A.ĐẶT VẤN ĐỀ
• Trong xu hướng đổi mới dạy học môn Ngữ văn hiện nay, việc ra đề nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tư duy độc lập; tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của học sinh đang được quan tâm. Đặc biệt các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh vào THPT ngày càng có chiều sâu buộc giáo viên dạy bồi dưỡng, ôn tập, phụ đạo phải thật sự nhạy cảm, có cách dạy phù hợp. Không chỉ dừng lại phân tích các kiến thức trong một tác phẩm, mà người dạy cần có cách nhìn tổng thể, khái quát để từ đó hưỡng dẫn các em cách làm từng dạng đề, rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS trên cơ sở đã đi sâu phân tích mổ xẻ các tác phẩm, các kiến thức cơ bản; ví dụ: đề thi tuyển sinh vào THPT năm học 2007 – 2008 vừa qua của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh rất đặc sắc khi phát huy được tư duy của HS . phân loại rõ nét các đối tợng, có ba dạng gồm: giải thích nhan đề tác phẩm, cảm nhận một đoạn thơ bằng cách viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết và phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn học. Với đề này nhiều học sinh thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm thực sự lúng túng, bị động. Thực tế đại đa số GV mới chỉ dạy cho các em nội dung cơ bản và nghệ thuật của các tác phẩm ở mức độ khái quát; cha đi sâu khám phá vẻ đẹp của các chi tiết đặc sắc nh chất trữ tình làm nên sức quyến rũ của truyện ngắn: “Lặng lẽ sa Pa”. Đặc biệt dạng giải thích nhan đề tác phẩm quả thật nhiều em thấy khó nh một sự thách đố vì cha bao giờ đợc thầy cô hớng dẫn cách làm và đề cập tới. Hoặc đề thi HSG huyện lớp 8 năm học 2007 – 2008 do Phòng GD&ĐT CX ra trong đó có một câu thuộc dạng đề “mở”:
Suy nghĩ của về một đoạn trong bức thư cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincorl gửi thầy hiệu trưởng nơi trường con trai ông theo học: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đo la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều lần với năm dola nhặt được trên hè phố Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua và trái tim và tâm hồn mình”. Hoặc đề thi KSCL phần tự chọn khối 7 năm học vừa qua: những suy nghĩ của cụ Phan Bội Châu trong khi Va Ren diễn thuyết
Có thể nói đây là những dạng đề cho HS có cơ hội thỏa sức tưởng tượng bày tỏ được chính kiến của mình, chủ động cảm thụ văn chương. Không chỉ có kiến thức văn học các em còn vận dụng được vốn sống để viết; để gắn văn học với cuộc sống đời thường. Từ đó bồi đắp trong tâm hồn những rung cảm cao đẹp hướng đến “chân, thiện, mỹ”. Vậy làm thế nào để hướng dẫn HS cách làm các dạng đề HS giỏi, đề thi tuyển sinh vào THPT một cách có hiệu quả?
chuyên đề chuyên sâu môn: Ngữ văn: hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề thường gặp về thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh vào THPT A.Đặt vấn đề Trong xu hướng đổi mới dạy học môn Ngữ văn hiện nay, việc ra đề nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tư duy độc lập; tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của học sinh đang được quan tâm. Đặc biệt các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh vào THPT ngày càng có chiều sâu buộc giáo viên dạy bồi dưỡng, ôn tập, phụ đạo phải thật sự nhạy cảm, có cách dạy phù hợp. Không chỉ dừng lại phân tích các kiến thức trong một tác phẩm, mà người dạy cần có cách nhìn tổng thể, khái quát để từ đó hưỡng dẫn các em cách làm từng dạng đề, rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS trên cơ sở đã đi sâu phân tích mổ xẻ các tác phẩm, các kiến thức cơ bản; ví dụ: đề thi tuyển sinh vào THPT năm học 2007 – 2008 vừa qua của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh rất đặc sắc khi phát huy được tư duy của HS . phân loại rõ nét các đối tợng, có ba dạng gồm: giải thích nhan đề tác phẩm, cảm nhận một đoạn thơ bằng cách viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết và phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn học. Với đề này nhiều học sinh thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm thực sự lúng túng, bị động. Thực tế đại đa số GV mới chỉ dạy cho các em nội dung cơ bản và nghệ thuật của các tác phẩm ở mức độ khái quát; cha đi sâu khám phá vẻ đẹp của các chi tiết đặc sắc nh chất trữ tình làm nên sức quyến rũ của truyện ngắn: “Lặng lẽ sa Pa”. Đặc biệt dạng giải thích nhan đề tác phẩm quả thật nhiều em thấy khó nh một sự thách đố vì cha bao giờ đợc thầy cô hớng dẫn cách làm và đề cập tới. Hoặc đề thi HSG huyện lớp 8 năm học 2007 – 2008 do Phòng GD&ĐT CX ra trong đó có một câu thuộc dạng đề “mở”: Suy nghĩ của về một đoạn trong bức thư cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincorl gửi thầy hiệu trưởng nơi trường con trai ông theo học: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đo la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều lần với năm dola nhặt được trên hè phố Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua và trái tim và tâm hồn mình”. Hoặc đề thi KSCL phần tự chọn khối 7 năm học vừa qua: những suy nghĩ của cụ Phan Bội Châu trong khi Va Ren diễn thuyết Có thể nói đây là những dạng đề cho HS có cơ hội thỏa sức tưởng tượng bày tỏ được chính kiến của mình, chủ động cảm thụ văn chương. Không chỉ có kiến thức văn học các em còn vận dụng được vốn sống để viết; để gắn văn học với cuộc sống đời thường. Từ đó bồi đắp trong tâm hồn những rung cảm cao đẹp hướng đến “chân, thiện, mỹ”. Vậy làm thế nào để hướng dẫn HS cách làm các dạng đề HS giỏi, đề thi tuyển sinh vào THPT một cách có hiệu quả? B. Nội dung: I.Dạng đề về tác giả: Dạng đề này nhìn chung không khó với đề thi tuyển sinh vì thường thường HS chỉ cần nêu được thông tin cơ bản đã có trong SGK. Nhưng đề thi HSG yêu cầu cao hơn dưới dạng nêu phong cách hoặc cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác; ngòi bút nhân văn, nhân đạo của người viết. Nếu GV không hướng dẫn, HS chỉ đọc vẹt một cách máy móc SGK. Hơn thế nữa trong quá trình khám phá vẻ đẹp của tác phẩm, các em sẽ không có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện. 1,Trước hết GV phải giúp học sinh nắm được đặc điểm thời đại, hoàn cảnh lịch sử mà tác giả sống vì đây là một trong những yếu tố khách quan tác động đến cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và đặc biệt nhân sinh quan của nhà văn bởi văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. VD: Ngữ văn 9: thời đại mà nhà thơ Nguyễn Du sống đầy bão tố biến động khi chế độ PK ngày càng lún sâu vào vũng lầy. Chiến tranh phi nghĩa như thứ ung nhọt trên sườn lưng của XH. Và rồi bão táp của phong trào K/n nông dân Tây sơn đã được tích tụ khơi ngòi trong bối cảnh ấy. Thế nhưng những cố gắng kiệt xuất ấy cũng không làm thay đổi được mặt nước tù đọng kinh niên, chỉ như tia chớp lóe lên rồi bao trùm là cả bầu trời tối đen thăm thẳm. Chính những biến động đó đã biến Nguyễn Du từ một cậu bé sống trong nhung lụa trở thành đứa trẻ bất hạnh. Cuộc đời của ông trải qua bao thăng trầm dữ dội trôi dạt khắp nơi và có lúc tư tưởng dao động. Đặc biệt nhà thơ có dịp tận mắt chứng kiến bao kiếp người đau khổ bị vùi dập. Bởi vậy đại thi hào khóc thương cho số kiếp tài hoa bạc mệnh của mình và ngòi bút luôn hưỡng về những mảnh đời chan đẫm nước mắt với cảm hứng hiện thực, nhân đạo, nhân văn cao cả mà đỉnh cao là kiệt tác: “Truyện Kiều”. Hoặc bối cảnh XH TD nửa PK mà các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồngsống vv(VD cụ thể) b, Sau đó nắm được những nét cơ bản về cuộc đời tác giả, năm sinh, năm mất, hoàn cảnh gia đình(nếu có) và những sự kiện nổi bật trong cuộc đời. Những thông tin này HS có thể dựa vào một phần SGK và những hiểu biết của GV cung cấp 2, Sự nghiệp sáng tác: a, Nêu khối lượng TP, những TP tiêu biểu (SGK), sở trường của tác giả (hay viết và thành công ở thể loại nào thì đó chính là sở trường) b, Nguồn cảm hứng chính: đây là một thông tin cần thiết vì nếu HS hiểu được sẽ giúp các em cảm thụ, phân tích tác phẩm sâu hơn. Muốn vậy GV phải giúp HS xác định được đề tài chính trong các tác phẩm, những nội dung chính. VD: Nguồn cảm hứng chính trong các sáng tác của nhà văn Nam Cao là h/ả người nông dân và trí thức tiểu tư sản trước CM với cái nhìn đầy yêu thương bênh vực, trân trọng và tin yêu của tác giả trước cuộc sống tù túng ngột ngạt, dãy giụa không lối thoát và vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn họ. c, Nêu phong cách của tác giả: đây là một yêu cầu giúp HS hiểu được nét riêng, độcđáo, cái “Tôi” cá nhân đặc sắc của tác giả làm nên chỗ đứng của họ trong lòng người đọc với những ấn tượng đặc biệt. VD: phong cách của Nguyễn ái Quốc trong: “Những trò lố hay Va Ren và Phan Bội Châu” – NV 7: cùng với: “Bản án chế độ thực dân pháp”, “Vi hành” nhà văn sử dụng văn phong chính luận với ngòi bút trào phúng, tiếng cười nhẹ nhàng, trầm lắng nhưng sâu cay, giàu sức chiến đấu. d, Nêu những đóng góp, chỗ đứng của nhà thơ, nhà văn trong lòng độc giả, trong nền văn học dân tộc, văn học thế giới (nếu có) Yêu cầu này giúp HS có cái nhìn khái quát về tác giả. Để làm được GV hướng dẫn HS dựa vào giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm đặc biệt cảm hứng hiện thực, nhân đạo, nhân văn, yêu nước. VD: nhà văn Nguyễn Quang Sáng- ngữ văn 9: cùng với các cây bút tên tuổi như Nguyễn Thi, Anh Đức NQS là nhà văn Nam Bộ được yêu mến. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho nền văn học kháng chiến VN. Các sáng tác của NV mãi neo đậu trong tâm hồn người đọc bài ca bất tử về vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, kỳ diệu của con người, dân tộc VN kiên cường, bất khuất, nồng hậu trong cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa cách mạng cao cả “Chưa có nơi đâu như người VN” (Lê A Xuân). II.Dạng đề hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Ngoài những thông tin trong SGK, GV phải giúp HS nắm được hoàn cảnh lịch sử một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự ra đời của TP. VD “Cuộc chia tay của những con búp bê” – NV 7 viết trong bối cảnh XH khi cuộc sống vật chất không còn là ám ảnh, gánh nặng của mỗi gia đình thế nhưng đằng sau sự phẳng lặng là những cơn sóng ngầm dự dội. Bởi vậy không ít những gia đình tan nát do bố mẹ ly hôn đang trở thành hồi chuông cảnh báo XH. Hoặc Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – NV 9: Huy Cận sáng tác năm 1958 sau chuyến thăm thực tế vùng mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả trong bối cảnh Miền Bắc yêu thương đang từng ngày thay da đổi thịt trên con đường hàn gắn chứng tích đau thương của chiến tranh để XD CNXH: “Dọn cơ đồ” “Từ trong tương lai” (TH) 2, Phải giúp HS nắm được khi sáng tác nhà văn đang ở đâu, làm gì? Hoàn cảnh sống thế nào? Tâm trạng, cảm xúc ra sao? Sự kiện gì tác động để khơi dòng cảm xúc và ảnh hưởng đến TP? VD: bài thơ: “Đồng chí” – NV 9 được viết năm 1948 từ chính những trải nghiệm của nhà thơ Chính Hữu khi ông tham gia bộ đội lăn lộn giữa chiến trường Việt bắc thu đông 1947 nếm trải bao gian khổ thiếu thốn cơ cực của chiến trường. Khác các nhà thơ như Quang Dũng trong: “Tây tiến”, khác với bài thơ “Ngày về” của chính tác giả, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ được khai thác từ những chi tiết hết sức chân thực, giản dị đời thường gần gũi với cuộc sống, tâm tư tình cảm của người lính chống Pháp. Hoặc bài thơ: “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) III.Dạng tóm tắt tác phẩm: 1, Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc tóm tắt: đây là dạng yêu cầu HS nắm vững được cốt truyện đồng thời trên cơ sở đó có dịp đi sâu cảm thụ được TP đầy đủ, sâu sắc, trọn vẹn. Đặc biệt khi đã tóm tắt được, các em sẽ hứng thú say sưa khám phá vẻ đẹp của TP. 2, Giúp HS hiểu được khái niệm: tóm tắt là cách kể lại tác phẩm VH đầy đủ, chính xác, khách quan, ngắn gọn nhưng hết sức cô đọng bằng lời văn của mình để giúp người nghe hiểu được nội dung cơ bản của câu chuyện đó (khác với kể lại TP một cách chi tiết) 3, Cách tóm tắt: a, Đọc thật kỹ tác phẩm để nắm được cốt truyện, nếu không đọc kỹ sẽ bỏ qua các chi tiết đặc sắc chuyển tải nội dung chủ đề của câu chuyện VD1: Chi tiết chú Bé Hồng “trong lòng mẹ” – NV 8: so sánh mình với người bộ hành giữa sa mạc khi thoáng thấy bóng mẹ trong xe. Nếu bỏ qua chi tiết này sẽ không làm bật được khát khao tình mẫu tử cháy bỏng khi mẹ chính là sự sống, niềm hạnh phúc vô biên của đứa trẻ côi cút này. VD2: Chi tiết ông Hai (“Làng” – NV9) khoe nhà và làng Chợ Dầu bị đốt. VD3: chi tiết cơn mưa đá trong “Nhữngxôi” – NV 9. VD4: chi tiết ánh sáng dưới đáy hồ trong sự tích “Hồ Gươm” - NV 6 b, Xác định nhân vật chính, nhận vật phụ: xác định nhân vật chính bằng cách dựa vào nhan đề tác phẩm hoặc tần số xuất hiện nhiều lần đồng thời giải quyết các sự kiện chính trong câu chuyện c, Xác định các tình huống, các sự kiện chính theo một trình tự hợp lý nếu đề yêu cầu TT thật ngắn gọn thì chỉ nêu các sự kiện chính còn nếu đề yêu cầu TT không hạn định số dòng thì trên cơ sở các ý chính triển khai ra các ý nhỏ, VD: 1 ý chính khi TT “Chuyện Xương” – NV9: Trương Sinh ra trận ở nhà Vũ nương hoàn thành xuất sắc thiên chức người con dâu, người vợ, người mẹ. Còn các ý nhỏ: + chăm sóc chạy chữa thuốc thang lo tang mẹ chồng chu đáo + nhớ thương, thủy chung với chồng + sinh và nuôi con thơ . + Tình huống: là hoàn cảnh phát sinh tạo kịch tính cho câu chuyện, VD: tình huống ông Hai nghe tin làng theo giặc; tình huống ông Sáu về thăm nhà bị bé Thu lạnh lùng cự tuyệt tình cha con; tình huống: lão Hạc ăn bả chó tự tửvv Sắp xếp các sự kiện thường theo trình tự thời gian việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau d, Không nhắc lại và nên bỏ qua các lời đối thoại (vì dài dòng thiếu cô đọng) gói gọn ý những lời đối thoại quan trọng bằng câu, đoạn văn ngắn. VD: đoạn đối thoại của bé Thu, bác Ba khi cô bé nấu cơm, ông Sáu đánh con trong “ Chiếc lược ngà” có thể gói gọn: những ngày ở nhà ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về yêu thương con nhưng bé Thu đã ương ngạnh cự tuyệt. Không kìm nén được sự bất lực người cha khổ đau ấy đã đánh con. e, Chuyển ngôi kể phù hợp, không đồng nhất nhân ... mảnh tơi che chỗ ngồi Không gian trắng xóa cả rồi Chỉ còn dáng mẹ, giữa trời và mưa.” (Dáng mẹ - Đỗ Thuấn) Đoạn thơ vẽ ra hình ảnh tảo tần chịu thương chịu Khó, vô cùng nhỏ bé, bị nuốt chững giữa màn mưa trắng xóa của mẹ trong tình yêu thương, lòng biết ơn, xót xa của tác giả. c, Sau khi xác định được cảm xúc bao trùm phân tích các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc như từ ngữ, hình ảnh, nhịp thơ, hài thanh, điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa (VD kèm theo) để làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ. d, Liên hệ so sánh với các đoạn thơ, câu thơ, bài thơ khác có sự tương đồng hoặc tương phản để làm bật được nét đặc sắc của đoạn thơ, bài thơ mình đang cảm nhận. VD1: liên hệ nét tương đồng: khi cảm nhận bài thơ: “Cái roi ngày ấy” (Đinh Phạm Thái) có thể liên hệ đoạn thơ: “Bao nhiêu cuộc tiễn đưa Bao bà mẹ chờ trông Bao nỗi nhớ nén vào im lặng Cắn răng lại để làm nên chiến thắng Giặc tan rồi bỗng nghe mặn trên môi.” (Vũ Quần Phương) “Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con” -> Để ca ngợi tôn vinh những bà mẹ Việt Nam vĩ đại hy sinh lặng lẽ, kìm nén bao nhớ thương khắc khoải, hiến dâng cả núm ruột yêu quý của mình cho tổ quốc Để rồi mẹ lại âm thầm gạt nước mắt khi không nhìn thấy những đứa con thân yêu của mình bước ra từ khói lửa +VD 2: Liên hệ nét tương phản: Cảm nhận đoạn thơ: “Ngày xuân con én.. bông hoa” (Nguyễn Du) Tuy đều viết về mùa xuân đã sắp đi qua thế nhưng khác với “Cuối xuân tức sự” của Nguyễn Trãi, mùa xuân hiện lên qua sương khói bâng khuâng với màu tím hoa xoan và mưa bụi nhạt nhòa cùng tiếng cuốc kêu khắc khoải. Bởi tâm trạng nuối tiếc day dứt của một con đại bàng không còn bầu trời xanh để vùng vẫy khi Ưc Trai lánh đời về ở ẩn. Còn ở đây Nguyễn Du cảm nhận mùa xuân trong vẻ đẹp tinh khôi, tươi tắn, dịu mát, thơ mộng, yên bình. Một bức tranh căng tràn nhựa sống khi thi nhân mở rộng cánh cửa tâm hồn để đón nhận vẻ đẹp bằng tất cả niềm rạo rực, say đắm. Hoặc đều viết về h/ả cánh én nhưng cánh én ở đây đầy sức sống còn cánh én trong cảnh Kim Trọng trở lại vườn Thúy thì đầy chấp chới, tan tác, yếu ớt trong khung cảnh xơ xác, hoang vu, tiêu điều ảm đạm: “Sập sè én liệng dấu giày” + Đưa các lời bình về thơ, về văn học, về bài thơ, tác giả (nếu có) để tạo cho bài cảm nhận sâu hơn, có sức thuyết phục hơn. VD: “Thơ chỉ thực sự là thơ nếu mỗi vần thơ dính máu của mình”; “ Thơ là hình thức nén chặt năng lượng: “ (Ti nô khốp) “Thơ là một viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thuộc thêm một bài thơ hay tức là đính thêm một viên kim cương vảo trí tuệ, tâm hồn” (Sóng Hồng); “Trong thơ tình là gốc, ý là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả.” (Bạch Cư Dị); “Thơ là cái nhụy của cuộc đời, nhà thơ phảI là người hút được cáI nhụy ấy.” (Phạm văn Đồng). “Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ Như khai thác Chất hiếm “Ra đi om” Lấy một gam Phải mất hàng năm lao lực Lấy một chữ Phải mất hàng trăm tấn quặng ngôn từ.” (Mai acôpxki) h, Nâng cao: bài thơ đã bồi đắp trong tâm hồn những rung cảm cao đẹp về IX.Dạng đề “Mở”: Hiện nay, việc ra đề “mở” từng bước đang được khuyến khích nhằm thoát khỏi những dạng đề khuôn mẫu sáo mòn, cũ rích theo kiểu: “thầy đọc trò chép” vô tình làm thui chột sức sáng tạo của các em khi chỉ bó hẹp văn chương với nhà trường. Nhằm phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, đề mở là mảnh đất ươm mầm cho những tài năng mà ở đó HS thỏa sức được tưởng tượng, được bày tỏ chính kiến, suy nghĩ độc lập của bản thân mình. Những khuôn mẫu tròn trịa cũ kỹ, những bài viết trau chuốt đã không còn hợp thời mà đề “mở” đã thắp sáng lên trong tâm hồn các em nhận thức về cuộc sống, gắn văn chương với đời thường. Với đề “mở” HS dễ dàng viết một cách tự nhiên, giản dị, trong sáng, hồn nhiên và đặc biệt người chấm bao giờ cũng phải tôn trọng, nâng niu những suy nghĩ của chính các em. Trong những năm lại gần đây, đề thi đại học vô cùng mới mẻ theo hướng “mở” của Trung Quốc, đề thi TN THPT của Thủ đô Bắc Kinh năm học 2006 – 2007; đặc biệt đề kiểm tra cháy sáng ngọn lửa đam mê văn học của cô giáo Nguyễn Bích Thảo: “Một bài học mà cuộc sống ban tặng cho em”; đề thi tuyển sinh THPT của tỉnh Ninh Thuận: “Trái tim có điều kỳ diệu” vv đã thực sự thổi một luồng gió mới mát lành thay đổi hướng dạy văn, học văn tạo ra những bài văn xôn xao dư luận thắp sáng trong tâm hồn người đọc những rung cảm cao đẹp (lấy VD về một số đề mở, bài viết của HS). Năm học 2008 – 2009 Bộ GD&ĐT quy định khuyến khích ra đề “Mở”. Vậy làm thế nào để hướng dẫn HS cách làm đề mở? 1, Trước hết GV phải luôn giúp học sinh cảm nhận được cuộc sống, thế giới xung quanh mình qua những bài giảng văn. Người dạy không được đóng khung tác phẩm, đóng khung những bài tập làm văn trong các tác phẩm học ở nhà trường. Văn học phải luôn gần gũi, gắn liền với cuộc sống con người. Chính từ cách dạy đó dần dần các em sẽ chủ động có những cách nhìn nhận mới mang chính kiến bản thân. 2, Mạnh dạn, trăn trở, tìm tòi đổi mới cách ra đề từng bước cho các em làm quen với dạng đề mở để các em không còn bỡ ngỡ. Có thể sưu tầm những bài văn hay đọc cho các em nghe như bài văn của em Nguyễn Thị Hậu trường Huỳnh Thúc Kháng – TP Vinh; Bài văn của em Hà Minh Ngọc – Hà Nội, các tập sách “Hạt giống tâm hồn” để HS hiểu được thế nào là đề mở và bước đầu cảm nhận được cách làm. 3, Luôn luôn tôn trọng chính kiến của học sinh không được dập tắt những suy nghĩ, quan điểm của các em thể hiện trong bài làm, trong học văn. 4, Hướng các em viết văn một cách chân thực không tô vẽ không xa rời thực tế không lên gân mà phải thật giản dị, tự nhiên, gần gũi 5, Giúp HS hiểu khái niệm đề “Mở”: có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa nhưng chung quy lại là dạng đề không theo khuôn mẫu sáo mòn với những bài văn mẫu mà mở ra nhiều cách hiểu không áp đặt nhằm phát huy được khả năng sáng tạo của HS, các em được tự do bộc lộ chính kiến suy nghĩ độc lập của bản thân. 6, Hướng dẫn cho các em cách làm một bài văn theo dạng đề “mở”: vì đã gọi là đề “mở” nên không thể có một khuôn mẫu nào để áp đặt, đáp án cũng tùy vào cảm nhận, năng lực của người viết, người chấm. Mỗi em có một cách bày tỏ riêng có cách viết riêng mà buộc người chấm phải hoàn toàn tôn trọng. Bởi vậy ở đây chỉ định hướng chung cho dạng đề “mở”. a, Xác định yêu cầu đề: GV giúp HS nhận biết đề “mở” dưới nhiều dạng. Thông thường đề “mở” bỏ ngỏ yêu cầu đề buộc người viết phải xác định viết theo kiểu gì còn gọi là “đề không mệnh lệnh”: Dạng 1: đề ra ngoài chương trình SGK không đề cập đến kiến thức các TP đã học: Trái tim người mẹ; Sự kỳ diệu của lòng vị tha; Kỷ niệm về món đồ chơi cũ; Bờ vai vững chãi của cha; Hãy nắm chặt tay bạn; Những lần vấp ngã của bạn; Một bài học mà cuộc sống ban tặng cho em vv Như vậy với kiểu đê mở này mỗi em có thể làm theo một kiểu: có em kể chuyện, có em biểu cảm, có em nghị luận có em tổng hợp nhiều kiểu trên. Dạng thứ 2 : giống dạng 1 nhưng nêu rõ yêu cầu đề: suy nghĩ của em về câu nói, câu danh ngôn hoặc nhận định nào đó VD: đề Mở thi HSG huyện lớp 8 – năm học 2008 – 2009. Dạng đề này nghiêng về nghị luận hơn vì chủ yếu bằy tỏ chính kiến của người viết về vấn đề đang bàn bạc. Dạng 3: cho ý kiến nào đó về một vấn đề trong văn học, trong cuộc sống và hỏi “Em có đồng ý không? vì sao? Dạng đề này thỏa sức cho HS bộc lộ quan điểm của mình đưa ra lý lẽ, dẫn chứng để lập Dạng 4: cũng có thể đề “mở” ra dưới dạng khi cho phép HS tưởng tượng thêm đoạn kết hoặc hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm để bày tỏ vấn đề mà tác phẩm đó chưa hề đề cập đến. VD: con trai lão Hạc đứng trước mộ cha mình; Giôn Xy trước nấm mồ cụ Bơ Men; Tâm trạng cụ Phan Bội Châu khi Va ren diễn thuyết; Bức thư của Prăng gửi thầy giáo Ha Men; Hãy viết tiếp đoạn kết “Cuộc chia tay của những con búp bê”; Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thủy dưới thủy cung trong “Truyền thuyết An Dương Vương” vv Với dạng đề này HS có thể miêu tả, kể chuyện, có thể bộc lộ cảm xúc để thể hiện suy nghĩ sáng tạo độc lập của mình. b, Tìm ý: Dựa vào nội dung yêu cầu đề và sự sáng tạo của HS để tìm ý. c, Lập dàn ý: + Mở bài: giới thiệu về vấn đề đang bàn. + Thân bài: Giải thích nội dung đề yêu cầu. Nếu là câu nói, câu danh ngôn, nhận định bám sát vào nghĩa đen, nghĩa bóng để giải thích. VD: câu nói trong bức thư của cựu tổng thống Mỹ Ab raham Lincorl có nghĩa: con người phải biết trân trọng công sức của mình hạnh phúc không tự dưng có được mà phải đánh đổi bằng mồ hôi thậm chí nước mắt. Lúc ấy cuộc sống mới thật sự có ý nghĩa. Con người có thể kiếm sống mưu sinh bằng tài năng, trí tuệ khối óc của mình nhưng không bao giờ có thể cho phép bất cứ ai ra giá mua trái tim và tâm hồn bởi đó là tài sản vô giá thiêng liêng nhất của mình. Không bao giờ con người được phép đưa nhân cách lên bàn cân. Không bao giờ con người được phép tự hủy hoại chính mình bằng cách cho kẻ khác ra giá để mua linh hồn mình. - Lấy dẫn chứng trong văn học (nếu có) để bài viết có sức thuyết phục Đi sâu bày tỏ chính kiến quan điểm, suy nghĩ đánh gía của mình qua kể chuyện, miêu tả hoặc biểu cảm, nghị luận hoặc tổng hợp về nội dung đề yêu cầu - Lật ngược phản bác lại nội dung đề yêu cầu (đối với dạng đề thiên về nghị luận): VD: với đề trên: Nếu ai chịu bán rẻ danh dự nhân phẩm của mình thì kẻ đó sẽ dễ dàng sa vào vũng bùn tội lỗi sống trong sự dày vò của bản thân, sự nguyền rủa khinh bỉ của mọi người. Không bao giờ tìm được ý nghĩa cao cả, đích thực của cuộc đời mình - Mở rộng liên hệ với văn chương, với cuộc sống + Kết bài: kháí quát lại VD: với đề trên có thể viết: lời đê nghị thiết tha của cựu tổng thống Mỹ không chỉ đơn thuần là tâm nguyện của một người cha yêu thương con da diết với mong ước con được thầy cô dạy dỗ thành người. Mà mỗi chúng ta đều bắt gặp ngay chính bóng dáng của mình trong đó. Bởi lời đề nghị trên chính là quan điểm sống vô cùng giản dị những rất đỗi cao quý để giúp mỗi người biết giữ gìn, nâng niu phẩm giá cao đẹp của mình. Bồi đắp trong ta những rung cảm trong sáng, lành mạnh về cuộc đời biết vươn lên phía trước bằng bàn tay, khối óc, trí tuệ và tâm hồn. Hay nói cách khác biết sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. (tuy nhiên đây chỉ là định hướng chung, HS có thể có suy nghĩ theo cách riêng của mình, miễn làm sao bài viết của các em có sức thuyết phục C. Tổng kết: Trên đây là một số dạng đề thường gặp về thi HSG, thi tuyển sinh vào THPT. Đặc biệt lưu ý: muốn bài văn có sức thuyết phục cao, GV phải hướng dẫn HS liên hệ, mở rộng: đưa vào các lời bình, câu danh ngôn, lời nhận định nổi tiếng về văn học, về tác giả, tác phẩm và những vấn đề trong cuộc sống mà đề yêu cầu. Với chuyên đề này, GV có thể tham khảo để vận dụng trong quá trình giảng dạy, ôn tập, phụ đạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên phải thật sự linh hoạt tùy vào đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp và hiệu quả. Cẩm Xuyên, ngày 18 tháng 10 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Hà
Tài liệu đính kèm: