Chuyên đề Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục

Chuyên đề Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục

CHUYÊN ĐỀ 7: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

 I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HV nhận thức được các yêu cầu khi giải quyết các tình huống giáo dục theo quan điểm lấy người học làm trung tâm.

- HV trình bày và phân tích được các bước của kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm

- HV có thể vận dụng vào giải quyết tình huống giả định

2. Kĩ năng:

- HV có thể vận dụng sáng tạo các bước này để giải quyết tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình làm công tác giáo viên chủ nhiệm

- Điều chỉnh được nội dung, phương pháp và thời lượng . cho phù hợp với điều kiện tập huấn cụ thể ở địa phương.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 7: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC 
 I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
HV nhận thức được các yêu cầu khi giải quyết các tình huống giáo dục theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. 
HV trình bày và phân tích được các bước của kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm
HV có thể vận dụng vào giải quyết tình huống giả định
2. Kĩ năng: 
HV có thể vận dụng sáng tạo các bước này để giải quyết tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình làm công tác giáo viên chủ nhiệm
Điều chỉnh được nội dung, phương pháp và thời lượng ... cho phù hợp với điều kiện tập huấn cụ thể ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
Máy Projector (01), phông hình (01).
Giấy : loại A0 : 10	tờ, A4 mầu (xanh, đỏ, vàng, trắng) : mỗi loại 20 tờ
Kéo : 6-10 cái (tùy theo số lượng HV của lớp). 
Băng dính giấy : 6-10 cuộn
Bút viết giấy, viết bảng
Phiếu học tập .
III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung chính
Hoat động 1. Các yêu cầu khi giải quyết tình huống GD theo quan điểm giáo dục người học là trung tâm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 HV. Yêu cầu các nhóm vừa liên hệ thực tiễn, khai thác hiểu biết của từng cá nhân vừa nghiên cứu câu chuyện trong phiếu bài tập số 1 và trả lời các câu hỏi sau (trong 15 phút):
1.Những tình huống cần giải quyết trong thực tiễn giáo dục thường là những tình huống như thế nào?
2.Trong câu chuyện mà nhóm đã đọc thầy, cô có thấy sự khác biệt nào giữa Bách và Đức trong cách diễn giải và ứng xử đối với hiện tượng An cười ? Có mối liên hệ nào giữa việc nhận dạng (hay diễn giải) hành vi (hoặc sự việc) và thái độ và hành vi ứng xử của con người ?
3.Theo thầy, cô nếu coi HS là trung tâm thì khi GV giải quyết các tình huống giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc/ yêu cầu nào?
-GV trình chiếu các câu hỏi bằng máy cho học viên có thể theo dõi
- Kết quả làm việc nhóm được ghi vào giấy A0
- GV giám sát đảm bảo mọi người đều tham gia vào hoạt động và giải thích câu hỏi (nếu cần)
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
-Cá nhận đặt câu hỏi, bình luận, nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm
-GV bổ sung, điều chỉnh, khái quát và chốt lại và kết luận
Kết luận
GV :trình chiếu các kết luận rút ra:
Hoạt động 2.Các bước giải quyết tình huống giáo duc
Bước 1: Tổ chức trò chơi cờ ca rô người
-Lấy tinh thần xung phong của 10 người tham gia trò chơi
-Đặt tên cho hai nhóm. ví dụ: nhóm X và nhóm O (có thể viết tên nhóm lên giấy và đính trên ngực người chơi).
-Theo hiệu lệnh của người hướng dẫn, lần lượt từng thành viên của 2 nhóm sẽ tự chọn chỗ ngồi cho mình. Nhóm nào làm thành một hàng 3 ghế theo hàng ngang, hoặc theo hàng dọc, hay theo đường chéo trước nhóm đó sẽ thắng cuộc. 
-Lưu ý: Mỗi người chơi phải tự ngồi vào vị trí mình muốn , các thành viên khác không được gợi ý. Người hướng dẫn ra hiệu lệnh để khống chế thời gian chọn chỗ ngồi của người chơi. 
 -Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
 1) Trong số những chỗ có thể ngồi, người chơi đã chọn được chỗ ngồi tối ưu để giành thắng lợi cho đội mình chưa? 
2) Những yếu tố nào đã giúp người chơi góp phần làm cho đội chơi thành công? Còn những yếu tố nào đã làm cho người chơi, đội chơi chưa thành công? 
Bước 2: Các bước giải quyết tình huống giáo dục
- Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 GVCN. Yêu cầu các nhóm vừa liên hệ kinh nghiệm thực tiễn, khai thác trải nghiệm từ trò chơi ở trên, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau ( làm việc trong 15 phút):
1.Có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ trò chơi trên vào giải quyết tình huống giáo dục?
2.Khi giải quyết tình huống giáo dục cần trải qua những bước nào?
3.Cần tính đến những yếu tố, yêu cầu nào khi quyết định giải quyết vấn đề trong tình huống có liên quan đến học sinh? 
-GV trình chiếu các câu hỏi bằng máy cho học viên có thể theo dõi
- GV giám sát đảm bảo mọi người đều tham gia vào hoạt động và quản lí thời gian làm việc nhóm
- Kết quả thảo luận của từng nhóm được ghi vào tờ giấy A0
Bước 3: Làm việc chung toàn lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
-Cá nhận đặt câu hỏi, bình luận, nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm
-GV bổ sung, điều chỉnh, khái quát và chốt lại và kết luận
- GV trình chiếu các kết luận rút ra: 
Hoạt động 3. Vận dụng giải quyết các tình huống
Bước 1: Làm việc theo nhóm( sử dụng các phiếu bài tập 3.1, 3.2; 3.3;)
- Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 GVCN . Mỗi nhóm được phân công giải quyết một tình huống giáo dục bằng phương pháp sắm vai . Mỗi nhóm được chuẩn bị trong 10 phút.
- Giám sát đảm bảo mọi người đều tham gia vào hoạt động
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết tình huống giáo dục của nhóm mình bằng phương pháp sắm vai
-Các nhóm quan sát, nhận xét, bình luận và góp ý
-GV bổ sung, điều chỉnh
-GV trình chiếu các kết luận rút ra 
I. Các yêu cầu khi giải quyết tình huống GD :
1.Tình huống giáo dục là hiện tượng có vấn đề mang tính điển hình đối với HS nảy sinh trong bản thân quá trình GD, trong đời sống nhà trường, lớp học, hoặc trong gia đình, ngoài cộng đồng/ xã hội
* Các loại tình huống giáo dục 
-Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với người khác ( có thể là giữa HS với nhau, hoặc giữa HS với những thành viên khác trong nhà trường, thậm chí với cả GV, với người thân trong gia đình, trong xã hội)
-Tình huống chứa đựng mâu thuẫn/ sự không nhất quán giữa thái độ, hành vi của HS đối với trách nhiệm, bổn phận của bản thân cần có trong các hoạt động, công việc cần phải giải quyết
* Kết quả giải quyết tình huống
Khi tình huống được giải quyết thì HS biết được mẫu ứng xử phù hợp, và nhận ra được giá trị, chuẩn mực, mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở
 HS cảm thấy được thuyết phục về cả mặt nhận thức/lý trí lẫn tính cảm
2.Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận diện ( nhận thức, niềm tin) hiện tượng, sự việc với thái độ và hành vi của con người ứng xử với hiện tượng đó. Nếu nhận diện không đúng vấn đề sẽ có thái độ và hành vi ứng xử không phù hợp, hoặc tiêu cực. Do đó, việc nhận diện đúng hiện tượng, tình huống là cơ sở để có ứng xử đúng trong các tình huống
3.Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống giáo dục:
- Đặt lợi ích, sự phát triển, sự tiến bộ của HS lên trên tất cả
- Tôn trọng, đặt vào vị thế của HS và lắng nghe họ
- Dựa vào đặc điểm cá nhân để lựa chọn PP giải quyết vấn đề cho hiệu quả
- Khách quan, công bằng khi giải quyết vấn đề/ tình huống
- Khích lệ yếu tố tích cực để thay thế/ hạn chế yếu tố tiêu cực
- Đặt HS có vấn đề ( trong tình huống) vào vị trí của người khác để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc người có mâu thuẫn với mình
- Khuyến khích vai trò chủ thể của HS trong việc lựa chọn quyết định, hành vi trên cơ sở thay đổi nhận thức, niềm tin chưa hợp lý
- Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách
II.Các bước giải quyết tình huống giáo duc :
1. Trong mỗi tình huống giáo dục đều có nhiều phương án giải quyết, điều quan trọng là phải tìm được phương án giải quyết tối ưu vì sự tiến bộ của HS .
2. Quy trình/ các bước giải quyết tình huống giáo dục
2.1. Tạm lắng, thư giãn, lấy lại bình tĩnh ( nếu trong tình huống gây sốc đối với GVCN). Cần thời gian để xử lí cơn tức giận của mình trước đã để sau này không phải ân hận.
2.2. Thu thập thông tin để xem xét xem chuyện gì đã xảy ra? Những thông tin cần thu thập từ nhiều nguồn và đảm bảo tính chính xác, khách quan.
2.3. Nhận dạng vấn đề ( Nếu tình huống phức tạp, vấn đề không lộ diện). Trong những tình huống phức tạp nhiều khi vấn đề như tảng băng chìm mà không dễ thấy ở trên bề mặt nổi. Cần đánh giá được các động cơ hành vi của HS trong tình huống là vô tình hay hữu ý? Nếu hữu ý thì có vấn đề gì phi đạo đức, phi giá trị ?
2.4. Xác định mục tiêu của việc giải quyết tình huống cụ thể đó là gì? cái đúng, cái đẹp nào cần phải được bảo vệ?
2.5.Tìm kiếm con đường, cách thức nào để thực hiện mục tiêu đặt ra theo các bước ra quyết định và giải quyết vấn đề:
- Liệt kê các phương án có thể để giải quyết tình huống 
- Phân tích mặt được, mặt hạn chế của từng phương án
- Chọn phương án tối ưu dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu đã đề cập ở hoạt động 1.
2. 6. Thực hiện phương án đã lựa chọn theo cách tiếp cận trên
2.7. Đánh giá phương án đã lựa chọn và việc ( quá trình) thực hiện phương án đó để rút kinh nghiệm
III. Vận dụng giải quyết các tình huống:
-Trong giải quyết các tình huống giáo dục, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay giải pháp kia. Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. 
-Tuy nhiên, cần thận trọng và quán triệt các yêu cầu theo quan điểm người học là trung tâm thì GVCN sẽ tránh được những hối tiếc. Đặc biệt, GVCN cần kiểm soát được cảm xúc ( bực bội, tức giận) của mình và tạo cơ hội để HS bày tỏ cảm xúc và lắng nghe tích cực những điều HS bày tỏ.
-Để HS có thể bày tỏ cảm xúc của mình, GV cần:
+Tạo ra khung cảnh an toàn
+Có sự tin tưởng
+ Có sự cảm thông
+Lắng nghe không phê phán
IV.Tổng kết:
1. GV yêu cầu và khuyến khích GVCN nêu lên:
- Từ chủ đề này thày, cô có được những thu hoạch nào về mặt nhận thức?
- Những kĩ năng nào được rèn luyện và phát triển ở thầy, cô?
- Thầy cô dự định về sẽ tập huấn module này như thế nào ở địa phương?
2. GVCN ( Học viên) :
- Chia sẻ với lớp:
+ Những thu hoạch sau bài học 
+ Dự kiến áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào giảng dạy. 
- Lắng nghe tích cực để bổ sung những ý kiến khác với mọi người.
- Đặt câu hỏi ( nếu có)
3. GV giám sát sự tập trung của học viên và lắng nghe ý kiến thu hoạch của HV để phát hiện những hiểu lầm cần điều chỉnh
- Chốt lại những nội dung cơ bản của 3 hoạt động trong module này
=================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_ki_nang_giai_quyet_cac_tinh_huong_giao_duc.doc