Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả

Tiết 96 . Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh nắm được cách trình bày bằng miệng 1 đoạn văn, một bài văn miêu tả.

- Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu thích tiếng mẹ đẻ và môn ngữ văn

B. Chuẩn bị:

- GV: Dàn bài 2 bài tập.

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Muốn tả người ta phải làm gì? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
Tiết 96 . Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được cách trình bày bằng miệng 1 đoạn văn, một bài văn miêu tả. 
- Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu thích tiếng mẹ đẻ và môn ngữ văn
B. Chuẩn bị:
- GV: Dàn bài 2 bài tập.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn tả người ta phải làm gì? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
 Việc học các tác phẩm văn chương là rất quan trọng và cần thiết, việc vận dụng những kiến thức trong văn chương đặc biệt miêu tả nhân vật tỏng tác phẩm và nói trước tập thể là quan trọng hơn cả. Để có năng khiếu nói trước lớp chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 2:
GV nêu tầm quan trọng của giờ luyện nói.
- Học sinh đọc bài tập 1 -> nêu yêu cầu của bài.
H. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
- GV hướng dẫn làm dàn bài trên bảng
- Học sinh chuẩn bị bài theo nhóm -> trình bày ý kiến trước lớp (nói- ko đọc)
- GV ghi những ý chính lên bảng -> chốt lại
- Lưu ý: Học sinh dùng biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Học sinh đọc bài tập 2 -> nêu yêu cầu của bài tập
- GV cùng HS xây dựng dàn ý lên bảng.
- Học sinh nói theo nhóm -> cử 2 HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Học sinh nói thành thạo những ý chính đã chuẩn bị.
- BT 3 giao cho học sinh về nhà hoàn thành vào vở.
- HS luyện nói trước tổ, nhóm
- GV chọn một số HS nói tốt, nói trước lớp.
- Chọn một số HS chưa nói được tập nói trước tập thể.
- GV cho điểm những HS nói tốt
I. Bài tập:
 Lập dàn ý cho các đề bài sau?
1. bài tập 1:
Đoạn văn tả quang cảnh sân trường trong buổi học cuối cùng.
+ Quang cảnh: Yên tĩnh, trang nghiêm.
+ Thầy Hamen: Trang phục đẹp, chuẩn bị sẵn những từ mẫu mới tinh có dùng chứ Pháp, Andát, treo trước bàn học.
+ Cả lớp: Chăm chú nhìn lên bảng (các cụ già, trẻ em -> miêu tả gương mặt, đôi mắt)
-> Im phăng phắc chỉ nghe thấy tiếng sột soạt trên giấy.
+ Thỉnh thoảng những con bọ dừa đen xì, bay vào lớp nhưng chẳng ai để ý.
+ Bên ngoài lớp: Trên cành cây những con chim bồ câu trắng, xinh xắn đang gật gù thật khẽ như đang nuối tiếc và hôm nay là buổi học cuối cùng.
2. Bài tập 2
+ Miêu tả thầy Hamen trong buổi học cuối cùng.
- Thầy Hamen trong buổi học cuối cùng là người thầy đáng kính.
- Thầy ăn mặc trang trọng khác thường: áo Rơ đanh gốt
- Giọng nói: Xúc động nghẹn ngào, Thầy dạy: Hãy trau dồi và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
- Thái độ: Dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn.
- Phút cuối: Người thầy tái nhợt, nghẹn ngàodồn sức viết “Nước Pháp)
-> Dựa đầu vào tườnggiơ tay ra hiệu -> Xúc động đến cực điểm.
3. Bài tập 3
+ Tả lại hình ảnh thầy giáo cũ.
* Lập dàn ý
A/ Mở bài: Nêu cảm xúc khi gặp lại thầy giáo cũ
B/ Thân bài: 
- Miêu tả hình dáng, cách ăn mặc, mái tóc, nụ cười
- Giọng nói
- Thái độ của thầy khi gặp lại học sinh.
C/ Kết bài
Cảm nghĩ của em
II. Luyện nói:
4. Củng cố
- GV hệ thống bài học
5. Hướng dẫn học
- Học sinh học lại cách làm văn tả người
- ôn tập: Kiểm tra ngữ văn

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 96 Luyen noi ve van mieu ta.doc