“Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Ng~ Đình Chiểu(NDC) trong 2 câu thơ trên. Quan niệm đó được thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào

“Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Ng~ Đình Chiểu(NDC) trong 2 câu thơ trên. Quan niệm đó được thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào

Đề: “Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm

 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Ng~ Đình Chiểu(NDC) trong 2 câu thơ trên. Quan niệm đó dc thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào?

 Bài làm

 NDC là 1 nhân cách đạo đức sáng ngời, là 1 nhà thơ lớn của dân tộc . Ông bị mù lòa nhưng vẫn có 1 nghị lực phi thường , đã cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước, làm thầy thuốc cứu dân độ thế . Sáng tác văn chương để dạy đạo làm người, dùng ngòi bút làm vũ khí chống giặc . Trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sáng tác của mình ông coi “văn dĩ tái đạo” là quan niệm sáng tác văn chương thật đúng của người xưa và quan niệm ấy đã được NDC kế thừa và phát huy trong tác phẩm văn học của mình thông qua 2 câu thơ trong bài Than Đạo

 “Chở bao nhiêu . chẳng tà”

 “Thuyền” và “bút” là h/ả ẩn dụ mà nhà thơ đã sử dụng để chỉ t/p văn chương . “Đạo” ở đây là đạo làm người trong thề gian, đạo làm dân đối với đất nước . Theo NĐC t/p văn chương phải miêu tả, phải thể hiện, phải ca ngợi đạo đức nhân dân, đạo đức làm người , miêu tả bao nhiêu, ca ngợi bao nhiêu cũng ko đủ . Còn “thằng gian” ở đây là những kẻ xấu xa độc ác trong xh, là bọn cướp nước và bán nước . Tóm lại theo NĐC t/p văn chương đã miêu tả chống lại kẻ ác, chống lại bọn bán nước và cướp nước ca ngợi đạo đức nhân dân, đạo đức làm người

 Quan niệm sáng tác của NĐC thật đúng đắn, cả đời người đều theo phương châm đó . Văn chương là nhằm mục đích hướng thiện giúp cho tâm hồn con người ngày càng cao đẹp hơn . Cuộc đời NĐC là cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh . Đau đớn thay mới 26t cái tuổi vừa trưởng thành thế mà bỗng dưng bị mù lào . Trong lúc đó chế độ pk suy tàn vua quan nhà Nguyễn bạc ngược đầu hàng giặc , nhân dân sống trong cảnh lầm than cái ác lan tràn khắp khe . Bất hạnh của đời riêng hòa trong bất hạnh chung của dân tộc . Chính trong cảnh bất hạnh lầm than đó đã giúp sức cho NĐC lựa chọn con đường khác để đứng trong đời , để sống giữa nhân dân :con đường dạy học, làm thuốc , làm thơ . Bị mù lòa ko thể trực tiếp để cầm súng chến đấu , hoạt động của người chiến sĩ yêu nước NĐC chủ yếu là thơ văn . Nên ngay từ đầu nhà thơ đã vạch cho mình 1 con đường đúng đằn dùng thơ văn làm vũ khí đấu tranh bảo vệ đạo đức con người ca ngợi hp của nhân dân . Đối với NĐC viết thơ văn là 1 thiên chức và ông quí trọng chức trách của mình bao nhiêu thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm điều phi nghĩa bấy nhiêu .

 “Thấy nay cũng nhòm văn chương

 Vóc dê, da cọp khôn lường thực hư”

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "“Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Ng~ Đình Chiểu(NDC) trong 2 câu thơ trên. Quan niệm đó được thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: “Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Ng~ Đình Chiểu(NDC) trong 2 câu thơ trên. Quan niệm đó dc thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào?
 Bài làm
 NDC là 1 nhân cách đạo đức sáng ngời, là 1 nhà thơ lớn của dân tộc . Ông bị mù lòa nhưng vẫn có 1 nghị lực phi thường , đã cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước, làm thầy thuốc cứu dân độ thế . Sáng tác văn chương để dạy đạo làm người, dùng ngòi bút làm vũ khí chống giặc . Trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sáng tác của mình ông coi “văn dĩ tái đạo” là quan niệm sáng tác văn chương thật đúng của người xưa và quan niệm ấy đã được NDC kế thừa và phát huy trong tác phẩm văn học của mình thông qua 2 câu thơ trong bài Than Đạo
	“Chở bao nhiêu .. chẳng tà”
	“Thuyền” và “bút” là h/ả ẩn dụ mà nhà thơ đã sử dụng để chỉ t/p văn chương . “Đạo” ở đây là đạo làm người trong thề gian, đạo làm dân đối với đất nước . Theo NĐC t/p văn chương phải miêu tả, phải thể hiện, phải ca ngợi đạo đức nhân dân, đạo đức làm người , miêu tả bao nhiêu, ca ngợi bao nhiêu cũng ko đủ . Còn “thằng gian” ở đây là những kẻ xấu xa độc ác trong xh, là bọn cướp nước và bán nước . Tóm lại theo NĐC t/p văn chương đã miêu tả chống lại kẻ ác, chống lại bọn bán nước và cướp nước ca ngợi đạo đức nhân dân, đạo đức làm người 
	Quan niệm sáng tác của NĐC thật đúng đắn, cả đời người đều theo phương châm đó . Văn chương là nhằm mục đích hướng thiện giúp cho tâm hồn con người ngày càng cao đẹp hơn . Cuộc đời NĐC là cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh . Đau đớn thay mới 26t cái tuổi vừa trưởng thành thế mà bỗng dưng bị mù lào . Trong lúc đó chế độ pk suy tàn vua quan nhà Nguyễn bạc ngược đầu hàng giặc , nhân dân sống trong cảnh lầm than cái ác lan tràn khắp khe . Bất hạnh của đời riêng hòa trong bất hạnh chung của dân tộc . Chính trong cảnh bất hạnh lầm than đó đã giúp sức cho NĐC lựa chọn con đường khác để đứng trong đời , để sống giữa nhân dân :con đường dạy học, làm thuốc , làm thơ . Bị mù lòa ko thể trực tiếp để cầm súng chến đấu , hoạt động của người chiến sĩ yêu nước NĐC chủ yếu là thơ văn . Nên ngay từ đầu nhà thơ đã vạch cho mình 1 con đường đúng đằn dùng thơ văn làm vũ khí đấu tranh bảo vệ đạo đức con người ca ngợi hp của nhân dân . Đối với NĐC viết thơ văn là 1 thiên chức và ông quí trọng chức trách của mình bao nhiêu thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm điều phi nghĩa bấy nhiêu .
	“Thấy nay cũng nhòm văn chương 
	Vóc dê, da cọp khôn lường thực hư”
	2 câu thơ trên chính là tuyên ngôn của nhà thơ, tuyên ngôn đó thể hiện tính chiến đấu của người nghệ sĩ , nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa như BH đã từng viết :
	“Nay ở trong thơ nên có thép 	
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong ”
	Quan niệm sáng tác của NĐC là 1 quan niệm tiến bộ khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ khác ngày xưa . Quan niệm của NĐC là “văn dĩ tải đạo ” . Văn là phải chở đạo phải nhằm mục đích hướng thiện giúp cho con người ngày càng tốt đẹp hơn . Chính vì thế trong các t/p của NĐC tình cảm yêu ghét rạch ròi 
	Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng nhà thơ phải làm tròn nghĩa vụ của mình , lấy ngòi bút làm vũ khí đánh giặc cứu nước cứu dân . NĐC đã đem tâm lực qua sáng tác thơ văn để phục vụ cho cuộc đấu tranh của nhân dân chống bọn cướp nước và bán nước . Trước khi thực dân xâm lược nước ta NĐC đã sáng tác “Dương Từ - Hà Mậu” để nói lên thái độ của mình đ/v 1 số tôn giáo mình ko tán thành , đ/v đạo nho mình tin tưởng và ca ngợi . Qua t/p NĐC cũng vạch trần dã tâm của bọn thực dân xâm lược âm mưu lấy tôn giáo , nha phiến để mê hoạch tinh thần làm suy nhược tinh thần của nhân dân ta để dễ bề cướp nước . Truyện LVT đã chia làm 2 tuyến nv : thiện và ác . Ngòi bút của ông khi viết về các n/vật đó hoàn toàn có thái độ khác nhau . Ông Quán, ông Ngư tiếu đàng, Vương Tử Trực đều được NĐC trân trọng đề cao họ là những người lương thiện trọng nghĩa khinh tài là LVT, KNN được NĐC hết lời ca ngợi dồn cả tâm lực xây dựng để qua đó đề cao đạo đức làm người , bảo vệ đạo đức làm người theo quan điểm của ông lúc đó 
	“Trai thời trung hiếu làm đầu 
	Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình ”
	Ko những chỉ chở đạo truyện LVT còn vạch mặt lên án bọn gian tà trong xh . Đó là cha con Võ Thể Loan tráo trở bất nhân . Trịnh Hâm độc ác giết người vì ghen ghét vì bất tài 
	Khi thực dân Pháp xâm lược VN trước cảnh nước mất nhà tan , 1 số kẻ xấu đã dùng thơ văn để tô vẽ cho bộ mặt cướp nước của kẻ thù , thanh minh cho thái độ đầu hàng của chúng . Trái lại NĐC tuy ko nhìn thấy gì nhưng lại thấy được tất cả . Ngòi bút của ông xoay quanh 1 vấn đề : đất nước . Trước cảnh đất nước bị xâm lăng ông ca ngợi những người hi sinh cứu nước , phê phán kẻ thù cướp nước, bán nước 
	Sau khi Pháp bình định xong Nam Bộ NĐC sáng tác Ngư tiểu vấn đáp y thuật để bày tỏ thái độ bất hợp tác vời kẻ thù 
	“Thà đui mà giữ đạo nhà 
	Còn hơn có mắt ông cha ko thờ”
	“Văn dĩ tải đạo” là quan niệm sáng tác của NĐC . Nhà thơ dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu với kẻ thù . Đó là quan niệm tiến bộ mà nhà thơ đã kế thừa và phát huy những nét tinh hoa của ông cha 
	Ngày nay thơ văn của NĐC được thế hệ sau phát huy và vẫn còn đứng vững trong lòng mọi người . Quan niệm về sáng tác văn chương của NĐC có tác dụng lớn đ/với công cuộc xây dựng đất nước ngày nay cho những người chiến sĩ trận mặt trận tư tưởng văn hóa dùng ngòi bút của mình để phê phán cái xấu tồn tại trong xh và ca ngợi những tấm gương sáng trong đời người , trong mọi hoàn cảnh . Quan niệm sáng tác của NĐC có ảnh hưởng rất lớn với văn chương lúc bấy giờ . Bởi vì tấm lòng yêu nước,cuộc chiến đầu chống ngoại xâm anh dũng tuyệt vời của nhân dân ta và tấm lòng quý mến yêu thương của bà con đã lay động tâm hồn nhà thơ . Ông đã gắn bó với nhân dân sáng tác để phục vụ cuộc kháng chiến và ông đã trở thành lãnh tụ tinh thần của cuộc kháng chiến ấy . Tuy nhiên ngày nay và thời đại ông sống vẫn còn có những hạng người lợi dụng văn chương để làm điều phi đạo đức . Đó là những hạng người đi ngược lại với quan niệm của NĐC cần phải bị xh lên án và phê phán 
	Quan niệm sáng tác của NĐC thể hiện cái nhìn tiến bộ ý chí nghị lực của 1 nhà thơ mù lòa gặp nhiều bất hạnh . Tiếp nối người đi trước , chúng ta cần phải học tập cho tốt tu dưỡng phấn đấu , sáng tác theo con đường nhà thơ đã vạch ra . 
Đề: Phân tích đoạn LVT cứu KNN để thấy rõ hành động anh hùng, cao thượng lí tưởng sống cao đẹp trg hình tượng LVT.
 Bài làm 
 NDC là nhà thơ mù lòa, bất hạnh, thơ văn ông thường gây xúc động lòng ng`. Tác phẩm LVT ngay từ đầu khi mới ra đời đã được nhân dân Nam Bộ yêu mến bởi lẽ nhà thơ đã gửi vào trong t/p lý tưởng sống cao đẹp của mình khi x/dựng n/vật anh hùng LVT đã sống và hành động theo 1 phương châm cao quý . Quan niệm, lý tưởng sống cao đẹp đã được thể hiện rõ nét qua đoạn trích LVT đánh cướp cứu KNN
	Giữa thời buổi đạo đức suy đồi , cái xấu cái ác hoành hành người tốt phải hứng chịu bao nỗi vất vả gian truân . NĐC thông qua các n/vật yêu mến của mình đã thể hiện niềm mong ước về những con người lý tưởng của thời hiện đại . Đó là những con người có đạo đức, trọng điều nghĩa, ghét kẻ gian tà, giàu lòng nhân ái, vị tha, nhân cách cao đẹp trọng nghĩa khinh tài, có dũng khí đấu tranh với cái xấu cái ác
	Sau khi từ biệt thầy dạy học, lên đường lập nghiệp, VT 1 mình đã qua mấy ngày đường đang tìm nơi trú chân và kết bạn khi gặp phải bọn cướp làm cho dân làng tán loạn khóc thảm thiết . Hỏi được nguyên nhân VT k thể làm ngơ khẳng khái xin nhận việc diệt cướp, đó là hành vi vì nghĩa 
	“Tôi xin đem sức anh hào
	Cứu người khỏi lao đao buổi này”
	Mặc cho mọi nguyên can, ngăn cản VT vẫn 1 lòng xông ra 
	“E khi họa hổ bất thường
	Khi ko mình lại xô mình xuống hang”
	Chính ý nghĩ quyết tâm cứu người gặp nạn đã thôi thúc VT ra tay hành động, vì lòng nhân chàng lập tức xông vào giữa bọn cướp để cứu người
	“VT ghé lại bên đàng
	Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
	Chiếc gậy = cây là vũ khí quá thô sơ trước 1 đảng cướp khét tiếng . Nhưng với vũ khí đó càng chứng tỏ tinh thần anh dũng của VT . VT rất bất bình trước hành động của bọn cướp, đàng hoàng thách thức bọn chúng
	“Kêu rằng :“bớ đảng hung đồ,
	Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân””
	Cách đánh cướp của chàng công khai đàng hoàng quang minh chính đại như các bậc anh hùng hảo hán : gọi tên, trách mắng . Tướng cướp điên cuồng hùng hổ kêu quân vây bủa VT 1 mình tả đột hữu xông như Triệu Tử Long ở Đương Dang trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhanh chóng đánh tan lũ hung đồ 
	“VT tả đột hữu xông , 
	khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang 
	Lâu la 4 phía vỡ tan,
	Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay .
	Phong Lai trở chẳng kịp tay ,
	Bị Tiên 1 gậy khác nào thây vong”
	Lực lượng quá chênh lệch . 1 bên là cả lâu la đông như ong như kiến . 1 bên chỉ độc nhất 1 chàng trai dũng cảm với lời hứa chân thành . Vậy mà ko chút nao núng . Trận đánh kết thúc nhanh chóng bất ngờ như trong truyện cổ tích . Nhà thơ ko miêu tả tỉ mỉ trận giao chiến mà chỉ kể ngắn gọn = mấy dòng thơ : 1 câu so sánh và vài từ gợi h/ả . Đúng là 1 dũng tướng đánh nhanh sánh ngang với Triệu Tử Long thời Tam quốc trong trận phá vây quân Tào Tháo ở Đương Dang . Trận chiến của VT chiến đấu vì người dân gặp nạn, cứu dân, trừ ác xuất phát từ lòng nhân. Đó ko phải là trận đánh của vũ lực mà là trận đánh của chính nghĩa chống gian tà và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ cũng nhất định thắng lợi . VT dám xông vào chỗ chết đánh tan lũ cướp cứu người mắc nạn đó là biểu hiện cao cả của hành động vì nghĩa . Hành động của VT hoàn toàn vô tư , KNN và dân làng là những người xa lạ sẵn sàng hi sinh vì những người ko hề quen biết là điều cực kì cao quý . Đặt vào hoàn cảnh VT bấy giờ đang trên đường đi thi ta mới thấy hết được hành động vì nghĩa của LVT . Trong xhpk thi cử là 1 việc hệ trọng đ/với cuộc đời của những người mang nợ đèn sách . Vì thế người đi thi thường tránh ko muốn rắc rối ảnh hưởng tới mình , cản trở việc thi cử . Dám hành động như VT là thể hiện tấm lòng sẵn sàng hi sinh tất cả cho việc nghĩa . Nói cách khác đó là hành vì người khác ko vì mình . Có lẽ đó cũng là lý do mà nhân dân ta yêu mến nhân vật này . VT đã thể hiện cái đẹp của lý tưởng người anh hùng , cái đẹp của đạo lý dân tộc thấy việc nghĩa mà ko làm thì ko phải là ng` anh hùng . 1 quan niệm rõ ràng dứt khoát của ng` anh hùng thấy bọn cướp là ra tay tiêu diệt ngay 
	Sau khi đánh tan bọn cướp VT đã đến bên xe hỏi han rất chân tình
	“Hỏi ai than khóc trong xe nầy ?”
	Thái độ của LVT lúc này vẫn hoàn toàn vô tư , chàng chỉ muốn giúp đỡ ng` bị nạn mà ko nghĩ đến việc đền ơn đáp nghĩa của ng` kia . Nghe KNN trình bày nguồn cơn chàng mới biết cô gái mà mình mới cứu là con gái quan tri phủ ở Hà Khê . KNN tha thiết bày tỏ lòng biết ơn và muốn mời LVT về nhà để trả ơn :
	“Chút tôi liễu yếu đào thơ ,
	Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
	Hà Khê qua đó cũng gần ,
	Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng 
	Gặp đây đương lúc giữa đàng,
	Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng ko .
	Gẫm câu báo đức thù công ,
	Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi .
	VT nghe nói liền cười :
	Làm ơn hóa dễ trông ng` trả ơn”
	Nụ cười hiền lành đôn hậu của ng` Nam Bộ . Trước bọn cướp Phong Lai VT dũng mãnh bao nhiêu thì bây giờ chàng lại hiền lành bấy nhiêu . Bởi ng` anh hùng này cứu ng` là 1 việc làm vì nghĩa thì cần gì sự đền ơn đáp nghĩa . Đó là tấm lòng nghĩa hiệp . Tấm lòng thành thực thiết tha của NN vẫn ko làm đổi thay lòng trọng nghĩa khinh tài của VT ngay khi cả NN trao trâm 
	“Thưa rằng nay gặp tri ân
	Xin được 1 vật để cầm làm tin”
	VT vẫn ko chịu nhận vì đó cũng là của cải vật chất mà chỉ nhận 1 bài thơ dã từ của nàng 
	“Đưa trâm chàng đã làm ngơ
	Thiếp xin đưa 1 bài thơ dã từ ” 
	Ở đoạn truyện ngoài chữ ân còn có chữ tình nhưng với thái độ “làm ơn há dễ cho ng` trả ơn” tiếp sau hành động quên mình cứu ng` mắc nạn càng làm đẹp thêm lý tưởng của ng` anh hùng mà VT đã hằng ôm ấp và thực hiện 
	“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	Làm ng` thế ấy cũng phi anh hùng”
	Quên mình cứu ng` nghỉa cử cao cả đẹp đẽ của VT đã làm chúng ta vô cùng cảm kích . Ng` đc cứu là những ng` dân , ng` phụ nữ lương thiện yếu đuối . Nếu VT ko xả thân diệt bọn cướp thì họ đâu đc bảo toàn sinh mạng , của cải, phẩm giá . Những tư tưởng quan niệm về nhân nghĩa của ng` anh hùng mang đạo đức của toàn dân . Việc nghiua34 đó ko chỉ là hành động của 1 chàng thư sinh mang nặng triết lý nho giáo ở trường cũng ko chỉ là ảnh hưởng của những bài học trong sách vở thánh hiền đã đc thầy dạy mà đó còn là đạo đức ngàn đời là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN . Đ/v ng` anh hùng quân tử thì làm việc nghĩa ko hề so đo , ko hề tính toán vụ lợi , ko nhận bất cứ hình thức đền ơn nào của ng` đc mình cứu từ việc ghé đến nhà , nhận tiền của bạc vàng cho đến cái trâm cài tóc 
	Sáng tạo 1 hình mẫu lý tưởng như vậy ít nhiều NĐC đã gửi gắm vào đó tâm tư tình cảm của mình . Tư tưởng nhân nghĩa mà nhà thơ đã ngợi ca trong truyện LVT phù hợp với đạo lý của nhân dân . Đó là đạo lý kẻ ác phải bị trừng phạt ng` lương thiện phải đc hạnh phúc
	Tóm lại đoạn truyện LVT cứu KNN đã khắc hạo rõ rệt phẩm chất tốt đẹp của VT dũng cảm xả thân cứu ng` trọng nghĩa khinh tài . VT cũng như nhiều n/vật trong truyện đã hành động theo đúng lý tưởng đc t/giả gửi gắm triết lý nhân nghĩa đạo đức nhân dân những con ng` giàu lòng nhân sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa mang rõ nét dũng khí của nhà thơ 
	“Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm 
	Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ”
ĐỀ BÀI :
 Suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” .
ĐÁP ÁN .
2082 câu lục bát của truyện thơ Lục Vân Tiên do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung .Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên -người anh hùng chiến đấu vì nghiã, văn võ song toàn .
	Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm ,tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn Đình Chiểu .Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp .
	Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên.Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí .Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn,kêu khóc thảm thương ,chàng hứa :
 Tôi xin ra sức anh hào 
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này .
 Căm giận lũ bất lương ,Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đứng về phía nhân dân ,phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ :
 Kêu rằng :Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên .Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục .Bọn cướp đông đặc ,gươm giáo sáng ngời ,bừng bừng sát khí .Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”.Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy :
Vân Tiên tả đột hữu xông 
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương .
Không tả tỉ mỉ trận chiến ,chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh,kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vây quân Tào bảo vệ ấu chúa .Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân từ ,từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng .Cuộc chiến của chàng giống hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân ,của điều thiện nên nó vô địch :
 Lâu la bốn phía vỡ tan 
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay 
 Phong Lai trở chẳng kịp tay 
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong .
Lời thơ chân chất ,thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào .Nó nêu bật một chân lý :kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại,người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng .
	Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm ,chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡTất cả đều vì nhân nghĩa ,nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo .Trái lại chàng thật khiêm nhường ,chính trực ,chân thành mà dung dị .Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động .Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” –nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp .Chàng cười bởi chàng quan niệm :
Làm ơn há dễ trong người trả ơn 
 Nay đà rõ đặng nguồn cơn 
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì .
Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ –nôm na ,giản dị mà chất phác vô cùng .Đằng sau những lời giản dị ấy là ngọt ngào, thơm thảo một quan niệm nhân sinh ,một tấm lòng nhân ái, hào hiệp .Với chàng ,ơn nghĩa là việc thông thường của người sống có văn hoá ,đang theo đòi kinh sử ,hướng về nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ ,làm mục đích cho mọi hành động .Chàng hành động vì lòng nhân ,vì nghĩa lớn ,trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện .Chàng quan niệm :
	 Nhớ câu kiến ngãi bất vi 
	Làm người thế ấy cũng phi anh hùng .
Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn ,tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời xưa ,của con người chân chính ngày nay .Lời nói và nhân cách của chàng giống người anh hùng Từ Hải trong “Truyện Kiều” với quan niệm:
	Anh hùng tiếng đã gọi rằng 
	Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha .
(Nguyễn Du )
Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu ,nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn ,coi cái chết nhẹ tựa lông hồng ,trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ ”.Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ ,cử chỉ ,hành động của chàng rất đẹp ,rất anh hùng .Lòng thương người ,chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta .
	Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị , đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước ,yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu .

Tài liệu đính kèm:

  • docLuc Van Tien.doc