Chủ đề tự chọn môn Ngữ văn lớp 8

Chủ đề tự chọn môn Ngữ văn lớp 8

Dạy-học các nội dung tự chọn là một trong những điểm mới của Chương trình Ngữ văn THCS. Những nội dung này chỉ được dạy ở 2 lớp cuối cấp với mục đích:

1, Củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khoá .

 2, Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kỹ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn bị trong chương trình chính khoá do thời gian và điều kiện chưa có. Góp phần định hướng, phân hoá năng lực của học sinh cuối cấp THCS giúp các em bước đầu có thể tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp khi chuyển lên học ở trường Trung học chuyên ban.

 3, Hệ thống lại một số tri thức và kỹ năng thật thiết thực nhằm góp phần giúp một số HS không có điều kiện học lên, bước vào cuộc sống tốt hơn.

 4, Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số HS .

 Để đạt được mục đích trên, chung tôi xây dựng các nội dung tự chọn môn Ngữ văn theo ba loại chủ đề như sau:

 a, Chủ đề bám sát: hướng tới đối tượng HS từ trung bình trở xuống nhằm giúp các em nắm vững được những kiến thức và kỹ năng đã được học trong chương trình chính khoá. Nội dung chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề đã học, từ đó đưa ra hệ thống bài tập bổ sung nhằm củng cố và rèn luyện.

 b, Chủ đề nâng cao: Hướng tới đối tượng HS khá giỏi nhằm giúp các em mở rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chương trình. Nội dung và phương pháp chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới chưa được học hoặc chưa có điều kiện học kỹ, học sâu trong chương trình chính khoá.

 c, Chủ đề đáp ứng: Hướng tới những HS có nguyện vọng và sở thích cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng của HS. Tuy vậy nội dung và phương pháp ở loại chuyên đề này vẫn chủ yếu nằm trong khuôn khổ nhà trường nhằm bổ sung cho học vấn phổ thông một cách thiết thực, bổ ích và khả thi.

 Chương trình Ngữ văn lớp 8 nêu lên 15 chủ đề tự chọn, trước mắt chúng tôi giới thiệu 5 chủ đã được viết thành bài học. Các chủ đề này được viết chủ yếu cho HS tự học. Tuy chúng được trình bày khá linh hoạt nhưng đều có hai phần lớn:

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề tự chọn môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề tự chọn môn ngữ văn lớp 8 
( Các chủ đề nâng cao )
Hà Nội 1-2003
Lời nói đầu
Dạy-học các nội dung tự chọn là một trong những điểm mới của Chương trình Ngữ văn THCS. Những nội dung này chỉ được dạy ở 2 lớp cuối cấp với mục đích: 
1, Củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khoá . 
	2, Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kỹ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn bị trong chương trình chính khoá do thời gian và điều kiện chưa có. Góp phần định hướng, phân hoá năng lực của học sinh cuối cấp THCS giúp các em bước đầu có thể tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp khi chuyển lên học ở trường Trung học chuyên ban.
	3, Hệ thống lại một số tri thức và kỹ năng thật thiết thực nhằm góp phần giúp một số HS không có điều kiện học lên, bước vào cuộc sống tốt hơn. 
	4, Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số HS .
	Để đạt được mục đích trên, chung tôi xây dựng các nội dung tự chọn môn Ngữ văn theo ba loại chủ đề như sau:
	a, Chủ đề bám sát: hướng tới đối tượng HS từ trung bình trở xuống nhằm giúp các em nắm vững được những kiến thức và kỹ năng đã được học trong chương trình chính khoá. Nội dung chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề đã học, từ đó đưa ra hệ thống bài tập bổ sung nhằm củng cố và rèn luyện.
	b, Chủ đề nâng cao: Hướng tới đối tượng HS khá giỏi nhằm giúp các em mở rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chương trình. Nội dung và phương pháp chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới chưa được học hoặc chưa có điều kiện học kỹ, học sâu trong chương trình chính khoá.
	c, Chủ đề đáp ứng: Hướng tới những HS có nguyện vọng và sở thích cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng của HS. Tuy vậy nội dung và phương pháp ở loại chuyên đề này vẫn chủ yếu nằm trong khuôn khổ nhà trường nhằm bổ sung cho học vấn phổ thông một cách thiết thực, bổ ích và khả thi.
	Chương trình Ngữ văn lớp 8 nêu lên 15 chủ đề tự chọn, trước mắt chúng tôi giới thiệu 5 chủ đã được viết thành bài học. Các chủ đề này được viết chủ yếu cho HS tự học. Tuy chúng được trình bày khá linh hoạt nhưng đều có hai phần lớn:
	Một là gợi ý, hướng dẫn HS tự học bằng cách nêu lên các bước, thực hiện các hoạt động để tìm hiểu các nội dung cần nắm vững.
	Hai là cung cấp những hiểu biết theo các yêu cầu và mức độ của từng loại chủ đề đã nêu qua một bài đọc cụ thể. 
	Do lần đầu tiên biên soạn các chủ đề này, các tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc, các em HS và nhất là các thầy, cô giáo góp cho những ý kiến để kịp thời chỉnh sửa.
	Thay mặt các tác giả
một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình
Mục tiêu:
 Sau khi học chuyên đề này, các em nắm được một số nội dung và kĩ năng cơ bản sau đây:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình .
Những chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó
Những điều cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình .
Biết vận dụng những hiểu biết có được tự bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
Thời gian học tập trên lớp : 6 tiết
Tài liệu học tập:
Bài đọc: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình
Các bài tập luyện tập
Các bài đọc-hiểu thơ trữ tình đã học trong sách Ngữ văn 6,7,8
Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức - NXB Khoa học Xã hội, 1971)
99 Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc - NXB Giáo dục, 1999)
Gợi ý thực hiện:
	Để nắm chắc được các nội dung cơ bản đã nêu trong phần Mục tiêu ở trên, các em cần thực hiện một số hoạt động học tập sau đây:
Bước 1. Ôn lại một số vấn đề về thơ trữ tình 
Đọc và trả lời một số câu hỏi và bài tập sau đây:
Câu 1: Hãy kể ra một số bài thơ trữ tình mà em thuộc trong sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 hoặc Ngữ văn 8. 
Câu 2: Em hiểu thế nào là trữ tình và thế nào là tự sự ? Hai cách thể hiện này khác nhau ở chỗ nào? Nắm được điều đó sẽ giúp gì cho việc tìm hiểu thơ trữ tình và văn xuôi tự sự ?
 Để trả lời được câu hỏi này, các em hãy suy nghĩ và tìm hiểu một số điểm sau:
a. Có bạn giải thích trữ tình là: tích trữ tình cảm (trữ là tích trữ như tích trữ lương thực; tình là tình cảm, tâm hồn của người viết); còn tự sự là kể lại, thuật lại sự việc ( tự là kể lại thuật lại; sự là việc). Trong cách giải thích của bạn có gì đúng và có gì chưa đúng ?
b. Khi đọc tác phẩm Lão Hạc hoặc Tắt đèn, em có thấy nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố xuất hiện trực tiếp không ? Có khi nào Nam cao nói trực tiếp trong truyện: “tôi thương lão Hạc lắm” không ? Ngược lại khi đọc đoạn thơ sau:
	Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
 ( Quê hương - Tế Hanh. Ngữ văn 8 - sách thí điểm)
thì tình cảm nhớ nhung đối với quê hương trong đoạn thơ có phải là của Tế Hanh không và có phải nhà thơ đã phát biểu một cách trực tiếp không ?
c. Có người phân tích bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôi, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam. Theo em cách phân tích đó còn thiếu điều gì quan trọng đối với thơ trữ tình ?
Câu 3. Có hai ý kiến khác nhau khi phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu.
ý kiến 1: Tập trung phân tích và làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Lượm ( vui tươi, nhí nhảnh, dũng cảm, lạc quan...)
ý kiến 2: Tập trung phân tích những tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà thơ Tố Hữu đối với chú bé liên lạc trong bài thơ.
	ý kiến của em như thế nào ? Tại sao em lại lựa chọn hoặc đề xuất ý kiến như thế ?
Câu 4. Qua các bài thơ trữ tình đã học, hãy xác định xem những yếu tố hình thức nghệ thuật nào thường được chú ý phân tích, những yếu tố nào em thấy ít được chú ý và yếu tố nào chưa biết bằng cách đánh kí hiệu vào trước chữ cái của các yếu tố sau. Yếu tố đã được chú ý ghi dấu cộng (+); yếu tố ít được chú ý đánh dấu trừ (-) và yếu tố chưa biết ghi dấu tích (ệ ).
	A. Thể thơ 
	B. Vần thơ
	C. Thanh điệu (bằng, trắc)
D. Nhịp thơ
	E. Từ ngữ - Hình ảnh
H. Các biện pháp tu từ
I. Không gian và thời gian
Bước 2. Đọc kĩ bài đọc Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình và trả lời các câu hỏi:
1. Bài đọc có mấy phần ? Mỗi phần nêu các nội dung lớn gì ? Hãy lập dàn ý đại cương cho bài đọc ấy.
2. Những hình thức nghệ thuật nào thường được các nhà thơ sử dụng trong thơ trữ tình? Ngoài các hình thức mà bài viết nêu lên, còn có hình thức nào khác không? Nếu có thì hãy liệt kê ra và cho một ví dụ cụ thể .
3. Bài đọc giúp em hiểu thêm được điều gì và giúp em tránh được những lỗi gì khi phân tích, cảm thụ thơ trữ tình ?
Bước 3. Làm các bài tập thực hành
Bài tập 1. Đọc kĩ các đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :
Đoạn 1 : Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
	( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh )
Đoạn 2 : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
	Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
	Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm.
	 ( Nhớ rừng - Thế Lữ )
Đoạn 3 : Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
	Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
	Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
	Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
	 ( Em ơi Ba Lan - Tố Hữu ) 
a, Hãy chỉ ra các chữ mang vần trong 3 đoạn thơ trên và xác định đó là những vần gì ?
b, Cách gieo vần trong đoạn thơ thứ ba có gì đặc biệt ? Cách gieo vần như thế 
đã giúp gì cho việc biểu hiện nội dung đoạn thơ ?
Đọc các câu thơ sau đây và trả lời câu hỏi :
Đoạn 1 : 	Ô ! Hay buồn vương cây ngô đồng
	Vàng rơi, vàng rơi: thu mênh mông
	 ( Bích Khê )
Đoạn 2 : 	Đoạn trường thay lúc phân kì
	Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập gềnh 
	 ( Nguyễn Du )	
Đoạn 3 : 	Tài cao phận thấp chí khí uất
	Giang hồ mê chơi quên quê hương
	 ( Tản Đà )	
a, Thống kê các chữ mang thanh bằng và thanh trắc trong ba đoạn thơ trên; Cách sử dụng các thanh bằng và thanh trắc của các tác giả có gì đặc biệt ?
b, Thanh bằng thường diễn tả những gì nhẹ nhàng, êm ái, bâng khuâng... Ngược lại thanh trắc thường diễn tả những gì trúc trắc, nặng nề ... Vận dụng đặc điểm này, hãy chỉ ra tác dụng của các thanh bằng, trắc trong việc biểu hiện nội dung ở các câu thơ trên .
Bài tập 2: Khi đọc bài thơ Lượm ơi đến những dòng thơ như 
	 Ra thế 
 Lượm ơi ! 
hoặc : Thôi rồi, Lượm ơi ! và Lượm ơi, còn không ? có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu giống như khi đọc các câu thơ khác trong bài ? Theo em như thế có đúng không ? Vì sao ?
Bài tập 3: Những câu thơ sau đều có ít nhất 2 cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ đúng, nhưng nghĩ kỹ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác.
Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối .
	 ( Xuân Diệu )
Càng nhìn ta lại càng say
	 ( Tố Hữu ) 
 Non cao tuổi vẫn chưa già 
	 ( Tản Đà )
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
 ( Nguyễn Đình Thi )
Bài tập 4 :	 Mở đầu bài thơ Hội Tây, Nguyễn Khuyến viết :
	Kìa hội Thăng bình tiếng pháo reo
	Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo ,
 Chữ Kìa trong câu thơ trên đã giúp nhà thơ diễn tả được điều gì ?
Bài tập 5. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi
Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao .
	( Kiều - Nguyễn Du )
Bác Dương thôi đã, thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta .
 ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyễn )
a, Có ý kiến cho rằng khi phân tích câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ cần chú ý chữ : nhờn nhợt và ăn gì là đủ . ý kiến của em như thế nào ?
b, Có người nói trong câu thơ khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết thừa một chữ thôi và có thể thay vào đó bằng chữ mất rồi : "Bác Dương thôi đã mất rồi ". ý kiến của em như thế nào ?
Bài tập 6. Hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
	 "	Chúng đem bom nghìn cân
	Giội lên trang giấy trắng
	Mỏng như một ánh trăng ngần
	Hiền như lá mọc mùa xuân
	Ôi từng trang giấy
	Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay
	Như bàn tay vẫy
	Như bàn tay ròng ròng máu chảy .
	( Trang giấy học trò - Chính Hữu )
Bài tập 7: Ca dao có câu 	
 Người sao một hẹn thì nên
	Người sao chín hẹn thì quên cả mười
 Chờ em đã tám hôm nay
	 Hôm qua là tám, hôm nay là mười .
Biện pháp tu từ sử dụng trong 2 câu ca dao trên là biện pháp nào? Các biện pháp ấy đã giúp tác giả dân gian thể hiện được tâm trạng gì trong lòng nhân vật trữ tình ? Hãy sưu tầm một số câu thơ có chưa biện pháp tu từ trên đây. Ví dụ : “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
 Một người chín nhớ, mười mong một người” ( Nguyễn Bính )
Hoặc : Nhà em cách bốn quả đồi
	 Cách ba ngọn núi, cách đôi cánh rừng...” ( Nguyễn Bính)
Bài tập 8 : 
	Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
	Cũng gọi ông nghè có kém ai
	( Ông nghè tháng tám - Nguyễn Khuyến )
	 ... miêu tả hiện thực. 
Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Nguyễn Du)
hoặc:
"Lưng trời ai nhuộm mà xanh ngắt"
(Nguyễn Khuyến)
" Cửa son đỏ loét tùm hum nóc"
(Hồ Xuân Hương).
- "Trắng phau nội cỏ cửu phơi tuyết"
(Tố Hữu)
- "Trông lên mặt sắt đen xì"
(Nguyễn Du)
	Đây là đoạn văn Nguyễn Tuân tả màu sắc của sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái mầu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về" "Người lái đò sông Đà" v.v
Hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt là hết sức tinh diệu. Đã khi nào các em thử thống kê tất cả các màu trắng, đỏ hay xanh ra trước mặt chưa ? Cứ thử đi sẽ thấy từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thật kỳ lạ . Này nhé nếu là màu trắng, ta có : Trắng bệch, trắng toát, trắng bong, trắng tinh, trắng nõn, trắng xoá, trắng phau, trắng ngần, trắng muốt, trắng ngà, trắng hếu, trắng dã, trắng ngà, trắng nhởn, trắng nhợt, trắng bóc, trắng lốp, trắng lôm lốp, trắng nuột, trắng ởn, trắng phếch, trắng trẻo, trắng trong ... Nếu là màu Xanh lại có : xanh um, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh non, xanh lợt, xanh lè, xanh lét, xanh rờn, xanh rì, xanh lam, xanh biếc, xanh lơ, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngăn ngắt, xanh rớt, xanh xao ... Với màu Đỏ bạn có thể kể : đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ chon chót, đỏ nọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hỏn, đỏ hon hỏn, đỏ kè, đỏ khé, đỏ nhừ, đỏ khè, đỏ loét, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lự, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ ửng, đỏ cạch, ... Với các tính từ trên khi chuyển sang tiếng Pháp, tiếng Anh, thường người ta chỉ thêm vào chữ rất (très - Pháp hoặc very - Anh ). Chẳng hạn : xanh um, xanh rờn là très bleu ( rất xanh ) hoặc đỏ au, đỏ chót, đỏ rực đều được dịch là : rouge vif ( rouge : đỏ, vif : tươi ), còn trắng toát, trắng bệch là très blanc (rất trắng). Trong khi mỗi từ trên của tiếng Việt có một sắc thái biểu cảm đôi khi rất khác nhau, ví như trắng toát là thứ trắng chói mắt, trắng bệch là trắng mất sinh khí, trắng bong là trắng như mơí, trắng tinh là trắng nguyên chất, trắng xoá là trắng rộng khắp một vùng, trắng phau là trắng sạch sẽ, trắng ngần là trắng sạch và trong, trắng muốt là trắng sạch mà trơn nhẵn, trắng ngà là trắng quý phái, trắng hếu là trắng nhô ra thô bỉ, trắng dã là chỉ màu mắt kẻ gian giảo, trắng nhởn là trắng lố bịch ( chỉ răng hoặc mắt )... vv. Và như thế sẽ là rất khó khi dịch những câu thơ sau ra một ngôn ngữ khác sao cho lột tả hết được các màu sắc ấy : 
- Cầu trắng phau phau đôi ván ghép ( Hồ Xuân Hương )
- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ ( Bà Huyện Thanh quan )
- Tiếc thay hạt gạo trắng ngần ( Ca dao )
- Rõ ràng trong ngọc trắng ngà ( Nguyễn Du )
- Bữa thấy bong bong che trắng lốp muốn tới ăn gan ( Đồ Chiểu )
- Có phải thịt da em mềm mại trắng trong ( Lâm Thị Mỹ Dạ )
- Hòn đá xanh rì lún phún rêu ( Hồ Xuân Hương )
- Cỏ non xanh rợn chân trời ( Nguyễn Du )
- Lưng trời ai nhuộm mà xanh ngắt ( Nguyễn Khuyến )
- Xanh om cổ thụ tròn xoe tán ( Bà Huyện Thanh Quan )
- Tháng tám mùa thu xanh thắm ( Tố Hữu )
- Cửa son đỏ loét tùm hum nóc ( Hồ Xuân Hương )
- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe ( Nguyễn Khuyến ) 
- Má đỏ au lên đẹp lạ thường ( Hàn Mặc Tử )
- Đường quê đỏ rực cờ hồng ( Tố Hữu )
	Thứ tư: Ngôn từ văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, so sánh Theo GS Đinh Trọng Lạc có tới 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Tất cả những cách ấy đều nhằm mục đích giúp người nói, người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn và do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ tức là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi được tên, kiệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.
4. Không gian và thời gian trong thơ trữ tình .
 Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả - cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình trước mọi người và đất trời .
Trong tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ để nhà văn thể hiện không gian . Trước hết là bằng hệ thống từ chỉ vị trí và tính chất như : trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, bên phải, bên trái, lên, xuống... rồi mênh mông, bát ngát, rộng, hẹp, thăm thẳm, mịt mù, khúc khuỷu, quanh co ...vv .
 Không gian thường gắn với các địa điểm chỉ nơi chốn như : bến đò, cây đa, mái đình, giếng nước, núi cao, rừng thẳm, biển sâu, trời rộng, sông dài ... Nhiều địa danh riêng đã trở thành những không gian tượng trưng trong văn học như : Tiêu Tương, Tầm Dương, Cô Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa ngục, Thiên đường, Bồng lai, Tiên cảnh, cõi Phật, Suối vàng, ...
 Khi đọc tác phẩm văn học, các em cần chú ý xem nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc qua không gian đó ? Ví dụ, khi dân gian viết :
	" Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, 
	Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông ". 
là tác giả dân gian đã tạo được một không gian đẹp, rộng mở, khác hẳn với không gian nhỏ hẹp, trắc trở, cách ngăn trong câu ca dao này :
	" Ai đưa em tới chốn này
	 Bên kia mắc núi, bên này mắc sông "
Không gian trong câu ca trên là không gian của một tâm hồn thảnh thơi, đang náo nức, rạo rực, phơi phới say sưa của một người con gái vào tuổi dậy thì :
"Thân em như chẽn lúa đòng đòng- Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai "
Còn không gian dưới là không gian của một tâm trạng bế tắc, một tiếng thở dài, ngao ngán . Không gian trong tâm hồn Nguyễn Khuyến là một không gian hiu quạnh, buồn bã, cô đơn, vắng lặng . ở đó ta gặp toàn những :" Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - một chiếc thuyền câu bé tẻo teo "; nhà ông ở cũng chỉ là " ba gian nhà cỏ thấp le te " với cái "ngõ tối đêm sâu đóm lập loè "...
 Không gian thường gắn với điểm nhìn, điểm quan sát mô tả của tác giả . 
Câu thơ " Trông lên mặt sắt đen sì " trong truyện Kiều của Nguyễn Du cho thấy người viết đứng phía dưới nhìn lên. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng như thế, Nguyễn Du đã đứng về phía quần chúng lao động để quan sát bọn thống trị . Cũng như thế chữ Kìa trong câu thơ :" Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo" của Nguyễn Khuyến cho ta thấy ông như đứng tách ra khỏi cái hội tây ồn ào, đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bày ra mà quan sát và ngẫm nghĩ, mà căm giận, mà đớn đau, chua xót ...
	Đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật, bởi vì một hành động bao giờ cũng diễn ra ở một địa điểm vào một thời gian nhất định . Có điều khi đọc tác phẩm văn học ta quên đi thời gian hiện thực, nhập vào tác phẩm, sống cùng với nhân vật, cùng chứng kiến con người và sự việc theo thời gian trong tác phẩm . Vì thế đang đọc giữa ban ngày mà cứ tưởng như đêm đã khuya lắm rồi; quên hiện tại mà cứ nghĩ mình đang ở " ngày xửa ngày xưa" vào "đời Vua Hùng Vương thứ 18" hay " năm Gia Tĩnh Triều Minh" . Do được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nên thời gian trong tác phẩm văn học được cảm nhận và mô tả rất linh hoạt . Nguyễn Du đã dồn 4 mùa trong một câu thơ :" Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân " .
 Ngược lại Aimatốp đã mô tả " Một ngày dài hơn thế kỉ " . Thời gian trong cuộc đời là thời gian tuần tự, còn trong tác phẩm văn học thời gian có thể đảo ngược quá khứ, xen lẫn ngày hôm nay và những ngày đã xa khuất ngàn năm trước cũng như tưởng tượng ra ngày mai chưa đến . Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian tâm lí, không trùng khít với thời gian ngoài đời, vì thế không nên hiểu thời gian ấy một cách máy móc, cứng nhắc và áp đặt . Khi nhà thơ viết : Hôm qua, hôm nay, ngày mai, dạo này, tháng trước, năm sau, dạo ấy, vào một đêm hè ... thì không nên cố tìm xem đó là thời điểm cụ thể nào trong cuộc đời . Nếu như Hoàng Lộc viết : 
	 " Hôm qua còn theo anh 
 	Đi ra đường quốc lộ
	Hôm nay đã chặt cành
	Đắp cho người dưới mộ " 
( Viếng bạn )
thì rõ ràng không cần biết hôm qua và hôm nay là ngày nào, tháng nào mà chỉ biết sao sự việc xảy ra nhanh quá, bất ngờ quá, hôm qua mới thế , hôm nay đã 
thế khiến người đọc bàng hoàng xúc động . 
 Thời gian nghệ thuật cũng mang tính tượng trưng. Khi nhắc tới ngày mai thường là tượng trưng cho tương lai, như khi Tố Hữu viết: " Ngày mai bao lớp đời dơ - sẽ tan như đám mây mờ đêm nay- Em ơi tháng rộng ngày dài- Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng ". Hoàng hôn, chiều tà thường tượng trưng cho sự tàn lụi, sự kết thúc, cáo chung buồn bã . Không phải ngẫu nhiên hay do bí từ mà Nguyễn Du đã lặp lại chữ hoàng hôn và hôn hoàng trong một câu thơ: " Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng "để khái quát cả một đời Kiều đầy chuyện u buồn, tàn tạ . Ta có thể tìm thấy thời khắc này trong thơ Thôi Hiệu:" Quê hương khuất bóng hoàng hôn ", trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:" Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn", trong thơ Huy Cận " Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà "... Ngược lại với hoàng hôn là bình minh . Bình minh, rạng đông thường tượng trưng cho cái đang lên, rạng rỡ, tươi sáng . Đó là khi Hồ Chí Minh viết : "Thuyền về trời đã rạng đông - Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi "; là khi Nguyễn Đình Thi viết : " Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát ánh bình minh ". Mùa Xuân thường tượng trưng cho tuổi trẻ, sức sống, giàu sinh lực, như khi Tố Hữu viết: "Trời hôm nay dầu xám ngắt màu đông- Ai cản được mùa xuân xanh tươi sáng - Ai cản được đàn chim quyết thắng - Sắp về đây tắm nắng xuân hồng". Có rất nhiều cách thể hiện thời gian trong tác phẩm văn học. Không nhất thiết phải có các từ như sáng, trưa, chiều, tối hay xuân, hạ, thu, đông thì ta mới biết. Trong văn học cổ , một chiếc lá ngô đồng rụng xuống, ấy là mùa thu đã về; một tiếng kêu khắc khoải của chim quốc báo hiệu hè đã sang. Khi Nguyễn Du tả cảnh: " Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa " thì ai chẳng biết đó là mùa xuân. Cũng như vậy đọc câu thơ Chinh phụ : " Thấy nhạn luống những thư phong - Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng " ta đã cảm nhận được cái se sắt, rét mướt, run rẩy của mùa đông đang tới. Khi Tố Hữu viết: " Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn" cũng là để chỉ thời gian đang trôi đi của một đêm và đó cũng có thể hiểu là các thời điểm của một đời người. Đọc câu thơ của Trần Hữu Thung:"Cam ba lần có trái- Bưởi ba lần ra hoa" chắc các em đều hiểu thế là thời gian ba năm đã trôi qua . 
	Như thế không gian và thời gian đều có rất nhiều cách thức biểu hiện khác nhau. Đấy chính là chỗ để các nhà thơ thể hiện sự sáng tạo và những cách cảm nhận độc đáo, riêng biệt trong tác phẩm của mình . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chn van 9.doc