Câu 3: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B. Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D. Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 4: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-ket đượccoi là một văn bản nhật dụng?

A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1016Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất:
Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?
A. Chứng minh.	C. Bình luận
B. Giải thích	D. Phân tích.
Câu 3: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?
Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.
Các danh nho Việt Nam thời xưa.
Các danh nho Trung Quốc thời xưa.
Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.
Câu 4: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-ket đượccoi là một văn bản nhật dụng?
Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.
Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.
Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-ket?
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.
Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?
Là một văn bản biểu cảm.
Là một văn bản tự sự.
Là một văn bản thuyết minh.
Là một văn bản nhật dụng.
Câu 7: Những vấn đề nêu ra trong văn bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?
Những năm cuối thế kỉ XIX.
Những năm đầu thế kỉ XX.
Những năm giửa thế kỉ XX.
Những năm cuối thế kỉ XX.
Câu 8: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 9: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.
Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
Câu 10: Từ “xanh” trong câu “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
 A. Mặt đất. 	 	C. Ông trời.
 B. Mặt trăng	D. Thiên nhiên.
Câu 11: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
Năng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
Cỏ non xanh rơn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Gia đồng vào giử thư nhà mới sang.
	(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Câu 12: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
Ý chí trứơc sau như một của vua Lê.
Câu 13: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?
Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
Thân chinh cầm quân ra trận.
Sai mở tiệc khao quân.
Câu 14: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
Có nghệ thuật dẫn chyện hấp dẫn.
Câu 15: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
Gới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 16: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?
Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
Vì Thúy Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều.
Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân.
Câu 17: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
Vẻ đẹp của đôi mắt.
Vẻ đẹp của làn da.
Vẻ đẹp của mái tóc.
Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 18: Cụm từ “Nghề riêng” nói về cái tài nào của Thuý Kiều?
Tài chơi cờ	C. Tài đánh đàn.
Tài làm thơ.	D. Tài vẽ.
Câu 19: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
Là người có trái tim đa sầu đa cảm.
Là người gắn bó với gia đình.
Là người có tình yêu chung thuỷ.
Câu 20: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân là gì”?
Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Câu 21: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
Mùa xuân đã hết.
Khoá kín tuổi xuân.
Bỏ phí tuổi xuân.
Tuổi xuân đã tàn phai.
Câu 22: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
Ẩn dụ.	C. Nhân hoá
Hoán dụ.	D. So sánh.
Câu 23: Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
Các định ngữ.	C. Các vị ngữ.
Các điển cổ	D. Các chủ ngữ.
Câu 24: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 25: Câu thơ “Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run” sử dụng biện pháp tu từ nào?
So sánh.	C. Hoán dụ.
Nhân hoá	D. Liệt kê.
Câu 26: Em có nhận xét gì về tính cách Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thuý Kiều.
Nhu nhược, hèn nhát.
Khôn ngoan, giảo hoạt.
Mưu mô, cơ hội.
Hiền lành, thật thà.
Câu 27: Em có nhận xét gì về cuộc sộng ông ngư được miêu tả trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”?
Đó là cuộc sống nhiều khó khăn, nghèo khổ.
Đó là cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.
Đó là cuộc sống hoàn toàn thơ mộng không có thực.
Đó là cuộc sống bình thường.
Câu 28: Các tình tiết trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” giống với mô típ nào trong truyện cổ dân gian mà em biết?
Người tốt bị hãm hại nhưng lại được cứu giúp hỗ trợ.
Người nghèo khổ nhưng chăm chỉ nên được dền bù xứng đáng.
Người xinh đẹp nhưng đội lốt xấu xí.
Câu 29: Nhận định nào nói đúng nguồn gốc của từ “Đồng chí”
Là những người cùng một giống nòi.
Là những người sống cùng một thời đại.
Là những người bạn thân thiết.
Là những người cùng một chí hướng chính trị.
Câu 30: Cụm từ “súng bên súng” nói lên điều gì?
Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.
Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau.
Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch.
Những người lính đang canh gác trên chiến hào.
Câu 31: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
Đầu bạc răng long.
Đầu súng trăng treo.
Đầu non cuối bể.
Đầu sóng ngọn gió.
Câu 32: Giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là:
Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Câu 33: Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc.
Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng, nói gió vợ chồng ông Hai.
Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 34 đến 39
	Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run 
Câu 34: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
Làng.
Lặng lẽ SaPa.
Chiếc lược ngà.
Cố hương.
Câu 35: Truyện “Chiếc lược ngà” của tác giả nào?
Kim Lân.
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Minh Châu.
Câu 36: Tại sao người đọc biết được truyện “Chiếc lược ngà” viết về vùng đất Nam bộ?
Nhờ tên tác giả.
Nhờ tên tác phẩm.
Nhờ tên các địa danh trong truyện
Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện.
Câu 37: Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Tự sự và biểu cảm.
Miêu tả và biểu cảm.
Tự sự và miêu tả.
Biểu cảm và thuyết minh.
Câu 38: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Sự hiểu làm giữa bé Thu với ông Sáu.
Nổi nhớ thương của ông Sáu với đứa con gái của mình.
Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con.
Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp cha mình.
Câu 39: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
Ông Sáu.
Bé Thu.
Bạn ông Sáu.
Mẹ bé Thu.
Câu 40: Câu nào sau đây là lời đối thoại?
Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó.
Hà, nắng gớm, về nào 
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Trả lời
B
A
B
C
D
D
D
A
A
C
B
Câu
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Trả lời
C
A
B
B
C
A
C
B
B
B
A
Câu
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Trả lời
B
A
A
B
B
A
D
A
A
A
B
Câu
34
35
36
37
38
39
40
Trả lời
C
C
C
C
C
C
A
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II
Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?
Kiểu văn bản nghị luận.
Kiểu văn bản tự sự.
Kiểu văn bản biểu cảm.
Cả A-B-C đều sai.
Câu 2: Kiểu văn bản đó qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây:
Hệ thống sự việc.
Hệ thống luận điểm.
Bố cục theo từng phần: mở bài – thân bài - kết bài.
Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Em hiểu gì về tác giả Chu Quang Tiềm từ văn bản “Bàn về đọc sách” của ông?
Ông là người yêu quí sách.
Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.
Là ngườì có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
Tất cả đều đúng.
Câu 4: Văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” là của:
Chu Quang Tiềm.
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Khoa Điềm.
Vũ Khoan
Câu 5: Giá trị trong văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi thể hiện: “Tiếng nói của văn nghệ” là
Giàu tính văn học nên hấp dẫn người đọc.
Kết hợp cảm xúc - trí tuệ nên mở rộng cả trí tuệ và tâm hồn người đọc.
Cả hai đều đúng.
Cả hai đều sai.
Câu 6: Bài văn “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là của tác giả.
Chu Quang Tiềm
Nguyễn Đình Thi
Vũ Khoan
Lưu Quang Vũ.
Câu 7: Bài văn “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” thuộc kiểu văn bản.
Văn bản tự sự.
Văn bản nghị luận xã hội.
Nghị luận văn học.
Cả 3 đều đúng.
Câu 8: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là văn bản nghị luận xã hội vì
Tác giả sử dụng phương thức lập luận.
Tác giả bàn về vấn đề kinh tế xã hội.
Cả A-B đều đúng.
Cả A-B đều sai.
Câu 9: Những điểm mạnh của con người Việt Nam:
Thông minh, nhạy bén, thích ứng nhanh.
Cần cù sáng tạo, đoàn kết trong kháng chiến.
Biết xác định yếu tố con người là quan trọng.
Ý A – B là đúng.
Câu 10: Em học tập được gì về cách viết nghị luận của tác giả Vũ Khoan:
Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng.
Lập luận ngắn gọn, sử dụng thành ngữ tục ngữ.
Cả A – B đều đúng.
Cả A – B đều sai.
Câu 11: Bài văn: “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten” là của tác giả:
Mô – pa – xăng
La – phong – ten
Đuy – phông
H. Ten
Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten” là:
Tự sự.	C. Miêu tả
Nghị luận	 D. Biểu cảm.
Câu 13: Trong bài thơ ngụ ngôn, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?
So sánh 	C. Nhân hoá
Ẩn dụ	D. Hoán dụ.
Câu 14: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”là của tác giả:
Thanh Hải	C. Nguyễn Khoa Điềm
Chế Lan Viên	D. Y Phương.
Câu 15: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có phương thức biểu đạt chính nào?
Miêu tả	C. Tự sự
Biểu cảm	D. Nghị luận
Câu 16: Cảm nhận của em về lời thơ:
“Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
Hình ảnh so sánh
Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hy vọng.
Cả 2 đều đúng.
Cả 2 đều sai
Câu 17: Em hiểu ý nguyện muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” là:
Chân thành dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
Muốn làm một mùa xuân rực rỡ, đầy sắc hương.
Ý nguyện chung sống, sẽ chia với mọi người 
Cả 3 đều đúng.
Câu 18: Tên thật của tác giả bài thơ “Viếng lăng Bác” là:
Phạm Bá Ngoãn
Phan Thanh Viễn
Nguyễn Khoa Điềm
Cù Huy Cận
Câu 19: Người con đã cảm nhận gì đang diễn ra trước trên khi viếng lăng Bác:
Mặt trời trên lăng
Đoá hoa toả hương.
Hàng tre bát ngát
Cả 3 đều đúng
Câu 20: Trong khổ cưối bài thơ “Viếng lăng Bác” tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Nhân hoá	C. Điệp ngữ
Ẩn dụ	D. So sánh
Câu 21: Hình ảnh “Cây tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa như thế nào?
Cây tre là vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
Cây tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
Cả B và C đều đúng.
Câu 22: Người phổ nhạc thành công bài thơ “viếng lăng Bác” thành công nhất là nhạc sĩ nào?
Trần Hoàn	C. Nguyễn Văn Tí
Phan Huỳnh Điểu	D. Nguyễn Văn Thương
Câu 23: Tác giả của bài thơ “Sang thu” là:
Hữu Thỉnh	C. Huy Cận
Thanh Hải	D. Nguyễn Khuyến
Câu 24: Ấn tượng ban đầu về bài thơ về bài thơ này có âm điệu:
Êm ái và chậm rãi
Êm ái và nhanh
Giọng hùng hồn, diễn cảm
Giọng buồn, tha thiết.
Câu 25: Tác giả đã dùng bao nhiêu yếu tố để miêu tả cảnh thiên nhiên chuyển mùa.
Tám	C. Mười
Chín	D. Mười một
Câu 26: Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Ẩn dụ	C. Nhân hóa
Hoán dụ	D. So sánh
Câu 27: Với bài thơ “Sang thu” em thấy đóng góp mới của thơ Hữu Thỉnh là gì?
Viết về thời điểm chớm thu và gắn sang thu thời tiết với đời người sang thu.
Viết về mùa thu chín.
Viết về mùa thu thật lộng lẫy, sinh động, rực rỡ.
Ý A và B đúng.
Câu 28: Bài thơ “Nói với con” là của
Viễn Phương	C. Huy Cận
Y Phương	D. Chế Lan Viên
Câu 29: Lời thơ trong bài thơ “Nói với con” có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học:
Thể thơ tự do, ít vần.
Thễ thơ tự do, từ ngữ mộc mạc.
Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ mộc mạc, nhiều hình ảnh lạ.
Thơ hùng hồn, giọng điệu mạnh mẽ.
Câu 30: Cách nói: “Người đồng mình thô sơ da thịt” gợi cho em hình dung thế nào về con người nơi đây: 
Chân chất, khỏe mạnh.
Khoẻ mạnh, tự chủ.
Chân chất, tự chủ
Chân chất, khỏe mạnh, tự chủ trong cuộc sống.
Câu 31: Người cha nói với con về : “Người đồng mình chẳng mấy ai nhỏ bé” và “không bao giờ nhỏ bé được”, em hiểu thế nào về ý muốn của ngưòi cha?
Con người không nhỏ bé, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Con cần noi gương, tiếp bước truyền thống, không được khác đi, không đánh mất mình.
Tự hào về rừng núi giàu có.
Ý A và B là ý đúng.
Câu 32: Qua bài: “Nói với con”, em hiểu gì về cuộc sống của người dân miền núi.
Đầy sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ.
Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc.
Anh hùng, bất khất, thông minh, trí tuệ.
Câu A và B là hai câu đúng.
Câu 33: Tác giả của bài thơ là của:
Ta-go	C. Ô.Hen-ry
Pus-kin	D. M.Gor-ki
Câu 34: Nhân vật trữ tình của bài thơ là:
Mây	C. Em bé
Sóng	D. Mẹ
Câu 35: Em bé trong bài “Mây và sóng” có nhu cầu gì khi nói rằng “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Muốn đi chơi cùng mây.
Muốn đi chơi cùng mây và cùng mẹ.
Không muốn đi chơi mà ờ nhà với mẹ dù rất muốn đi.
Ý A và B là ý đúng.
Câu 36: Theo em, khi nghe em bé từ chối lời rũ của mây, ngươ8ì mẹ sẽ có thái độ thế nào?
Vui vì con ngoan.
Có thể cho phép con đi chơi, vì yêu con.
Mẹ muốn đi chơi nhưng có mình cùng đi.
Ý A và B là ý đúng.
Câu 37: Tác giả “Những ngôi sao xa xôi” là:
Ông Lê Minh Khuê
Bà Lê Minh Khuê
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Thành Long
Câu 38: Nhan đề của truyện là “Nhưng ngôi sao xa xôi”. Theo em, tên truyện mang ý nghĩa nào?
Hoán dụ	C. So sánh.
Liên tưởng	D. Ẩn dụ
Câu 39: Theo em cách hiểu như trên, nhân vật nào là “Những ngôi sao xa xôi”
Chị Phương Định.	C. Nho
Chị Thao	D. Cả 3 nhân vật trên.
Câu 40: Qua truyện “Những ngôi sao xa xôi”, em thu nhận được những điểm mới nào trong cách kể chuyện của tác giả?
Giong trần thuật tự nhiên.
Câu văn linh hoạt, phóng túng.
Lời văn trau chuốt.
Cả ý A và B là ý đúng.
ĐÁP ÁN:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
A
B
D
B
C
C
B
B
D
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Trả lời
D
B
C
A
B
C
A
B
C
C
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Trả lời
D
A
A
A
C
C
A
B
C
D
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Trả lời
D
D
A
C
C
D
B
D
D
D

Tài liệu đính kèm:

  • doc80 CAU TRAC NGHIEM NGU VAN 9 CO DA.doc